intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí quyết làm tốt môn văn cho người không có tâm hồn văn chương

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

138
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Môn văn được xem là một môn học khó đối với những bạn học không có “tâm hồn văn chương”. Để làm hoàn chỉnh một bài văn là rất khó ngay cả đối với các bạn được xem là yêu thích môn văn. Triển khai ý theo như cách lập dàn ý từ trước đến nay vẫn làm sẽ gặp khó khăn khi sắp xếp lại các ý. Hơn thế nữa, khi ý được trình bày theo các gạch đầu dòng cũng sẽ khiến các bạn mất rất nhiều thời gian. Sao không thử dùng bản đồ tư duy (Mindmap)? Bản...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí quyết làm tốt môn văn cho người không có tâm hồn văn chương

  1. Bí quyết làm tốt môn văn cho người không có tâm hồn văn chương Môn văn được xem là một môn học khó đối với những bạn học không có “tâm hồn văn chương”. Để làm hoàn chỉnh một bài văn là rất khó ngay cả đối với các bạn được xem là yêu thích môn văn. Triển khai ý theo như cách lập dàn ý từ trước đến nay vẫn làm sẽ gặp khó khăn khi sắp xếp lại các ý. Hơn thế nữa, khi ý được trình bày theo các gạch đầu dòng cũng sẽ khiến các bạn mất rất nhiều thời gian. Sao không thử dùng bản đồ tư duy (Mindmap)? Mô tả tưởng ý Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Kỹ thuật tịa ra bản đồ này được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960. bản đồ tư duy có cấu tạo như một cái cây có nhiều nhánh lớn nhỏ mọc xung quanh. “Cái cây” ở giữa bản đồ là một ý tưởng chính hay hình ảnh trung tâm. Nối với nó là các nhánh lớn thể hiện các vấn đề liên quan đến ý tưởng chính. Các nhánh lớn sẽ đ ược phân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện vấn đề ở mức độ sâu hơn. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh luôn được kết nối với nhau. Sự liên kết này tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng.
  2. Hình thành ý tưởng Bản đồ tư duy hiện nay đã phổ biến ở một số môn học, nó được áp dụng để người suy nghĩ có thể triển khai ý một cách nhanh nhất và hoàn toàn tự tin để trình bày nó. Với một đề văn có sẵn, giống như những môn khác, bạn hãy đặt nó vào trọng tâm bản đồ tư duy và bắt đầu với những chủ đề lớp. Mỗi nhánh của bản đồ tư duy là một chủ đề. Đừng vội nếu bạn chưa nghĩ ra các nhánh khác nhau, học văn là để học làm giàu cho tâm hồn, vì thế hãy để cho đầu óc thật sự thư giãn để nghĩ ra nhiều nhánh khác nhau. Bạn cũng có thể hình thành ý tưởng (các nhánh) theo kiểu ngược lại. Tức là đề văn có sẵn, bạn sẽ suy nghĩ thêm có thể tìm được ý gì quanh đề tài đó, dùng những nhánh nhỏ để ghi nó ra. Sau đó ghép nó lại thành một nhánh lớn. Ví dụ như mỗi đề văn các bạn sẽ trình bày các ý theo công thức 5W + 1H. Như tác phẩm Truyện Kiều sẽ có các ý: tác giả (các nhánh nhỏ sẽ là: năm sinh, cuộc đời. sự nghiệp…), tác phẩm, nghệ thuật, nội dung, lời b ình về tác phẩm…
  3. Kết nối ý tưởng Bản đồ tư duy có phép các bạn học sinh dễ dàng nối các ý tưởng từ các nhánh nhỏ thành một dàn bài chi tiết hoàn chỉnh. Chỉ cần có câc nhánh, các bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian cho việc nối các ý t ưởng. điều các bạn cần làm chỉ là hoàn thành từng câu chữ theo vốn ngôn ngữ của bản thân. Theo đó dù bạn không đạt được điểm về cách diễn đạt bạn vẫn có điểm vì đã có đầy đủ các ý chính. Sử dụng bản đồ tư duy trong môn văn sẽ tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Các bạn sẽ cảm thấy đến với môn văn không còn khó khăn như trước và chắc chắn các bạn sẽ đạt được kết qua như mong muốn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2