Nghiên cứu thực nghiệm và mô phỏng số ảnh hưởng của ứng suất nén đến hệ số khuếch tán ion clo của bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu keramzit
lượt xem 4
download
Báo cáo "Nghiên cứu thực nghiệm và mô phỏng số ảnh hưởng của ứng suất nén đến hệ số khuếch tán ion clo của bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu keramzit" trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm và mô hình lưới dự báo ảnh hưởng của ứng suất nén đến sự gia tăng của hệ số khuếch tán ion clo của bê tông sử dụng cốt liệu nhẹ keramzit. Kết quả cho thấy mô hình số phù hợp với kết quả thí nghiệm cho các mẫu thí nghiệm bê tông nhẹ chịu tác dụng của ứng suất nén thay đổi từ 0% - 75% ứng suất phá hoại, từ đó dự báo chính xác hệ số khuếch tán ion clo. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu thực nghiệm và mô phỏng số ảnh hưởng của ứng suất nén đến hệ số khuếch tán ion clo của bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu keramzit
- . 385 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VÀ MÔ PHỎNG SỐ ẢNH HƢỞNG CỦA ỨNG SUẤT NÉN ĐẾN HỆ SỐ KHUẾCH TÁN ION CLO CỦA BÊ TÔNG NHẸ SỬ DỤNG CỐT LIỆU KERAMZIT Thái Khắc Chiến1,*, Phạm Đức Thọ 2 1 Trường Đại học Giao thông vận tải 2 Trường Đại học Mỏ - Địa chất Tóm tắt Bê tông cốt liệu nhẹ được sử dụng ngày càng phổ biến. Ưu điểm của nó là làm giảm trọng lượng bản thân của kết cấu bê tông cốt thép và nhờ đó có thể tăng khẩu độ của kết cấu. Trong quá trình sử dụng, dưới tác dụng của ứng suất nén sẽ làm xuất hiện các vết nứt vi mô và thông qua các vết nứt này các tác nhân từ môi trường sẽ đẩy nhanh tốc độ hư hỏng và suy thoái cho kết cấu bê tông cốt thép nói chung và kết cấu sử dụng bê tông nhẹ nói riêng. Báo cáo sẽ trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm và mô hình lưới dự báo ảnh hưởng của ứng suất nén đến sự gia tăng của hệ số khuếch tán ion clo của bê tông sử dụng cốt liệu nhẹ keramzit. Kết quả cho thấy mô hình số phù hợp với kết quả thí nghiệm cho các mẫu thí nghiệm bê tông nhẹ chịu tác dụng của ứng suất nén thay đổi từ 0% - 75% ứng suất phá hoại, từ đó dự báo chính xác hệ số khuếch tán ion clo. Đây là hệ số quan trọng trong công tác đánh giá tuổi thọ của kết cấu bê tông cốt thép trong môi trường biển. Từ khóa: Mô hình lưới; bê tông nhẹ; hệ số khuếch tán ion clo; ứng suất nén; dự báo. 1. Đặt vấn đề Ăn mòn do nước biển đối với các công trình bê tông cốt thép là vấn đề luôn được các nhà khoa học quan tâm. Ion Cl- xâm nhập vào bê tông và gây ra ăn mòn cho cốt thép trong bê tông dẫn tới làm giảm độ bền và khả năng chịu lực của kết cấu. Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ xâm nhập của ion clo vào bê tông thường được nghiên cứu là đặc trưng cơ lý của bê tông ví dụ cấu trúc của đá xi măng hoặc cấu trúc của cốt liệu. Tốc độ khuếch tán ion clo quyết định thời gian xâm nhập qua lớp bê tông bảo vệ và từ đó quyết định đến tuổi thọ sử dụng của kết cấu bê tông cốt thép. Một thông số bên ngoài cũng ảnh hưởng đến sự xuất hiện vết nứt vi mô trong bê tông và từ đó đẩy nhanh sự xâm nhập ion clo qua các vết nứt là ứng suất khai thác. Nếu ứng suất trong bê tông vượt quá khả năng chịu lực của vật liệu sẽ xuất hiện các vết nứt vi mô. Số lượng vết nứt và đường kính vết nứt càng lớn thì hệ số khuếch tán ion clo vào bê tông càng tăng. Trước đây các nghiên cứu về tốc độ xâm nhập ion clo thường được triển khai trên bê tông nặng thông thường nhưng hiện nay, bê tông cốt liệu nhẹ càng ngày càng được sử dụng rộng rãi. Ứng xử của loại bê tông này dưới tác dụng của ứng suất nén đã và đang được nghiên cứu ngày càng nhiều. Nghiên cứu tác động của ứng suất nén đến sự xuất hiện vết nứt cũng như sự thay đổi hệ số khuếch tán ion clo đã và đang được nghiên cứu bởi nhiều tác giả: Junie Wang, 2016; Saito và Ishimori, 1995; Samaha và Hover,1992; Tegguer và nnk., 2013. Tuổi thọ của kết cấu bê tông cốt thép được xác định dựa vào thời gian khởi đầu ăn mòn (ion clo khuếch tán vào bê tông và đạt nồng độ tới hạn trên bề mặt cốt thép) và thời gian lan * Ngày nhận bài: 27/02/2022; Ngày phản biện: 30/3/2022; Ngày chấp nhận đăng: 10/4/2022 * Tác giả liên hệ: Email: khacchien.thai@utc.edu.vn
- 386 truyền ăn mòn (lớp bảo vệ thụ động trên bề mặt thép bị phá hủy, các sản phẩm gỉ nở thể tích và phá vỡ lớp bê tông bảo vệ và làm giảm diện tích chịu lực). Dự báo tuổi thọ của kết cấu bê tông cốt thép theo tiêu chí ăn mòn cốt thép được xây dựng từ phương trình tính toán nồng độ ion Cl- trên bề mặt cốt thép được các tác giả đề xuất bằng phương pháp gần đúng trong đó có sử dụng hàm sai số (erf) (Tuutti, 1982), có dạng: C x (1) 1 erf CS 2 D(t )t với, C, Cs là nồng độ ion Cl- tại chiều sâu x ; và trên bề mặt bê tông, C và D(t) phụ thuộc vào thời gian t. Việc xác định chính xác hệ số khuếch tán ion Cl- có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán thời gian khởi đầu ăn mòn của cốt thép, tương ứng với thời điểm nồng độ ion Cl- trên bề mặt cốt thép đạt tới trạng thái giới hạn C = Ccr. Hệ số khuếch tán D(t) phụ thuộc vào nhiều yếu tố và việc xác định nó rất khó khăn, đặc biệt là sự thay đổi đặc tính bê tông theo thời gian cũng như sự xuất hiện các vết nứt vi mô do ứng suất. Các mô hình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm mô tả ứng xử cơ học của bê tông và mối liên quan tới hệ số khuếch tán đã được nhiều tác giả đưa ra nhưng chưa có sự thống nhất bởi có nhiều mô hình thí nghiệm cũng như nhiều biện pháp xác định hệ số khuếch tán cụ thể là biện pháp gia tải, hình dạng và kích thước mẫu thí nghiệm (Junie Wang, 2016; Saito và Ishimori, 1995; Samaha và Hover,1992). Sự thay đổi hệ số khuếch tán theo cấp ứng suất dựa trên kết quả thí nghiệm đã được một số tác giả đề cập (Garboczi, 1990; Hồ Xuân Ba và nnk., 2018). Nghiên cứu tác động đồng thời của ứng suất nén đến độ thấm ion clo đã được nhóm tác giả nghiên cứu trước đây trên mẫu thí nghiệm là bê tông nặng (Junie Wang, 2016). Trong nghiên cứu này sẽ trình bày kết quả thí nghiệm đối với bê tông cốt liệu nhẹ sử dụng cốt liệu keramzit và đánh giá ảnh hưởng của ứng suất đến hệ số khuếch tán dựa vào hàm số độ mở rộng vết nứt. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Thí nghiệm thấm ion Cl - trên mẫu bê tông nhẹ chịu nén Các mẫu bê tông nhẹ dùng để đo độ thấm nhanh ion clo được chuẩn bị theo tiêu chuẩn ASTM C1202 (ASTM C1202-19, 2019), hoặc TCVN 9337-2012 (TCVN 9337-2012). Mẫu hình trụ tròn có kích thước dxh = 100x50mm được cắt ra từ mẫu có kích thước dxh = 100x200mm. Mỗi mẫu trụ 100x200mm chỉ cắt ra 2 mẫu 100x50mm ở phần tâm để tránh sự thay đổi tính chất bê tông nhẹ ở phần trên đỉnh và dưới đáy nhằm làm tăng độ chụm cho kết quả thí nghiệm. Mẫu sau khi cắt được để khô sau đó bôi keo epoxy xung quanh để đảm bảo cho sự khuếch tán ion clo theo 1 chiều. Bê tông nhẹ được thiết kế thành phần đạt cấp cường độ C30 trên mẫu trụ dxh = 150x300mm theo tiêu chuẩn ASTM C39 (ASTM C39/C39M-20, 2020) và được trình bày trong bảng1. Chín mẫu trụ dxh = 100x50mm được hút chân không trong bình kín chứa nước trong 24h nhằm tạo ra độ bão hòa nước rồi lấy từng mẫu lau khô bề mặt và lắp vào khung thép, xiết bu lông cho đến khi mẫu bị phá hoại. Lực phá hoại được tạo ra bởi lực xiết bu lông và được xác định bằng đồng hồ đo lực (Load cell) (hình 1). Ghi lại giá trị của lực phá hoại và tính toán giá trị lực phá hoại trung bình.
- . 387 Hình 1. Lắp mẫu vào khung thép và tạo lực nén Hình 2. Lắp buồng đựng dung dịch lên mẫu trên khung thép Bảng 1. Thành phần cấp phối của bê tông nhẹ C30 Xi măng Muội Cát (kg) Keramzit Nước Siêu dẻo kg silic (kg) (kg) (kg) (lít) 525 70 800 250 140 6.0 Từ giá trị lực phá hoại trung bình tính toán các lực xiết tương ứng với các mức 0%; 15%; 30%; 45%; 60%; 70% tương ứng với lực phá hoại. Tại mỗi mức ứng suất sẽ tiến hành thí nghiệm 3 mẫu thấm nhanh clorua. Quy trình thí nghiệm gồm: lắp mẫu lên khung; xiết bulông tạo lực nén đến các mức như đã tính toán; lắp buồng đựng dung dịch NaCl và NaOH; giữ lực và tiến hành đo độ thấm ion clo trong 6 giờ đồng hồ; ghi lại độ thấm ion clo; tháo buồng đựng dung dịch; xiết mẫu cho tới khi mẫu bị phá hoại; ghi lại lực phá hoại và tính toán lại tỷ số giữa lực xiết/lực phá hoại; lập bảng số liệu rồi vẽ đồ thị mô tả kết quả. Sơ đồ thí nghiệm được trình bày trong hình 2. Các thí nghiệm được thực hiện tại Phòng Thí nghiệm Vật liệu Xây dựng của Trường Đại học Giao thông vận tải. Kết quả thí nghiệm đo độ thấm nhanh trung bình theo điện lượng (culông) của bê tông nhẹ C30 có kết quả biến động từ 624 culông đến 891 culông khi ứng suất nén biến động từ 0% ~ 75% (hình 3). Các giá trị ứng suất tính toán biến động quanh các mức ứng suất dự kiến. Theo tiêu chuẩn TCVN 9337-2012 nếu điện lượng truyền qua mẫu đạt 1000-2000 culông thì mức độ thấm ion clo thuộc nhóm “thấp”, nếu điện lượng đạt 100-1000 thì mức độ thấm ion clo thuộc nhóm “rất thấp”, nếu điện lượng nhỏ hơn 100 culông thì mức độ thấm ion clo thuộc nhóm “không đáng kể”. Độ thấm nhanh của tất cả các mẫu thí nghiệm đều nằm dưới 1000 culông do đó đều thuộc nhóm độ thấm thấp, chứng tỏ bê tông cốt liệu keramzit có khả năng chống thấm clorua tốt (do cốt liệu keramzit có nhiều lỗ rỗng kín với lớp vỏ silicat bao bọc và vữa xi măng có chất lượng cao do có tỷ lệ N/X thấp, có dùng phụ gia siêu dẻo và muội silic. Khi thiết kế thành phần bê tông nhẹ keramzit chịu lực, các thiết kế và thử nghiệm tại Việt Nam đã được nhóm tác giả trình bày và giải thích trong các bài báo trước (Samaha và Hover, 1992) cho thấy cần sử dụng hàm lượng xi măng khoảng 500 - 530kg/m3 bê tông và khả năng chống thấm ion clo của bê tông tốt. Từ kết quả thí nghiệm điện lượng (Q), hệ số khuếch tán (D) được tính theo công thức D = 0,4+0,002×Q(10-12m2/s) (Olek và nnk, 2002) và được biểu diễn trên hình 4. Có thể thấy rằng khi ứng suất từ 0% - 20% thì hệ số khuếch tán ion clo giảm với mức giảm trung bình khoảng
- 388 10% so với giá trị tại ứng suất = 0. Có thể nói trong giai đoạn này, ứng suất nén không mở rộng vết nứt mà thậm chí còn làm giảm kích thước của các lỗ rỗng và các vết nứt vi mô trong bê tông. Khi ứng suất nén tăng dần thì hệ số khuếch tán cũng tăng dần với mức tăng khá tuyến tính tỷ lệ thuận với mức độ mở rộng vết nứt trong bê tông. Khi ứng suất đạt giá trị lớn nhất khoảng 70% - 75% ứng suất phá hoại thì hệ số khuếch tán tăng khoảng 35% - 40%. 1000 y = 6538.6x4 - 11855x3 + 7960.1x2 - 1638.4x + 627.24 900 R² = 0.9436 Độ thấm clorua C (Coulombs) 800 700 600 500 400 0 0.1 0.2 0.3 Mức độ thấm: Rất thấp 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 max Hình 3. Độ thấm ion clo theo ứng suất nén trong bê tông 2.4 1.5 Hệ số khuếch tán D (10-12m2/s) Hệ số khuếch tán D (10-12m2/s) 2.2 1.4 1.3 2.0 1.2 1.8 1.1 1.6 1.0 0.9 1.4 0.8 y = 13.07x4 - 23.71x3 + 15.92x2 - 3.27x + y = 7.93x4 - 14.38x3 + 9.65x2 - 1.98x + 1.00 1.2 1.65 , R² = 0.94 0.7 R² = 0.95 1.0 0.6 0 0.2 0.4 0.6 0.8 0 0.2 0.4 0.6 0.8 max max a) b) Hình 4. Kết quả thí nghiệm hệ số khuếch tán ion clo theo ứng suất nén trong bê tông a) Hệ số khuếch tán; b: Tỷ số hệ số khuếch tán theo ứng suất/hệ số khuếch tán ban đầu ( = 0) 2.2. Mô hình khuếch tán ion Cl- và cơ học 2.2.4. Mô hình khuếch tán ion Cl- trong bê tông cốt liệu nhẹ Khuếch tán là quá trình một chất lỏng, khí hoặc ion có thể chuyển qua bê tông dưới ảnh hưởng của gradient nồng độ. Sự truyền khối lượng là kết quả của chuyển động ngẫu nhiên của các phân tử hoặc các ion tự do trong lỗ rỗng. Đối với kết cấu bê tông cốt thép môi trường biển, sự khuếch tán ion Cl- được mô tả thông qua Định luật thứ 2 của Fick (Fick, 1855), trong trường
- . 389 hợp bài toán khuếch tán một chiều ở trạng thái không ổn định, phương trình vi phân như sau: C D pt C C pt f (2) t Trong đó Dpt là ma trận khuếch tán của phần tử, Cpt là ma trận dung lượng của phần tử, t là thời gian, f là nguồn nồng độ ion Cl- bên ngoài vật liệu (% khối lượng bê tông). h h l pt 1 1 pt pt 2 1 D pt D t 1 ; C pt 1 (3) l pt 1 12 2 Với hpt là chiều dài phần tử cơ học (cạnh đa giác Delaunay), lpt là chiều dài của phần tử dạng ống (cạnh đa giác Voronoi) (Hình 5), Dt là hệ số khuếch tán của phần tử. Dưới tác dụng của ứng suất, nứt có thể xuất hiện trong kết cấu bê tông cốt thép, độ mở rộng vết nứt có vai trò làm tăng hệ số khuếch tán, vì vậy, hệ số khuếch tán được xác định như sau: Dt Dbd Dnut (4) Ở đây Dbd là hệ số khuếch tán ban đầu của vật liệu khi chưa xuất hiện nứt và Dnut là sự gia tăng hệ số khuếch tán do xuất hiện vi khe nứt khi ứng suất nén vượt qua giới hạn đàn hồi của bê tông. Đối với bê tông nhẹ, sự gia tăng hệ số khuếch tán do ứng suất có thể sử dụng mối quan hệ giữa hệ số khuếch tán và độ mở rộng vết nứt được đề xuất bởi Branko và nnk., 2013, phụ thuộc vào độ mở rộng khe nứt w : { (5) vc C v1 uc 1 ec v2 2 1 u1 hpt u2 2 Cl1 Cl2 3 4 lpt a) b) Hình 5. a) Sơ đồ Voronoï và Tam giác Delaunay; b) Phần tử cơ học 2.2.1. Mô hình lưới cơ học Các phần tử cơ học dạng dầm được đặt trên các cạnh của tam giác Delaunay có chiều dài hpt. Mỗi điểm của phần tử cơ học có 3 bậc tự do, gồm có hai chuyển vị u và v, và góc xoay ϕ. Những chuyển vị và góc quay này cho phép xác định bước nhảy tại trung điểm C của phần tử mặt cắt ngang trung tuyến (hình 5). Tại trung điểm C của mặt cắt ngang, chuyển vị không liên tục được xác định như sau:
- 390 uc Bue (6) Trong đó: ue u1 , v1 , 1 , u2 , v2 , 2 T ; u u , v c c c T (7) 1 0 ec 1 0 ec B (8) 0 1 he / 2 0 1 he / 2 hpt - là chiều dài của phần tử ec - là độ lệch tâm. Chuyển vị uc được thay thế bằng biến dạng uc / hpt ( n , s , ) , ở đây he là chiều dài của phần tử lưới cơ học. Ma trận độ cứng của phần tử lưới được xác định bởi: A T K B De B (9) hpt Với De - là ma trận độ cứng đàn hồi, A - là diện tích mặt cắt ngang được tạo bởi hai cạnh Voronoi và cạnh đa giác Delaunay cắt nhau. Trong trường hợp mô hình phá hủy đẳng hướng, mối quan hệ giữa biến dạng và ứng suất được xác định bởi TCVN 9337, 2012. Sự phát triển của phá hủy được kiểm soát bởi đường biểu diễn ứng suất - độ mở rộng vết nứt, chính vì vậy mà ứng xử cơ học không phụ thuộc vào chiều dài của phần tử lưới lattice. Mối quan hệ giữa ứng suất và biến dạng được biểu diễn như sau: (1 ) De (1 ) (10) Ở đây là hệ số phá hủy, ( , ) ,( ̅ ̅ lần lượt là ứng suất pháp và cắt, ma trận độ n s T cứng đàn hồi De được xác định như sau: E 0 De (11) 0 E Trong đó E và γ là các thông số của mô hình, kiểm soát mô đun Young và hệ số Poisson của vật liệu. Trong trường hợp ứng suất phẳng, và lưới lattice đều, hệ số Poisson ν được xác định như sau: 1 (12) 3 3. Dự báo sự gia tăng hệ số khuếch tán của kết cấu khi chịu nén Hình học và điều kiện ban đầu: Trong mô hình 2D, mẫu bê tông có kích thước 100x50mm. Miền nghiên cứu sau đó được rời rạc thành các Voronoi trên đó các cạnh được xem như các ống dẫn cho phép vận chuyển ion Cl- từ môi trường bên ngoài vào trong bê tông với giả thiết ban đầu nồng độ ion Cl- bằng không, C ( x , t 0) 0 (Hình 6). Điều kiện biên: - Đối với bài toán khuếch tán ion Cl- : Nồng độ ion Cl- trên bề mặt bê tông Cl- không đổi (Cl- = Cl-1) , hàm lượng ion trên các mặt còn lại bằng 0 (qn = 0), được xem như không có sự trao đổi ion Cl- với môi trường, do có sự chênh lệch nồng độ, ion Cl- sẽ khuếch tán từ mặt bên trái vào trong bê tông do chênh lệch nồng độ (hình 6).
- . 391 - Đối với bài toán cơ học: Mặt dưới của mẫu bê tông được giữ cố định (Dy = 0) tại tất cả các điểm và riêng tại điểm đầu tiên, bên trái của mặt dưới được giữ Dx = 0 (hình 6). Các thông số của mô hình được trình bày trong bảng 2. qn=0 100 mm qn=0 Cl1 50 mm qn=0 Hình 6. Mô hình 2D cho bài toán khuếch tán ion Cl- dưới ứng suất nén Bảng 2. Các thông số của mô hình E γ (-) ft fs fc Gfc Dc (GPa) (MPa) (MPa) (MPa) (J/m2) (m2/s) C30 32 0.33 2.5 5.0 30 5x105 1.6 x 10-12 (E là mô đun đàn hồi; γ là thông số mô hình; ft là cường độ chịu kéo; fs là cường độ chịu cắt; fc là cường độ chịu nén đặc trưng; Gfc là năng lượng phá hủy khi nén, Dc là hệ số khuếch tán ion clo). Mô hình lưới Hệ số khuếch tán (x10-12 m2/s) Thực nghiệm Hình 7. Hệ số khuếch tán theo cấp ứng suất Hình 7 giới thiệu kết quả mô phỏng và thực nghiệm sự thay đổi hệ số khuếch tán theo các cấp tải trọng. Có thể nhận thấy sự thay đổi hệ số khuếch tán trải qua ba giai đoạn phát triển. Giai
- 392 đoạn đầu, khi cấp ứng suất nhỏ hơn 40% ứng với giai đoạn đàn hồi, hệ số khuếch tán gần như không đổi, trên thực tế, trong giai đoạn này hệ số khuếch tán giảm do các lỗ rỗng bị lèn chặt lại, vì thế mà giảm độ rỗng của bê tông. Giai đoạn 2, khi ứng suất vượt qua giới hạn đàn hồi, lúc này trong bê tông đã xuất hiện vi khe nứt ứng với sự tăng nhẹ của hệ số khuếch tán. Cuối cùng là giai đoạn 3, khi cấp ứng suất lớn hơn 70% trong giai đoạn này các vết nứt lớn đã xuất hiện và dẫn đến phá hoại hệ số khuếch tán tăng nhanh. Kết quả mô phỏng dự báo ở cuối giai đoạn 3, tương ứng 100%max hệ số khuếch tán tăng nhanh, D = 5x10-12(m2/s) gấp khoảng 3 lần giá trị ban đầu. Nhìn chung kết quả mô phỏng khá phù hợp với thực nghiệm và cho phép dự báo hệ số khuếch tán ở các cấp ứng suất khác nhau. 4. Kết luận Trong bài báo, các tác giả đã sử dụng phương pháp mô hình lưới để mô phỏng sự thay đổi hệ số khuếch tán ion Cl- trong bê tông nhẹ khi chịu nén theo các cấp ứng suất khác nhau. Kết quả thực nghiệm cho thấy quá trình thay đổi hệ số khuếch tán theo các cấp ứng suất khác nhau, đặc biệt cho giai đoạn đầu, hệ số khuếch tán giảm khi cấp ứng suất nhỏ hơn 40%, đây được xem là hiệu ứng có lợi đối với kết cấu bê tông ứng suất trước. Kết quả mô phỏng đã được so sánh với các kết quả thực nghiệm cho thấy sự trùng khớp và cho phép dự báo hệ số khuếch tán ở các cấp ứng suất khác nhau. Kết quả của bài báo có thể tiếp tục được phát triển để dự báo tuổi thọ của các kết cấu khi chịu tác động của ion Cl- khi sử dụng các loại bê tông xi măng tiên tiến. Tài liệu tham khảo ASTM C1202-19, 2019. Standard Test Method for Electrical Indication of Concrete‟s Ability to Resist Chloride Ion Penetration. American Society for Testing and Materials. ASTM C39/C39M-20, 2020. Standard Test Method for Compressive Strength of Cylindrical Concrete Specimens. American Society for Testing and Materials. Bhargava, A. and Banthia, N., 2008. Permeability of concrete with fiber reinforcement and service life predictions. Materials and Structures, 41, pp.363-372. Branko Šavija et al, 2013. Lattice modeling of chloride diffusion in sound and cracked concrete, Ciment & Concrete Composites, 42, 30-40. Fick, A. E., 1855. Poggendorff‟s Annalen der Physik. Garboczi, J., 1990. Permeability, diffusivity and microstructural parameters: a critical review. Cementand Concrete Research, 20(4), pp 590-601. Hồ Xuân Ba và nnk, 2018. nh hưởng của ứng suất nén đến độ thấm clorua của bê tông; quan hệ giữa ứng suất nén và độ thấm clorua của bê tông. Tạp chí Khoa Học Giao Thông Vận Tải Số 62. Junie Wang a, 2016. Influence of service loading and the resulting micro-cracks on chloride resistance of concrete. Construction and Building Materials 108, pp 56-66. Lê Quang Vũ và nnk, 2018. Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của lịch sử chịu tải nén đến độ thấm clorua của bê tông sử dụng cốt liệu nhẹ. Tạp chí Khoa Học Giao Thông Vận Tải: Số 61. Olek. J et al, 2002. Performance - Related Specifications of Concrete Bridge Superstructures, Joint Transportation Research Program.
- . 393 Saito, M and Ishimori, H, 1995. Chloride permeability of concrete under static and repeated compressive loadings, Cement Concrete Research, vol. 25, pp. 803-808. Samaha, H. R and Hover, K.C., 1992. Influence of microcracking on the mass transport properties of concrete, ACI Materials Journal, vol. 89, pp. 416-424. Tegguer et al, 2013. Effect of uniaxial compressive loading on gas permeability and chloride diffusion coefficient of concrete and their relationship. Cement and Concrete research, pp 131-139. Tuutti K., 1982. Corrosion of steel in concrete. Swedish Cement and Concrete Research Institute, Ed., Stockholm. TCVN 9337:2012. Bê tông nặng - Xác định độ thấm ion clo bằng phương pháp đo điện lượng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các thiết kế nghiên cứu
7 p | 182 | 19
-
Phân tích thống kê trong nghiên cứu thực nghiệm lâm nghiệp – quản lý tài nguyên rừng – môi trường
75 p | 135 | 18
-
Nghiên cứu thực nghiệm xử lý nước thải làng nghề sản xuất miến Cự Đà bằng bãi lọc trồng cây
3 p | 18 | 5
-
Nghiên cứu phát triển hệ thống quản trị trang bị phục vụ cho cứu hộ cứu nạn dựa vào công nghệ WebGIS mã nguồn mở
7 p | 12 | 4
-
Nghiên cứu chế tạo hệ xúc tác Zn,P/Al2O3 để etyl este hóa một số mỡ động vật và đánh giá thành phần axit béo không thay thế bằng GCMS
6 p | 47 | 4
-
Một nghiên cứu thực nghiệm về các khó khăn liên quan đến việc học khái niệm tập mở, tập đóng trong không gian mêtric
12 p | 89 | 3
-
Nghiên cứu thử nghiệm dự báo khí hậu từ mô hình CFSV2 bằng phương pháp downscaling thống kê: Trường hợp dự báo cho tháng 6 thời kỳ 1982-2010
8 p | 50 | 3
-
Nghiên cứu, thực nghiệm so sánh các phương pháp mô hình hóa địa hình
12 p | 46 | 3
-
Nghiên cứu thực nghiệm xả lũ thi công qua đập đá đổ đang thi công công trình thủy điện Tuyên Quang
6 p | 33 | 3
-
Nghiên cứu thực nghiệm và động học quá trình khử oxit nitơ bằng công nghệ đốt cháy lại
5 p | 12 | 2
-
Nghiên cứu thực nghiệm diễn biến dịch chuyển đá vách và áp lực mỏ trong khu vực lò chợ cơ giới hóa khai thác vỉa dày trung bình dốc thoải và nghiêng tại Công ty than Quang Hanh
5 p | 24 | 2
-
Kết quả nghiên cứu khả năng tháo nước của đập tràn phím piano loại A, D và labyrinth chữ nhật trên mô hình vật lý
7 p | 39 | 2
-
Nghiên cứu thực nghiệm mô hình bơm hướng trục chìm trục ngang tỷ tốc cao (nS = 1715V/PH VÀ 2065V/PH)
6 p | 46 | 2
-
Nghiên cứu thực nghiệm xác định chế độ dòng chảy và tính lưu lượng tháo qua đập tràn thực dụng có tường ngực biên cong
8 p | 57 | 2
-
Nghiên cứu sự phụ thuộc trạng thái ứng suất của các đặc tính biến dạng của cát Hải Phòng và cát Hải Dương
9 p | 87 | 2
-
Nghiên cứu đánh giá nguyên nhân sự cố xói ngầm ở cống Cẩm Đình - Hà Nội
8 p | 7 | 2
-
Một số nghiên cứu thực nghiệm bước đầu về hiệu quả giảm sóng của đê phá sóng dạng mềm và đê phá sóng dạng cứng
6 p | 35 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn