Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2014<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MỠ ĐÀ ĐIỂU LÀM MỠ BÔI TRƠN<br />
CHO CẶP LẮP GHÉP TRỤC THÉP - BẠC ĐỒNG<br />
RESEARCH ON UTILIZATION OF THE OSTRICH FAT AS A GREASE<br />
FOR LUBRICANTING STEEL SHAFT - COPPER BUSH<br />
Trần Đình Phong1, Phùng Minh Lộc2<br />
Ngày nhận bài: 15/7/2013; Ngày phản biện thông qua: 26/11/2013; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo này trình bày tóm lược quy trình sản xuất mỡ bôi trơn từ mỡ đà điểu, thử nghiệm khả năng bôi trơn của mỡ<br />
này cho cặp lắp ghép trục thép - bạc đồng thông qua các thông số cơ bản như: áp lực giới hạn, hệ số ma sát, số liệu đối<br />
chứng với bôi trơn bằng mỡ thương phẩm.<br />
Từ khóa: mỡ đà điểu, bôi trơn, trục thép - bạc đồng<br />
<br />
ABSTRACT<br />
This paper summarizes the production process greases from ostrich fat, test the ability of grease lubrication for<br />
steel shaft - copper bush through the basic parameters such as limit pressure, friction coefficient, the data compare with<br />
commercial grease lubrication.<br />
Keyword: Ostrich fat, lubrication, steel shaft - copper bush<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hiện nay, khi các yêu cầu về an toàn môi trường<br />
ngày càng tăng, việc tạo ra các sản phẩm bôi trơn<br />
có khả năng phân hủy sinh học cao, thay thế cho<br />
các sản phẩm bôi trơn gốc dầu mỏ truyền thống<br />
ngày càng trở nên cấp thiết.<br />
Trong quá trình chế biến mỡ đà điểu dùng cho<br />
thực phẩm, một lượng lớn mỡ cứng được tách ra,<br />
các loại mỡ cứng này có thể sử dụng để sản xuất<br />
mỡ bôi trơn. Mỡ bôi trơn được pha chế từ dầu gốc,<br />
chất làm đặc và chất phụ gia.<br />
Dầu gốc là thành phần chủ yếu đóng vai trò<br />
quan trọng và đảm nhiệm chức năng bôi trơn.<br />
Chất làm đặc là phần “khung” của mỡ. Nhờ có<br />
chất làm đặc mà dầu gốc bám vào đó và tồn tại ở<br />
dạng hỗn hợp dẻo, mềm.<br />
Phần lớn các ổ đỡ trượt sử dụng trong máy<br />
công nghiệp là cặp lắp ghép trục thép - bạc đồng,<br />
việc nghiên cứu chế thử và khảo nghiệm các tính<br />
năng mỡ đà điểu làm mỡ bôi trơn cho cặp ma sát<br />
trên là cần thiết nhằm nâng cao giá trị thương phẩm<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
cho ngành chăn nuôi đà điểu, góp phần giảm sự<br />
phụ thuộc vào mỡ bôi trơn gốc dầu mỏ.<br />
Mục tiêu nghiên cứu:<br />
- Tinh chế nguyên liệu mỡ đà điều thành các<br />
ester để pha chế mỡ bôi trơn.<br />
- Pha chế dầu gốc là ester tinh chế từ mỡ đà<br />
điểu và thử nghiệm để đạt được các tính chất cần<br />
có của mỡ bôi trơn.<br />
- Thử nghiệm khả năng bôi trơn cho cặp lắp<br />
ghép trục thép - bạc đồng thông qua các thông số<br />
cơ bản như: áp lực giới hạn (phá vỡ màng mỡ bôi<br />
trơn), hệ số ma sát khi bôi trơn bằng mỡ sản xuất<br />
từ mỡ đà điểu, số liệu đối chứng với bôi trơn bằng<br />
mỡ thương phẩm.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: Mỡ bôi trơn cho ổ<br />
đỡ trượt.<br />
<br />
Trần Đình Phong: Cao học Kỹ thuật tàu thủy 2009 – Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Phùng Minh Lộc: Khoa Kỹ thuật giao thông – Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 141<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Phạm vi nghiên cứu: Mỡ đà điểu làm vật liệu bôi<br />
trơn cho cặp lắp ghép trục thép - bạc đồng.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu: Thực nghiệm (mẫu<br />
và thiết bị thử nghiệm cho trên hình 3 và 4)<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Sản xuất methylester làm dầu gốc từ mỡ đà điểu<br />
Sơ đồ mô tả qui trình tinh chế dầu gốc từ mỡ<br />
đà điểu được trình bày ở hình 1, gồm có 02 quá<br />
trình [5]:<br />
- Quá trình tinh sạch dầu.<br />
- Quá trình chuyển hóa ester.<br />
Mô mỡ<br />
Lấy mẫu (M1)<br />
Rán<br />
Dầu thô<br />
<br />
Lấy mẫu (M2)<br />
<br />
Rửa dầu bằng NaCl 10% (2 lần)<br />
<br />
Số 2/2014<br />
Kết quả thử nghiệm tinh chế methylester từ mỡ<br />
đà điểu làm dầu gốc để pha chế mỡ bôi trơn đạt<br />
được các thông số kỹ thuật cho trong bảng 1.<br />
Bảng 1. Thông số của dầu gốc được tinh chế<br />
từ mỡ đà điểu<br />
STT<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Phương pháp<br />
<br />
Đơn vị<br />
tính<br />
<br />
Kết quả<br />
<br />
01<br />
<br />
Độ nhớt động học<br />
ở 400C<br />
<br />
TCVN3171<br />
(ASTM445)<br />
<br />
mm2/s<br />
<br />
4,8<br />
<br />
02<br />
<br />
Độ nhớt động học<br />
ở 1000C<br />
<br />
ASTM D 445<br />
<br />
mm2/s<br />
<br />
2,2<br />
<br />
03 Chỉ số độ nhớt<br />
<br />
ASTM D 2270<br />
<br />
0,4<br />
<br />
04 Trị số acid<br />
<br />
TCVN 3625<br />
mg<br />
(ASTM D 664) KOH/g<br />
<br />
0,02<br />
870<br />
<br />
05<br />
<br />
Khối lượng riêng<br />
ở 150C<br />
<br />
TCVN 6594<br />
kg/m3<br />
(ASTM D 1298)<br />
<br />
06<br />
<br />
Hàm lượng nước<br />
và cặn<br />
<br />
TCVN 7757<br />
(ASTM D 445)<br />
<br />
07 Nhiệt độ đông đặc<br />
08<br />
<br />
Trung hòa dầu bằng NaOH 1,5N<br />
Ly tâm<br />
Rửa dầu bằng NaCl 10% (2 lần)<br />
Hấp phụ qua than hoạt tính<br />
Sấy chân không (1100C, 0,7 - 0,8 atm, 30 phút)<br />
Làm lạnh tách mỡ cứng<br />
Dầu tinh chế<br />
<br />
ASTM D 97<br />
<br />
0<br />
<br />
C<br />
<br />
-14,5<br />
<br />
TCVN 2694<br />
(ASTM D 130)<br />
<br />
Nol<br />
<br />
2. Sản xuất mỡ bôi trơn từ dầu gốc của mỡ<br />
đà điểu<br />
Mỡ bôi trơn được pha chế từ dầu gốc, chất làm<br />
đặc và chất phụ gia.<br />
Chất làm đặc chia làm hai loại:<br />
- Chất làm đặc gốc xà phòng;<br />
- Chất làm đặc gốc carbuahydro.<br />
Nghiên cứu này sử dụng chất làm đặc gốc xà<br />
phòng Liti, được điều chế bằng cách cho tác dụng<br />
của acid béo với hidrôxit Liti (LiOH).<br />
Tiến hành tổng hợp mỡ bôi trơn từ các nguyên<br />
liệu theo bảng 2 [1], [2], [4].<br />
Bảng 2. Thành phần nguyên liệu<br />
<br />
Lấy mẫu (M3)<br />
<br />
Gia nhiệt loại bỏ nước (120 - 1300C)<br />
Chuyển este<br />
Sấy chân không (400C, 15 phút)<br />
Dầu gốc<br />
<br />
Độ ăn mòn mảng<br />
đồng<br />
<br />
% thể<br />
0,015<br />
tích<br />
<br />
Lấy mẫu (M4)<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ mô tả qui trình tinh chế dầu gốc từ mỡ đà điểu<br />
<br />
142 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
STT<br />
<br />
Nguyên liệu<br />
<br />
Khối lượng<br />
(g)<br />
<br />
1<br />
<br />
Axit 12 - hydroxystearic (C18H36O3)<br />
<br />
43,93<br />
<br />
2<br />
<br />
Liti hydroxit (LiOH)<br />
<br />
9,81<br />
<br />
3<br />
<br />
Dầu gốc tinh chế từ mỡ đà điểu<br />
- Dầu phản ứng<br />
- Dầu làm nguội<br />
<br />
206<br />
94<br />
<br />
4<br />
<br />
Phụ gia<br />
<br />
10,58<br />
<br />
Mỡ sản xuất từ mỡ đà điểu có các chỉ tiêu<br />
kỹ thuật so sánh với mỡ thương phẩm cho trong<br />
bảng 3.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2014<br />
<br />
Bảng 3. So sánh mỡ sản xuất từ mỡ đà điểu với mỡ thương phẩm.<br />
Mỡ thương phẩm<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Castrol - Spheerol sx 3<br />
<br />
UV Litol 3<br />
<br />
Mỡ sản xuất<br />
từ mỡ đà điểu<br />
<br />
- 0,02(*)<br />
200<br />
230<br />
<br />
- 0,03<br />
205<br />
230<br />
<br />
0,02<br />
245<br />
380<br />
<br />
Trị số acid (mg KOH/g)<br />
Nhiệt độ nhỏ giọt (0C)<br />
Độ xuyên kim (mm/10)<br />
<br />
Số liệu ở bảng 3 cho thấy:<br />
- Trị số acid (mg KOH/g) của mỡ sản xuất từ mỡ đà điểu cao hơn mỡ thương phẩm, chỉ tiêu này có thể do<br />
tỷ lệ phụ gia chống ăn mòn chưa tối ưu.<br />
- Độ xuyên kim (mm/10) và nhiệt độ nhỏ giọt (0C) cao hơn mỡ thương phẩm: Các chỉ tiêu này cho phép mỡ<br />
sản xuất từ mỡ đà điểu có khả năng bôi trơn ở chế độ tải cao [3].<br />
3. Thực nghiệm đối chứng khả năng bôi trơn của mỡ sản xuất từ dầu gốc mỡ đà điểu và mỡ<br />
thương phẩm<br />
Nghiên cứu xác định khả năng bôi trơn của mỡ sản xuất từ mỡ đà điểu bằng cách tiến hành thực nghiệm<br />
đối chứng giữa mỡ này với mỡ thương phẩm Castrol - spheerol sx 3, bôi trơn cho cặp lắp ghép trục thép - bạc<br />
đồng ở các mức tải P khác nhau (hình 2).<br />
Cặp lắp ghép<br />
trục thép – bạc đồng<br />
<br />
Mỡ bôi trơn sản xuất từ<br />
dầu gốc mỡ đà điểu<br />
<br />
P1<br />
<br />
P2<br />
<br />
Mỡ Castrol - spheerol sx 3<br />
<br />
P3<br />
<br />
Pn<br />
<br />
P1<br />
<br />
P2<br />
<br />
P3<br />
<br />
Pn<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ thực nghiệm đối chứng mỡ bôi trơn<br />
<br />
Thực nghiệm được tiến hành với cặp ma sát (hình 3) trên máy khảo nghiệm ma sát tại Phòng Thực hành<br />
vật liệu, Trường Đại học Nha Trang (hình 4) với các thông số kỹ thuật cho trong bảng 4.<br />
<br />
Hình 3. Cặp ma sát thử nghiệm<br />
<br />
Hình 4. Máy khảo nghiệm ma sát<br />
<br />
Bảng 4. Thông số kỹ thuật của máy khảo nghiệm ma sát<br />
Stt<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
<br />
Tên gọi<br />
<br />
Tốc độ quay của mẫu thử<br />
Điều chỉnh vận tốc trượt vô cấp tương đương<br />
Lực ma sát<br />
Cảm biến đo lực ma sát<br />
Đường kính mẫu thử quay<br />
Kích thước đầu mẫu trượt<br />
Động cơ DC servo<br />
<br />
Đơn vị<br />
<br />
0 đến 1500 v/p<br />
0 đến 4 m/s<br />
150 N<br />
0 – 980N<br />
75 mm<br />
2 mm<br />
1,5 kW<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 143<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2014<br />
<br />
Cặp ma sát trục thép - bạc đồng thường sử<br />
dụng trong các thiết bị tàu thủy như: tời lưới, tời<br />
neo, tang thu và chứa cáp… Thực nghiệm này xét<br />
vận tốc trượt lớn nhất đối với thiết bị tời neo của tàu<br />
từ 250 mã lực đến 300 mã lực là 1 m/s. Tăng dần<br />
mức tải cho đến khi màng mỡ bôi trơn bị phá hủy<br />
thì dừng lại.<br />
Qua khảo sát, tại mức tải P = 60 N, màng mỡ<br />
<br />
bôi trơn của cả 2 loại mỡ bắt đầu bị phá vỡ, điều này<br />
có nghĩa: áp lực giới hạn của 2 loại mỡ là như nhau.<br />
Nhiệm vụ còn lại là tiến hành thực nghiệm xác<br />
định hệ số ma sát với các mức tải:<br />
P = 10 N; P = 20 N; P = 30 N; P = 40 N;<br />
P = 50 N; P = 60 N (ứng với áp lực riêng là:<br />
0,32; 0,64; 0,96; 1,27; 1,59; 1,91 kG/mm2 ).<br />
Hệ số ma sát thu được cho trong bảng 5.<br />
<br />
Bảng 5. Hệ số ma sát ở các mức tải khác nhau<br />
Lực tác dụng<br />
<br />
P=10N<br />
<br />
P=20N<br />
<br />
Castrol - Spheerol sx 3<br />
<br />
0,0495<br />
<br />
0,0516<br />
<br />
Mỡ sản xuất từ mỡ đà điểu<br />
<br />
0,0452<br />
<br />
0,0577<br />
<br />
Loại mỡ<br />
<br />
P=30N<br />
<br />
P=40N<br />
<br />
P=50N<br />
<br />
P=60N<br />
<br />
0,0539<br />
<br />
0,0514<br />
<br />
0,0692<br />
<br />
0,0748<br />
<br />
0,0539<br />
<br />
0,0514<br />
<br />
0,0660<br />
<br />
0,0712<br />
<br />
Kết quả ở bảng 5 cho thấy:<br />
- Ở mức tải trung bình, hệ số ma sát của 2 loại mỡ tương đương nhau;<br />
- Ở mức tải thấp nhất và cao, hệ số ma sát của mỡ sản xuất từ mỡ đà điểu thấp hơn nhưng không đáng<br />
kể (< 5‰).<br />
IV. KẾT LUẬN<br />
1. Các thông số và khả năng bôi trơn của mỡ bôi trơn sản xuất từ mỡ đà điểu<br />
- Các thông số của mỡ bôi trơn sản xuất từ mỡ đà điểu cơ bản đáp ứng các chỉ tiêu của mỡ bôi trơn<br />
thương phẩm;<br />
- Trong điều kiện thực nghiệm, khả năng bôi trơn của mỡ này tương đương với mỡ thương phẩm.<br />
2. Kiến nghị<br />
- Nghiên cứu sự biến tính của mỡ sản xuất từ mỡ đà điểu theo thời gian bảo quản so với quy định của mỡ<br />
thương phẩm;<br />
- Điều chỉnh tỷ lệ phụ gia để hoàn thiện sản phẩm.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
Lê Kim Diên, 2003, Nghiên cứu quá trình và công nghệ sản xuất mỡ bôi trơn liti đa dụng sử dụng thích hợp với điều kiện Việt<br />
Nam. Luận án Tiến sĩ Hóa học. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Phạm Thị Thúy Hà, 2007. Nghiên cứu quá trình và công nghệ sản xuât mỡ bôi trơn đa dụng phân hủy sinh học gốc xà phòng<br />
liti trên nền dầu thực vật. Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Phùng Minh Lộc, 2010. Nhiên liệu và môi chất chuyên dùng. Bài giảng dành cho chuyên ngành Động lực tàu thủy. Trường<br />
Đại học Nha Trang.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Hoàng Văn Thắm, 1994. Nghiên cứu sản xuất mỡ nhờn từ nguyên liệu dầu thô Việt Nam và các nguyên liệu địa phương khác<br />
phục vụ nhu cầu ngành dầu khí. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ. Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Nguyễn Thị Mỹ Trang, 2007. Nghiên cứu tinh chế dầu mỡ cá tra và ba sa dùng làm nguyên liệu sản xuất mỡ bôi trơn cho máy<br />
chế biến thủy sản. Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Trường Đại học Nha Trang.<br />
<br />
144 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />