Phân tích cở sở lý luận báo chí
lượt xem 44
download
Có nhiều quan điểm khác nhau về vai trò phù hợp của truyền thông. Một số người nghĩ rằng các nhà báo cần phải ủng hộ chính phủ và chỉ cung cấp cho công chúng những thông tin mà chính phủ cho là phù hợp. Một số khác lại tin rằng giới báo chí cần phải giám sát chính phủ, phát hiện và đưa tin về sự lạm quyền.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích cở sở lý luận báo chí
- Phân tích cở sở lý luận báo chí
- Có nhiều quan điểm khác nhau về vai trò phù hợp của truyền thông. Một số người nghĩ rằng các nhà báo cần phải ủng hộ chính phủ và chỉ cung cấp cho công chúng những thông tin mà chính phủ cho là phù hợp. Một số khác lại tin rằng giới báo chí cần phải giám sát chính phủ, phát hiện và đưa tin về sự lạm quyền. Một số người muốn giới báo chí đóng vai trò người cổ súy, đi tiên phong thúc đẩy các sự nghiệp, và phải có quan điểm chính trị riêng. Một số khác lại cho rằng báo chí cần phải khách quan và không mang tính đảng phái. Một số người cho rằng báo chí phải tôn trọng và phản ánh được các định chế và truyền thống của xã hội. Còn những người khác lại cho rằng báo chí nên nghi ngờ và thách thức những định chế hay truyền thống đó. Cuốn sách này cho thấy rằng mặc dù có những quan điểm khác nhau như vậy, vẫn có những chuẩn mực về những đặc quyền và trách nhiệm của một nền báo chí tự do trong một xã hội tự do. Trước hết, một nền báo chí tự do và độc lập là điều thiết yếu của bất kì xã hội tự do nào. Nhưng thế nào là một nền báo chí tự do? Trong cuốn sách này, điều đó có nghĩa là một nền báo chí không phải chịu những kiểm soát và qui định không phù hợp của chính phủ, một nền báo chí không chịu ảnh hưởng tài chính từ khu vực tư nhân, trong đó có các công ty quảng cáo, hay những áp lực kinh tế và kinh doanh
- từ các công ty tư nhân. Một nền báo chí tự do và độc lập phải đem đến cho độc giả, khán giả và thính giả những thông tin mà họ cần để có thể tham gia đầy đủ với tư cách là công dân của một xã hội tự do. Thứ hai, một nền báo chí tự do phải là nền báo chí dũng cảm và sẽ đưa tin về những câu chuyện quan trọng đối với độc giả và khán giả mà không phải sợ sệt điều gì hay không thiên vị một bên nào. Nền báo chí đó sẽ thách thức các giả định, sẽ nghi vấn nhà chức trách, và sẽ chỉ biết đi tìm sự thật, cho dù sự tìm kiếm đó sẽ dẫn đến đâu – có thể đến tận những nơi quyền lực cao nhất, đến tận những người sở hữu các cơ quan báo chí, và thậm chí ngay cả khi điều đó dẫn đến cái chết, như trường hợp của nhà báo Nga Anna Politkovskaya, người đã bị bắn gục trong một vụ giết thuê ở Mátxcơva năm 2006. Thứ ba, một nền báo chí tự do phải là một nền báo chí có trách nhiệm. Quan điểm về trách nhiệm khác nhau ở từng nước, và thậm chí là khác nhau theo từng năm. Đối với nhiều người, chuẩn mực trong thời bình và ổn định có thể rất khác với chuẩn mực trong thời chiến hay lúc quốc gia nguy cấp. Ví dụ, chỉ vài tháng sau vụ tấn công nước Mỹ ngày 11/9/2001, một cuộc khảo sát do Trung tâm First Amendment của Diễn đàn Tự do cho thấy 46% người Mỹ được phỏng vấn cho rằng báo chí đã có “quá nhiều” tự do. Đây là một tỉ lệ cao hơn so với mức trước
- khi vụ tấn công khủng bố diễn ra, hoặc so với mức 39% trong cuộc khảo sát năm 2009. Tuy nhiên một số nguyên tắc căn bản vẫn không hề thay đổi. Một nền báo chí tự do phải biết đi tìm sự thật và phải đưa tin về điều đó. Nền báo chí đó sẽ không biết mệt mỏi trong việc tìm kiếm và đạt đến tính chính xác. Báo chí không bao giờ được phép đưa tin sai sự thật trong khi biết rõ điều đó. Hầu hết các xã hội đều sẽ đồng ý rằng ngay cả một nền báo chí tự do nhất vẫn phải hiểu rõ rằng những hành động của họ và những quyết định biên tập của họ sẽ có hậu quả nhất định, đôi khi là hậu quả lớn. Báo chí có khả năng ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu con người. Giống như bất kì thể chế có quyền lực nào, cơ quan báo chí cũng phải biết sẵn sàng lắng nghe những lời phàn nàn, phải biết giải thích những quyết định của mình trước độc giả và khán giả, phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Đồng thời nền báo chí cũng phải dám đưa ra những quan điểm không được lòng nhiều người và phải dũng cảm đối mặt với những lời chỉ trích khi các nguyên tắc cơ bản bị đe dọa. Một số người có thể gọi điều này là sự tự cao. Còn tôi lại cho rằng đó là dũng cảm. Tự do ngôn luận và một nền báo chí tự do
- Ở Hoa Kỳ, nơi tôi sống, nghiên cứu và giảng dạy, báo chí nói chung không chịu sự kiểm soát của chính phủ theo luật. Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ đã cấm quốc hội hay các cơ quan lập pháp cấp bang không được thông qua các đạo luật vi phạm tự do ngôn luận và tự do báo chí. Những lời tuyệt đối đó đã được soạn thảo bởi những nhà cách mạng ngay sau cuộc Chiến tranh Giành Độc lập (1775–1783), vốn là một thời kỳ lạc quan nhưng cũng đầy bất trắc. Các tòa án Mỹ trong suốt hơn hai trăm năm sau đó cũng đã diễn giải Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ về đặc quyền và trách nhiệm của báo chí theo cách mạnh mẽ như vậy, nhưng có lẽ không tuyệt đối bằng. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã nói rõ rằng một số hình thức ngôn luận nhất định không được bảo vệ bởi bản Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp: ví dụ như việc công bố những thông tin chi tiết về sự di chuyển quân đội trong thời chiến. Một số ngoại lệ khác như: cấm sử dụng ngôn từ thô tục, xúc phạm hay những lối nói gây gổ, khiêu khích có thể kích động bạo lực hay hành động hình sự. Và giới truyền thông dường như luôn phải chịu sự điều chỉnh của những luật áp dụng chung – tức là những đạo luật áp dụng cho tất cả mọi đối tượng mà không tách riêng những nghĩa vụ hay hình thức xử phạt đối với báo chí. Ví dụ, những qui định của luật về cấm nghe
- trộm các cuộc nói chuyện điện thoại mà không được phép sẽ được áp dụng như nhau đối với các nhà báo cũng như với doanh nghiệp. Nhưng ngay cả những ngoại lệ này cũng chịu tác động của một truyền thống mạnh mẽ, đó là luôn luôn tồn tại quan niệm chống lại việc chính phủ tìm cách bóp nghẹt nền báo chí tự do. Như một thẩm phán Mỹ đã từng viết, vai trò mặc nhiên của báo chí là đưa tin. Chính phủ muốn hạn chế quyền đó thì phải có nghĩa vụ chứng minh tại sao cần làm như vậy. Công thức này bảo vệ được vai trò giám sát của báo chí và tạo điều kiện thuận lợi đối với trách nhiệm giải trình của chính phủ. Trách nhiệm giải trình của báo chí Nhưng ai sẽ là người giám sát báo chí? Ai sẽ là người đảm bảo rằng báo chí sẽ phải chịu trách nhiệm giải trình? Ở một số nước, câu trả lời là chính phủ. Các luật lệ, đạo luật sẽ qui định chi tiết về đạo đức nghề báo. Ở những nước này, quyền của nhà báo thường phụ thuộc vào việc làm đúng trách nhiệm của mình. Vấn đề ở đây là định nghĩa của chính phủ về trách nhiệm có thể rất khác với cách hiểu của chính giới báo chí, hay thậm chí của người dân. Ở các nước khác, câu trả lời là: chính báo chí, cùng với độc giả và khán giả, sẽ
- là người giám sát báo chí. Ở một số nước, các tổ chức báo chí hay các nhà báo đều tuân theo những qui tắc đạo đức nghề báo, ví dụ như qui định của Hội Nhà báo Quốc gia của Vương quốc Anh. Các nước khác cũng qui định những chuẩn mực đạo đức ngay trong luật của nước mình. Ở Hoa Kỳ, mỗi tổ chức báo chí lại có những hướng dẫn đạo đức riêng của họ. Nói chung, những qui tắc hay hướng dẫn này đề ra những qui định của tổ chức để xử lí những vấn đề mâu thuẫn lợi ích về tài chính hay các xung đột lợi ích khác. Chẳng hạn như có một qui tắc đạo đức cấm phóng viên đưa tin về công ty của vợ/chồng mình. Hay có thể có qui tắc cấm phóng viên tham gia vào một cuộc diễu hành phản đối, hay dán một đề can có nội dung chính trị trên xe ôtô của mình hay trong vườn trước nhà mình, hay không được quấn cờ quốc gia trên người khi đứng trước ống kính để đưa tin. Hoặc qui tắc nghề báo cũng cấm phóng viên không được nhận quà, dù nhỏ, từ nguồn tin. Những qui tắc như vậy được đưa ra với mục đích duy trì sự độc lập của báo chí cả về mặt thực tế lẫn về mặt hình thức. Có vẻ việc đưa ra những qui tắc đạo đức về đưa tin chính xác và đúng sự thực là không cần thiết. Nhưng sau khi những nhà báo như Jayson Blair của tờ Thời báo New York đã bịa ra và sao chép những câu chuyện để nộp lên ban biên tập, nhiều
- tổ chức đã sửa đổi những qui tắc đạo đức của mình để nêu rõ rằng việc thêu dệt hay sao chép sẽ không được chấp nhận bởi bất cứ một tổ chức báo chí có trách nhiệm nào. Đôi khi giữa các qui tắc đạo đức và qui định của luật pháp cũng mâu thuẫn với nhau. Ví dụ như ở Bắc Ailen, chị Suzanne Breen, biên tập viên tại Belfast của tờ Sunday Tribune của Dublin đã phải đối mặt với một tình huống khó xử về pháp luật và đạo đức. Breen đã nhận được một cú điện thoại từ một cá nhân nhận là anh ta đã giết hại hai binh sĩ tại Massereene Barracks ở Antrim. Cảnh sát đã bắt chị phải nộp lại điện thoại di động, các ghi chép trong máy vi tính, và các ghi chép tay khác về những lần liên hệ với tổ chức bán quân sự IRA Đích thực. Breen đã phản đối, lập luận rằng làm như vậy là vi phạm những nghĩa vụ nghề nghiệp của chị là đảm bảo tính bí mật của nguồn tin. Chị cũng đã sáng suốt chỉ ra rằng việc tuân theo những yêu cầu của cơ quan cảnh sát có thể đe dọa đến tính mạng của chị và cuộc sống của các thành viên trong gia đình chị. Nhưng nếu chị chống lệnh, chị lại có nguy cơ bị ngồi tù 5 năm vì tội bất tuân pháp luật. Vào tháng 6/2009, một thẩm phán ở Belfast đã phán quyết rằng việc buộc chị Breen phải nộp lại những phương tiện thu nhận tin tức sẽ là đe dọa đến cuộc sống của chị, và điều này đi ngược lại Công ước châu Âu về Nhân quyền.
- Ngược lại, ở Hoa Kỳ, phóng viên Judith Miller của tờ Thời báo New York đã từ chối hợp tác với một cuộc điều tra hình sự để tìm hiểu nhân thân của một quan chức chính phủ đã tiết lộ danh tính của một đặc vụ tình báo chìm. Miller đã phản đối lệnh ra khai trước tòa, ngay cả khi đã có phán quyết tư pháp rằng nhà báo không có đặc quyền từ chối tiết lộ những nguồn thông tin mật. Chị đã phải ngồi tù 85 ngày vào năm 2005. Một số thẩm phán và người dân nói chung đã lập luận rằng nhà báo không bao giờ được phép đặt mình cao hơn pháp luật. Nhưng các chính sách về đạo đức nghề nghiệp của một số tờ báo lại đòi hỏi phóng viên phải tôn trọng lời hứa giữ kín thông tin với người đã cung cấp thông tin cho mình, ngay cả khi điều đó khiến họ phải ngồi tù. Mỗi nước lại có các qui định về pháp lí và đạo đức khác nhau. Những người biết suy nghĩ hợp lí – và thậm chí chính các nhà báo – vẫn có thể có quan điểm khác nhau về cách thức vận dụng những qui định đó trong từng hoàn cảnh cụ thể và về việc thế nào được coi là sự cân bằng hợp lí giữa các lợi ích xã hội trái ngược nhau. Sự riêng tư và bôi nhọ Liệu việc một phóng viên vi phạm bí mật cá nhân có thể được coi là phù hợp không? Ở Hoa Kỳ, Tòa án Tối cao đã phán quyết rằng báo chí có quyền công bố
- tên của một cá nhân bị xâm hại tình dục. Nhưng liệu qui định như vậy có đúng không? Liệu có đúng không khi một nhà báo có thể đem một quan chức nhà nước ra làm trò cười hoặc mỉa mai một cái tên hay hình ảnh nào đó mang tính thiêng liêng đối với một nhóm tôn giáo hay dân tộc nào đó? Ở Hoa Kỳ, sau khi tạp chí khiêu dâm Hustler mỉa mai giáo sĩ Jerry Falwell, Tòa án Tối cao đã phán quyết rằng một xã hội tự do phải biết khoan dung trước những lời nói thậm chí là “cay độc” để đảm bảo mọi người có thể tranh luận và thảo luận công khai về các chủ đề họ quan tâm. Như lời một vị chánh án đã viết: “Không có ý tưởng nào được gọi là sai lầm. Dù một ý kiến nào đó có vẻ ác ý đến đâu đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn chờ để ý kiến đó được chấn chỉnh lại không phải nhờ lương tâm của các vị thẩm phán và bồi thẩm đoàn, mà bằng sự phản đối từ các luồng ý kiến khác”. Mặt khác, vào tháng 3/2008, Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết lên án việc “phỉ báng tôn giáo”. Và nhiều nước hiện nay vẫn giữ và áp dụng các đạo luật cấm phỉ báng hay xâm phạm phẩm giá của bất kì một người nào, kể cả của quan chức chính phủ - ngay cả khi những sự việc đằng sau lời phỉ báng đó là có thật.
- Tòa án Tối cao Hoa Kỳ chưa bao giờ ủng hộ nỗ lực của chính phủ trong việc ngăn báo chí không được công bố những thông tin mật. Thỉnh thoảng lại xuất hiện những cuộc tranh luận nảy lửa về việc có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nhà báo theo luật gián điệp hay không. Ví dụ, ở Trung Quốc, việc đánh cắp bí mật quốc gia là một tội, bất kể người đó là ai, và định nghĩa thế nào là bí mật quốc gia thì lại rất rộng. Nhưng ngay cả khi giả định rằng họ không vi phạm pháp luật, liệu có đúng không khi nhà báo công bố những thông tin mật, nhất là khi người ta cho rằng làm như vậy sẽ đánh động bọn khủng bố về những kỹ thuật theo dõi, cũng như hủy hoại những nỗ lực tình báo nhằm duy trì an toàn và an ninh? Tính minh bạch Mặc dù có những quan ngại như vậy, song thuật ngữ “tính minh bạch” đã gần như trở thành chuẩn mực trong xã hội dân sự. Cả các tổ chức của nhà nước lẫn tư nhân đều chịu những sức ép phải công khai về các hoạt động, nguồn kinh phí, và công tác quản lí của mình. Việc số hóa dữ liệu và sự phổ biến của Internet có thể góp phần vào sự minh bạch này. Nhưng việc tất cả mọi người đều được tiếp cận thông tin lại làm nảy sinh những vấn đề mới về an ninh và sự riêng tư, và nó làm cho việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thông tin có bản quyền trở nên ngày càng khó khăn, phức tạp hơn. Trớ trêu thay, một vài người lại coi công nghệ tối đa hóa sự tiếp cận
- thông tin là một mối đe dọa đối với các quyền cơ bản khác, ví dụ như quyền được có cuộc sống riêng tư, hay như một thành viên bồi thẩm đoàn của Mỹ đã từng viết, là “muốn được để yên [bỏ mặc một mình]”. Bên cạnh tất cả những vấn đề đầy phức tạp nói trên là một “đội quân” những người viết blog và “nhà báo công dân” không biết rõ danh tính và dường như không thể kiểm soát được, họ hoạt động đầy nhiệt tình nhưng lại không hề được đào tạo hay có bất kì chứng chỉ nghề báo nào. Rõ ràng là họ sẽ đóng góp một luồng ý kiến độc lập đầy sống động vào những bài báo chính thức. Nhưng liệu xu hướng thách thức những truyền thống và đảo ngược các qui tắc có dẫn đến những nỗ lực mạnh mẽ hơn trong việc kiểm soát báo chí hay không? Đây không phải là những câu hỏi dễ trả lời. Và cũng sẽ không có câu trả lời dễ dàng cho những câu hỏi đó. Việc sống với tự do báo chí không hề dễ. Điều đó có nghĩa là người ta có thể bị phản đối, bị ngạc nhiên, bị quấy rầy, bị can thiệp, và bị phỉ báng – ngày nào cũng vậy. Một nền báo chí tự do cũng có thể có khiếm khuyết và đôi khi không đáp ứng được
- hết những gì người ta kì vọng về nó. Nhưng những nền dân chủ đang phát triển khắp thế giới đang hàng ngày chứng tỏ rằng họ có đủ dũng khí và sự tự tin để chọn sự hiểu biết hơn là ngu dốt, chọn lấy sự thật hơn là những thông tin tuyên truyền, bằng cách chấp nhận và áp dụng lý tưởng về báo chí tự do. Sống với tự do báo chí không dễ. Nhưng tôi biết rằng tôi sẽ không thể sống không có điều đó. — Jane Kirtley
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích những luận điểm cơ bản của HCM về CM giải phóng dân tộc
3 p | 4871 | 595
-
Sưu tầm và phân tích một số câu chuyện báo chí
4 p | 611 | 263
-
Phân tích quan điểm: “Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật khách quan là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng”
4 p | 2068 | 182
-
Bài luận: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý thư viện
44 p | 388 | 118
-
Cơ sở lý luận báo chí truyền thông - ba mô hình lý thuyết truyền thông hiện đại
17 p | 1030 | 115
-
Cơ sở lý luận báo chí - Lao động sáng tạo báo chí
22 p | 707 | 53
-
Các nguyên tắc hoạt động của báo chí
26 p | 237 | 45
-
Những nguyên tắc hoạt động của báo chí
20 p | 823 | 37
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Toàn văn di chúc: Phần 1
24 p | 170 | 31
-
Kho thư viện: Thực tiễn chuyển từ tích lũy kho đến thực hiên chiến lược quản lý kho
4 p | 77 | 9
-
Các trách nhiệm của người làm báo
27 p | 106 | 7
-
Một số khuyến nghị về định hướng chiến lược chuyển đổi số báo chí quốc gia
9 p | 26 | 6
-
Quan điểm về “dạy” và “dùng” cán bộ của chủ tịch Hồ Chí Minh qua hai tác phẩm " Đường cách mệnh" và "Sửa đổi lối làm việc"
3 p | 18 | 4
-
Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở tại huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang
9 p | 66 | 3
-
Ảnh hưởng của chỉ dẫn địa lý tới sự phát triển bền vững ở khu vực nông thôn của Việt Nam
18 p | 61 | 2
-
Cơ sở lí luận của việc sinh viên đánh giá giảng viên
4 p | 19 | 2
-
Hoạt động cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em của các cơ sở cung cấp dịch vụ
10 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn