
29
THƯƠNG TÍCH BÀN TAY GIẢN ĐƠN
I. ĐẠI CƯƠNG
Vết thương bàn tay là một tổn thương thường gặp trong cấp cứu chủ yếu do tai nạn
lao động. Theo Beler, loại vết thương này chiếm từ 40 - 50% tổng số tai nạn lao động.
Thương tổn bàn tay rất đa dạng và phong phú. Theo thống kê tại bệnh viện Việt - Đức,
Hà Nội 58% vết thương bàn tay được điều trị là do tai nạn lao động. Việc chẩn đoán
thương tổn bàn tay khó chính xác khi mới tiếp nhận người bệnh. Muốn đánh giá được
một cách đầy đủ nhất, phải được xử lý phẫu thuật tại phòng mổ.
Đặc điểm vết thương bàn tay:
1. Vết thương bàn tay rất dễ nhiễm trùng docác yếu tố.
- Thiếu các bó cơ tim như ở đùi hoặc thiếu các màng che như màng bụng.
- Bàn tay có chức năng cầm nắm, bao gồm nhiều bộ phận tạo thành đều rất bé nhỏ.
Đảm bảo những chức năng quan trọng. Khi bị tổn thương dễ bị nhiễm trúng.
- Bàn tay luôn vận động, nhiều bộ phận kề nhau mà có rất ít tổ chức đệm ngăn cách
nên khi nhiễm khuẩn dễ lan sâu, dọc theo bao gân tới ngón tay và cẳng tay.
- Bàn tay bị tổn thương thường dập nát, nguyên nhân chính do tai nạn lao động như
máy, bủa, dao, cuốc, thuổng...ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như hai nạn giao
thông, tai nạn do hỏa khí, tai nạn sinh hoạt. Các thành phần cấu tạo bàn tay bị giập
nát, làm tăng tiết chất dịch, gây trạng thái phù nề.
- Nếu quá trình phù nề kéo dài thì các nguyên bào sợi sẽ xâm nhập tổ chức gây xơ
cứng và ngăn cản sự phục hồi tổ chức. Do đó một vết thương bàn tay nhiều khi tổn
thương giải phẫu mà mắt thường không nhìn thấy được, nhưng chức năng bàn tay
giảm đi nhiều.
- Nhiều vết thương nhỏ ở bàn tay như vết chọc, đâm xước, đứt tay thường không phải
xử trí bằng phẫu thuật nhưng nếu coi thường hoặc không được đánh giá đúng đã có
biến chứng viêm tấy bàn tay. Những vết thương do súc vật cào cấu hay bị hoại tử,
hoại thư.
2. Vết thương bản tay dễ ảnh hưởng tới chứcnăng của bàn tay nhiều khi tàn phế
- Xơ cứng tổ chức sau khi phẫu thuật. Thần kinh cảm giác vùng bàn tay rất nhạy cảm.
Tổn thương thần kinh không những làm ngón tay mất cảm giác mà còn gây đau do
cục thần kinh và rối loạn dinh dưỡng tám tổ chức xơ cứng.
- Cấu tạo bàn tay vô cùng phức tạp. Phẫu trường nhỏ phẫu thuật nhiều khi khó khăn,
ngay cả trong khi phẫu thuật không đánh giá đúng thương tổn.
3. Vết thương bàn tay dễ dế lại di chứng như sẹo co dính ngón, dính gân, cứng khớp
ngón tay, cổ tay, cụt mất đốt, mất ngón.
4.Việc điều trị vết thương bàn tay đòi hỏi nắm vững giải phẫu bàn tay, kỹ thuật phẫu
thuật tinh vi.Đánh giá được đầy đủ các thương tổn. Phục hồi về hình thái giải phẫu.
5. Phục hồi chức năng của chi rất quan trọng nhằm hạn chế những biến chứng và di
chứng của bàn tay với mục đích phục hồi chức năng của bàn tay.