intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phần 5: Bảo hiểm

Chia sẻ: Lau Thai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

82
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bảo hiểm dành cho các doanh nghiệp nhỏ Ngoài luật sư và kế tóan, trong quá trình thành lập doanh nghiệp bạn sẽ cần phải có một người có chuyên môn khác nữa đó là bảo hiểm. Sẽ tốt hơn nếu bạn có một đại lý bảo hiểm lo toàn bộ các công việc liên quan tới nhu cầu bảo hiểm cho bạn. Các hợp đồng bảo hiểm sẵn có dành riêng cho các doanh nghiệp nhỏ, một gói riêng, sẽ đáp ứng hầu hết các nhu cầu bảo hiểm của bạn. Việc bảo hiểm không chỉ quan trọng đối...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phần 5: Bảo hiểm

  1. Phần 5: Bảo hiểm Bảo hiểm dành cho các doanh nghiệp nhỏ Ngoài luật sư và kế tóan, trong quá trình thành lập doanh nghiệp bạn sẽ cần phải có một người có chuyên môn khác nữa đó là bảo hiểm. Sẽ tốt hơn nếu bạn có một đại lý bảo hiểm lo toàn bộ các công việc liên quan tới nhu cầu bảo hiểm cho bạn. Các hợp đồng bảo hiểm sẵn có dành riêng cho các doanh nghiệp nhỏ, một gói riêng, sẽ đáp ứng hầu hết các nhu cầu bảo hiểm của bạn. Việc bảo hiểm không chỉ quan trọng đối với bạn mà còn quan trọng đối với các mối quan hệ công việc khác của bạn. Ví dụ, nếu bạn đi thuê địa điểm văn phòng thì người chủ nhà thường yêu cầu bạn xuất trình một giấy bảo hiểm hoặc nó sẽ được liệt kê như là một mục phụ trong hợp đồng bảo hiểm của bạn để đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn không đột nhiên biến mất khi xảy ra thua lỗ. Dưới đây là một số rủi ro cần được bảo hiểm:
  2. Bảo hiểm tài sản kinh doanh Bảo hiểm tài sản cần bao gồm việc bảo hiểm trên một diện rộng để bảo vệ bạn trước một loạt dạng thua lỗ khác nhau. Hợp đồng bảo hiểm của bạn nên bao gồm:  Tòa nhà. Hợp đồng cần bao gồm mục này nếu bạn là chủ sở hữu tòa nhà mà doanh nghiệp của bạn đang sử dụng. Trong trường hợp nếu bạn đi thuê địa điểm thì người chủ cho thuê sẽ phải bảo hiểm việc này.  Các tài sản cá nhân dành cho công việc như bàn, ghế và các thiết bị. Bạn cũng có thể muốn bảo hiểm cả những phần sửa chữa mà bạn đã làm sau khi thuê. Ví dụ như một bức tường ngăn mà bạn đã làm hoặc một quầy thiết kế riêng trong khu vực tiếp tân dành cho các khách hàng của bạn.  Thua lỗ  Động đất  Lụt lội (cái này có thể có hoặc không) Hãy nhớ rằng hợp đồng bảo hiểm toàn bộ rủi ro có thể được thiết kế để bao gồm toàn bộ các thiết bị, cả phần cứng và phần mềm máy vi tính cộng với các chứng từ có
  3. giá trị của bạn. Một hợp đồng bảo hiểm chi tiết cần bao gồm việc thua lỗ do việc phá sản hoặc thua lỗ do những mối nguy khác dẫn đến việc tạm thời dừng hoạt động kinh doanh gây ra. Bảo hiểm trách nhiệm Hợp động bảo hiểm trách nhiệm toàn bộ được thiết kế để bảo hiểm cho các bên thứ ba trong những trường hợp sau:  Tai nạn cá nhân và quảng cáo  trách nhiệm pháp lý về cháy, thông thường việc này là bắt buộc nếu bạn đi thuê địa điểm. Điều này bảo vệ bạn trong trường hợp bạn bất cẩn gây hư hại hoặc thất thóat đối với tài sản đi thuê. Ví dụ: bạn quên không tắt máy sưởi/lò sưởi và ra về vào buổi tối. Trong đêm đó, chiếc máy sưởi gây ra đám cháy và thiêu hủy tòa nhà bạn đi thuê. Trong trường hợp này, hành động bất cẩn không tắt máy sưởi đã gây ra thiệt hại. Việc bảo hiểm trách nhiệm pháp lý về cháy sẽ bảo vệ bạn trong trường hợp này.  Sản phẩm và các hoạt động hoàn tất  Các chi phí hoặc các khoản thanh tóan về y tế
  4.  Trách nhiệm chung đối với các cơ sở vật chất của bạn (văn phòng). Minh họa rõ nét nhất cho việc này là những tổn thất từ việc “vấp ngã vào chỗ rách trên thảm gây ra thương tật”. Đôi khi, một số hợp đồng bảo hiểm không bao gồm các điều khoản về sản phẩm và các hoạt động hoàn tất và/hoặc tai nạn cá nhân và quảng cáo tùy thuộc vào các dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp. Trong những tình huống như vậy, hợp đồng bảo hiểm về trách nhiệm nghề nghiệp, lợi dụng chức quyền hoặc sai phạm và thiếu trách nhiệm có thể phù hợp với loại hình hoạt động của doanh nghiệp bạn trong đó bao gồm việc bảo hiểm đối với các sai phạm và thiếu trách nhiệm có thể dẫn tới việc công ty của bạn bị kiện. Điều này đặc biệt đúng với những nghề nghiệp đòi hỏi chuẩn mực cao hoặc mức độ trách nhiệm cao ví dụ như các nghề luật sư, tư vấn kỹ thuật, bảo hiểm, môi giới bất động sản, bác sỹ và nha sỹ. Bảo hiểm tai nạn cho nhân viên Nếu doanh nghiệp của bạn có nhân viên thì việc mua bảo hiểm tai nạn cho nhân viên là bắt buộc. Những doanh
  5. nghiệp mới thành lập thường dùng Quỹ Đền bù Liên bang để đáp ứng nhu cầu của họ. Khi việc kinh doanh phát triển, bạn có thể “ngó nghiêng” để tìm được giá tốt hơn. Thêm vào đó, một số tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm tai nạn này có cung cấp những dịch vụ phụ như quản lý rủi ro và kiểm soát việc thua lỗ mà chúng có thể có ích cho doanh nghiệp của bạn. Những dịch vụ này rất có lợi trong việc giúp giảm các chi phí bồi thường về mặt lâu dài. Không nên nhầm lẫn việc quản lý rủi ro với việc bạn tham gia mạo hiểm. Công ty bảo hiểm cần chấp nhận 100% rủi ro của việc bảo hiểm tai nạn cho nhân viên. Các loại bảo hiểm khác  Bảo hiểm xe ôtô đối với các phương tiện vận chuyển của công ty. (trách nhiệm, toàn bộ, bảo hiểm mọi rủi ro với tài xế và bảo hiểm thiệt hại về tài sản và thương tật do người đi xe mô tô khác gây ra.)  Bảo hiểm sức khỏe/y tế được điều chỉnh cho phù hợp với quy mô của doanh nghiệp (lợi ích: việc bảo hiểm này giúp cho bạn có lợi thế trong việc thu hút những người giỏi).
  6. Vượt quá mức giới hạn trách nhiệm bảo hiểm Là những mức giới hạn trách nhiệm sẵn có vượt qua mức giới hạn tối đa, đơn vị vận tải của bạn có thể bảo hiểm và có hiệu lực theo hai cách sau:  Vượt quá các giới hạn thường được thêm vào chi phí của hợp đồng bảo hiệm trọn gói ưu đãi thành “khoản” ₫500 000 hoặc ₫1 000 000 và đôi khi có thể lên tới ₫5 000 000.  Mua một loại bảo hiểm gọi là "commercial umbrella" trong đó có thể cung cấp mức đề bù vượt quá các gói hợp đồng trọn ưu tiên, bao gồm cả hợp đồng bảo hiểm về kinh doanh, xe cộ kinh doanh và tai nạn của nhân viên. MỘT SỐ ĐIỀU CẦN NHỚ: Hãng vận chuyển của bạn có thể đưa ra các giới hạn thấp và điều này có thể làm cho phí bảo hiểm trông hấp dẫn hơn. Nhưng những chủ doanh nghiệp có hiểu biết cần dự tính trước các mức giới hạn trách nhiết ít nhất là ₫1 triệu. Chi phí phụ thường có thể chấp nhận được và trong môi trường dễ xảy ra tranh chấp như hiện này thì mức này là hợp lý.
  7.  Ví dụ: Bạn là chủ doanh nghiệp và bạn vừa tham gia vào một vụ tai nạn xe và được thông báo là lỗi thuộc về bạn. Thêm vào đó, vụ tai nạn đã làm cho nạn nhân bị liệt. Những dạng tổn thất như thế này có thể dễ dàng dẫn đến những khoản đòi bồi thường nhiều triệu đô la. Bảo hiểm về việc thực thi luật lao động dành cho người sử dụng lao động Bảo hiểm về việc thực thi luật lao động đã bắt đầu được nhiều công ty quan tâm với chi phí hàng năm khoảng ₫2000 cho mức bảo hiểm ₫1 triệu. Việc thực thi luật lao động ở các doanh nghiệp nhỏ thường ít khi gặp vấn đề , nguy cơ bị kiện về sa thải trái pháp luật hoặc quấy rối tình dục sẽ trở nên thường thấy hơn khi quy mô của doanh nghiệp phát triển. Bảo hiểm nhân thọ Như đã nêu ở trên, nếu bạn lập doanh nghiệp với một đối tác khác thì bản thỏa thuận mua bán có thể được tài trợ bởi quỹ bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp đối tác của
  8. bạn qua đời. Khi doanh nghiệp của bạn phát triển thì mức bảo hiểm này sẽ tăng lên. Những việc nên làm:  Trước khi bạn khởi nghiệp, hãy tập hợp các lời giới thiệu và chứng nhận về các luật sư, kế toán, đại lý bảo hiểm để bạn có thể chọn những cố vấn chuyên môn phù hợp nhất với mình trước khi bạn cần tới dịch vụ từ họ. Có lẽ trước mắt họ sẽ tư vấn miễn phí cho bạn để bạn xem xét việc chọn họ làm thành viên nhóm cố vấn của bạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2