Nguyễn Công Trứ - một nhà nho tài tử bậc nhất trong lịch sử Việt Nam trung đại_1
lượt xem 18
download
Tham khảo tài liệu 'nguyễn công trứ - một nhà nho tài tử bậc nhất trong lịch sử việt nam trung đại_1', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nguyễn Công Trứ - một nhà nho tài tử bậc nhất trong lịch sử Việt Nam trung đại_1
- Nguyễn Công Trứ - một nhà nho tài tử bậc nhất trong lịch sử Việt Nam trung đại Nguyễn Công Trứ (1778-1859) là một nhân vật lịch sử sống cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX – thời kỳ lịch sử động loạn và cũng phát triển văn hoá vào bậc nhất của lịch sử Việt Nam trung đại. Cuộc đời ông, dù ở mặt nào, “lập công”, “lập đức”, “lập ngôn” (chữ dùng của Lê Thước) ông đều có dấu ấn sâu đậm, lưu lại trong sử sách. Tuy nhiên ấn tượng rõ nét nhất mà ông để lại cho hậu thế là cảm nhận về một nhà nho tài tử thành thật bậc nhất trong lịch sử Việt Nam trung đại. Ở đây, sự “thành thật” của ông đã mang một ý vị khác với khái niệm “thành ý” và “độc thiện” của nhà nho truyền thống, dù về cơ bản ông vẫn là một nhà nho. Nguyễn Công Trứ sinh ra khi những âm vang của thời loạn đã gần dứt. Cha ông là một viên chức nhỏ đã trả nghĩa nhà Lê bằng hành động cần vương chống “giặc” Tây Sơn nhưng bất thành và lui về ẩn dật, từ chối lời mời hợp tác của Tây Sơn. Nguyễn Công Trứ trưởng thành khi nước nhà đã hoàn toàn thống nhất về tay nhà Nguyễn và cái ơn tri ngộ của nhà Lê với gia đình ông vốn quá mỏng nên đã không còn mấy ảnh hưởng.
- Ông thảnh thơi khi mang một hành trang quá khứ nhẹ nhõm để đón hiện tại và hăm hở xây dựng tiền đồ. Cũng giống như bao nhà nho khác, muốn “gặp thời vỗ cánh” để “ra danh” thì ông Hi Văn không thể tránh khỏi cảnh “vào lồng”. Cảm giác “ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” của ông rất gần với cảm giác “Nhất lung thiên địa tàng nhân tiểu” của Nguyễn Hữu Cầu và cảm giác “thử nhân dĩ tác phàn lung vật” của Nguyễn Du. Tuy nhiên cảm giác của Nguyễn Hữu Cầu là một người anh hùng thời loạn đúng nghĩa và cảm giac của Nguyễn Du là của một người quá dư thừa kinh nghiệm về tính không tưởng của học thuyết chính trị Nho giáo. Nguyễn Công Trứ lại khác, là một nhà nho, ông háo hức với sự nghiệp nhưng muốn có sự nghiệp thì phải chịu quân ân, phải vượt Vũ môn, phải cất công đăng hoả, lều chõng khoa trường. Ở Nguyễn Công Trứ không còn sự chiêm nghiệm đầy bi quan của Tố Như bởi với ông quan trọng hơn cả là lẽ xuất xử hành tàng. Tuy nhiên câu thơ “Thôi hãy đợi thời bình trị đã” (Vinh nhục) là một cách làm duyên, và khi ông mơ ước cảnh “Giắt lỏng giang sơn vào nửa túi – Rót nghiêng phong nguyệt rượu lưng bầu” (Hành tàng) cũng không ngoài mục đích đó. Thời đại của ông, xuất thân và lý lịch trích ngang của cá nhân ông không có gì để xui ông làm một nhà nho ở ẩn theo lẽ “xả chi tắc tàng”. Ở Uuy Viễn tướng công có một khát khao kinh bang tế thế, khát khao nhập thế và một tinh thần tự nhiệm: - Đã từng tắm gội ơn mưa móc
- Cũng phải xênh xang hội gió mây (Hội gió mây) - Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông (Đi thi tự vịnh) Các nhà nho trong đó có Nguyễn Công Trứ, hẳn còn rất thấm thía bi kịch mẫu của người sáng lập ra học thuyết Nho giáo – Khổng Tử – nên luôn tự dặn lòng mình “xưa nay xuất xử thường hai lối” (Hội gió mây) và chuẩn bị sẵn một tâm thế sẵn sàng, vui vẻ đón nhận nghịch cảnh của đời sống. Con người nhà nho trong Nguyễn Công Trứ đã đạt được đến sự an bần lạc đạo trong cảnh: Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch, người quân tử ăn chẳng cần no. Đêm năm canh an giấc ngáy kho kho, đời thái bình cửa thường mở ngỏ Đồ chuyên trà ấm đất sứt vòi Cuộc uống rượu be sành chắp cổ (Hàn nho phong vị phú) Đó là bản lĩnh của nhà nho coi trọng sự tu dưỡng đạo đức mà coi khinh các giá trị vật chất trong đời sống thường ngày theo lý tưởng “quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an”. Sự thanh thản, thậm chí hài hước ở hầu hết bài phú và cả khi ông làm thơ “vui với cảnh nghèo”:
- Phím đàn níp sách là nghề cũ Quạt gió đèn trăng ấy của riêng. mà sau này Hoài Thanh trong “Thi nhân Việt Nam” đã đem ra để so sánh với Xuân Diệu – một người đồng quận với ông - đã than thở “Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt – Cơm áo kông đùa với khách thơ”. Là một nhà nho, Nguyễn Công Trứ mang nặng tinh thần tự nhiệm của người nhập thế. Không phải ngẫu nhiên mà những câu thơ như: “Vũ trụ giai ngô phận sự, Vũ trụ nội mạc phi phận sự” xuất hiện rất nhiều trong thơ ông. Tuy nhiên những vần thơ ông viết trong cảnh hàn vi lại là những khẩu hiệu mang đậm tinh thần “tự an ủi” dù cho là “tự an ủi” trong một bài thơ có tiêu đề mang trong nó sự thanh thản của tinh thần đạo lý: Còn trời còn đất còn non nước Có lẽ ta đâu mãi thế này (Quân tử cố cùng) Trong thực tế con người nhà nho ở Nguyễn Công Trứ luôn có một mẫu số chung với các nhà nho khác ở tinh thần tu dưỡng đạo đức và sống theo kinh điển học thuyết. Câu thơ:
- Nghe như chọc ruột tai làm điếc Giận đã căm gan miệng mỉm cười. (Cách ở đời) chính là kết quả rút kinh nghiệm của ông sau bao nhiêu biến đổi, lật lọng của nhân tình thế thái và cũng là một phần trong cách sống ôn nhu “bất vưu nhân, bất oán thiên” của Nho giáo. Nguyễn Công Trứ đã không biết bao nhiêu lần đứng trên lập trường đạo đức Nho giáo để suy ngẫm, triết lý về cuộc đời. Đọc những vần thơ thế thái nhân tình của thơ ông, ta dễ liên tưởng đến những bậc nho giả thời trước như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm với những vần thơ như: - Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn Lòng người quanh tựa núi non quanh. - Không gì bằng lòng người Buông ra liền quỷ quắc. Nguyễn Công Trứ đứng trên lập trường đạo đức Nho giáo để nhìn và mỉa mai hiện trạng: Thế thái nhân tình gớm chết thay Lạt nồng trông chiếc túi vơi đầy.
- và đánh giá hai người phụ nữ là Thuý Kiều và Vũ Nương, Nguyễn Công Trứ dù sống rất phong lưu hào hoa nhưng ông vẫn mạt sát Kiều hết lời: Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa Đoạn trường cho đáng kiếp là đâm. còn nàng Vũ Thị Thiết, người đã phải tự tử để chứng minh sự trong sạch của mình, người được cả vua Lê Thánh Tông làm thơ ca ngợi cũng bị ông xét nét: Dẫu tình ngay song lí cũng là gian (…)Tiếng phũ phàng chi nỡ trách đàn ông. Cái khung đạo đức Nho giáo, chuẩn mực Nho giáo vẫn ám ảnh ông, cả trong những phát ngôn tưởng như cởi mở nhất. Đã đành, mỗi cá nhân chỉ là một mắt lưới trong tấm lưới rộng lớn của thời đại nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn chưa có cách gì vượt thoát khỏi những giềng mối cũ. Nho giáo với tam cương ngũ thường vẫn là một cái gì đó thường trực trong ông. Cho dù đã có lúc ông đem cả các mối quan hệ đó ra mà văng tục (Hay tám vạn nghìn tư mặc kệ, không quân thần phụ tử đếch ra người) nhưng những câu như:
- - Nặng nề thay đôi chữ quân thân Đạo vi tử vi thần đâu có nhẹ (Trên vì nước dưới vì nhà) - Thượng vị đức hạ vị dân Sắp hai chữ quân thân mà gánh vác (Gánh trung hiếu) không chỉ là một thứ “giấy thông hành”, “tem đảm bảo” để tránh “văn tự ngục” mà đó thực vẫn là những điều nhà thơ gửi gắm vì dù sao ông vẫn là một nhà nho - ông quan tồn tại trong một giai đoạn có rất ít lựa chọn cho lẽ hành tàng. Nho giáo, tự trong bản thân nó, đã là một học thuyết có nhiều chỗ “bất túc” mà sự bù đắp của Lão Trang - Đạo giáo, Phật giáo tạo nên một thế chân kiềng vững chắc khiến cho giới trí thức phương Đông (gồm Trung Quốc và các nước nằm trong “văn hoá quyển” Hán) – sau này chủ yếu là nho sĩ – thấy khó có thể tìm ra con đường nào khác ngoài tam giáo. Tam giáo thể hiện ảnh hưởng của nó trong suốt cuộc đời của mỗi người trí thức phương Đông, biến họ thành một dạng nhân vật văn hoá đặc biệt trong đời sống khu vực. Nguyễn Công Trứ không nằm ngoài quĩ đạo đó.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhân cách Nguyễn Công Trứ, nhìn từ quan điểm bản thể luận
5 p | 112 | 19
-
Bài học nhân sinh rút ra từ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát
3 p | 1082 | 9
-
Bình luận ý thơ sau đây: “Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông"... (Đi thi tự vịnh - Nguyễn Công Trứ)
3 p | 58 | 5
-
Nhà Nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo _4
5 p | 70 | 4
-
Nhà Nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo
5 p | 74 | 4
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ
7 p | 11 | 3
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ
4 p | 8 | 3
-
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ
5 p | 9 | 3
-
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ
4 p | 6 | 3
-
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ, Châu Đức
7 p | 9 | 2
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ, Châu Đức
6 p | 12 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ
3 p | 8 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ
4 p | 13 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Mỹ thuật lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ
6 p | 8 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ, Long Điền
4 p | 7 | 1
-
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ, Long Điền (Đề 2)
9 p | 6 | 1
-
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ, Long Điền (Đề 2)
9 p | 5 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Công Trứ, Trảng Bom
3 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn