intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu áp dụng bộ câu hỏi SF - 36 trong đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

501
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp là một việc quan trọng, có ý nghĩa trong theo dõi và điều trị bệnh. Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng sử dụng bộ câu hỏi SF - 36 và đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp bằng bộ câu hỏi SF - 36. Kết quả cho thấy hệ số tin cậy của thang điểm SF - 36 là chấp nhận được (α = 0,67).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu áp dụng bộ câu hỏi SF - 36 trong đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG BỘ CÂU HỎI SF - 36<br /> TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG BỆNH NHÂN<br /> VIÊM KHỚP DẠNG THẤP<br /> Phạm Hoài Thu, Đỗ Thị Thúy, Nguyễn Văn Hùng<br /> Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp là một việc quan trọng, có<br /> ý nghĩa trong theo dõi và điều trị bệnh. Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng sử dụng bộ câu hỏi SF - 36 và<br /> đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp bằng bộ câu hỏi SF - 36. Kết quả cho<br /> thấy hệ số tin cậy của thang điểm SF - 36 là chấp nhận được (α = 0,67). Chất lượng cuộc sống của bệnh<br /> nhân viêm khớp dạng thấp theo SF - 36 chủ yếu ở mức độ trung bình (83,34%) và thấp (13,33%). Điểm chất<br /> lượng cuộc sống trung bình là 33,29 ± 2,37. Có mối tương quan tuyến tính nghịch biến giữa sức khỏe thế<br /> chất, sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống theo SF - 36 với mức độ hoạt động bệnh với r lần lượt là 0,53, -0,46 và -0,87. Từ đó có thể kết luận bệnh nhân viêm khớp dạng thấp bị ảnh hưởng nặng nề về sức<br /> khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần. Thang điểm SF - 36 phản ánh tình trạng sức khỏe thể chất tốt hơn sức<br /> khỏe tinh thần.<br /> Từ khóa: Viêm khớp dạng thấp, chất lượng cuộc sống, SF- 36<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> related quality of life (HRQL)) là một hiện<br /> Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn,<br /> <br /> tượng đa chiều được sử dụng để miêu tả<br /> <br /> diễn biến mạn tính, chủ yếu gây tổn thương<br /> <br /> nhận thức, sự hài lòng cá nhân và phản ánh<br /> <br /> viêm tại các khớp với các biểu hiện lâm sàng<br /> <br /> các khía cạnh khác nhau của cuộc sống như<br /> <br /> như sưng, đau, hạn chế vận động, dẫn đến<br /> <br /> khả năng hoạt động, tâm lý, cảm xúc cũng<br /> <br /> tình trạng hủy hoại khớp, cứng khớp, biến<br /> <br /> như các mối quan hệ xã hội [3; 4]. Sự phức<br /> <br /> dạng khớp và cuối cùng làm mất chức năng<br /> <br /> tạp và tính chất chủ quan của khái niệm này<br /> <br /> của khớp [1]. Bệnh viêm khớp dạng thấp cũng<br /> <br /> đã trở thành một thách thức cho ra đời nhiều<br /> <br /> có thể gây tổn thương các cơ quan khác<br /> <br /> công cụ lượng giá và giải thích nó. Để đánh<br /> <br /> ngoài khớp như: tim mạch (viêm màng ngoài<br /> <br /> giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân,<br /> <br /> tim, viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim, rối loạn<br /> <br /> người ta sử dụng các bộ câu hỏi như EQ5D,<br /> <br /> nhịp tim…), hô hấp (tràn dịch màng phổi, xơ<br /> <br /> SF - 36, SF12, HAQ, AIMS [4 - 6]. Bộ câu hỏi<br /> <br /> hoá phổi…), thần kinh (hội chứng ống cổ tay,<br /> <br /> Short form -36 (SF - 36) đã được phát triển<br /> <br /> chèn ép tủy do trật C1 - C2), … [2]. Nhiều<br /> <br /> bởi nhóm nghiên cứu y tế (Medical Outcomes<br /> <br /> bệnh nhân có tình trạng mệt mỏi, giảm chất<br /> <br /> Study - MOS) thuộc tập đoàn RAND. Trên Thế<br /> <br /> lượng giấc ngủ, trầm cảm và giảm năng suất<br /> <br /> giới, cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu<br /> <br /> làm việc. Chất lượng cuộc sống (Health-<br /> <br /> sử dụng bộ câu hỏi SF - 36 trong đánh giá<br /> chất lượng cuộc sống bệnh nhân viêm khớp<br /> <br /> Địa chỉ liên hệ: Phạm Hoài Thu - Bộ môn Nội Tổng hợp,<br /> Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Email: drthu23@gmail.com<br /> Ngày nhận: 16/11/2016<br /> Ngày được chấp thuận: 26/2/2017<br /> <br /> 146<br /> <br /> dạng thấp. Kết quả nghiên cứu đều cho thấy<br /> bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có điểm chất<br /> lượng cuộc sống theo SF36 thấp và có mối<br /> tương quan tuyến tính với mức độ hoạt động<br /> <br /> TCNCYH 106 (1) - 2017<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> bệnh [7 - 9]. Ở Việt Nam, sử dụng các công<br /> <br /> Loại khỏi nghiên cứu các bệnh nhân có<br /> <br /> cụ đánh giá chất lượng cuộc sống nói chung<br /> <br /> tiền sử hoặc hiện tại mắc các bệnh viêm khớp<br /> <br /> trong quá trình theo dõi và điều trị bệnh viêm<br /> <br /> mạn tính khác (bệnh gút, viêm khớp vẩy<br /> <br /> khớp dạng thấp còn rất hạn chế. Do đó,<br /> <br /> nến..), bệnh hệ thống, rối loạn tâm thần kinh.<br /> <br /> nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu:<br /> <br /> Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên<br /> <br /> 1. Đánh giá khả năng sử dụng bộ câu hỏi<br /> <br /> cứu.<br /> <br /> SF - 36 tại Việt Nam.<br /> <br /> 2. Phương pháp<br /> <br /> 2. Đánh giá chất lượng cuộc sống của<br /> bệnh nhân viêm khớp dạng thấp bằng bộ câu<br /> <br /> - Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu,<br /> mô tả cắt ngang.<br /> <br /> hỏi SF - 36.<br /> <br /> - Cỡ mẫu: Chọn cỡ mẫu thuận tiện với n =<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> <br /> 60 bệnh nhân.<br /> - Nội dung nghiên cứu<br /> <br /> 1. Đối tượng<br /> <br /> + Tất cả các bệnh nhân được khai thác<br /> <br /> Gồm 60 bệnh nhân được chẩn đoán viêm<br /> <br /> các triệu chứng lâm sàng theo một mẫu bệnh<br /> <br /> khớp dạng thấp theo tiêu chuẩn ACR 1987<br /> <br /> án thống nhất và khảo sát các chỉ số về<br /> <br /> điều trị nội trú tại Khoa Cơ xương khớp Bệnh<br /> <br /> huyết học, sinh hóa (được thực hiện tại các<br /> <br /> viện Bạch Mai từ tháng 4/2014 đến tháng<br /> <br /> khoa chuyên trách Bệnh viện Bạch Mai với<br /> <br /> 8/2014. Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên<br /> <br /> các thông số tham chiếu do các khoa này<br /> <br /> cứu.<br /> <br /> công bố).<br /> <br /> + Công thức tính DAS 28 (đánh giá mức độ hoạt động bệnh)<br /> DAS28 - ESR = [0,56<br /> <br /> số khớp đau<br /> <br /> số khớp sưng<br /> <br /> + 0,28 + 0,7 x ln(máu lắng 1giờ)]<br /> <br /> x 1,08 + 0,16.<br /> Chỉ số<br /> <br /> Mức độ hoạt động<br /> <br /> DAS 28 < 2,6<br /> <br /> Bệnh không hoạt động<br /> <br /> 2,6 ≤ DAS 28 < 3,2<br /> <br /> Bệnh hoạt động nhẹ<br /> <br /> 3,2 ≤ DAS 28 < 5,1<br /> <br /> Bệnh hoạt động mức trung bình<br /> <br /> DAS 28 ≥ 5,1<br /> <br /> Bệnh hoạt động nặng<br /> <br /> + Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bằng bộ câu hỏi SF - 36 tại thời điểm phỏng<br /> vấn.<br /> Bộ câu hỏi SF - 36 (phiên bản 1.0): có 36 câu hỏi.<br /> Cách cho điểm của bộ câu hỏi SF - 36: Điểm càng cao thì xác định tình trạng sức khỏe càng<br /> tốt. Mỗi câu trả lời đều có điểm số thay đổi từ 0 đến 100. Sau đó tính điểm trung bình của 8 yếu<br /> tố sau:<br /> <br /> TCNCYH 106 (1) - 2017<br /> <br /> 147<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Yếu tố<br /> <br /> Số lượng<br /> <br /> Câu hỏi<br /> <br /> Hoạt động thể lực<br /> <br /> 10<br /> <br /> 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12<br /> <br /> Chức năng thể lực<br /> <br /> 4<br /> <br /> 13, 14, 15, 16<br /> <br /> Cảm giác đau<br /> <br /> 2<br /> <br /> 21, 22<br /> <br /> Hoạt động sức khỏe chung<br /> <br /> 5<br /> <br /> 1, 33, 34, 35, 36<br /> <br /> Sức sống<br /> <br /> 4<br /> <br /> 23, 27, 29, 31<br /> <br /> Hoạt động xã hội<br /> <br /> 2<br /> <br /> 20, 32<br /> <br /> Chức năng cảm xúc<br /> <br /> 3<br /> <br /> 17, 18, 19<br /> <br /> Sức khỏe tâm lý<br /> <br /> 5<br /> <br /> 24, 25, 26, 28, 30<br /> <br /> (Nguồn: The RAND 36 - Item Health Survey, Version 1.0).<br /> Đánh giá độ tin cậy của thang điểm<br /> <br /> III. KẾT QUẢ<br /> <br /> SF - 36<br /> Độ tin cậy của SF - 36 được tính theo hệ<br /> số tin cậy hằng định nội bộ Cronbach’s α<br /> (Cronbach’s α internal consistency reliability<br /> Coefficients) [8].<br /> Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh<br /> nhân viêm khớp dạng thấp theo SF - 36 và<br /> khảo sát mối tương quan giữa điểm chất<br /> lượng cuộc sống, điểm sức khỏe thể chất, điểm<br /> sức khỏe tinh thần theo SF - 36 với DAS 28.<br /> 3. Xử lý và phân tích số liệu: Phần mềm<br /> SPSS 22.0.<br /> 4. Đạo đức nghiên cứu<br /> Nghiên cứu được sự đồng ý của Khoa Cơ<br /> xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai, Bộ môn<br /> Nội tổng hợp và Phòng Đào tạo sau Đại học<br /> Trường Đại học Y Hà Nội. Bệnh nhân tự<br /> nguyện tham gia nghiên cứu. Các thông tin về<br /> bệnh nhân được giữ bí mật. Dữ liệu thu thập<br /> chỉ phục vụ cho nghiên cứu và chẩn đoán, giúp<br /> cho việc điều trị bệnh được tốt hơn.<br /> <br /> 148<br /> <br /> 1. Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên<br /> cứu<br /> - Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên<br /> cứu là: 58,40 ± 12,11. Độ tuổi thường gặp<br /> nhất từ 56 - 65 tuổi, chiếm 46,67%.<br /> - Bệnh gặp chủ yếu ở nữ giới, chiếm<br /> 86,67%. Tỷ lệ nữ/nam là: 6,5/1.<br /> - Thời gian mắc bệnh trung bình: 6,09 ±<br /> 6,92 năm.<br /> - Điểm VAS trung bình: 6,23 ± 2,71. Đa số<br /> bệnh nhân có biểu hiện đau khớp ở mức độ<br /> nặng ( 66,67%).<br /> - Điểm DAS 28 trung bình: 5,01 ± 0,98<br /> điểm (từ 1,63 - 6,77 điểm). Tỷ lệ bệnh nhân có<br /> mức độ hoạt động bệnh nặng (DAS 28 ≥ 5,1)<br /> là 55%.<br /> 2. Tính chỉ số Cronbach’s alpha dựa<br /> trên phần mềm SPSS<br /> Hệ số Cronbach’s α của thang điểm SF-36<br /> là: α = 0,67.<br /> <br /> TCNCYH 106 (1) - 2017<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Bảng 1. Độ tin cậy của các yếu tố trong thang điểm SF - 36<br /> Khía cạnh<br /> <br /> Số lượng<br /> <br /> Hệ số Cronbach’α<br /> <br /> Hoạt động thể lực<br /> <br /> 10<br /> <br /> 0,69<br /> <br /> Chức năng thể lực<br /> <br /> 4<br /> <br /> 0,73<br /> <br /> Cảm giác đau<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0,67<br /> <br /> Hoạt động sức khỏe chung<br /> <br /> 5<br /> <br /> 0,71<br /> <br /> Sức sống<br /> <br /> 4<br /> <br /> 0,75<br /> <br /> Hoạt động xã hội<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0,76<br /> <br /> Chức năng cảm xúc<br /> <br /> 3<br /> <br /> 0,63<br /> <br /> Sức khỏe tâm lý<br /> <br /> 5<br /> <br /> 0,68<br /> <br /> Hệ số tin cậy của thang điểm SF - 36 ở mức độ chấp nhận được (hệ số r nhận giá trị từ 0,63<br /> đến 0,75).<br /> 3. Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân viêm khớp dạng thấp bằng thang điểm<br /> SF - 36<br /> 3.1. Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân viêm khớp dạng thấp bằng thang điểm<br /> SF - 36<br /> Bảng 2. Điểm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân theo SF - 36<br /> Thang điểm SF - 36<br /> <br /> X ± SD<br /> <br /> Hoạt động thể lực<br /> <br /> 31,90 ± 4,70<br /> <br /> Chức năng vận động<br /> <br /> 33,16 ± 5,78<br /> <br /> Cảm giác đau của cơ thể<br /> <br /> 32,33 ± 4,76<br /> <br /> Hoạt động sức khỏe chung<br /> <br /> 37,90 ± 1,68<br /> <br /> Sức sống<br /> <br /> 41,26 ± 4,49<br /> <br /> Hoạt động xã hội<br /> <br /> 27,01 ± 6,20<br /> <br /> Cảm xúc<br /> <br /> 31,80 ± 8,98<br /> <br /> Sức khỏe tâm lý<br /> <br /> 30,30 ± 3,10<br /> <br /> Tổng điểm SF - 36<br /> <br /> 33,29 ± 2,37<br /> <br /> Điểm SF - 36 trung bình là: 33,29 ± 2,37.<br /> <br /> TCNCYH 106 (1) - 2017<br /> <br /> 149<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Bảng 3. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân theo SF - 36<br /> Điểm chất lượng cuộc sống theo SF - 36<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> ≤ 30 ( Thấp)<br /> <br /> 8<br /> <br /> 13,33<br /> <br /> 30 – 80 (Trung bình)<br /> <br /> 50<br /> <br /> 83,34<br /> <br /> > 80 – 100 ( Cao)<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3,33<br /> <br /> Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân theo thang điểm SF-36 chủ yếu ở mức độ trung bình<br /> (chiếm 83,34%) và thấp (chiếm 13,33%).<br /> 3.2. Đánh giá mối tương quan giữa thang điểm SF - 36 và DAS 28<br /> <br /> r = - 0,87<br /> <br /> Biểu đồ 1. Mối tương quan giữa chất lượng cuộc sống theo thang điểm SF-36 và DAS 28<br /> Chất lượng cuộc sống theo SF-36 và mức độ hoạt động bệnh DAS 28 có mối tương quan<br /> tuyến tính nghịch biến (r = - 0,87).<br /> <br /> r = - 0,53<br /> <br /> Biểu đồ 2. Mối tương quan giữa chất lượng hoạt động thể lực và DAS 28<br /> Có mối tương quan tuyến tính nghịch biến giữa sức khỏe thể chất (PCS) của người bệnh và<br /> DAS 28 (r = - 0,53).<br /> <br /> 150<br /> <br /> TCNCYH 106 (1) - 2017<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1