TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br />
<br />
NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN<br />
ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP 2 TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 17<br />
Nguyễn Thị Phi Nga*; Mai Tấn Mẫn**; Lê Đình Tuân***<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu và mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với<br />
một số đặc điểm ở bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2. Đối tượng và phương pháp:<br />
nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 115 BN ĐTĐ týp 2 điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân y 17. Kết quả:<br />
- Tỷ lệ rối loạn các thành phần lipid máu: tăng cholesterol 47,8%; tăng LDL-C 38,3%; tăng<br />
triglycerid 34,8% và giảm HDL-C 19,1%. Tỷ lệ rối loạn lipid máu chung: 65,2%. Trong đó, tỷ lệ<br />
kết hợp rối loạn lipid máu: 29,6% tăng triglycerid kết hợp tăng LDL-C; 27,0% tăng cholesterol<br />
kết hợp tăng LDL-C; 15,7% tăng cholesterol kết hợp tăng triglycerid; 7,0% tăng cholesterol kết<br />
hợp giảm HDL-C; 3,4% tăng triglycerid kết hợp giảm HDL-C.<br />
- Tỷ lệ HDL-C giảm ở nhóm có HbA1c > 7,5% (24,4%) cao hơn so với nhóm có HbA1c ≤<br />
2<br />
7,5% (5,1%). Tỷ lệ tăng cholesterol (58,5%) ở nhóm có BMI ≥ 23 kg/m cao hơn có ý nghĩa<br />
2<br />
thống kê so với nhóm có BMI < 23 kg/m (34,0%) (p < 0,05). Tỷ lệ tăng triglycerid và LDL-C ở<br />
nhóm có glucose máu ≥ 7 mmol/l cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm có glucose máu < 7<br />
mmol/l (p < 0,05).<br />
Kết luận: rối loạn các thành phần lipid máu gặp ở BN ĐTĐ týp 2, trong đó tăng cholesterol<br />
(47,8%) chiếm tỷ lệ cao nhất. Có mối liên quan giữa tình trạng rối loạn các thành phần lipid máu<br />
với BMI, HbA1c và glucose máu lúc đói.<br />
* Từ khóa: Đái tháo đường týp 2; Rối loạn lipid máu; Triglycerid; Cholesterol.<br />
<br />
Study on Dislipidemia in Patients with Type 2 Diabetes Mellitus at<br />
17 Hospital<br />
Summary<br />
Objectives: To determine the reality of dyslipidemia and its association with some other relevant<br />
factors in patients with type 2 diabetes mellitus (DM). Subjects and methods: Research was<br />
designed as a cross-sectional descriptive study on 115 type 2 diabetic patients at 17 Hospital.<br />
Results:<br />
- The prevalence of dyslipidemia was 65.2%; hypercholesterolemia represented 47.8%;<br />
high LDL-C accounted for 38.3%; hypertriglyceridemia: 34.8% and low HDL-C: 19.1%.<br />
hypertriglyceridemia and high LDL-C: 29.6%; hypercholesterolemia and high LDL-C: 27,0%;<br />
hypercholesterolemia and hypertriglyceridemia explained 15.7%; increasing hypercholesterolemia<br />
and low HDL-C was 7.0%; hypertriglyceridemia and low HDL-C was 3.4%.<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
** Bệnh viện Quân y 17<br />
*** Đại học Y Dược Thái Bình<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lê Đình Tuân (letuan985@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 28/07/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 25/11/2015<br />
Ngày bài báo được đăng: 30/11/2015<br />
<br />
99<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br />
- The rate of low HDL-C in DM with HbA1c > 7.5% (24.4%) was higher significantly than<br />
patients with HbA1c ≤ 7.5% (5.1%) (p < 0.01). The prevalence of hypercholesterolemia in<br />
2<br />
2<br />
diabetes with BMI ≥ 23 kg/m was 58.5%, which was higher than the group of BMI < 23 kg/m<br />
(34.0%) (p < 0.05). The percentage of hypertriglyceridemia and high LDL in poor glucose<br />
control DM was higher significantly than good glucose control group (p < 0.05).<br />
Conclusions: Patients with type 2 DM have all components of dyslipidemia, in which<br />
hypercholesterolemia is the most common (47.8%). There is significant relation between dyslipidemia<br />
with BMI, HbA1c and fasting glucose.<br />
* Key words: Type 2 diabetes mellitus; Dyslipidemia; Triglyceride; Cholesterol.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Đái tháo đường là bệnh của nhóm các<br />
bệnh chuyển hóa, có đặc điểm tăng<br />
glucose máu do thiếu hụt về tiết insulin,<br />
về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng<br />
glucose máu kéo dài gây tổn thương, rối<br />
loạn chức năng, suy giảm các cơ quan<br />
trong cơ thể, đặc biệt ở mắt, thận, thần<br />
kinh, tim và mạch máu [6]. Trong ĐTĐ týp<br />
2, ba yếu tố glucose máu, huyết áp và<br />
lipid máu luôn luôn đi song hành với<br />
nhau, tác động lẫn nhau, nếu ở BN ĐTĐ<br />
týp 2 có đồng thời rối loạn cả ba yếu tố,<br />
vấn đề tiên lượng bệnh nặng lên gấp bội<br />
[3, 6, 9]. Do đó, trong điều trị ĐTĐ týp 2,<br />
ngoài kiểm soát glucose máu, hạ huyết<br />
áp, việc điều trị rối loạn lipid máu cũng<br />
đóng một vai trò hết sức quan trọng [3, 9].<br />
Phát hiện và điều trị kịp thời rối loạn lipid<br />
máu có ý nghĩa rất lớn trong dự phòng<br />
các biến chứng, kéo dài tuổi thọ cho BN<br />
ĐTĐ, cải thiện chất lượng cuộc sống, góp<br />
phần giảm gánh nặng, chi phí của gia<br />
đình và xã hội. Vì vậy, chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu đề tài này nhằm: Đánh giá<br />
tình trạng rối loạn lipid máu và tìm hiểu<br />
mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với<br />
một số đặc điểm ở BN ĐTĐ týp 2 điều trị<br />
tại Bệnh viện Quân y 17.<br />
100<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
115 BN ĐTĐ týp 2, điều trị nội trú tại<br />
Bệnh viện Quân y 17 từ 01 - 2015 đến<br />
04 - 2015.<br />
* Tiêu chuẩn chọn BN:<br />
- BN được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 theo<br />
khuyến cáo của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ<br />
(ADA, 2013) [5, 10].<br />
- BN đồng ý hợp tác nghiên cứu.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- ĐTĐ týp 1, ĐTĐ ở phụ nữ mang thai.<br />
- BN kèm theo bệnh nội tiết: Basedow,<br />
hội chứng Cushing, bệnh to đầu chi, hội<br />
chứng thận hư, BN đang mắc một số<br />
bệnh nặng (hôn mê, đột quỵ, nhiễm trùng<br />
nặng, thiếu máu nặng, suy tim, suy thận<br />
giai đoạn nặng…).<br />
- BN đang dùng các thuốc cocticoid<br />
trong vòng 3 tháng và đang dùng các<br />
thuốc hạ lipid máu như: statin, fibrat...<br />
- BN không hợp tác, không thu thập đủ<br />
dữ liệu nghiên cứu.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả<br />
cắt ngang.<br />
Nội dung nghiên cứu:<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br />
<br />
* Khám lâm sàng:<br />
- Tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ văn<br />
hóa, thời gian phát hiện ĐTĐ.<br />
- Thói quen hút thuốc lá, uống rượu,<br />
luyện tập thể dục.<br />
- Tiền sử bản thân, tiền sử gia đình: có<br />
anh chị em bố mẹ ruột bị ĐTĐ.<br />
- Đo chiều cao, cân nặng, tính BMI,<br />
đo vòng bụng, vòng mông, tỷ số vòng<br />
bụng/vòng mông.<br />
+ Khám lâm sàng toàn diện: tiêu hóa,<br />
tim mạch, hô hấp, tiết niệu…<br />
<br />
glucose, HbA1c, GOT, GPT, ure, creatinin,<br />
protein, albumin.<br />
- Nước tiểu: sinh hóa nước tiểu 10<br />
thông số, microalbumin, cặn niệu.<br />
* Các tiêu chuẩn dùng trong nghiên cứu:<br />
- Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid<br />
máu: theo khuyến cáo Hội Tim mạch Việt<br />
Nam (2008) về rối loạn lipid máu [3].<br />
<br />
-<br />
<br />
Phân loại chỉ số khối cơ thể (BMI):<br />
đánh giá chỉ số BMI của ASEAN (áp dụng<br />
cho người châu Á trưởng thành) [7].<br />
<br />
* Cận lâm sàng và thăm dò chức năng:<br />
<br />
- Mục tiêu kiểm soát ở BN ĐTĐ theo<br />
Hội Nội tiết ĐTĐ Việt Nam (2009) [6].<br />
<br />
- Các chỉ số sinh hóa máu cơ bản:<br />
triglycerid, cholesterol, HDL-C, LDL-C,<br />
<br />
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS<br />
16.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 1: Đặc điểm tuổi, giới, glucose máu và HbA1c.<br />
Chỉ tiêu<br />
Tuổi (năm)<br />
(n = 115)<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
< 60<br />
<br />
50<br />
<br />
43,5<br />
<br />
≥ 60<br />
<br />
65<br />
<br />
56,5<br />
<br />
Trung bình<br />
Giới<br />
(n = 115)<br />
<br />
64,4 ± 12,8<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
74<br />
<br />
64,0<br />
<br />
Nam<br />
<br />
41<br />
<br />
36,0<br />
<br />
Tốt, chấp nhận (< 7)<br />
<br />
39<br />
<br />
33,9<br />
<br />
Kém (≥ 7)<br />
<br />
76<br />
<br />
66,1<br />
<br />
Glucose (mmol/l)<br />
(n = 115)<br />
<br />
9,9 4,9<br />
<br />
Trung bình<br />
HbA1c (%)<br />
(n = 84)<br />
<br />
Tốt, chấp nhận (≤ 7,5)<br />
<br />
39<br />
<br />
46,4<br />
<br />
BN > 60 tuổi chiếm đa số (56,5%), phần lớn là nữ (64,0%). Tỷ lệ BN kiểm soát kém<br />
glucose máu khi đói cao (66,1%).<br />
Bảng 2: Đặc điểm rối loạn lipid máu ở BN nghiên cứu.<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
n = 115<br />
Trung bình<br />
<br />
Cholesterol (mmol/l)<br />
<br />
Tăng [n, (%)]<br />
<br />
5,08 ± 1,22<br />
55<br />
<br />
Trung bình<br />
Triglycerid (mmol/l)<br />
<br />
Tăng [n, (%)]<br />
<br />
%<br />
<br />
47,8<br />
2,33 ± 1,45<br />
<br />
40<br />
<br />
34,8<br />
<br />
101<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br />
Trung bình<br />
<br />
1,26 ± 0,37<br />
<br />
HDL-C (mmol/l)<br />
Giảm [n, (%)]<br />
<br />
22<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
19,1<br />
2,75 ± 0,96<br />
<br />
LDL-C (mmol/l)<br />
<br />
Rối loạn lipid máu<br />
<br />
Tăng [n, (%)]<br />
<br />
44<br />
<br />
38,3<br />
<br />
1 thành phần<br />
<br />
30<br />
<br />
26,1<br />
<br />
2 thành phần<br />
<br />
18<br />
<br />
15,6<br />
<br />
3 thành phần<br />
<br />
27<br />
<br />
23,5<br />
<br />
4 thành phần<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
75<br />
<br />
65,2<br />
<br />
40<br />
<br />
34,8<br />
<br />
Không rối loạn lipid máu<br />
<br />
Tỷ lệ rối loạn thành phần lipid máu cao nhất là tăng cholesterol (47,8%), thấp nhất là<br />
giảm HDL (19,1%). Tỷ lệ rối loạn lipid máu nói chung 65,2%.<br />
* Rối loạn hai chỉ số lipid máu kết hợp:<br />
Rối loạn kết hợp 2 chỉ số lipid thường gặp là tăng triglycerid và tăng LDL-C (34 BN =<br />
29,6%), tiếp đến tăng cholesterol và tăng LDL-C (31 BN = 27,0%); tăng cholesterol và<br />
tăng triglycerid (18 BN = 15,7%); tăng cholesterol và giảm HDL-C (8 BN =7,0%); thấp<br />
nhất là tăng triglycerid và giảm HDL-C (4 BN = 3,5%).<br />
Bảng 3: Mối liên quan rối loạn các thành phần lipid máu với BMI và tuổi.<br />
2<br />
<br />
Tuổi (năm)<br />
<br />
BMI (kg/m )<br />
Thành phần<br />
lipid máu<br />
<br />
BMI < 23<br />
<br />
BMI ≥ 23<br />
<br />
< 60<br />
<br />
≥ 60<br />
<br />
(n = 50)<br />
<br />
(n = 65)<br />
<br />
(n = 50)<br />
<br />
(n = 65)<br />
<br />
Tăng cholesterol<br />
(n = 55)<br />
<br />
17 (34,0)<br />
<br />
38 (58,5)<br />
<br />
28 (56,0)<br />
<br />
27 (41,5)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tăng triglycerid<br />
(n = 40)<br />
<br />
19 (38,0)<br />
<br />
21 (32,3)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
18 (36,0)<br />
<br />
22 (33,8)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Giảm HDL-C<br />
(n = 22)<br />
<br />
10 (20,0)<br />
<br />
12 (18,5)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
10 (20,0)<br />
<br />
12 (18,5)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tăng LDL-C<br />
(n = 44)<br />
<br />
20 (40,0)<br />
<br />
24 (36,9)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
19 (38,0)<br />
<br />
25 (38,5)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
p<br />
<br />
Ở nhóm có BMI ≥ 23, 58,5% BN có tăng cholesterol, cao hơn có ý nghĩa thống kê<br />
so với nhóm BMI < 23 (34,0%) (p < 0,05).<br />
102<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br />
<br />
Bảng 4: Mối liên quan giữa rối loạn các thành phần lipid với mức kiểm soát HbA1c.<br />
Thành phần lipid máu<br />
Cholesterol (mmol/l)<br />
<br />
Triglycerid (mmol/l)<br />
<br />
HDL-C (mmol/l)<br />
<br />
HbA1c ≤ 7,5 (n = 39)<br />
<br />
HbA1c > 7,5 (n = 45)<br />
<br />
< 5,2<br />
<br />
20 (51,3)<br />
<br />
28 (62,2)<br />
<br />
≥ 5,2<br />
<br />
19 (48,7)<br />
<br />
17 (38,8)<br />
<br />
< 2,3<br />
<br />
28 (71,8)<br />
<br />
29 (64,4)<br />
<br />
≥ 2,3<br />
<br />
11 (28,2)<br />
<br />
16 (35,6)<br />
<br />
> 0,9<br />
<br />
37 (94,9)<br />
<br />
34 (75,6)<br />
<br />
≤ 0,9<br />
<br />
2 (5,1)<br />
<br />
11 (24,4)<br />
<br />
< 3,12<br />
<br />
28 (71,8)<br />
<br />
26 (57,8)<br />
<br />
≥ 3,12<br />
<br />
11 (28,2)<br />
<br />
19 (42,2)<br />
<br />
p<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
LDL-C (mmol/l)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tỷ lệ giảm HDL-C ở nhóm có HbA1c > 7,5% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với<br />
nhóm có HbA1c ≤ 7,5% (p < 0,01).<br />
Bảng 5: Mối liên quan giữa rối loạn các thành phần lipid với mức kiểm soát glucose.<br />
Glucose < 7 (n = 39)<br />
<br />
Glucose ≥ 7 (n = 76)<br />
<br />
< 5,2<br />
<br />
20 (51,3)<br />
<br />
40 (52,6)<br />
<br />
≥ 5,2<br />
<br />
19 (48,7)<br />
<br />
36 (47,4)<br />
<br />
< 2,3<br />
<br />
31 (79,5)<br />
<br />
44 (57,9)<br />
<br />
≥ 2,3<br />
<br />
8 (20,5)<br />
<br />
32 (42,1)<br />
<br />
> 0,9<br />
<br />
33 (84,6)<br />
<br />
60 (79,0)<br />
<br />
≤ 0,9<br />
<br />
6 (15,4)<br />
<br />
16 (21,1)<br />
<br />
0,05<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Tỷ lệ BN tăng triglycerid và LDL-C ở nhóm có glucose máu ≥ 7 mmol/l cao hơn có<br />
ý nghĩa thống kê so với nhóm có glucose máu < 7 mmol/l (p < 0,05).<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Tình trạng rối loạn lipid máu ở BN<br />
ĐTĐ týp 2.<br />
Đái tháo đường týp 2 là một bệnh rối<br />
loạn chuyển hóa glucose nhưng kéo<br />
theo rối loạn chuyển hóa khác do nhiều<br />
nguyên nhân như: kháng insulin, stress<br />
oxy hóa… trong đó hay gặp nhất rối loạn<br />
chuyển hóa lipid máu. Kết quả nghiên<br />
cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn lipid máu nói<br />
<br />
chung 65,2%. Trong đó, cholesterol tăng<br />
47,8%; tăng LDL-C 38,26%; tăng triglycerid<br />
34,8%; giảm HDL-C 19,1%. Theo nghiên<br />
cứu PROCAM, nếu tăng triglycerid lên<br />
1 mmol/l, nguy cơ bệnh mạch vành tăng<br />
14 - 32% ở nam giới. BN ĐTĐ týp 2 chưa<br />
được dùng insulin hoặc thuốc hạ glucose<br />
máu thường tăng triglycerid máu và có<br />
mức HDL-C thấp. Mức triglycerid huyết<br />
tương ở BN ĐTĐ týp 2 tương quan thuận<br />
103<br />
<br />