intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điều cần biết khi trồng dưa hấu và Bón phân cho rau

Chia sẻ: Nang Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

138
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mùa vụ trồng Dưa hấu trồng tốt trong mùa nắng, tuy nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long có các vụ chính sau: - Dưa Nô en : Gieo từ 20/9 đến 1/10 dương lịch - Dưa hấu Tết : Gieo hạt từ 5 – 5/10 âm lịch, thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán. Vụ này thời tiết thuận lợi cho sự ra hoa, đậu trái nhưng dễ bị bọ trĩ gây hại, do chúng lan truyền từ vụ dưa hấu Nô en. .

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điều cần biết khi trồng dưa hấu và Bón phân cho rau

  1. Những điều cần biết khi trồng dưa hấu và Bón phân cho rau khi sử dụng màng phủ nông nghiệp
  2. Quả dưa hấu 1.Mùa vụ trồng Dưa hấu trồng tốt trong mùa nắng, tuy nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long có các vụ chính sau: - Dưa Nô en : Gieo từ 20/9 đến 1/10 dương lịch - Dưa hấu Tết : Gieo hạt từ 5 – 5/10 âm lịch, thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán. Vụ này thời tiết thuận lợi cho sự ra hoa, đậu trái nhưng dễ bị bọ trĩ gây hại, do chúng lan truyền từ vụ dưa hấu Nô en.
  3. - Dưa lạc hậu: gieo sau Tết, tùy theo điều kiện từng vùng mà thời vụ gieo khác nhau. 2. Trồng dưa hấu gieo hột thẳng và ươm cây con - Gieo hột thẳng Thường áp dụng trong vụ xuân hè, còn vụ đông xuân chỉ áp dụng ở những năm ít mưa hoặc mưa dứt sớm. Bởi vì gieo hột thẳng, rễ mọc sâu, khả năng dây dưa hấu hút nước mạnh thuận lợi cho cây phát triển. Tuy nhiên, giai đoạn cây con tỉ lệ hao hụt cao do khó chăm sóc. - Gieo trong bầu Thường áp dụng trong vụ trồng dưa hấu Nô en và dưa hấu Tết. Bởi vì gieo bầu cây sinh trưởng đồng đều, dễ chăm sóc, tiết kiệm hột giống, ít hao cây con do mưa, tranh thủ thời gian làm đất kỹ hơn. Tuy nhiên, gieo bầu tốn công và bộ rễ không phát triển sâu. 3. Khoảng cách và mật độ trồng dây dưa hấu Khoảng cách trồng dây dưa hấu tùy theo mùa vụ, việc này có ảnh hưởng trực tiếp đến độ lớn của trái. Khoảng cách thường được áp dụng : cây cách cây 0,4 – 0,7m; hàng cách hàng 2,5 – 3m. Mật độ thay đổi từ 500 – 650 cây/ 1.000m2.
  4. - Dưa hấu Tết, cần trái lớn để chưng nên trồng thưa 500-650 cây/ 1.000m2 - Dưa lạc hậu ( tháng 2-4 dương lịch sau Tết) cần trái nhỏ, dễ ăn nên trồng dày từ 900-1.100 cây/1.000m2 Nếu gieo hột thẳng thì lượng hột giống cần thiết 80 – 100g/1.000m2, còn gieo trong bầu chỉ cần khoảng 50g hột giống 1.Sửa dây dưa hấu Việc sửa dây dưa hấu khi dây khởi sự bỏ vòi ( khoảng 20 ngày sau khi xuống bầu), để cho các dây bò song song nhau theo thứ tự thẳng góc với hàng trồng, không để dây bò lấn chồng lên nhau gây khó khăn trong việc chấm nụ, tuyển trái và ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, đó cũng là nơi trú ngụ của nhiều sâu hại và hiệu quả sử dụng thuốc trừ sâu kém. Nơi đồng ruộng trống trải, có nhiều gió hoặc gió đổi chiều cần chẻ tre ghim vào đất cách ngọn 10-15 cm để giữ dây dưa không bị bật ngọn. 2. Úp nụ dưa hấu Úp nụ dưa hấu được thực hiện tập trung trong 4-7 ngày, thời gian úp nụ dưa hấu càng ngắn càng tốt, tiến hành vào 7-9 giờ sáng trong thời kỳ hoa nở rộ, dây dưa dài khoảng 1,5m ( 25 – 30 ngày sau khi cấy và 35 – 45 ngày sau khi gieo hạt). Tuy
  5. nhiên vụ dưa xuân hè nhiệt độ cao, nước tưới hạn chế thì thời gian sinh trưởng rút ngắn hơn nên thời gian tiến hành úp nụ cũng sớm hơn vài ba ngày so với vụ dưa Tết. 2.1 Vì sao cần úp nụ dưa hấu Trồng dưa hấu thì phải úp nụ bởi vì mỗi cây dưa hấu chỉ giữ 1 trái, trái càng to càng có giá trị, nên người trồng dưa phải chủ động úp nụ, lấy trái đúng vị trí trên thân thì trái phát triển đúng mong muốn mới cho hiệu quả cao. 2.2 Cách úp nụ dưa hấu Chọn bất kỳ hoa đực vừa nở, hoa to bật cánh hoa ngược lên cuống hoa, quét nướm nhị đực lên nướm nhụy của hoa cái nở cùng lúc, một hoa đực có thể úp lên vài ba hoa cái. Thao tác đơn giản nhưng không thể thiếu trong trồng dưa hấu. 2.3 Chăm sóc dưa hấu trong thời gian úp nụ Trong thời gian úp nụ thì nước vẫn tưới bình thường nhưng phân không bón thêm đột xuất và không nên dùng các chất kích thích tăng trưởng và phun phân bón qua lá sẽ làm rối loạn sinh trưởng, cây ra hoa bất thường, khó lấy trái đúng vị trí mong muốn, trái sẽ dễ biến dạng méo mó, ảnh hưởng đến năng suất trái thương phẩm. Cũng nên hạn chế tối đa việc phun thuốc trừ sâu, nhất là các loại thuốc có mùi xông hơi mạnh vì sẽ xua đuổi côn trùn có ích ( ong, bướm) đến thụ phấn hỗ trợ.
  6. Bón phân cho rau khi sử dụng màng phủ nông nghiệp Bón phân cho rau là việc làm cần thiết để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây, việc làm này trong trồng rau có sử dụng màng phủ nông nghiệp càng quan trọng. Hình minh họa Bón phân cho rau khi sử dụng màng phủ nông nghiệp như thế nào là đúng cách? Bón phân cho rau gồm bón lót và bón thúc 1. Bón phân lót
  7. Bón toàn bộ phân chuồng và khoảng ¼ – 1/3 tổng lượng phân hóa học bằng cách rải, trộn đều trên liếp. Nên bón lót lượng phân nhiều hơn trồng phủ rơm, vì khi đã đậy màng phủ, sẽ không dỡ ra để bón phân, do tốn nhiều công lao động, phân bón lót nằm trong màng phủ ít bị bốc hơi do ánh nắng, hay rửa trôi do mưa. 2. Bón thúc : Có 2 cách 2.1 Tưới phân vào gốc Giai đoạn cây rau còn nhỏ ( dưới 20 ngày tuổi) dùng lon, ấm hoặc thùng vòi pha phân loãng tưới ngay dưới gốc cây ( trong lỗ trồng cây), chỉ sử dụng các loại phân dễ tan như Ure hay DAP với số lượng ít. 2.2 Rải phân vào gốc - Rải 2 lần vào các ngày 15 – 20 ngày và 30 – 45 ngày sau khi khi trồng, đối với rau ăn quả ngắn ngày như khổ qua, dưa leo, đậu đũa, đậu cove,.. - Rải 3 lần đối với rau ăn quả dài ngày như cà chua, ớt, cà phổi ( ngoài 2 lần bón như trên, bón thêm một lần sau 50 – 60 ngày trồng). Mỗi lần khoảng ¼ tổng lượng phân có đủ các thành phần dinh dưỡng NPK. 3. Cách bón phân cho rau khi sử dụng màng phủ nông nghiệp
  8. Đục lỗ giữa 2 gốc cây rau hoặc 2 bên hàng cây, có thể dùng thanh tre đường kính 2-3cm đầu nhọn xom xuống đất sâu khoảng 10cm hay dùng dao chét, bỏ phân vào lỗ. Với cách này phân bón được sử dụng có hiệu quả
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2