intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu trồng cây cà chua trong nhà màng Polyethylen chuyển hóa ánh sáng chứa phức chất (Phen) 2 EU1-x Yx (NO3)3 được nghiên cứu chế tạo tại Việt Nam trong vụ đông xuân 2009-2010 ở Quảng Bình

Chia sẻ: Lâm Đức Duy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

75
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu trồng cây cà chua trong nhà màng Polyethylen chuyển hóa ánh sáng chứa phức chất (Phen) 2 EU1-x Yx (NO3)3 được nghiên cứu chế tạo tại Việt Nam trong vụ đông xuân 2009-2010 ở Quảng Bình trình bày: Kết quả thu được đối với cây cà chua trồng trong nhà màng chuyển hoá ánh sáng tốt hơn cây cà chua trồng đối chứng. Đặc biệt thời gian sinh trưởng và phát triển cây cà chua được rút ngắn, khả năng chóng chịu sâu bệnh tốt,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu trồng cây cà chua trong nhà màng Polyethylen chuyển hóa ánh sáng chứa phức chất (Phen) 2 EU1-x Yx (NO3)3 được nghiên cứu chế tạo tại Việt Nam trong vụ đông xuân 2009-2010 ở Quảng Bình

NGHIÊN CỨU TRỒNG CÂY CÀ CHUA TRONG NHÀ MÀNG<br /> POLYETHYLEN CHUYỂN HÓA ÁNH SÁNG CHỨA PHỨC CHẤT<br /> (PHEN)2EU1-XYX(NO3)3 ĐƯỢC NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO TẠI VIỆT NAM<br /> TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2009-2010 Ở QUẢNG BÌNH<br /> NGUYỄN ĐỨC VƯỢNG,<br /> TRƯƠNG THỊ HOÀNG HÀ - LÊ MINH THẮNG<br /> Trường Đại học Quảng Bình<br /> NGUYỄN TRỌNG HÙNG<br /> Viện Công nghệ Xạ Hiếm - Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam<br /> Tóm tắt: Nghiên cứu trồng cây cà chua trong nhà màng polyethylen chứa<br /> phức chất (phen)2Eu1-xYx(NO3)3 được chế tạo tại Việt Nam trong vụ đông<br /> xuân 2009-2010 ở Quảng Bình. Kết quả thu được đối với cây cà chua trồng<br /> trong nhà màng chuyển hoá ánh sáng tốt hơn cây cà chua trồng đối chứng.<br /> Đặc biệt thời gian sinh trưởng và phát triển cây cà chua được rút ngắn, khả<br /> năng chóng chịu sâu bệnh tốt, phẩm chất của quả cà chua như hàm lượng<br /> vitamin C, hàm lượng đường tổng số, độ brix, độ dày thịt của quả đều tốt<br /> hơn cây cà chua đối chứng.<br /> <br /> 1. GIỚI THIỆU<br /> Trồng cây trong nhà màng là một giải pháp tăng năng suất cây trồng cũng như chất<br /> lượng sản phẩm. Hiện nay, màng polyethylen (PE) có tính chất chuyển hoá ánh sáng<br /> đang được sử dụng làm mái che nhà màng ở các nước có nền nông nghiệp phát triển,<br /> điển hình là Ixraen [1], [2]. Màng chuyển hoá ánh sáng có phức chất (phụ gia) chuyển<br /> hoá ánh sáng phân tán đều trong màng này. Chất phụ gia chuyển hóa ánh sáng là phức<br /> chất của RE (nguyên tố đất hiếm), ví dụ như: phức của RE với phenanthroline (phen),<br /> với các dẫn xuất của β-Diketones, hoặc các oxit và hỗn hợp các oxit đất hiếm ở kích<br /> thước nano [1], [2]. Tính chất quan trọng nhất của phức chất RE với các cấu tử hữu cơ<br /> này là khả năng chuyển hoá ánh sáng có bước sóng ở vùng tử ngoại trung bình không<br /> thuận lợi cho sự quang hợp của cây trồng sang vùng đỏ rất thuận lợi cho sự quang hợp<br /> của cây trồng. Một số nghiên cứu cho thấy khi bị kích thích bằng nguồn bức xạ có bước<br /> sóng 3.660A0 (thuộc vùng tử ngoại trung bình) thì những phức Eu sẽ phát ra những<br /> nguồn bức xạ có bước sóng từ 5.790 đến 6.300A0 [1], [2, [3].<br /> Các cuộc thử nghiệm trong nông nghiệp cho thấy màng chuyển hoá ánh sáng đã kích<br /> thích tăng trưởng và tăng năng suất cây trồng từ 10-90%. Nó đảm bảo sản xuất sạch vì<br /> không đưa tác nhân hoá học hay sinh học vào quá trình sản xuất. Màng này hiện nay<br /> được dùng nhiều trong thực tế sản xuất [1].<br /> Ở Việt Nam, đã có một số địa phương (Đà Lạt và Sapa) nhập khẩu công nghệ trồng rau<br /> quả sạch và hoa trong nhà màng sử dụng màng PE chuyển hóa ánh sáng. Một số kết quả<br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 04(20)/2011: tr. 34-42<br /> <br /> NGHIÊN CỨU TRỒNG CÂY CÀ CHUA TRONG NHÀ MÀNG POLYETHYLEN...<br /> <br /> 35<br /> <br /> tăng năng suất cụ thể là: cà chua 30-70%, dưa chuột: 15-50%, bắp cải 20-42%, xà lách<br /> 46%, dưa hấu 20-60%, hoa 30%, ớt quả 30-80%. Để chủ động trong công nghệ trồng<br /> rau sạch, đáp ứng tính cấp thiết và nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm sạch, trong<br /> nghiên cứu này chúng tôi báo cáo các kết quả nghiên cứu trồng cây cà chua, một loại<br /> quả có giá trị dinh dưỡng và được ưa chuộng trên thị trường, tại Quảng Bình trong nhà<br /> màng sử dụng màng chuyển hóa ánh sáng được chế tạo tại Việt Nam.<br /> 2. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM<br /> Phương pháp tổng hợp phức chất chuyển hóa ánh sáng và chế tạo màng chuyển hóa ánh<br /> sáng đã được chỉ rõ trong tài liệu [3], [4]. Giống cà chua TN52, có nguồn gốc từ Ấn Độ,<br /> do Công ty TNHH Hạt giống Trang Nông phân phối, có năng suất trung bình 30–33<br /> tấn/ha, thời gian sinh trưởng trung bình: 130-140 ngày.<br /> Các thí nghiệm bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCB) bao gồm 3 công thức,<br /> 3 lần nhắc lại:<br /> + Công thức 1: Sử dụng màng PE chuyển hóa ánh sáng chứa phức chất (phen)2Eu1xYx(NO3)3.<br /> + Công thức 2: Sử dụng màng PE trong suốt bình thường.<br /> + Công thức 3: Không sử dụng màng PE, đây là công thức đối chứng.<br /> Bố trí thí nghiệm được tiến hành theo Tiêu chuẩn ngành 10TCN 219:2006 – Ban hành<br /> kèm theo quyết định số 1698QĐ/BNN-KHCN, ngày 12 tháng 06 năm 2006 của Bộ<br /> trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.<br /> Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi, bao gồm: các giai đoạn phát dục, các chỉ<br /> tiêu sinh trưởng, khả năng chống chịu sâu bệnh (bệnh mốc sương – Phytopthora<br /> infestans Debary, bệnh héo xanh vi khuẩn – Ralstonia solanacerum Smith, bệnh vi rút),<br /> các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, các chỉ tiêu về quả và phẩm chất quả.<br /> 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> 3.1. Ảnh hưởng của màng chuyển hóa ánh sáng đến các giai đoạn sinh trưởng và<br /> phát triển của cây cà chua<br /> Qua quá trình theo dõi các giai đoạn sinh trưởng cây cà chua ở các công thức thí<br /> nghiệm, chúng tôi thu được kết quả ghi ở bảng 1.<br /> Bảng 1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây cà chua<br /> Đơn vị tính: ngày<br /> Công<br /> thức<br /> I<br /> II<br /> III<br /> <br /> Tuổi cây<br /> con<br /> 25<br /> 25<br /> 25<br /> <br /> Từ trồng đến...<br /> Ra hoa<br /> Quả chín<br /> 29<br /> 82<br /> 31<br /> 87<br /> 37<br /> 85<br /> <br /> Thời gian<br /> thu quả<br /> 35<br /> 39<br /> 38<br /> <br /> Tổng thời gian<br /> sinh trưởng<br /> 142 (29/3/2009)<br /> 151 (7/4/2009)<br /> 148 (4/4/2009)<br /> <br /> 36<br /> <br /> NGUYỄN ĐỨC VƯỢNG và cs.<br /> <br /> Kết quả ở bảng 1 chỉ ra rằng cây cà chua ở các công thức thí nghiệm bắt đầu ra hoa<br /> trong khoảng từ 29-37 ngày. Trong ba công thức thì cây cà chua ở công thức I ra hoa<br /> sớm nhất, sau trồng 29 ngày. Trong giai đoạn từ trồng đến quả chín, cây ở công thức I<br /> ra hoa sớm nhất, đồng thời cũng chín sớm nhất ở 51 ngày sau trồng. Thời gian thu quả<br /> của các công thức dao động trong khoảng 35–39 ngày. Công thức I có thời gian thu quả<br /> ngắn nhất, 35 ngày. Có thể nói màng chuyển hóa ánh sáng đã giúp cây cà chua rút ngắn<br /> được thời gian thu hoạch. Cây cà chua ở công thức I có tổng thời gian sinh trưởng ngắn<br /> nhất: 142 ngày. Như vậy, với tính năng quan trọng là chuyển hóa từ ánh sáng tím thành<br /> ánh sáng đỏ làm tăng hiệu suất quang hợp, màng chuyển hóa ánh sáng có tác dụng thúc<br /> đẩy cây cà chua ra hoa sớm hơn, chín nhanh hơn và tập trung hơn. Kết quả là rút ngắn<br /> tổng thời gian sinh trưởng, phát triển của cây cà chua trồng trong nhà màng này.<br /> 3.2. Ảnh hưởng của màng chuyển hóa ánh sáng đến sự tăng trưởng chiều cao cây<br /> Nguyên tắc xác định chiều cao cây là đo từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng ngọn. Qua nghiên<br /> cứu chúng tôi thu được kết quả được ghi trong bảng 2.<br /> Bảng 2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các công thức<br /> Đơn vị tính: cm<br /> Ngày sau trồng<br /> <br /> Công thức I<br /> <br /> Công thức II<br /> <br /> Công thức III<br /> <br /> LSD 0,05<br /> <br /> 7 (ngày)<br /> 14<br /> 21<br /> 28<br /> 35<br /> 42<br /> 49<br /> 56<br /> 63<br /> 70<br /> 77<br /> 84<br /> 91<br /> 98<br /> 105<br /> 112<br /> Thu hoạch<br /> <br /> 9,33a<br /> 13,43a<br /> 19,30a<br /> 30,80a<br /> 44,33a<br /> 55,90a<br /> 62,83a<br /> 75,34a<br /> 91,83a<br /> 104,69a<br /> 108,53a<br /> 113,31a<br /> 125,14a<br /> 136,48a<br /> 146,86a<br /> 146,93a<br /> 146,93a<br /> <br /> 5,60b<br /> 7,72b<br /> 10,68b<br /> 18,23b<br /> 39,26b<br /> 49,41a<br /> 56,93a<br /> 67,63b<br /> 85,15b<br /> 97,67ab<br /> 100,37b<br /> 102,37b<br /> 112,30b<br /> 122,56b<br /> 127,22b<br /> 127,37b<br /> 127,48b<br /> <br /> 4,87b<br /> 6,83b<br /> 9,82b<br /> 16,73b<br /> 39,70b<br /> 52,50a<br /> 56,86a<br /> 67,12b<br /> 79,96b<br /> 88,79b<br /> 90,79c<br /> 94,25c<br /> 101,71c<br /> 107,42c<br /> 113,50c<br /> 113,96c<br /> 114,13c<br /> <br /> 2,32<br /> 2,27<br /> 5,06<br /> 9,93<br /> 4,47<br /> 9,45<br /> 8,72<br /> 8,10<br /> 5,56<br /> 9,63<br /> 7,68<br /> 6,84<br /> 8,51<br /> 7,67<br /> 5,49<br /> 5,89<br /> 6,10<br /> <br /> Ghi chú: a, b, c là kí hiệu cho các nhóm, trong đó các công thức có cùng kí hiệu không có sự<br /> sai khác tại các mức tin cậy α = 0,05 hay ở xác suất P= 95%<br /> <br /> Qua bảng 2 chúng tôi thấy rằng: trong các thời kỳ 7, 14, 21, 28, 35 ngày sau trồng là<br /> thời gian cây cà chua hoàn thành bén rễ hồi xanh, bước sang thời kỳ sinh trưởng dinh<br /> dưỡng mạnh mẽ. Bộ rễ phát triển mạnh, chiều cao và số lá tăng nhanh. Cây cà chua ở<br /> công thức I có chiều cao hơn hẳn so với công thức II và III. Giữa công thức II và III<br /> <br /> NGHIÊN CỨU TRỒNG CÂY CÀ CHUA TRONG NHÀ MÀNG POLYETHYLEN...<br /> <br /> 37<br /> <br /> không thấy có sự sai khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong các thời kỳ 42, 49<br /> ngày sau trồng, thời gian này cây cà chua bắt đầu ra hoa, đậu quả và phát triển quả.<br /> Giống cà chua Ấn Độ TN52 thuộc kiểu hình ra hoa vô hạn nên song hành với quá trình<br /> phát triển quả ở tầng thấp là quá trình nở hoa, đậu quả và tiếp tục phát triển quả ở các<br /> tầng trên cao. Do tập trung cho quá trình sinh trưởng sinh thực này nên quá trình sinh<br /> trưởng dinh dưỡng bị hạn chế. Chiều cao cây giữa các công thức không thấy có sự sai<br /> khác nhau về mặt thống kê. Thời kỳ 56, 63, 70 ngày sau trồng, cà chua ở công thức I có<br /> chiều cao tăng đáng kể, khác biệt rõ rệt so với công thức II và III. Sang thời kỳ 70 ngày<br /> sau trồng, cây cà chua ở công thức II có sự tăng chiều cao khá mạnh nên sự khác biệt về<br /> chiều cao cây giữa công thức I và công thức II không còn rõ nét, công thức I có chiều<br /> cao cao hơn hẳn so với công thức III. Trong các thời kỳ 77, 84, 91, 98, 105 ngày sau<br /> trồng, cây cà chua ở các công thức chủ yếu phát triển quả, quả chín và cho thu hoạch.<br /> Các chùm hoa ở phía trên vẫn tiếp tục ra nhưng yếu ớt, tỷ lệ đậu quả thấp, hình thành<br /> quả có kích thước nhỏ. Chiều cao cây của công thức III chỉ tăng nhẹ. Trong khi đó,<br /> chiều cao cây của công thức I và II vẫn tiếp tục tăng mạnh nên có sự sai khác rất rõ ràng<br /> có ý nghĩa về mặt thống kê giữa 3 công thức thí nghiệm. Cây cà chua ở công thức I có<br /> chiều cao cao nhất, tiếp đến là công thức II và thấp nhất là công thức III.<br /> Khi xét đến chiều cao cây cuối cùng, chúng ta nhận thấy: chiều cao cây ở công thức III<br /> thấp hơn có ý nghĩa về mặt thống kê so với công thức I và II. Công thức I có chiều cao<br /> cây cuối cùng cao nhất (146,93 cm), tiếp đến là công thức II (127,48 cm). Công thức III<br /> có chiều cao cây cuối cùng thấp nhất (114,13 cm).<br /> 3.3. Ảnh hưởng của màng chuyển hóa ánh sáng đến sự ra lá của cây cà chua<br /> Theo dõi động thái ra lá của cây cà chua ở các công thức chúng tôi nhận thấy: không<br /> thấy có sự khác biệt về số lá/cây giữa các công thức thí nghiệm ở các thời kỳ theo dõi.<br /> Ảnh hưởng của màng chuyển hóa ánh sánh đối với chỉ tiêu này thể hiện không rõ. Như<br /> vậy, chỉ tiêu số lá/cây chủ yếu do đặc tính di truyền của giống quyết định.<br /> Như vậy, cây cà chua trồng trong nhà màng chuyển hóa ánh sáng có chiều cao cây cao<br /> hơn so với công thức đối chứng và công thức có phủ màng PE bình thường nhưng số lá<br /> lại tăng không đáng kể so với công thức đối chứng.<br /> 3.4. Ảnh hưởng của màng chuyển hóa ánh sáng đối với một số loại sâu bệnh hại<br /> chính ở các công thức thí nghiệm<br /> Sâu xanh đục quả, nụ hoa (Heliothis armigera):<br /> Đây là đối tượng phá hoại trên nhiều loài cây trồng. Sâu đục vào nụ hoặc quả non, ăn<br /> rỗng ở bên trong, làm nụ, quả bị rụng hoặc bị thối. Sâu đục đến đâu đùn phân ra đến đó,<br /> một nửa thân sâu thường ở bên ngoài, một nửa nằm trong trái. Khi trái đã già, sâu<br /> thường đục từ cuống xuống và chui vào bên trong ăn phá. Kết quả theo dõi diễn biến<br /> mật độ sâu xanh đục quả trên cây cà chua ở các công thức thí nghiệm được chỉ ra ở<br /> bảng 3.<br /> Bảng 3. Diễn biến mật độ sâu xanh đục quả trên các công thức thí nghiệm<br /> <br /> 38<br /> <br /> NGUYỄN ĐỨC VƯỢNG và cs.<br /> <br /> Đơn vị tính: con/m2<br /> Ngày theo dõi<br /> 13/1/2010<br /> 20/1/2010<br /> 27/1/2010<br /> 3/2/2010<br /> 10/2/2010<br /> 17/2/2010<br /> 24/2/2010<br /> 3/3/2010<br /> 10/3/2010<br /> 17/3/2010<br /> 24/3/2010<br /> <br /> Công thức I<br /> 0,13<br /> 0,20<br /> 0,20<br /> 0,00<br /> 0,00<br /> 0,20<br /> 0,40<br /> 0,47<br /> 0,13<br /> 0,10<br /> 0,07<br /> <br /> Công thức II<br /> 0,00<br /> 0,33<br /> 0,87<br /> 0,07<br /> 0,20<br /> 0,60<br /> 0,73<br /> 1,13<br /> 0,93<br /> 0,70<br /> 0,63<br /> <br /> Công thức III<br /> 0,00<br /> 0,87<br /> 1,07<br /> 0,00<br /> 1,07<br /> 0,80<br /> 1,33<br /> 3,73<br /> 2,60<br /> 1,73<br /> 1,13<br /> <br /> Công thức I xuất hiện sâu xanh đục quả sớm nhất vì do cây hình thành quả sớm nhất.<br /> Công thức II và III bị sâu xanh phá hại muộn hơn, nhưng mật độ cao hơn công thức I ở<br /> các kỳ theo dõi. Vào ngày 3/3/2010 công thức I, II và III có mật độ sâu xanh cao nhất<br /> lần lượt là 0,47; 1,13 và 3,73 con/m2. Qua kết quả nghiên cứu, có thể thấy diễn biến mật<br /> độ sâu xanh của các công thức đều thay đổi theo thời gian. Nhìn chung công thức III có<br /> mật độ sâu xanh cao nhất nhưng lại giảm mạnh vào cuối vụ, trong khi ở công thức I và<br /> II lại chỉ giảm nhẹ.<br /> Bệnh xoăn lá (do virus TYLCV):<br /> Bảng 4. Diễn biến của bệnh xoăn lá trên các công thức thí nghiệm<br /> Đơn vị tính: % cây bị bệnh<br /> Ngày theo dõi<br /> 23/12/2009<br /> 30/12/2010<br /> 6/1/2010<br /> 13/1/2010<br /> 20/1/2010<br /> 27/1/2010<br /> 3/2/2010<br /> 10/2/2010<br /> <br /> Công thức I<br /> 0,00<br /> 0,03<br /> 0,04<br /> 0,00<br /> 0,04<br /> 0,00<br /> 0,00<br /> 0,00<br /> <br /> Công thức II<br /> 0,00<br /> 0,20<br /> 0,00<br /> 0,14<br /> 0,02<br /> 0,00<br /> 0,00<br /> 0,00<br /> <br /> Công thức III<br /> 0,03<br /> 0,00<br /> 0,04<br /> 0,06<br /> 0,17<br /> 0,00<br /> 0,32<br /> 0,00<br /> <br /> Bệnh xoăn lá do virus bắt đầu xuất hiện vào ngày 23/12/2009 ở công thức III. Công<br /> thức I và II bệnh xuất hiện muộn hơn. Trong ba công thức thì công thức I bị hại nhẹ<br /> nhất, công thức III bị hại nặng nhất. Tỷ lệ hại ngày cao điểm 3/2/2010 ở công thức III là<br /> 0,32%. Công thức II bị hại nặng nhất vào ngày 30/12/2009, với tỷ lệ hại 0,20%. Đối với<br /> những cây bị bệnh, sau khi đếm để xác định tỷ lệ bệnh, chúng tôi tiến hành nhổ bỏ để<br /> tránh lây lan sang những cây khác. Vào các kỳ theo dõi sau, tỷ lệ hại của công thức I và<br /> II không đáng kể và dần bằng 0. Công thức III có tỷ lệ hại tăng cao vào kỳ theo dõi<br /> 3/2/2010, tuy nhiên sau đó giảm hẳn. Bệnh xoăn lá do virus không còn tiến triển nữa khi<br /> quả bắt đầu lớn.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2