intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nuôi côn trùng- tạo món ăn ngon

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

193
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, bên cạnh những thức ăn thông thường, hàng ngày trên thị trường đã xuất hiện một số thức ăn mới lạ, hấp dẫn người tiêu dùng được chế biến từ côn trùng như: dế, bò cạp, nhện, mối chúa, trùn, ve sầu, cào cào, trứng kiến, nhộng tằm, cà cuống …

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nuôi côn trùng- tạo món ăn ngon

  1. Nuôi côn trùng- tạo món ăn ngon Hiện nay, bên cạnh những thức ăn thông thường, hàng ngày trên thị trường đã xuất hiện một số thức ăn mới lạ, hấp dẫn người tiêu dùng được chế biến từ côn trùng như: dế, bò cạp, nhện, mối chúa, trùn, ve sầu, cào cào, trứng kiến, nhộng tằm, cà cuống …Không chỉ có mặt ở vùng nông thôn thành phố, các tỉnh mà ngay cả một số nhà hàng, tiệm ăn lớn ở nội đô thành phố cũng đón nhận những món ăn đặc sản được chế biến từ những loại côn trùng trên. Trong đó nhiều nhất là dế, bò cạp. Chúng được nuôi dưỡng ngày một kỹ thuật hơn so với kiểu chăn bắt tìm kiếm từ thiên nhiên. Tại thành phố Hồ Chí Minh, vài năm gần đây ở các huyện, quận như: Củ chi, Thủ Đức, Hóc môn, quận 2, quận 9…có những hộ nông dân mạnh dạn nuôi các côn trùng (dế, nhện, bò cạp, trùn) kiểu thủ công hay bán công nghiệp, quy mô hộ gia đình hay kiểu trang trai, như trại dế Thanh Tùng- Củ Chi, trại dế Huỳnh Như- Hóc Môn, trại dế Tấn
  2. Tài- Thủ Đức...Dù vẫn còn mày mò, thị trường tiêu thụ chưa lớn, chưa ổn định nhưng bước đấu cũng đã có nhiều kinh nghiệm và làm ăn cũng đạt hiệu quả. Nhất là việc sản xuất kinh doanh dế, nuôi bò cạp quy mô lớn. Ở những hộ nầy, không chỉ buôn bán con giống mà còn sáng tạo ra các món ăn ngon miệng, thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng. Sản phẩm ngoài những món ăn liền rất đa dạng được chế biến điệu nghệ từ những “đầu bếp nông dân”- thực ra đó là những món ăn dân dả có từ lâu đời, được người nông dân làm để ăn chơi- nay thì chế biến có vẻ cầu kỳ hơn, chưng bày hấp dẫn hơn, có nơi còn vô hộp bọc nylon cẩn thận để thực khách mang về. Giá cả cũng bình dân, 1.000 – 2.000 đồng cho một con dế, hoặc 5.000- 10.000 đồng/con bò cạp đã chế biến. Điều phấn khởi hiện nay là nhu cầu sử dụng thức ăn làm từ côn trùng cũng lan ra các tỉnh (kể cả miền Bắc). Ngoài những nguồn côn trùng có sẵn ở địa phương các tỉnh, họ còn mua thêm sản phẩm từ thành phố về qua dạng những sản phẩm đóng hộp đông lạnh.Tất nhiên chất lượng sản phẩm kiểu nầy sẽ không bằng sản phẩm tươi tại chổ. Nhưng do nhu cầu của thực khách lớn nên các sản phẩm trên vẫn đến tận các nhà hàng,
  3. hiệu ăn ở các tỉnh. Việc nuôi côn trùng làm thức ăn của “những chàng nông dân ưa làm cái mới” bắt nguồn từ suy nghĩ giãn đơn bởi-đó là món ăn dân dã ở nông thôn, người nông dân thường chế biến để dùng hay đải khách, khi lai rai vài ba miếng rượu từ xửa từ xưa. Nguyên liệu chế biến ngày trước, thường được tìm trong tự nhiên nhưng ngày nay nó đã quá hiếm.Tại sao không nuôi để có nhiều côn trùng chế biến thức ăn và đưa vào kinh doanh?.Chính từ những suy nghỉ táo bạo này, có khi phải chịu đựng tiếng cười của bà con hàng xóm,. Họ vẫn âm thầm mày mò tìm giống để gây nuôi. Chính nhờ vậy đã tạo ra một việc làm mới, có thu nhập cao bất ngờ. Ai cũng khâm phục và gắng tìm hiểu để làm theo. Khởi sự cho việc nuôi côn trùng làm thức ăn tiêu thụ trên thị trường thành phố, có lẻ là việc mày mò nuôi dế của anh thanh niên nông dân Lê Thanh Tùng ( xã Tân Phú Trung- Củ Chi ) là đáng ghi nhận. Là con nhà nông dân nghèo, lại thường ra đồng bắt dế đá và hay nướng ăn chơi, thấy ăn ngon miệng nên suy nghỉ tìm cách nuôi thử ra sao? Mày mò tham khảo thị hiếu người tiêu dùng, bạn bè ăn thử khen ngon khuyến khích nên nuôi nhiều hơn nữa và tổ chức kinh
  4. doanh mặt hàng dế chế biến. Không có tài liệu, không được tập huấn hướng dẫn nhưng sau nhiều lần trầy trật anh cũng rút ra được những kinh nghiệm về nuôi dế. Hiện nay cơ ngơi nuôi dế của anh khá sung túc, nuôi theo kiểu công nghiệp, tổng đàn dế anh nuôi trên 0,5 triệu con. Sản phẩm kinh doanh hiện là dế giống, cung cấp dế thịt cho các nhà hàng, chế biến thành thức ăn bán ngay tại trang trại của mình. Thu nhập bình quân hàng tháng cả chục triệu đồng. Bài bản hơn, là trường hợp anh Nguyễn Tấn Tài (Quận Thủ Đức) - Là kỹ sư nên anh đã cùng với bộ môn côn trùng học trường Đại học Nông lâm xây dựng quy trình nuôi dế để hướng dẫn cho bà con muốn nuôi dế giống, dế đẻ, nuôi dế thịt chất lượng cao. Theo anh nuôi dế rất dễ, khá đơn giản. Người nuôi chỉ cần khoảng vài trăm ngàn là có thể nuôi vài chục cặp dế giống. Dế đẻ nhiều, tỷ lệ trứng nở cao và nhanh cho thu hoạch. Khi hút hàng thì có thể bán 250.000- 300.000 đồng/ký thịt dế. Trường hợp anh Nguyễn Trọng Suôn (phường Long bình –Q9), với hai bàn tay trắng vào Nam lập nghiệp, nghèo nhưng có chí làm ăn. Bằng nghề nuôi dế và nuôi bò cạp mà gia đình anh mỗi năm kiếm được vài trăm triệu đồng. Theo anh thì khi nuôi cần chú ý
  5. kỷ khâu thức ăn, không để hôi thiu, vệ sinh chuồng trại cho tốt là yếu tố quyết định. Anh Nguyễn Quang Huy (phường Tam Bình- Thủ Đức, chủ trang trại bò cạp Quang Huy) còn được gọi là Vua bò cạp, đã bỏ ra nhiều công sức để nghiên cứu việc nuôi bò cạp và mài mò làm ra sản phẩm bán cho các nhà hàng, siêu thị, quán nhậu, tiệm thuốc, cũng như bán giống bò cạp cho ai có nhu cầu … Có thể nói, dế và bò cạp là hai loại côn trùng nuôi phổ biến hiện nay. Chúng được chế biến thành nhiều món ăn ngon như :chiên giòn tẩm bơ, lăn bột, xào xả ớt, nướng nước mắm, kho tiêu, gỏi trộn xoài… rất hấp dẫn, thực khách ưa chuộng . Việc tổ chức chăn nuôi các loại côn trùng để làm thức ăn tại thành phố, dù gì đi nữa vẫn còn mới mẻ so với các nước bạn Campuchia, Thái lan. Thị trường hiện nay có nhu cầu nhưng chưa phải là nhiều, chưa trở thành món ăn đại chúng, vì thế mà người nuôi vẫn cần những bước đi cẩn trọng, nhất là khâu tiếp thị. Người muốn nuôi cũng cần nên tìm hiểu kỷ thuật nuôi, vệ sinh phòng dịch, mua đâu bán đâu ? Nhất là kỷ thuật chế biến thức ăn sao cho ngon, cho hấp dẫn. Xây dựng cửa hiệu kinh doanh món đặc sản này là rất cần thiết.Tránh chạy theo phong trào gặp hệ luỵ không
  6. hay. Theo chị Nguyễn thị Hiệp (Chủ tịch Hội Nông dân- quận 9), hiện nay việc nuôi côn trùng (dế, bò cạp) làm thức ăn được người tiêu dùng quan tâm nhưng vẫn chưa được nghiên cứu và hướng dẫn cụ thể. Không thể làm kiểu phong trào bởi đầu ra chưa thể dể dàng, khó tìm mối lái tiêu thụ nếu không giỏi kinh doanh…Muốn nuôi côn trùng làm thức ăn có hiệu quả thì người nuôi phải tập trung kỷ khâu giống, kỷ thuật nuôi, quy mô chuồng trại, thị trường tiêu thụ và nghệ thuật kinh doanh- có vậy việc nuôi mới phát triển bền vững được. ĐẶNG VĂN THÀNH
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2