Những luật lệ của thành công
lượt xem 7
download
"Đàm phán là cả một nghệ thuật. Nó có những tính chất, kỹ thuật và luật lệ riêng". Nhờ am hiểu những điều đó, ông được coi là bậc thầy trong các cuộc đàm phán, kể cả khi đang trên đà thắng lợi hay cứu vãn những thất bại mười mươi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những luật lệ của thành công
- Những luật lệ của thành công "Đàm phán là cả một nghệ thuật. Nó có những tính chất, kỹ thuật và luật lệ riêng". Nhờ am hiểu những điều đó, ông được coi là bậc thầy trong các cuộc đàm phán, kể cả khi đang trên đà thắng lợi hay cứu vãn những thất bại mười mươi. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là một phần rất nhỏ. Với ông, thành công đòi hỏi thêm nhiều yếu tố khác. Bài viết dưới đây của ông trùm bất động sản Donald Trump. Đàm phán thực sự là nghệ thuật Biết được bạn đang làm gì. Nghe thì đơn giản, nhưng tôi đã thấy hàng loạt trường hợp mọi người không biết mình đang làm gì. Ngay lập tức, tôi biết rằng tôi có thể giành chiến thắng nhanh chóng, dựa vào sự thiếu chuẩn bị của đối phương. Cha tôi thường khuyên tôi "Hãy biết mọi thứ có thể về việc mà
- con đang làm". Ông đã hoàn toàn đúng, và tôi đang đưa cho bạn một lời khuyên tương tự. Hãy làm theo nó. Hãy nhớ rằng, cần rất nhiều trí thông minh để có thể chơi trò ngu ngốc. Đây là một cách tốt để biết được đối thủ đàm phán của bạn không biết gì. Nó cũng là một cách tốt để xem họ có đang lấn lướt bạn hay không. Hãy tỏ ra cân bằng. Những gì mà họ không biết không làm đau bạn, và nó còn có thể giúp bạn tìm ra cách đối phó. Tri thức là sức mạnh, vì thế hãy giữ bên mình càng nhiều tri thức càng tốt. Tin vào bản năng của bạn. Trong đàm phán sẽ có những tình huống không rõ ràng trắng đen, vì thế hãy tin vào những gì bạn có. Kết hợp với những gì bạn đã chuẩn bị và bạn sẽ dẫn trước trong cuộc chơi. Đừng bị giới hạn bởi các mong muốn. Không có một luật lệ nào nhất định, và đôi khi tôi còn thay đổi mọi việc khi đang đàm phán, khi có một yếu tố mới xuất hiện. Hãy linh hoạt và cởi mở với các
- ý tưởng mới, thậm chí khi bạn nghĩ rằng bạn biết chính xác những gì mình cần. Thái độ này đã mang lại cho tôi nhiều cơ hội mà tôi chưa từng bao giờ nghĩ tới. Biết lúc nào thì nói không. Giờ đây điều này đã trở thành bản năng của tôi, nhưng tôi nghĩ tất cả chúng ta đều biết khi nào thì nên từ chối. Hãy chú ý đến những gì bản năng mách bảo. Kiên nhẫn. Tôi đã đợi các hợp đồng trong hàng chục năm trời, và nó xứng đáng để được chờ đợi. Nhưng hãy đảm bảo rằng bạn đang chờ đợi một thứ nào đó đáng giá. Để đẩy nhanh tốc độ đàm phán, hãy khác biệt. Bằng cách đó bạn sẽ thấy rằng phía đối tác cũng sẵn sàng để tiến tiếp trong đàm phán. Nhớ rằng trong những cuộc đàm phán tốt, mọi người đều chiến thắng. Đây là tình huống lý tưởng để bạn đấu tranh. Bạn cũng có thể hy sinh để thiết lập cơ sở công việc cho các hợp đồng kinh doanh trong tương lai, với những người biết giữ lời của mình.
- Để kết luận, tôi sẽ nói rằng đàm phán là một nghệ thuật. Mọi thứ nghệ thuật đều đòi hỏi kỉ luật, kỹ thuật và hàng tá trí tưởng tượng để đưa nó vượt lên trên sự tầm thường. Đừng làm một nhà đàm phán bình thường trong khi bạn có thể trở thành một nhà đàm phán siêu việt. Hãy dành thời gian cho nghệ thuật này và nó có thể mang lại cho bạn nhiều phần thưởng đáng giá. Trang phục cho thành công Mùa hè đang ở ngay trước mặt, rất nhiều nhân viên của các công ty hàng đầu đang bắt đầu thói quen ăn mặc trang phục thường ngày (mặc trong ngày thứ sáu) trong tất cả các ngày. Họ đã quên sự chuyên nghiệp và bắt đầu ăn mặc một cách không thích hợp nơi công sở. Monster, một trang web tuyển dụng trực tuyến đã làm một cuộc trưng cầu về bộ trang phục hớ hênh nhất trong văn phòng. Hầu hết các ông chủ đều than phiền về những nhân viên đến công sở với quần áo luộm thuộm và nhìn thấy cả đồ lót ở bên trong. Họ
- cũng không thích những người đi sandal, áo hoa lá kiểu Hawaii hay quần đùi. Tất nhiên, vì mọi thứ đồ đó đều không thuộc về một môi trường chuyên nghiệp. Nếu bạn muốn mọi người nghĩ bạn nghiêm túc trong công việc, hãy ăn mặc chuyên nghiệp. Khi mọi người đến gặp tôi để phỏng vấn xin việc, tôi trông đợi họ sẽ ăn vận chuyên nghiệp. Nếu họ không sẵn sàng để mặc vest và đeo cravat, họ sẽ không nghiêm túc trong công việc. Tôi đã từng gặp cả những người chỉ mặc mỗi áo gi-lê. Có thể họ rất giỏi nhưng điều đó đã không vượt qua được cửa ải ấn tượng đầu tiên. Bạn xuất hiện thế nào rất quan trọng. Cho dù bạn đang ở trong phòng họp hay trong buổi tiệc hay trong bất kì điều gì bạn đang làm, cách bạn ăn mặc nói lên rất nhiều về tính cách của bạn. Nếu trông bạn có vẻ thành công, bạn sẽ thành công.
- Những bà mẹ ở nhà Trong nhiều năm qua, có những phụ nữ được khuyên rằng họ nên bỏ việc để ở nhà. Mọi người nói rằng đó là điều tốt nhất cho con cái họ và cuối cùng họ có thể trở lại làm việc khi con cái họ đủ lớn. Nhưng cuốn sách gần đây – Sai lầm của phụ nữ - không đồng ý về điều đó. Tác giả Leslie Bennetts nói rằng phụ nữ không nên bỏ việc khi họ có con. Nếu họ phụ thuộc vào chồng, sẽ có thể có những hậu quả kinh tế đáng tiếc. Sẽ ra sao nếu như người chồng bị ốm, hoặc tệ hơn, bị chết? Sẽ ra sao nếu anh ta mất việc? Sẽ ra sao nếu hai người li dị? Trên hết, phụ nữ thường gặp khó khăn khi quay trở lại chỗ làm sau khi đã ra đi một vài năm. Tuổi tác, giới tính và sự khó chịu của đồng nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chuyện này. Bạn có phải là một người mẹ tốt hơn không nếu bạn bỏ việc? Đó là câu hỏi mà chỉ bạn mới có thể trả lời. Nhưng, những người phụ
- nữ, hãy bảo đảm rằng bạn nhận thức được hậu quả của việc bạn quyết định bỏ việc. Tôi không chắc rằng tôi hoàn toàn đồng ý với bà Bennetts vì mọi hoàn cảnh rất khác nhau, tất nhiên rồi, nhưng tôi nghĩ rằng bà ấy có những lập luận đáng để chúng ta quan tâm. Vì nếu bạn là một nhân viên xuất sắc không có nghĩa là bạn không thể trở thành một bà mẹ vĩ đại. Kinh nghiệm và giáo dục Tôi đã nói rất nhiều về giáo dục vì tôi nghĩ rằng một nền giáo dục tốt ở đại học có thể giúp bạn tiến rất xa trong cuộc đời. Tất nhiên, có những người học rất tốt nhưng lại hoàn tòan vô dụng khi họ phải đối mặt với thế giới thực. Những người khác có kinh nghiệm đời sống rất tốt nhưng lại không thể đối phó được với những gì mà họ không quen.
- Một vài năm trước, chúng tôi làm chương trình Người tập sự lần đầu tiên, chúng tôi đã sắp xếp để những người có học vấn cao đương đầu với những người học ít hơn. Cuối cùng, chúng tôi phát hiện ra rằng chìa khóa dẫn tới thành công là kinh nghiệm, chứ không phải giáo dục. Kinh nghiệm đến từ hành động – hay việc làm – và nó bao gồm cả việc chấp nhận rủi ro. Tri thức rất quan trọng, nhưng chỉ kiến thức thôi chắc chắn là không đủ. Bạn phải có thể hành động dựa trên kiến thức của bạn. Bạn phải đặt kiến thức vào công việc vì làm việc cũng là cách bạn học và cách bạn chứng tỏ bản thân mình. Tôi đã chấp nhận rất nhiều rủi ro và không phải tất cả rủi ro đều mang lại thành công cho tôi. Có rất ít việc đáng làm mà không có rủi ro bên trong, vì thế hãy cố giành lấy cơ hội. Đừng luôn "chơi an toàn" mà hãy cố gắng giảm thiểu nguy hiểm và nhận thức được rằng bạn có thể thất bại. Thường thì rủi ro sẽ xứng đáng với trò đánh cược của bạn, nhưng đôi khi nó lại khiến bạn mất nhiều hơn những gì bạn nghĩ.
- Đừng đánh giá thấp điều gì cho đến khi nào bạn thử nó. Bạn cần bắt tay vào để hiểu được một việc gì đó - dù cho đó là một nhiệm vụ hay là một họat động doanh nghiệp - để biết được vấn đề mà bạn sẽ đối mặt. Bạn phải có được kinh nghiệm, và điều đó chỉ đến từ những việc bạn làm thật sự, và thường xuyên. Làm việc trong kì nghỉ Tôi không hay đi nghỉ thường xuyên và những lúc như vậy, thì nó cũng là khi tôi làm việc. Vì thế kết quả của một cuộc điều tra mới gần đây không thật sự làm tôi ngạc nhiên. Theo đó, cứ năm người thì có một người mang theo máy tính xách tay trong kì nghỉ của họ. Có ít nhất 80% người mang theo điện thoại di động. Đó là vì khi họ đi nghỉ, họ không muốn lỡ mất chuyện gì đang xảy ra tại văn phòng. Cứ năm người thì có một người nói rằng họ làm việc trong khi đang nghỉ. Và cũng có từng ấy người gọi điện đến văn phòng để xem mọi việc diễn ra như thế nào. Bốn mươi phần trăm số người
- kiểm tra thư điện tử và thậm chí còn nhiều người hơn kiểm tra hộp thư thoại. Mọi người nói rằng họ phải bắt kịp công việc vì nhiều lý do. Họ không muốn lỡ mất những thông tin quan trọng. Họ muốn chắc chắn rằng những ông chủ hiểu họ có thể cống hiến bất cứ lúc nào. Thật thông minh. Hơn thế nữa, trong nhiều trường hợp, họ thích dính dáng tới công việc. Cho dù kì nghỉ được trông đợi sẽ là khoảng thời gian giảm căng thẳng, nhưng hóa ra nhiều người lại còn căng thẳng hơn vì không biết chuyện gì đang diễn ra tại văn phòng làm việc khi họ ở bên ngoài. Và đó là những người mà tôi muốn họ làm việc cho tôi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI GIẢNG CUỐI CÙNG - The Last Lecture
156 p | 170 | 62
-
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP - CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
160 p | 197 | 56
-
Văn hoá doanh nghiệp có là sự sống còn của công ty
9 p | 131 | 41
-
TỶ LỆ THÀNH CÔNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP
4 p | 132 | 38
-
Nghiên cứu thị trường để tổ chức sự kiện thành công
4 p | 168 | 22
-
Quy luật tín nhiệm
3 p | 97 | 11
-
Giáo trình hình thành tư duy thế giới phẳng như thế nào trong quan niệm tư duy của cộng đồng p5
10 p | 64 | 8
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 5 - Nguyễn Hoàng Ân
53 p | 69 | 8
-
Những khó khăn và hướng phát triển của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
12 p | 27 | 7
-
Quy luật tiên phong trong marketing
8 p | 101 | 5
-
Quy chế nội bộ về quản trị - Công ty Cổ phần Lilama 18.1
23 p | 52 | 3
-
Quy chế nội bộ về quản trị công ty - Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Công ty Cổ phần
20 p | 67 | 3
-
Quy chế quản trị công ty - Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền
13 p | 73 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn