intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những tiến bộ kỹ thuật gần đây về cây lúa

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

80
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gạo là loại cây lương thực nuôi sống trên 2 tỷ người trên thế giới, nhất là các nước châu Á. Nó cung cấp 40-70% tổng nhu cầu năng lượng cho người tiêu dùng, giúp tăng sản lượng và nhất là giúp nông dân nghèo nhiều nước thoát khỏi tình trạng ăn độn dù không giải quyết triệt để đói nghèo. Tăng năng suất đã giúp nhiều nước châu Á ngăn chận nạn đói và vượt qua thiếu lương thực như một số nước châu Phi do cơ sở hạ tầng thấp, thiếu chính sách hợp lý nên không triển...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những tiến bộ kỹ thuật gần đây về cây lúa

  1. Những tiến bộ kỹ thuật gần đây về cây lúa Gạo là loại cây lương thực nuôi sống trên 2 tỷ người trên thế giới, nhất là các nước châu Á. Nó cung cấp 40-70% tổng nhu cầu năng lượng cho người tiêu dùng, giúp tăng sản lượng và nhất là giúp nông dân nghèo nhiều nước thoát khỏi tình trạng ăn độn dù không giải quyết triệt để đói nghèo. Tăng năng suất đã giúp nhiều nước châu Á ngăn chận nạn đói và vượt qua thiếu lương thực như một số nước châu Phi do cơ sở hạ tầng thấp, thiếu chính sách hợp lý nên không triển khai cách mạng xanh ra diện rộng Hiện nay dân số thế giới đã trên 6,7 tỷ, dự báo sẽ đạt 8 tỷ vào năm 2020, nông dân trồng lúa phải sản xuất thêm 25-40% so với sản lượng hiện nay trong điều kiện đất trồng lúa bị thu hẹp, nước tưới khan hiếm hơn và giảm sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu. Năng suất lúa gần như không tăng trong suốt 3 thập niên qua, mặc dù có nhiều cải tiến về giống lúa và kỹ thuật canh tác. Vì vậy công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ di truyền là phương tiện vừa tăng năng suất vừa giúp cây lúa phòng vệ tốt hơn đối với hạn hán, mặn, áp lực sâu bệnh và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn 1. Cuộc cách mạng xanh và công nghệ di truyền Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI đã phóng thích giống lúa IR8, giống lúa cải tiến đầu tiên cho vùng đất ngập nước có tưới. Kể từ đó nhiều nỗ lực nhằm cải tiến lúa theo hướng đạt năng
  2. suất cao hơn và có nhiều đặc tính mong muốn vẫn tiếp tục, nhưng cần những bước đột phá mới để phá năng suất trần (hình 1). Công nghiệp di truyền cung cấp phương tiện lai tạo hiệu quả và chính xác để chuyển các gen mang tính trạng mong muốn vào cây lúa (như gen Xa21 kháng bệnh cháy bìa lá, gen cry kháng sâu đục thân, gen ORF2 kháng virus, gen DREB/TPSP chống chịu hạn và mặn, gen chi11, RC7, và NPR1 kháng bệnh do nấm, gen psy và crtI tổng hợp tiền vitamin-A, gen glgc cho số hạt chắc cao , gen PEPCquang tổng hợp theo cây C4) và đạt kết quả cao. Chuyển gen Xa bằng kỹ thuật đánh dấu phân tữ đã cho kết quả rất tốt trên lúa; kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi ở Ân Độ, Philippines, Trung Quốc, Indonesia, và Thái Lan (Hình 1) 2. Bảo vệ thực vật Nông dân ở các nước đang phát triển thường chỉ phát huy 20- 70% năng suất tiềm năng của giống lúa cải tiến ở hệ thống canh tác lúa nước thích hợp do gặp phải các trở ngại trong quá trình canh tác như thiệt hại do cỏ dại, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh đốm vằn, bệnh cháy lá, cháy bìa lá, các vấn đề về môi trường như mặn, phèn, hạn hán… Hạn chế của những giống lúa hiện
  3. nay là thiếu gen kháng đối với các sâu bệnh ch; và chống chịu điều kiện môi trường khắc nghiệt. Các nghiên cứu về chuyển nạp gen đã khắc phục được vấn đề trên và rút ngắn khoảng cách năng suất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2