
23
TẠO HÌNH THAY THẾ KHỚP CỔ TAY
I. ĐẠI CƯƠNG
- Một số tổn thương ở khớp cổ tay có thể phải thay khớp cổ tay. Thay khớp cổ tay
ngoài tác dụng giảm đau còn giúp cổ tay có thể chuyển động làm hoạt động diễn ra thuận
lợi hơn. Khớp cổ tay là một khớp phức tạp nên ta không thể tái tạo một cách chính xác
hệ thống này, nhưng thay khớp cổ tay giúp giảm đau, làm vững, sửa biến dạng và đem
lại tầm vận động nhất định.
- Lịch sử thay khớp cổ tay có từ năm 1981, Gluck thay khớp cổ tay cho người
bệnh viêm khớp cổ tay do lao. Sau đó sự hoàn thiện về vật liệu và kỹ thuật càng pat triển
và hiện nay đã đạt được những thành công nhất định.
- Các biến chứng hay gặp là nhiễm trùng, tổn thương gân, tổn thương mạch máu
và thần kinh.
II. CHỈ ĐỊNH
- Thoái hóa toàn bộ khớp quay-cổ tay, các khớp giữa các xương cổ tay với nhu
cầu hoạt động lực cổ tay thấp.
- Đóng cứng khớp cổ tay thất bại.
- Viêm khớp dạng thấp gây biến dạng cổ tay, hoại tử vô khuẩn các xương cổ tay.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Có tình trạng nhiễm trùng tại chỗ hoặc toàn thân.
- Những người có nhu cầu hoạt động lực cổ tay cao.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
2. Phương tiện:
- Bộ dụng cụ cho phẫu thuật bàn tay.
- Các thiết bị, dụng cụ thay khớp cổ tay.
3. Người bệnh: Được giải thích đầy đủ về cuộc phẫu thuật, quá trình phục hồi chức
năng sau mổ và các tai biến, biến chứng có thể gặp trong và sau cuộc phẫu thuật.
Nhịn ăn trước 6 giờ
4. Hồ sơ bệnh án: Ghi đầy đủ, chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn, giải thích cho
người bệnh và gia đình.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê.
2. Kỹ thuật:
- Tư thế người bệnh: nằm ngửa, tay dạng, cẳng tay sấp.
- Garo hơi cánh tay 250 mmHg.
- Rach da khoảng 6-8 cm phía mu tay, trên và dưới khớp cổ tay.
- Vén mạc hãm gân duỗi và gân duỗi sang bên, mở bao khớp bộc lộ và đánh giá
các khớp cổ tay.