intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VỀ NGUỒN - MỸ THUẬT CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Chia sẻ: Dfsfds Fsdfdsf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

94
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hưởng ứng cuộc vận động sáng tác đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng sẽ kết thúc vào năm 2009, vào dịp kỷ niệm 65 năm thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2009) do Tổng cục Chính trị, Bảo tàng lịch sử quân sự, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức phát động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VỀ NGUỒN - MỸ THUẬT CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG VIỆT NAM

  1. VỀ NGUỒN
  2. Hưởng ứng cuộc vận động sáng tác đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng sẽ kết thúc vào năm 2009, vào dịp kỷ niệm 65 năm thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2009) do Tổng cục Chính trị, Bảo tàng lịch sử quân sự, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức phát động.
  3. Vào những ngày cuối xuân này - Thủ đô kháng chiến đang nô nức lao động sản xuất, rèn luyện chiến đấu lập thành tích chào mừng kỷ niệm 60 năm Bác Hồ về ATK. Ngày 9/4/2007 tại Bảo tàng LLVT Việc Bắc - Quân khu I đã diễn ra cuộc đón tiếp đoàn hoạ sĩ của Hội Mỹ thuật Việt Nam do hoạ sĩ Bằng Lâm, Phó Chủ tịch thường trực dẫn đầu đoàn hoạ sĩ sáng tác về ATK-Quân khu I. Đoàn đã được Thượng tá Giám đốc Đàm Trung Thông, hai trung tá Phó giám đốc Hoàng Quốc Quyết, Phạm Đình Tiến tiếp đón, thân tình, chu đáo, gắn bó mật thiết chiến sĩ - nghệ sĩ. Ngay chiều hôm đó đoàn được chia làm hai tổ; Tổ về ATK; Tổ về Pắc Bó-Cao Bằng. Bốn họa sĩ: Vi Quốc Hiệp, Quách Đại Hải, Ngô Cao Giang, Đinh Lực do Trung tá Phạm Đình Tiến dẫn đường. Tới Định Hóa - ATK đúng là: “Rừng xưa núi cũ yêu thương lại về” nơi có tới 108 điểm di tích cách mạng-kháng chiến. Nơi ra đời các quyết định quan trọng đến vận mệnh quốc gia. Các hoạ sĩ đã được đến các địa danh thân thuộc như: Tỉn Keo - xã Phú Định tại đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì hội nghị Bộ chính trị tháng 9- 1953 thông qua chủ trương kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ (6/12/1953) trận quyết chiến chiến lược kết thúc chiến tranh lập lại
  4. hòa bình ở Đông Dương. Thăm bảo tàng ATK gặp gỡ các bà mẹ lão thành cách mạng, vẽ chân dung, vẽ phong cảnh Nà Mòn, Khuôn Tát, Khau Tý nơi đã đi vào thi ca và là trang sử vàng của dân tộc. Tổ thứ hai do Trung tá Hoàng Quốc Quyết dẫn đường có các họa sĩ: Trịnh Bá Quát, Trần Từ Thành, Bùi Anh Hùng, Hải Nghiêm, Đào Hùng và Lai Thành. Địa chỉ mà các hoạ sĩ đến đều là những nơi núi cao, vực sâu của hai tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn. Nhưng bù lại anh em hoạ sĩ được sự tiếp đón rất chu đáo của các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, Uỷ ban, Bộ chỉ huy quân sự huyện Hà Quảng. Đến vẽ Pắc Bó, suối Lê-nin, núi Các Mác vào tháng 4 này trời tuyệt đẹp. Nước suối ngăn ngắt xanh, cây rừng trổ lộc tạo ra một bảng màu thiên nhiên tuyệt trần. Có thể nói khó có cảm xúc nào hay hơn, đẹp hơn. Địa Lan, Nà Nghiềng, Phay Khắt hay Chợ Rã, Chợ Đồn, Phủ Thông đã được các hoạ sĩ ký hoạ, ghi chép với sự rung cảm tâm huyết trước vẻ đẹp hùng vĩ, thân thuộc của chiến khu Cách mạng. Sau hơn một tháng đi thực tế và sáng tác đến ngày 1 5/5/2007 đã có 36 tác phẩm Hội hoạ được triển lãm tại trường Đại học sư phạm Thái Nguyên nhân kỷ niệm 117 năm ngày sinh nhật Bác và 60 năm Bác Hồ về ATK hưởng ứng cuộc vận động “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Do hội Mỹ thuật Việt Nam,
  5. Bảo tàng LSQS. Bảo tàng LLVT-VIệt Bắc-Quân khu I, trường Đại học sư phạm Thái Nguyên tổ chức. Hầu hết các tác phẩm đều nói lên truyền thống giáo dục cách mạng, ca ngợi công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôn vinh vẻ đẹp của người lính cách mạng- anh bộ đội cụ Hồ. Tác phẩm Phương án tối ưu in giấy của Trịnh Bá Quát chọn hình tượng Bác Hồ đang xoay bàn tay trên bản đồ chiến sự với vẻ mặt trầm tĩnh mà kiên quyết của Bác đã nêu được ý đồ người “Chọn phương án tối ưu” quả quyết và sáng tạo, hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp nở nụ cười đầy niềm tin và hưng phấn, bức tranh có bố cục chặt chẽ, đường nét dứt khoát, lối khắc giản dị gợi được không gian của khoảnh khắc lịch sử trong những năm 1953-1954. Hoạ sĩ Từ Thành với tác phẩm Khuẩy Nậm năm 1941. Hình tượng Bác Hồ trước lán Khuẩy Nậm bên con suối đầy chất thơ, những vạt lá trải thảm trên lối mòn mà Bác thường đi tạo nên sự hòa quyện, sinh động giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên. Một vẻ đẹp bình dị của vị Cha già dân tộc trong những năm đầu cách mạng. Đào Hùng với cảm xúc mối tình gắn bó quân dân. Qua bản với chất liệu Acrylic đậm đà, tươi sáng. Xanh màu áo lính, xanh màu cô gái Nùng bên mái nhà sàn đã tạo được không gian nắng chiều bình yên của vùng chiến khu- chín năm kháng chiến.
  6. Về Pắc Bó là bức tranh được khai thác chắt lọc vẻ đẹp núi rừng Việt Bắc của họa sĩ trẻ Bùi Anh Hùng. Với lối vẽ biểu cảm, hiện thực là cái cớ cho sáng tạo. Bùi Anh Hùng đã thành công trong đặt các mảng màu và bố cục. Đây là sở trường của tác giả: Điều đã được minh chứng qua nhiều tác phẩm tham gia các cuộc triển lãm của anh gần đây. Quách Đại Hải với hai tác phẩm Tướng quân tại ngoại và Mình về với Bác với chất liệu mịn màng của lụa, lối vẽ hiện thực người xem lại được gặp hình ảnh bịn rịn qua cái nắm tay của anh bộ đội Cụ Hồ với đồng bào dân bản để: “Mình về với Bác” thật cảm động “cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.” Hoạ sĩ Lai Thành có bức tranh màu dầu khổ lớn (140x240cm) Bác Hồ đi chiến dịch với đề tài này tác giả Lai Thành đã ấp ủ từ nhiều năm nay. Đợt đi thực tế này một lần nữa anh lấy thêm tư liệu và tạo cảm xúc để hoàn thành kịp trưng bày vào đúng dịp 19/5 ngày sinh nhật Bác. Bác Hồ về ATK ở Định Hóa - Thái Nguyên 1947 chất liệu Acrylic (80x100cm) của Ngô Cao Giang, người có nhiều thành công trong mảng đề tài chiến tranh cách mạng. Hình tượng Bác Hồ trong bộ quân phục, mũ cài lá nguỵ trang đang “ung dung yên ngựa” tác giả đã khai thác được sự vĩ đại mà giản dị.
  7. Hoạ sĩ đồ hoạ Đinh Lực với nét khắc mạch lạc, khoẻ khoắn với bức tranh khắc gỗ đẹp Lán Khuôn Tát-nơi làm việc của Bác Hồ trong kháng chiến chống Pháp. Hải Nghiêm một tác giả quân đội với bức tranh màu dầu Nguồn sống trong đá bố cục chặt chẽ. Bút pháp rung động, màu sắc tươi sáng, người xem sẽ nhận được ở đây tình cảm chân thực của người chiến sĩ-nghệ sỹ. Dưới gốc đa lịch sử của Vi Quốc Hiệp, anh đến từ Thành phố ngàn hoa. Người xem không gặp ở đây, một gam màu bảng lảng của “mùa hoa cúc quỳ” của “mù sương Đà Lạt” mà ngược lại là bút pháp chắc khoẻ với cách miêu tả chân thực các chiến sĩ dừng chân cùng Bác bên gốc đa cổ thụ trong sắc vàng nắng ấm của núi rừng. Tác phẩm đã nói lên được vẻ đẹp của những bước chân hành quân-những bước chân lịch sử. Về nguồn là chuyến đi thực tế thành công. Đã có những tác phẩm gây dấu ấn trong lòng công chúng của ”Thủ đô, gió ngàn”. Những tác phẩm ghi chép cho thấy, chỉ có đi thực tế, sống cùng với đồng bào chiến sĩ mới có thể khơi dậy những tình cảm cách mạng, tình quân dân bền chặt, tạo nên ý nghĩa của người nghệ sĩ-chiến sĩ như Bác Hồ đã căn dặn về sứ mạng của nghệ thuật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2