intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHỮNG TRANH VẼ MỸ THUẬT VỀ THĂNG LONG XƯA CỦA NGƯỜI PHƯƠNG TÂY THẾ KỶ XVII-XVIII

Chia sẻ: Dfsdfs Jjnjknkmn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

89
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ cuối thế kỷ XVII Chúa Trịnh Tùng đã mang quân ra đánh Mạc giải phóng Thăng Long, thống nhất Nam Bắc triều. Chúa Trịnh đã cho sửa chữa hoàng thành, điện Tây Kinh 1595, Thái miếu 1596. Những đợt mở rộng ngoài hoàng thành khu vực Kẻ chợ, xây vương phủ với ba tòa Cung điện, 16 trường lang nối các cung 1630 v.v.. đã tập trung các phường thợ giỏi để xây dựng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHỮNG TRANH VẼ MỸ THUẬT VỀ THĂNG LONG XƯA CỦA NGƯỜI PHƯƠNG TÂY THẾ KỶ XVII-XVIII

  1. NHỮNG TRANH VẼ VỀ THĂNG LONG XƯA CỦA NGƯỜI PHƯƠNG TÂY THẾ KỶ XVII-XVIII
  2. Từ cuối thế kỷ XVII Chúa Trịnh Tùng đã mang quân ra đánh Mạc giải phóng Thăng Long, thống nhất Nam Bắc triều. Chúa Trịnh đã cho sửa chữa hoàng thành, điện Tây Kinh 1595, Thái miếu 1596. Những đợt mở rộng ngoài hoàng thành khu vực Kẻ chợ, xây vương phủ với ba tòa Cung điện, 16 trường lang nối các cung 1630 v.v.. đã tập trung các phường thợ giỏi để xây dựng. Chính sách mở rộng thương mại với các nước, kinh tế hàng hóa phát triển là động lực mở mang kinh đô Thăng Long. Đặt quan hệ buôn bán với Nhật Bản thời kỳ Mạc phủ, đã cứu đoàn tầu buôn Nhật là Đệ Trang Tả vệ môn năm Hoàng Đinh thứ 11 (1610) bị bão, cứu sống 105 thuyền nhân. Tầu buôn Grol của Hà Lan đến Thăng Long 1637 và tầu Kievit đến 1642 chở sứ thần của Chúa Trịnh Tráng sang Batavia trao đổi ngoại giao với Hà Lan. Đây là thời kỳ lịch sử phát triển diện mạo kinh đô Thăng Long có nhiều cung điện, chùa tháp đẹp đẽ, lộng lẫy. Sức hấp dẫn của Thăng Long ở thế kỷ XVII đã có rất nhiều người phương Tây đến đây. Đàng ngoài thường gọi là xứ
  3. Tunquin (Đông Kinh) thời Lê Trịnh, họ đã viết nhiều sách du ký và vẽ nhiều tranh về kinh đô, Vương phủ, nghi lễ vua chúa khi xuất hành, đi trận, quân đội, thuyền xe, sinh hoạt nhân dân là những ảnh tư liệu quý giá lịch sử. Những tranh vẽ tư liệu của nhiều người như A. Baldinotti (1626), A. de Rohdes (1627 - 1646; Tavernier (1639 - 1645); Tissanier (1658), Marini v.v.. Đặc biệt là những tranh vẽ của người Việt về buổi lễ Chầu Vua, Chúa, diễn Võ trường, lễ rước mà S.Baron cho biết là được vẽ ngay tại chỗ, được Baron sử dụng in trong sách của ông, những tập du ký có nhiều hình ảnh vẽ về cung điện, lễ nghi, trang phục phải kể đến “Du ký mới và kỳ thú” của anh em nhà Tavernier là những thương gia lữ hành, làm việc cho Công ty Đông ấn - Hà Lan (VOC), theo đạo tin lành. Người em là Daniel Tavernier đã có nhiều dịp đến Đàng Ngoài (Kẻ Chợ), khi đó là sĩ quan phụ trách hành chính kế toán trên tàu buôn của Hà Lan (VOC) trong khoảng thời gian từ 1639 - 1645. D. Tavernier đã tiếp xúc với triều đình Chúa Trịnh trên nhiều góc độ từ quý tộc đến quân sĩ, phong tục tập quán dân chúng của Vương quốc Đàng Ngoài. Nhiều hình ảnh được vẽ để minh họa theo lối tả thực trên thực địa như: Hình vẽ Vua (Chúa) ngồi kiệu ra khỏi cung điện dẫn đầu là đoàn tượng binh 6 con voi xếp hàng đôi, phủ thảm Ba Tư đến đoàn kỵ binh tiếp đến là Chúa ngồi kiệu Kim Long 12 người khiêng, hai bên tả hữu 12 tàn lọng, 4 quạt vả. Chúa ngồi trên ngai trong khoang kiệu rộng có lan can con tiện, mái cong mui lượn sơn son thiếp vàng oai nghiêm. Theo sau là đoàn vệ binh với voi ngựa, đoàn nghi trượng, cờ lệnh, hoa công có
  4. những dải đuôi cờ dài hàng thước, đoàn quân nhạc bát âm, trống kèn đi sau kiệu, đoàn lính cẩm y vệ vác súng, gươm hộ vệ cùng chiêng trống và một viên quan mang theo đồng hồ nước (là một bình đồng, bên trong thả một chén thủng lỗ để nước ùa vào, khi đầy nước chén sẽ chìm xuống là đúng 1 canh giờ, tiếng cồng vang lên). Kiến trúc Vương Phủ đã được Danien Tavemier vẽ khu bến đá được kè đá trải dài dọc sông Hồng khoảng hàng ngàn mét. Phía trong một dẫy cung điện lớn hai tầng, nối giữa là một khu hành lang 7 cửa vòng cung, phía trên là tầng lộ thiên như khán đài để đứng xem duyệt thủy quân, cao lớn bề thế. Hai bên khu vực kiến trúc là hai lầu kiểu pháo đài hình lục giác, kiến trúc Âu Châu kiểu quân sự có lính gác. Dưới sông là đoàn thuyền tang, nhà vua (theo lịch sử thì có thể là Vua Chân Tông mất, Danien Tavernier lúc đó đang ở Thăng Long đã vẽ và tả lại đám tang rất cặn kẽ các chi tiết nghi lễ). Một bức tranh tang lễ khác ở đầu thế kỷ XVIII cũng được vẽ với cảnh kiến trúc trải dài ở một góc rộng hơn với nghi lễ tương tự nhưng có khác về các chi tiết lầu thuyền Vương Phi, Long Đình, Long xa quàn thi hài nhà vua được chạm trổ một cách chi tiết, xe chở vàng bạc cũng cầu kỳ, chạm khắc với một lối bố cục tổng thể và trong trang phục cũng có nhiều điểm khác nhau. Từ hai bức tranh vẽ trên kiến trúc Vương phủ có thời gian cách xa nhau khoảng 80 năm đã cho thấy sự hiện hữu của các công trình kiến trúc tồn tại rất hoành tráng. Một bức tranh vẽ trong sách của S. Baron cũng đã vẽ lại một đoạn của khu kiến trúc
  5. này. Tranh vẽ 2 đám tang được hiện ra bằng hình ảnh nghi lễ hoành tráng và có phong cách rất riêng ở kinh đô Đại Việt. 1. Dẫn đầu là 2 quan nội thị (hoạn quan) có minh tinh viết tên Vua mất, công tích và mỗi người mang một ống pháo lửa. 2. Đoàn voi hoàng gia 12 con, 4 con đi đầu có quản tượng, cờ hoàng gia... (cờ rồng, cờ phượng, cờ Vân Cẩm...) 3. Quan kỵ binh dẫn theo đoàn kỵ binh, gồm 7 hàng đôi trang bị sang trọng từ dây cương đến yên ngựa Phủ kim tuyến vàng. 4. Long xa chở thi hài Vua do 8 con tuần lộc kéo xe (thời Chúa Trịnh, có vườn lộc mã gần cung Khánh Thụy - TQV). 5. Đoàn tang gồm Vua mới, anh em nhà vua, đoàn nhạc bát âm, gia đình hoàng gia, các hoàng tử áo sa tanh mầu tím... 6. Bốn vị đại quan (4 tổng trấn có đồ phúng viếng) cùng các xe chở đồ tế lễ vàng bạc đem đốt hoặc chôn theo người chết... 7. Đoàn sau cùng là bách quan văn võ, gia đình quý tộc, đi bộ theo đoàn tang... Ngoài ra còn có những đoàn phục vụ ăn uống cho người đi đưa tang...
  6. Những tranh vẽ về nhà hát, khu thờ cúng đã làm sáng tỏ nhiều sinh hoạt quý tộc văn hóa lịch sử xa xưa ở kinh đô. Năm 2006, một cuộc triển lãm phục dựng 53 bức tranh cổ xưa về kiến trúc trang phục, thành quách cung điện Thăng Long thế kỷ XVII, XVIII đã được nhiều người quan tâm do Bộ Văn hóa Thông tin và UBND Thành phố, Văn phòng kỷ niệm ngàn năm Thăng Long tổ chức tại khu nhà Rồng, thềm điện Kính Thiên trưng bầy trong gần 1 năm. Triển lãm được nhiều báo chí, đài truyền hình Việt Nam, Hà Nội ca ngợi khuyến khích và được các nhà sử học đánh giá cao. Theo Giáo sư Phan Huy Lê, Lê Văn Lan “Bộ tranh này là nguồn gốc sử liệu, hình ảnh quý giá, giúp ta hình dung một cách rõ ràng và toàn cảnh hơn về lịch sử Thăng Long, là những tài liệu hỗ trợ, phục dựng trong sáng tác văn học, nghệ thuật, sân khấu điện ảnh khi đề cập về lịch sử (Báo nhân dân ngày 13/1/2006). Ngoài ra còn nhiều tranh của người Việt vẽ tại chỗ cảnh triều nghi vua Lê, triều phục phủ Chúa, Vua Lê vi hành... Tranh của Marini về thuyền chiến có trang trí kiểu phương Tây vẽ hình vỏ sò, thiên nga; tranh vẽ lính thị vệ, quan tiến sĩ tả rõ về trang phục, áo mũ. Tranh thành quách kinh đô bên sông Hồng cho thấy một kinh đô Thăng Long với nhiều cung điện, nghi lễ hoành tráng, trang phục, ngựa xe, thuyền rồng, nhiều kiểu cách lộng lẫy, bằng hình ảnh sống động như lời tả trong các sách lịch sử. Nhiều du khách phương Tây đến nơi đây ca ngợi Thăng Long -
  7. Kẻ Chợ là một thành phố đẹp nhất Châu á mà tôi thấy hoặc đẹp như thành Vơnidơ nước Italia với nhiều thuyền bè buôn bán còn đông hơn gấp bội... Những hình ảnh tranh vẽ về Thăng Long xưa được nhiều nước phương Tây như: Hà Lan, Bỉ, Pháp, Anh, Đức, Mỹ lưu giữ cần được tập hợp, lưu giữ và nghiên cứu là những tài liệu quý giá về nhiều mặt trong lịch sử Việt Nam ở thế kỷ XVII, XVIII. Những hình ảnh này có giá trị văn hóa một thời huy hoàng, đẹp đẽ của kinh đô xưa, có tác dụng giáo dục cho thế hệ trẻ lòng tự hào, tự tin, tình yêu đất nước trong dịp kỷ niệm ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2