CÔNG NGHỆ https://jst-haui.vn
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Tập 60 - Số 11 (11/2024)
240
KHOA H
ỌC
P
-
ISSN 1859
-
3585
E
-
ISSN 2615
-
961
9
NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TRÍCH LY SIÊU ÂM DẦU
TỪ HẠT CÂY SACHA INCHI (Plukenetia volubilis)
RESEARCH ON EXTRACTION CONDITIONS FOR ULTRASONIC-ASSISTED OIL
FROM SEEDS OF SACHA INCHI (Plukenetia volubilis)
Nguyễn Thành Nguyên1, Phạm Đình Nhật Trung1,
Trần Phan Tuấn Anh1, Mai Văn Khánh1, Thái Thị Toán1,
Nguyễn Tân Thành1, Nguyễn Thị Huyền1,*
DOI: http://doi.org/10.57001/huih5804.2024.394
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích tố
i ưu hóa quá trình trích
ly và phân tích một số tính chất hóa lý dầu từ hạt Sachi (Sacha inchi). Thiết k
ế
thí nghiệm theo Box - Behnken trong phương pháp đápng bề mặ
t (Response
Surface Methodology) đã xây dựng được mô hình tố
i ưu cho quy trình trích ly
với công suất siêu âm 338W, thời gian 52 phút và tỉ lệ nguyên liệ
u/dung môi
1/10 thì hiệu suất thu hồi đạt 83,09%. Phân tích hàm lượng một số chỉ
tiêu
hóa của dầu như: chsố axit đạt 1,81mg/g, chsố iodine đạ
t 94,57g/100g,
chỉ số peroxit đạt 8,63meqO2/kg và chỉ số xà phòng hóa đạt 182,72mg/g.
Từ khóa: Dầu, đáp ứng bề mặt, trích ly, siêu âm, sacha inchi.
ABSTRACT
This study was conducted to optimize the extraction process and analyze
some physicochemical properties of oil from Sacha inchi seeds. The
experimental design according to Box -
Behnken in Response surface
methodology has built an optimal model for the extraction process with an
ultrasonic power of 338W, time of 52 minutes and a raw material/solvent ratio
of 1/10, the recovery efficiency reached 83.09%. Analysis of the content of
some physical and chemical i
ndicators of the oil such as acid index is
1.81mg/g, iodine index is 94.57g/100g, peroxide index is 8.63meqO2
/kg,
saponication index is 182.72mg/g.
Keywords: Oil, Response surface methodology, extraction, ultrasonic
,
sacha inchi.
1Viện Công nghệ Hóa Sinh - Môi trường, Trường Đại học Vinh
*Email: nguyenhuyendhv@gmail.com
Ngày nhận bài: 06/8/2024
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 21/10/2024
Ngày chấp nhận đăng: 28/11/2024
1. GIỚI THIỆU
Plukenetia volubilis L., còn gọi với tên phổ thông
Sacha Inchi hay Sachi, là một loài thực vật dạng cây leo,
sống lâu năm, giàu dầu, thuộc họ Đậu khấu
(Euphorbiaceae), phân bố tự nhiên trong các khu vực
rừng nhiệt đới của châu Mỹ độ cao từ 200 - 1500m [1].
Hạt Sacha inchi đã trở thành một phần trong nguồn thực
phẩm truyền thống của các nhóm bộ lạc bản địa châu Mỹ
kể từ thời kỳ tiền Inca [2].m 2013 Cây Sacha inchi được
thử nghiệm canh tác Việt Nam tại một số địa phương
như: Nghệ An, Thái Bình, Nội, Hòa Bình, Sơn La, Đắk
Lắk… Tnăm 2019, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông
thôn đã liệt cây Sacha Inchi vào danh mục hệ thống
cây dược liệu được trồng ở Việt Nam.
Hàm lượng dầu trong hạt Sacha inchi kcao (35 -
60%), axit α-linolenic (ALA) (ω-3) và Axit linoleic (LA) (ω-6)
đạt khoảng lần lượt 45% 35% tổng lượng axit béo,
trong khi các axit béo khác như oleic, palmitic stearic,
cũng mặt với tỷ lệ nhỏ, ngoài ra còn polyphenol,
khoáng chất cùng với các hợp chất khác [3-7]. Ngoài ra,
dầu hạt Sacha inchi còn chứa phytosterol như stirysterol
(346 - 456μg/g), sitosterol (435 - 563μg/g) và campesterol
(10,47% ± 4,36%). Tocopherol chính của gamma-
tocopherol (120,41 - 125,69mg/100g) [8].
Theo các o cáo của Học viện nông nghiệp Việt Nam,
hạt Sacha inchi trồng thử nghiệm tại nh Phúc có m
ợng dầu đạt 47,7%. Axit linoleic (LA) (ω-6) axit α-
linolenic (ALA) (ω-3) các axit béo thiết yếu do chúng
không thể được tổng hợp trong thể con người c
loài động vật vú, vậy nên c axit béo này cần được cung
cấp từ nguồn thức ăn bên ngoài [9]. Chúng được biết đến
với các tác dụng nổi bật n hoạt tính chống oxi a,
chống các bệnh tim mạchc bệnh n tính khác [10].
Ngoài ra tỉ lệ protein của hạt Sachi chiếm đến 25 - 30%
trọng ợng hạt. Nhờ sở hữu thành phần dinh dưỡng
phong phú, đặc biệt hàm lượng protein dồi dào, bột hạt
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 https://jst-haui.vn SCIENCE - TECHNOLOGY
Vol. 60 - No. 11 (Nov 2024) HaUI Journal of Science and Technology 241
Sacha inchi triển vọng để làm nguyên liệu đạm thay
thế trong chế biến các sản phẩm thực phẩm [11]. Dầu hạt
Sachi đã được sử dụng nhiều trong các sản phẩm mỹ
phẩm, thực phẩm cùng nhiều ngành khác [12]. Phương
pháp thu hồi dầu Sachi trên thị trường hiện nay chủ yếu
phương pháp ép, tuy nhiên hiệu suất của phương pháp
này còn chưa cao. Công nghệ trích ly có kết hợp sóng siêu
âm phương pháp đem lại hiệu suất cao vẫn đảm
bảo được thành phần của dầu ít bị biến đổi, tuy nhiên
hiệu suất của phương pháp lại bị các yếu tố khách quan
khác tác động đến như dung môi, nhiệt độ, công suất,
kích thước, tỉ lệ nguyên liệu… Do đó, nghiên cứu này sử
dụng phần mềm Design-Expert® 11.0 để tối ưu hoá các
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi dầu và đồng thời
đánh giá một số chỉ tiêu hóa của dầu Sachi thu được
bằng phương pháp trích ly có hỗ trợ sóng siêu âm.
2. VT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Vật liệu và hóa chất
Hạt Sachi sau khi thu hoạch tại huyện Quỳnh Lưu, tnh
Nghệ An vào tháng 12 năm 2023. Hạt được tách vỏ sau đó
được nghiền qua máy nghiền kích thước lưới nghiền
1 mm, đóng túi polyethylene, bảo quản -10oC cho đến
khi mang đi trích ly.
Hóa chất sử dụng gồm: Ethanol, HCl, KOH, Na2CO3, KI,
Natrithosulfate được cung cấp bởi Đức (Merk)
Trung Quốc.
2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm và tối ưu hóa
2.2.1. Tách chiết dầu từ hạt Sacha Inchi
Bột hạt Sachi khô được trộn với dung môi ethanol 96%
chứa trong lọ thủy tinh 100ml, đậy kín và tiến hành chiết
xuất trong thiết bị siêu âm với các điều kiện thí nghiệm
như trong bảng 1. Sau khi quá trình chiết kết thúc tiếp
tục tiến hành ly tâm lạnh (10°C) hỗn hợp với tốc độ 30.000
vòng/phút trong 15 phút rồi cô quay đloại dung môi
40 - 50°C, trong hệ thống quay chân không đến khối
lượng không đổi để thu dầu thô [13, 14]
Hiệu suất thu nhận dầu hạt sachi được tính theo công
thức:
X = m
m×(100W) ×100%
Trong đó:
X: Hiệu suất thu hồi dầu tính theo trọng lượng chất
khô của nguyên liệu (%).
m1: Khối lượng nguyên liệu ban đầu (gam).
m2: Khối lượng dầu thu được sau khi trích ly (gam).
W: Độ ẩm của nguyên liệu (%).
2.2.2. Xác định độ ẩm và hàm lượng dầu
- Xác định độ ẩm nguyên liệu hạt Sachi dầu thu
nhận được theo TCVN 6120:2007.
- Xác định hàm lượng dầu bằng phương pháp chiết
Shoxlet với dung môi n-hexan
2.2.3. Tối ưu hóa quá trình trích ly dầu từ hạt Sacha
Inchi
Điều kiện thích hợp cho trích ly dầu từ hạt Sachi được
xác định bằng phương pháp nghiên cứu đơn yếu tố và
tính kế thừa. Phương pháp bề mặt đáp ứng (Respone
Surface Methodology) sử dụng trong nghiên cứu này để
tối ưu hóa các điều kiện trích ly hàm lượng dầu từ hạt
Sachi được hỗ trợ bằng kthuật siêu âm. Các điều kiện
nghiên cứu theo thứ tự bao gồm: công suất sóng siêu âm
(X1), thời gian siêu âm (X2) tỉ lệ nguyên liệu/dung môi
(X3). Các thí nghiệm được thiết kế theo phương pháp Box
- Behnken với 17 thí nghiệm gồm 5 thí nghiệm tâm
(mức 0) và 12 thí nghiệm ở hai mức trên (+1) và mức dưới
(-1). Mỗi thí nghiệm lặp lại 3 lần và lấy kết quả trung bình.
Dạng tổng quát của mô hình toán học tả ảnh hưởng
của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc được thể hiện
theo phương trình hồi quy tổng quát như sau:
Y = β+β
 X+β
 X
+βXX

Trong đó: Y - biến phụ thuộc (hàm mục tiêu); Xij - các
biến mã hóa (biến độc lập ảnh hưởng đến Y); β,β - các
hệ số hồi quy.
Thực hiện các thí nghiệm khảo sát đơn yếu tố công
suất siêu âm từ 100 - 500W, thời gian siêu âm từ 10 - 70
phút, tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi là 1/4 - 1/20g/ml. Từ đó
các miền giá trị đơn yếu tố để tiến hành tối ưu hóa các
điều kiện trích ly được lựa chọn công suất siêu âm từ
200 - 400W, thời gian siêu âm 30 - 60 phút và tlệ nguyên
liệu/dung môi là 1/8 - 1/12g/ml.
Bảng 1. Mã hóa các biến độc lập
Các biến độc lập
hiệu
Đơn
vị
Các mức mã hóa
-1 0 +1
Công suất X1 W 200 300 400
Thời gian X2 phút
30 45 60
T lệ nguyên liệu/dung môi X3 g/ml
1/8 1/10 1/12
2.2.4. Phương pháp phân tích chất lượng dầu
Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp thông dụng
và theo tiêu chuẩn để xác định các chtiêu sau:
- Chsố iod được c định theo pơng pháp 6122:2010.
CÔNG NGHỆ https://jst-haui.vn
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Tập 60 - Số 11 (11/2024)
242
KHOA H
ỌC
P
-
ISSN 1859
-
3585
E
-
ISSN 2615
-
961
9
- Chs axit của dầu được xác định theo TCVN 6127:2010.
- Chỉ số peroxyt của dầu và hỗn hợp axit béo được xác
định theo TCVN 6121:2010.
- Chỉ số phòng được xác định theo TCVN 6123:2007.
2.3. Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý thống bằng phần mềm Microsoft
Excel. Phần mềm Design-Expert® 11.0 được sdụng để tối
ưu hóa thí nghiệm bằng phương pháp bề mặt đáp ứng.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá chất lượng nguyên liệu hạt
Các thông số về độ ẩm cũng như hàm lượng dầu
trong hạt Sachi được biểu diễn bảng 2. Độ ẩm của hạt
tương đối thấp, thích hợp để lữu trữ bảo quản. Hàm lượng
dầu trong hạt mức cao, cao hơn so với kết quả 47,7%
của Viện Dinh dưỡng về hạt Sachi ở Việt Nam.
Bảng 2. Chất lưng hạt Sachi trong nghiên cứu
STT Tiêu chí Chỉ tiêu (%)
1 Độ ẩm 5,52 ± 0,04%
2 Hàm lượng dầu 53,67 ± 0,56 %
3.2. Thiết lập mô hình
Sử dụng phương pháp Box - Behnken với 17 thí
nghiệm để tối ưu hóa các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
trích ly ta thu được kết quả hiệu suất thu hồi như bảng 3.
Bảng 3. Kết quả thí nghiệm
Thí
nghiệm
Công suất
siêu âm
(X1-W)
Thời gian
siêu âm
(X2-phút)
Tỉ lệ nguyên
liệu/ dung môi
(X3-g/ml)
Hiệu suất
Y (%)
1 300 45 10 80,75
2 200 45 8 57,62
3 300 60 8 74,13
4 400 30 10 64,61
5 300 30 8 58,63
6 200 30 10 56,98
7 300 45 10 81,32
8 200 45 12 63,54
9 400 60 10 80,09
10 300 45 10 79,43
11 300 30 12 65,86
12 300 45 10 78,76
13 300 45 10 81,73
14 300 60 12 73,45
15 400 45 8 71,82
16 400 45 12 70,16
17 200 60 10 63,62
3.3. Phân tích sự ý nghĩa và sự tương quan của
hình
Phân tích hồi quy tuyến tính của các thí nghiệm trên,
đã xây dựng được phương trình hồi quy bậc hai của quá
trình trích ly dầu từ hạt Sachi:
Y1 = 80,40 + 5,61X1 + 5,65X2 + 1,35X3 + 2,21X1X2
– 1,89X1X3 – 1,98X2X3 – 8,15X12 – 5,92X22 – 6,46X32
Bảng 4. Kết quả phân tích hồi quy ANOVA
Nguồn Tổng
bình
phương
Bậc
tự
do
Tổng bình
phương
trung bình
Giá trị
F
Giá trị p
Mô hình 1244,08 9 138,23 114,02
< 0,0001 ý
nghĩa
X1 252,23 1 252,23 208,05
< 0,0001
X2 255,49 1 255,49 210,75
< 0,0001
X3 14,61 1 14,61 12,05 0,0104
X1X2 19,54 1 19,54 16,11 0,0051
X1X3 14,36 1 14,36 11,85 0,0108
X2X3 15,64 1 15,64 12,90 0,0088
X12 279,86 1 279,86 230,85
< 0,0001
X22 147,58 1 147,58 121,73
< 0,0001
X32 175,73 1 175,73 144,95
< 0,0001
Giá trị dư 8,49 7 1,21
Không
tương
thích
2,12 3 0,7060 0,4434
0,7350 Không
nghĩa
Lỗi 6,37 4 1,59
R2 0,9932
Kết quả phân tích ANOVA của mô hình bậc hai của Y1
đã được đánh giá bằng các giá trị F, p tương ứng
(bảng 4). Giá trị F của Y 114,02; Giá trị p-value của
hình là < 0,0001, điều đó khẳng định mô hình có ý nghĩa
thống kê. Hệ số tương quan bội (R2) của hình Y
0,9932 cho thấy hình này đã tả đến 99,32% sự thay
đổi của các hàm mục tiêu phụ thuộc vào các biến ảnh
hưởng. Giá trị chuẩn F của hình Y 0,4434
(p = 0,7350) chỉ ra “sự không tương tch” của mô hình là
nghĩa. Điều này phù hợp cho quá trình thiết lập
hình mô phỏng thực nghiệm.
3.4. Ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình trích ly
Dựa vào hình đa thức bậc 2 thực nghiệm, dliệu
thực nghiệm được phân tích bằng phương pháp bề mặt
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 https://jst-haui.vn SCIENCE - TECHNOLOGY
Vol. 60 - No. 11 (Nov 2024) HaUI Journal of Science and Technology 243
đáp ứng sử dụng phần mềm Design-Expert 11. Ba bề mặt
đáp ứng được xây dựng như mô tả trong hình 1A - C.
A)
B)
C)
Hình 1. Bề mặt đáp ứng hàm lượng dầu thu hồi từ hạt sacha ichi
Trên hình 1A, khi giữ nguyên tỷ lệ nguyên liệu/dung
môi tại giá trtâm (1/10), có thể quan sát thấy ảnh hưởng
tương tác đáng kể của công suất siêu âm thời gian
chiết xuất (p < 0,05). Cụ thể, hiệu suất trích ly tăng nhanh
khi công suất tăng từ 200W lên 300W thời gian tăng từ
30 phút lên khoảng 45 - 55 phút. Tuy nhiên, khi vượt quá
ngưỡng này, hiệu suất thu hồi giảm dần khi tiếp tục tăng
công suất lên 400W hoặc thời gian lên 60 phút.
Trên hình 1B, với công suất siêu âm được giữ nguyên
tại mức 300W, sự tương tác giữa thời giantỷ lệ nguyên
liệu/dung môing cho thấy ảnh hưởng ý nghĩa thống
kê (p < 0,05) đến hiệu suất trích ly. Khi tăng tỷ lệ từ 1/8 lên
1/10, hiệu suất tăng lên đáng kể nhưng khi tiếp tục tăng
tỷ lệ lên 1/12 thì hiệu suất bắt đầu giảm. Vùng tối ưu đối
với yếu tố tỷ lệ nguyên liệu/dung môi nằm trong khoảng
1/10 - 1/12.
Tương tự, trên hình 1C thể hiện ảnh hưởng tương tác
của công suất siêu âm và tỷ lệ nguyên liệu/dung môi lên
hiệu suất trích ly khi giữ nguyên thời gian chiết xuất tại
mức 45 phút. Xu hướng thay đổi của hiệu suất trích ly phụ
thuộc vào sự biến thiên của hai yếu tố này tương tự như
đã phân tích ở hai hình trước.
3.5. Tối ưu hóa quá trình trích ly
Kết quả tối ưu hóa sdụng phần mềm Design-Expert®
11.0 được xác định: thời gian trích ly 52 phút, tỉ lệ nguyên
liệu/dung môi 1:10 công suất siêu âm 338W thì thu
được hiệu suất cao nhất của quá trình trích ly là 83,09%.
3.6. Thành phần hóa lý của dầu hạt Sacha Inchi
Các chỉ tiêu hóa bản như chỉ số peroxide, chỉ số
axit, chỉ số iod chỉ số phòng hóa thường được sử
dụng đđánh giá chất lượng tình trạng oxy hóa của
dầu thực vật. Tuy nhiên, các giá trị của những chỉ số này
không phải cố định thể biến đổi tùy theo loại dầu
cụ thể, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện canh tác
nguyên liệu, phương pháp trích ly cũng như quá trình chế
biến [15]. Tiến hành phân tích thành phần một số các chỉ
tiêu hóa lý của dầu hạt Sachi được thể hiện qua bảng 5.
Bảng 5. Một số chỉ tiêu chất lượng của dầu hạt Sachi
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả
1 Chỉ số axit mg KOH/g 1,81
2 Chỉ số peroxyt meqO2/kg 8,63
3 Chỉ số iot g I2/100g 94,57
4 Chỉ số xà phòng hóa mg KOH/g 182,72
Trị số peroxit axit của dầu thực vậtcác chỉ số định
lượng phản ánh mức độ ôxy hóa sự hiện diện của các
hợp chất axit trong dầu. Những giá trị thấp của hai chỉ số
này tương ứng với chất lượng cao tính tươi ngon của
dầu [16]. Trị số iod của dầu tỷ lệ thuận với mức độ không
no của các axit béo trong dầu. Kết quả bảng 5 chỉ ra rằng
CÔNG NGHỆ https://jst-haui.vn
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Tập 60 - Số 11 (11/2024)
244
KHOA H
ỌC
P
-
ISSN 1859
-
3585
E
-
ISSN 2615
-
961
9
dầu hạt Sachi giàu các axit béo không bão hòa. m
lượng cao của các axit béo không no với các liên kết đôi
kém bền chính một trong những yếu tố khả năng
ảnh hưởng bất lợi đến đặc tính ổn định oxy hóa của dầu
hạt Sachi, tuy nhiên chúng lại có hoạt tính chống oxi hóa
cao, tốt cho sức khỏe. Ngoài ra giá trị phòng hóa tương
đối cao của dầu hạt Sacha Inchi chỉ ra tiềm năng ứng
dụng của loại dầu này trong lĩnh vực sản xuất chất tẩy rửa
như xà phòng và dầu gội đầu.
4. KẾT LUẬN
Thực hiện nghiên cứu này đã xác định được điều kiện
tối ưu trích ly siêu âm nhằm đạt được hiệu suất thu hồi
cao nhất hàm lượng dầu từ hạt Sacha Inchi bằng phương
pháp trích ly động với dung môi ethanol. Điều kiện trích
ly tối ưu thời gian trích ly 52 phút, tỉ lệ nguyên liệu/dung
môi 1:10 công suất siêu âm 338W đã xác định được
hiệu suất thu hồi dầu cao nhất 83,09%. Ngoài ra, nghiên
cứu còn xác định một số đặc tính hóa của dầu hạt Sacha
Inchi thu hái tại Nghệ An như: chỉ số axit đạt 1,81mg/g,
chỉ số iodine đạt 94,57g/100g, chỉ số peroxit đạt
8,63meqO2/kg và chỉ số xà phòng hóa đạt 182,72mg/g.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Guillén M. D., Ruiz A., Cabo N., Chirinos R., Pascual G.,
“Characterization of sacha inchi (Plukenetia volubilis L.) oil by FTIR
spectroscopy and 1H NMR, Comparison with linseed oil, Journal of the American
Oil Chemists' Society, 80, 755-762, 2003.
[2]. Hamaker B. R., Valles C., Gilman R., Hardmeier R. M., Clark D., Garcia
H. H., Lescano M., Amino acid and fatty acid proles of the Inca peanut
(Plukenetia volubilis),Cereal Chem, 69(4), 461-463, 1992.
[3]. Cai Z. Q., “Shade delayed owering and decreased photosynthesis,
growth and yield of Sacha Inchi (Plukenetia volubilis) plants,Industrial Crops
and Products, 34(1), 1235-1237, 2011.
[4]. Cai S., Zhu T., Du L., Zhao B., Li D., Gu Q., “Sterigmatocystins from the
deep-sea-derived fungus Aspergillus versicolor,The Journal of
Antibiotics, 64(2), 193-196, 2011.
[5]. Chirinos R., Zuloeta G., Pedreschi R., Mignolet E., Larondelle Y.,
Campos D., “Sacha inchi (Plukenetia volubilis): A seed source of
polyunsaturated fatty acids, tocopherols, phytosterols, phenolic compounds
and antioxidant capacity,Food chemistry, 141(3), 1732-1739, 2013.
[6]. Fanali C., Dugo L., Cacciola F., Beccaria M., Grasso S., Dacha M.,
Mondello L., “Chemical characterization of Sacha inchi (Plukenetia volubilis L.)
oil,Journal of agricultural and food chemistry, 59(24), 13043-13049, 2011.
[7]. Do Prado I. M., Giufrida W. M., Alvarez V. H., Cabral V. F., Quispe-
Condori S., Saldana M. D., Cardozo-Filho L., “Phase equilibrium measurements
of sacha inchi oil (Plukenetia volubilis) and CO2 at high pressures,Journal of
the American Oil Chemists' Society, 88, 1263-1269, 2011.
[8]. Lu W. C., Chiu C. S., Chan Y. J., Mulio A. T., Li P. H., “New perspectives on
different Sacha inchi seed oil extractions and its applications in the food and
cosmetic industries,Critical Reviews in Food Science and Nutrition, 1-19, 2023.
[9]. Bazinet R. P., Layé, S., “Polyunsaturated fatty acids and their
metabolites in brain function and disease,Nature reviews
neuroscience, 15(12), 771-785, 2014.
[10]. Saini R. K., Keum Y. S., “Omega-3 and omega-6 polyunsaturated fatty
acids: Dietary sources, metabolism, and signicance - A review,Life
sciences, 203, 255-267, 2018.
[11]. Torres Sánchez E. G., Hernández-Ledesma B., Gutiérrez L. F., “Sacha
inchi oil press-cake: physicochemical characteristics, food-related applications
and biological activity,Food Reviews International, 39(1), 148-159, 2023.
[12]. Phan T. D., Le T. D., Le X. T., Nguyen T. T. O., “Examining the extraction
conditions of oil from sacha inchi (sachi) seed harvested in Vietnam by the
mechanical method, Vietnam Trade and Industry Review, 7, 210-216, 2021.
[13]. Thy L. T. M., Khoi L. T., Dat T. D., My P. L. T., Thanh V. H., Viet, N. D., Hieu
N. H., “Extraction of tamanu oil from Calophyllum inophyllum L. seeds by
ultrasound-assisted method and testing wound care treatment,J. Sci. Technol.
Food, 20(3), 54-66, 2020.
[14]. Ha L. T. N., “Extraction of Lipids and Piceatannol from Passion Fruit
Seeds, Vietnam J. Agri. Sci., 22(1), 82-93. 2024.
[15]. Anh N. T. H., Phuong N., Thao M. T. B., Phuong B. X., Dat P. T., Tung L.
M., Duong N. M., “Evaluation on physicochemical properties of virgin coconut
oil obtained by non-thermal processing technology,Vietnam Journal of
Science and Technology, 58(9), 55-58. 2016.
[16]. Loan N. T. T., Anh N. T., Ha H. T. N., “Evaluation of chemical contents
and receiving avocado oil from esh by combination of cold drying and
pressing method,” The University of Danang - Journal of Science and
Technology, 21(8.2), 12-17, 2023.
AUTHORS INFORMATION
Nguyen Thanh Nguyen, Pham Dinh Nhat Trung,
Tran Phan Tuan Anh, Mai Van Khanh, Thai Thi Toan,
Nguyen Tan Thanh, Nguyen Thi Huyen
School of Chemistry Biology and Environment, Vinh University, Vietnam