intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên Lý Khí Công Đạo Gia: Công Pháp Thai Túc

Chia sẻ: Nhi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

575
lượt xem
91
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ “khí công” mà chúng ta dùng ngày nay là danh từ mới xuất hiện từ những năm 60 thế kỷ trước. Có thể nói, nhờ Đạo giáo mà khí công Trung Hoa phát triển rực rỡ, vang danh khắp nơi như ngày nay. Khí công Đạo giáo có nhiều lưu phái nổi tiếng như Võ Đang khí công, Lao Sơn khí công… Các nhà khí công nổi tiếng Trung Quốc hiện nay như Nghiêm Tân, Chu Hạc Đình đều là cao đồ của những lưu phái khí công Đạo giáo này. Thuật thai tức và trường thọ Thai tức là môn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên Lý Khí Công Đạo Gia: Công Pháp Thai Túc

  1. Nguyên Lý Khí Công Đạo Gia: Công Pháp Thai Túc Từ “khí công” mà chúng ta dùng ngày nay là danh từ mới xuất hiện từ những năm 60 thế kỷ trước. Có thể nói, nhờ Đạo giáo mà khí công Trung Hoa phát triển rực rỡ, vang danh khắp nơi như ngày nay. Khí công Đạo giáo có nhiều lưu phái nổi tiếng như Võ Đang khí công, Lao Sơn khí công…
  2. Các nhà khí công nổi tiếng Trung Quốc hiện nay như Nghiêm Tân, Chu Hạc Đình đều là cao đồ của những lưu phái khí công Đạo giáo này. Thuật thai tức và trường thọ Thai tức là môn nội khí khí công đời đời truyền thừa trong Đạo giáo, có thể gọi là môn khí công cao cấp. Khởi thủy, thai tức là một môn trong thuật phục khí, về sau dần dần phát triển thành một hệ thống công pháp độc đáo, có trước tác kinh điển thai tức riêng. Nguyên khí là gì? Thai tức, nói nôm na là “thở” ở trạng thái bào thai. Muốn hiểu thai tức, phục khí, phải hiểu về “nguyên khí”. Theo đạo gia, nguyên khí là chân khí tiên thiên mà con người bẩm thụ trước khi ra đời. Giai đoạn hoàn hảo nhất, sung mãn nhất của nguyên khí con người là khi còn ở trạng thái thai nhi, cơ thể chưa bị hao tổn do khí hô hấp từ mũi, miệng. Thai nhi nằm trong lòng mẹ không ăn không uống, không hít không thở, chỉ thông qua cuống nhau mà sống, đó là nhờ nguyên khí vậy. Sau khi ra đời, nguyên khí thoát ra từ miệng mũi, khí hậu thiên kéo khí tiên thiên đi. Người luyện khí là phải giữ lại, hồi phục nguy ên khí để luyện thành đạo trường sinh bất lão.
  3. Nguyên khí hay chân khí là khí vô hình, là khí được tồn dưỡng bên trong cơ thể, còn không khí chúng ta hít thở thông thường là khí hữu hình. Khí hữu hình qua sự chuyển hóa trong cơ thể có thể biến thành khí vô hình, ngoài ra thông qua tập luyện cũng có thể thúc đẩy khí vô hình sinh ra. Công năng miễn dịch, tự trị bệnh của cơ thể là nhờ ở khí vô hình, tức nguyên khí. Sự hao tổn năng lượng trong cuộc sống hằng ngày cũng không phải từ khí hữu hình mà là khí vô hình. Khi khí hữu hình được sung túc thì cơ thể sẽ xảy ra hiện tượng “biến đổi về chất” (chất biến), hình thành quá trình “khí nhiều thì sinh tân dịch, tân dịch nhiều lại sinh khí”, khí huyết thịnh vượng thì khỏe mạnh, trường thọ. Trong cơ thể, gốc của nguyên khí nằm ở huyệt Mệnh môn, tức xương cùng, giữa hai thận. Đây là vị trí quan trọng của sinh mệnh và công năng sinh dục, vì thế các nhà dưỡng sinh, thầy thuốc luôn coi Mệnh môn là nơi “tàng tinh tụ khí”. Đan điền, tức Khí hải (bụng dưới) là nơi hành khí. Đạo gia cho rằng thường xuyên chà xát, làm nóng hai vị trí này có thể bồi bổ nguyên khí, khỏe mạnh, trường thọ. Trong “Hậu Hán thư - Vương Chân truyện” chép rằng: Đời Hán Vũ Đế có Vương Chân, tự là Thúc Kinh, người Thượng Đảng, luyện thuật bế khí mà nuốt, gọi là thai tức; luyện cuốn lưỡi lên vòm họng cho ra tân dịch mà nuốt, gọi là thai thực. Vương Chân chuyên cần luyện, có thể nhịn ăn hơn 200 ngày, gương mặt bóng mịn như trẻ con, thân thể tráng kiện, sức mạnh hơn chục
  4. người”. Có thể thấy thai tức xuất hiện từ thời xa xưa, thông qua rèn luyện thai tức có thể trở về trạng thái thai nhi trong b ào thai, không ăn ngũ cốc, da dẻ sáng đẹp, khỏe mạnh, từ đó mà được trường thọ. “Hứa Tinh Dương trong “Túy tâm tiên ca” viết rằng “Chân khí vận hành bên trong, tự nhiên phản lão hoàn đồng”. Vào đời Đông Tấn, cách nay khoảng 1600 năm, đạo sĩ Cát Hồng(283-363) trước tác “Bão Phác Tử”-một bộ kinh điển của Đạo giáo, trong đó ghi lại nhiều phương pháp hành khí, có một phần hướng dẫn luyện thai tức như sau: “Người mới luyện thuật này, đầu tiên dùng mũi hít sâu vào rồi bế lại không thở ra, lòng đếm thầm từ 1 đến 120 rồi mới dùng miệng thở ra từ từ, sau đó lại hít vào…Hô hấp phải thật sâu, êm, không để tai nghe tiếng, hít vào nhiều, thở ra ít. Dùng lông hồng (lông mao cực nhẹ) đặt trên mũi miệng, đến mức hít thở mà lông không động là đạt”. Phép thai tức mà Cát Hồng nói có thể là vì ông lĩnh hội được từ đặc tính trường thọ của loài rùa và hạc, thấy rằng hô hấp chậm-êm-sâu-dài là điều kiện cơ bản của trường thọ. Vì thế Cát Hồng nói: “Biết được sự trường thọ của rùa, hạc, nên học phép đạo dẫn của chúng để kéo dài thêm tuổi”. Theo Cát Hồng, thai tức cũng như quy tức (thở như rùa), là một loại tiềm hô hấp thâm tầng, đạt được sau khi nhập tĩnh. Thai tức hoàn toàn khác với bế khí. Thông thường, bế khí là bất ngờ cắt đứt sự hô hấp đang bình thường, làm thiếu dưỡng khí; thai tức hay quy tức là thông qua tập luyện dần dần giảm thiểu nhu cầu về dưỡng khí. Y
  5. học hiện đại nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sử dụng lượng túi phổi của cơ thể rất thấp, khi hô hấp bình thường thì có rất nhiều túi phổi không làm việc. Qua rèn luyện thai tức, khí công có thể giúp cơ thể sử dụng tối đa công năng của túi phổi. Tiến thêm một bước nữa, ý nghĩa chân chính của thai tức là không còn dùng mũi miệng để hô hấp nữa, mà chân khí vận hành bên trong, trao đổi chất qua da, chân lông, hô hấp tựa như thai nhi trong bào thai, đó mới là chân nhân. Nhưng đạt đến mức này là rất khó khăn. * Công pháp thai tức ngày càng hiện đại và hiệu quả Khoảng đến đời Tùy, Đường thì công phu thai tức đã đạt đến mức tinh diệu. Trong “Đạo tạng” lưu giữ nhiều trước tác về thai tức như “Ngọc Hoàng thai tức kinh”, “Thái Thượng dưỡng sinh thai tức khí kinh”… Từ sau đời Tống thai tức không còn là môn tu luyện riêng biệt mà được dung hợp vào thuật Nội đan, công hiệu lại càng được nâng cao rõ
  6. rệt. “Thai tức minh” của Hồ Văn Hoàn đời Minh dạy rằng: Đầu tiên hít vào một hơi dài, nuốt xuống, tiếp đó nuốt nước bọt 36 lần, hơi thở ra vào phải thật êm sâu, trong lòng thanh tĩnh an nhiên. Chỗ tập phải yên tĩnh, tránh xa nơi ồn ào, kỵ ăn thức ăn tanh béo vì làm hại khí. Kiên trì tập luyện không chỉ trừ bệnh, lại còn trường thọ. Vương Văn Lục chú giải rằng: Phép thai tức này lấy điều chỉnh hơi thở, nuốt tân dịch để bổ nguyên khí. Mỗi giờ nên nuốt 3 lần, giờ tý (11-1 giờ sáng) nuốt thì hiệu quả dưỡng sinh cực cao vì dương khí mới sinh. Các nhà dưỡng sinh thuộc Hiệp hội Nội đan thái cực của Trung Quốc đã chỉnh lý hơn mười phương pháp thai tức cổ để tổng hợp ra phương pháp thai tức mới như sau: Người luyện thai tức có thể tập 1 lần trước khi ngủ và sau khi thức, tư thế nằm hay ngồi đều được. Cần nhắm mắt, tĩnh tâm, an thần, bài trừ tạp niệm. Hành khí điều tức, mũi hít sâu vào, miệng thở ra, quan trọng nhất là điều chỉnh hơi thở sao cho thật êm sâu, không để tai nghe tiếng. Dùng mũi từ từ hít vào, đến khi đầy thì ngưng, giữ khí lại, đếm thầm từ 1 đến 120 rồi mới dùng miệng thở ra từ từ, rồi hít vào… Thời gian đầu có thể đếm từ 1 đến 10, 20… lúc không nín nổi thì thở ra. Qua một thời gian, hơi thở sẽ trở nên rất nhẹ rất êm, tựa như không thở.
  7. Theo thời gian luyện, thời gian đếm số giữ khí trong cơ thể tăng dần lên, người chuyên cần luyện tập có thể giữ khí trong người đến số ngàn. Cát Hồng nói giữ khí được đến số 2.000 có thể phản lão hoàn đồng. Đạo giáo cho rằng luyện công pháp thai tức là “Lấy khí hậu thiên để dẫn khí tiên thiên”, trở về trạng thái “chuyên khí chí nhu” như hài nhi. Y học hiện đại cũng như y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng công phu thai tức thông qua rèn luyện hô hấp và khống chế ý niệm có thể tăng cường sự tích tụ nguyên khí trong cơ thể, cải thiện sự vận hành khí huyết, tăng sức đề kháng, từ đó mà đạt hiệu quả nội dưỡng thân tâm, mạnh khỏe không bệnh. Luyện thai tức có thể phối hợp với các môn xoa bóp, đạo dẫn, thái cực quyền…để tăng thêm tác dụng trị liệu các bệnh phức tạp khác Công pháp phục khí. Phục khí trở thành công pháp dưỡng sinh của Đạo giáo nên trong các kinh điển Đạo giáo ghi chép rất nhiều, như Trung hoàng kinh, Thực nhật nguyệt tinh kinh, Thực lục khí kinh, Âu Chân tiên sinh phục nội nguyên khí quyết… Nhờ đó thuật phục khí phát triển khá phong phú, phương pháp luyện tập cụ thể rất đa dạng. “Khí pháp yếu diệu chí quyết” dạy rằng: Khi trong người có bệnh, vào lúc sau nửa đêm, nằm ngửa trên giường, đầu ngay thẳng, duỗi tay
  8. chân, hai chân cách nhau 1 thước, hai tay cách người 5 tấc, nắm tay lại. Bế khí không hít thở, chú ý suy nghĩ đến vùng có bệnh trong cơ thể, dùng luồng khí tấn công vào đó. Đến lúc không nhịn nổi nửa thì từ từ há miệng thở ra độc khí. Làm 6, 7 lần như vậy là 1 độ, dần dần chỗ bị bệnh sẽ tan đi. Khi thở ra hít vào phải thật êm sâu, đừng để cho tai nghe thấy, được vậy thì có thể trường cửu”. “Vân cấp thất thiêm” giới thiệu yếu quyết phục khí của đạo sĩ nổi tiếng đời Đường là Thân thiên sư: Vào lúc nửa đêm dương khí sinh thì tỉnh dậy, lấy nước súc miệng, nằm ngửa, duỗi thẳng chân tay, từ từ thở ra mười mấy lượt cho hết trọc khí do thức ăn sinh ra. Tiếp đó bế khí, nuốt khí xuống, dùng ý niệm đưa khí ấy xuống hạ đan điền; từ từ mở miệng thở ra rồi lại ngậm miệng hít vào nuốt khí xuống… Lặp lại như thế 20, 30 lượt, đến lúc có hiện tượng khí đầy thì nghỉ. Lúc tập phải tập trung, không tạp niệm. Tập lâu ngày mỗi lần chuyển khí xuống đan điền sẽ có tiếng động, nước bọt trong miệng có vị ngọt thơm như cam lồ, nuốt nước ấy có thể trường thọ. Các nhà dưỡng sinh học Trung Quốc hiện đại đã dựa trên cơ sở các tài liệu phục khí cổ kết hợp với phương pháp đạo dẫn, sáng chế thành bài tập phục khí hiện đại như sau: Thức dậy từ sau nửa đêm lúc khí dương bắt đầu sinh, ngồi xếp bằng ngay thẳng, mặt hướng về phái đông nam. Gõ răng 36 lượt cho nước bọt sinh ra, chia làm 3 lần nuốt xuống; hai bàn tay chà xát vào nhau cho thật nóng rồi xoa khắp vùng mặt; dùng hai ngón tay cái chà xát vùng huyệt Thận du (dưới đốt thắt lưng thứ 2, ra 1,5cm). Sau đó, hai tay nắm chặt lại, hít vào thật sâu, ngậm miệng nuốt xuống đồng
  9. thời phình bụng ra, sau đó dùng mũi từ từ thở ra (chú ý làm sạch mũi hoặc cắt bớt lông mũi). Cứ 1 hít -1 nuốt -1 phình -1 thở là 1 lượt. Lấy số 7 làm bội số cho số lượt mỗi lần tập (7, 14, 21…). Đồng thời mỗi lần nuốt khí quán tưởng rằng dòng khí luân lưu khắp châu thân, ngũ tạng, thoát ra từ lòng bàn tay bàn chân, lỗ chân lông, các khiếu. Cũng có thể chuyển dòng khí tấn công vào vị trí đau bệnh trong cơ thể, tưởng tượng chỗ bệnh bị khí cuốn đi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2