intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân biệt bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen hại lúa

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

112
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và lùn sọc đen là những bệnh do vi-rút gây hại, rất nguy hiểm đối với cây lúa. Bệnh dễ lây lan do các loại rầy chích hút từ cây bệnh sang cây khỏe. Vì vậy, để nhận biết và hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra, xin giới thiệu một số đặc điểm nhận biết và hướng dẫn quản lý các loại bệnh này. Triệu chứng Bệnh không truyền qua hạt giống, đất, nước, gió, vết thương cơ giới mà chỉ lây lan thông qua rầy nâu, rầy lưng trắng làm môi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân biệt bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen hại lúa

  1. Phân biệt bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen hại lúa Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và lùn sọc đen là những bệnh do vi-rút gây hại, rất nguy hiểm đối với cây lúa. Bệnh dễ lây lan do các loại rầy chích hút từ cây bệnh sang cây khỏe. Vì vậy, để nhận biết và hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra, xin giới thiệu một số đặc điểm nhận biết và hướng dẫn quản lý các loại bệnh này. Triệu chứng Bệnh không truyền qua hạt giống, đất, nước, gió, vết thương cơ giới mà chỉ lây lan thông qua rầy nâu, rầy lưng trắng làm môi giới. Trên đồng ruộng, có thể nhận dạng bởi những điểm sau: Khi bị bệnh, cây lúa thấp lùn hơn so với bình thường, phân bố tương đối đều trên cả ruộng. Nếu bệnh sớm, cây lúa sẽ chết, nếu bị muộn, cây nghẹn đòng trổ không thoát, nếu trổ được thì hạt đen lép, bộ rễ vẫn phát triển bình thường. * Đối với bệnh vàng lùn: Lá lúa từ xanh nhạt chuyển sang vàng nhạt đến vàng cam rồi vàng khô. Lá dưới vàng trước, lần lượt đến các lá phía trên, vết vàng trên lá từ chóp lá vàng dần vào bẹ. Lá có khuynh hướng xòe ngang, bệnh làm giảm chiều cao của chồi lúa và giảm số chồi của bụi lúa mắc bệnh; ruộng lúa ngả sang màu vàng, chiều cao cây không đồng đều. * Đối với bệnh lùn xoắn lá: Cây lúa thấp lùn, lá và thân có màu xanh đậm, lá non mới ra ngắn, lá xoắn, gợn sóng và
  2. có những u sưng. Cây đẻ nhánh nhiều hơn bình thường, đôi khi mọc chồi trên đốt thân. Cây bị bệnh muộn, phát triển được nhưng không trổ bông, nghẹn đòng hoặc hạt lép, mép lá của loại bệnh này thường bị rách hình chữ V hay gân lá bị sưng to giống như những u bướu. * Đối với bệnh lùn sọc đen: Cây lúa thấp lùn, lá và thân có màu xanh đậm, lá non mới ra ngắn, lá xoắn, gợn sóng và có những u sưng. Cây đẻ nhánh nhiều hơn bình thường, đôi khi mọc chồi trên đốt thân. Cây bị bệnh muộn, phát triển được nhưng không trổ bông, nghẹn đòng hoặc hạt lép. Lá vẫn xoăn, nhưng mép lá không rách. Khi cây lúa ở giai đoạn vươn lóng, nếu bóc bẹ lúa quan sát kỹ phần thân sẽ thấy những u sáp màu trắng sữa chạy dọc theo thân. Khi bị nặng, những u sáp này chuyển sang màu đen nên gọi là lùn sọc đen. Biện pháp xử lý Đây là những bệnh hại rất nguy hiểm trên cây lúa mà hiện nay chưa có loại thuốc nào chữa trị. Chỉ phun trừ rầy để ngừa bệnh và bằng những cách sau: - Sử dụng giống kháng hoặc hơi kháng rầy để gieo cấy. - Gieo sạ mật độ vừa phải, hợp lý. - Bón phân cân đối đạm, lân, kali. - Không nên phun thuốc trừ sâu cuốn lá trong giai đoạn 40 ngày đầu sau khi sạ để bảo vệ thiên địch, tránh hiện tượng bộc phát rầy giai đoạn sau.
  3. - Đối với lúa cấy, ruộng có nước, có thể dùng dầu để diệt rầy: liều lượng 5 - 6 lít dầu gazol (hoặc dầu cặn)/ha nhễu đều trên mặt nước, dùng cây gạt cho rầy rơi xuống dính dầu chết. - Sử dụng thuốc hóa học: dùng một trong các loại thuốc sau: + Applaud 10BHN (Butyl, Difluent): dùng 1 - 1,2 kg/ha. + Bassa 50ND (Bassan, Vibasa, Bascide): dùng 1,5 lít/ha. + Applaud + Bassa: dùng 1 kg + 1 lít/ha + Applaud-Bas 27BTN: dùng 1 kg/ha. + Applaud-Mip 25BTN: 1,2 kg/ha. + Admire 50EC: dùng 0,4 lít/ha. + Actara 35WG: dùng 50 gam/ha. + Access 180EC: dùng 1 lít/ha. - Ngoài ra có thể sử dụng thuốc: Butyl, Marshall … Chú ý : Thuốc có ảnh hưởng đến tôm, cá
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2