Phân tích ngành Môi trường
lượt xem 10
download
Tài liệu Phân tích ngành Môi trường dưới đây là một bản phân tích về ngành nghề Môi trường ở Việt Nam. Nó cho các bạn một cái nhìn toàn cảnh về môi trường hiện nay, xu thế phát triển ngành. Hơn nữa, nó cũng sẽ giúp ích trong việc tìm ra định hướng nghề nghiệp cho không chỉ những người đang học môi trường, mà còn cho những bạn muốn tìm hiểu thêm về ngành môi trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích ngành Môi trường
- PHÂN TÍCH NGÀNH MÔI TRƯỜNG I. Mô hình, cấu trúc ngành: 1. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực này: - Công ty TNHH / Cổ phần: Thuận Lâm Phát, Môi Trường Việt Nam, Môi Trường CCEP… - Công ty Quốc Doanh: Công ty môi trường Đô Thị, Tổng công ty Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam… - Một mảng trong các công ty lớn: Mảng môi trường công ty xây dựng An Phong, Mảng môi trường tập đoàn Siemen, mảng môi trường tập đoàn GE… - Trung tâm nghiên cứu: Viện Công nghệ môi trường, Viện Môi trường và tài nguyên… - Xu hướng dịch chuyển ngành: Nhà nước phê duyệt đề án “Phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam” có mục tiêu tổng quát là phát triển ngành công nghiệp môi trường thành một ngành công nghiệp có khả năng cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ, sản phẩm môi trường phục vụ yêu cầu bảo vệ môi trường (từ trước đến nay, ngành Môi trường chưa được xem là một ngành công nghiệp, mà chỉ được xem là một ngành dịch vụ). 2. Các phân ngành: Phân loại theo các loại hình cung cấp dịch vụ, ngành Môi trường bao gồm các doanh nghiệp: - Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ xử lý chất thải (rắn lỏng, khí); - Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn: tư vấn thiết kế, lập báo cáo tác động môi trường, tư vấn đào tạo, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư…); - Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm, bãi chôn lấp, lưu dữ chất thải, trung chuyển chất thải…; - Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh môi trường: quét dọn, vệ sinh, làm sạch, thu gom, vận chuyển rác thải, làm sạch công nghiệp, thông hút hầm cầu; - Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị vật tư, hoá chất phục vụ ngành môi trường; - Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ứng cứu sự cố môi trường;
- 3. Xu hướng phát triển ngành: - Từ trước đến nay, ngành Môi trường phát triển, nhưng chưa thực sự nổi bật, và bước vào thời kì phát triển thịnh vượng; Cho đến năm 2009, khi Nhà nước định hướng ngành Môi Trường sẽ trở thành 1 ngành Công Nghiệp, thì mới bắt đầu có những chính sách để phát triển ngành này. Cụ thể, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp môi trường được hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất về đất đai, vốn, thuế theo quy định của pháp luật. Thu hút và có chính sách ưu đãi đối với chuyên gia nước ngoài, nhất là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào việc phát triển ngành công nghiệp môi trường. 4. Giá trị mang lại cho thị trường: - Giúp hạn chế các thảm họa môi trường đang ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển của loài người như các vấn đề về biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường đất, nước, không khí, tuyệt chủng các loài sinh vật… Do vậy, nghiên cứu về môi trường góp phần đưa xã hội hướng đến phát triển bền vững. 5. Cấu trúc Frontline – Backend: - Front – line: Nhà khoa học Môi trường, Kĩ sư Môi trường, nhà sinh thái Môi trường, hoạt động trong các tổ chức Phi chính phủ về môi trường… - Back – end: Các cơ quan, quản lý về môi trường, quản lý hệ thống xử lý Môi trường trong các nhà máy, xí nghiệp… 6. Hình ảnh điển hình: - Người làm ngành này cần có tình yêu thiên nhiên, yêu môi trường; Có kiến thức rộng trong nhiều lĩnh vực như Hoá học, Địa chất, Sinh học… - Làm nghề Môi trường thì việc phải hoàn thành nhiều bài nghiên cứu, vô số chuyến đi khảo sát, do vậy, sự năng động, nhiệt tình, sáng tạo là rất cần thiết để đưa ra giải pháp cho các vấn đề môi trường. - Do nghiêng về hướng nghiên cứu, phân tích môi trường. Nên sự tỉ mỉ, cẩn trọng trong công việc là rất cần thiết để phân tích, đưa ra các số liệu chính xác. - Khả năng làm việc tập thể, thuyết trình cũng cần thiết, vì các nhà môi trường thường chỉ có kiến thức rộng, chứ không sâu. Do vậy, việc làm việc chung với các nhá Hoá học, nhà nghiên cứu Địa chất là rất thường xuyên.
- II. Phân tích công ty: ASIATECH - Lĩnh vực hoạt động: tư vấn thiết kế, lập báo cáo tác động môi trường, tư vấn đào tạo, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư. Khi một đơn vị cần xử lý các chất thải phát sinh từ nhà máy của họ, Asiatech là đơn vị sẽ tư vấn, thiết kế, và xây dựng các công trình xử lý chất thảo này. - Chiến lược phát triển: Asiatech hướng tới mục tiêu thuyết phục khách hàng bằng các công nghệ mới, xử lý triệt để các chất thải. Do vậy, Asiatech không ngừng cải tiến kỹ thuật - công nghệ của mình phù hợp với yêu cầu chất lượng của các tổ chức Quốc tế trong và ngoài nước. Asiatech chủ động liên kết, chuyển giao công nghệ với các tổ chức trong và ngoài nước: BOSMAN LTD (Trung Quốc), Simon Moos Maskinfabrik A/S (Đan Mạch), Đại Học bách Khoa ESIP, Poitiers (Pháp)… - Phương châm của Asiatech: "CÙNG NHAU TẠO DỰNG MÔI TRƯỜNG XANH - SẠCH – ĐẸP" Am hiểu: Đội ngũ chuyên gia đầy kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực hoạt động của chính công ty. Sáng tạo: Bắt đầu nhận thông tin dự án đến triển khai dự án và vận hành hoàn thiện dự án, AsiaTech đều cẩn trọng nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thực hiện và các công nghệ xử lý cách linh hoạt và sáng tạo cho mỗi dự án cụ thể khác nhau. Ích lợi: Không những sáng tạo trong giải pháp thực hiện, mà còn mang đến sự ích lợi lớn từ việc chi phí đầu tư thấp, chi phí vận hành thấp và hiệu quả công việc cao. An toàn: Các mối quan hệ liên quan đến con người và môi trường, Asiatech đặc biệt chú trọng hướng đến mục tiêu bảo đảm sức khỏe – an toàn - môi trường tốt nhất. CÔNG TY NĂNG LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM – VNEEC - Lĩnh vực hoạt động: Tư vấn các dự án CDM (cơ chế phát triển sạch) theo Nghị Định Thư Kyoto; kinh doanh lượng Carbon giảm được (CERs) từ các dự án CDM; tư vấn, chuyển giao công nghệ về các dự án trong lĩnh vực Năng lượng và Môi trường tại Việt Nam.
- - Chiến lược phát triển: Công ty liên kết với tập đoàn Southpole – một tập đoàn hàng đầu trên thế giới về các vấn đề liên quan tới CDM để cung cấp cho các khách hàng trong nước những dịch vụ tốt nhất, với chất lượng cao. Và công ty cũng đảm bào với khách hàng rằng có thể cung cấp bất kì dịch vụ nào liên quan tới cơ chế phát triển xanh, do có sự hậu thuẫn, cũng như là kinh nghiệm từ tập đoàn Southpole. - Phương châm của công ty: "Know it all": Chúng tôi không giả bộ biết tất cả. Nhưng thực sự chúng tôi có mạng lưới cộng tác đặc biệt với các chuyên gia trong nước và quốc tế hàng đầu – họ là những nhà chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực thuộc về CDM nói riêng và UNFCCC cùng Nghị định thư Kyoto nói chung, cũng như các lĩnh vực năng lượng khác. Họ có thể cung cấp những dịch vụ mà chúng tôi chưa biết. “Chúng tôi là đối tác của bạn”: Chúng tôi là đối tác hàng đầu và chuyên nghiệp của bạn ở Việt Nam. VNEEC hoạt động với tiêu chí minh bạch, chất lượng cao, không quan liêu và hướng tới lợi ích của bạn. III. Phân tích cơ hội: 1. Cách thức tham gia ngành: - Cơ hội xin việc khi ra trường trong ngành này khá rộng mở với rất nhiều lựa chọn. Nếu là công nghệ xử lý nước thải, có những lựa chọn sau: các công ty cấp nước, các nhà máy xử lý nước, các công trình xử lý nước thải cho các nhà máy và khu công nghiệp… - Nếu học về quản lý môi trường, có thể làm việc ở: Sở Địa chính; Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn; các trung tâm bảo vệ môi trường; phòng Quản lý môi trường ở các cấp… - Do vậy, có thể tìm việc ngành Môi trường tại các doanh nghiệp, khu chế xuất vào mọi thời điểm trong năm, tại các trang tìm việc lớn như Vietnamworks, CareerBuilder… - Tuy nhiên, để làm việc trong các Sở đầu tư, các cơ quan Nhà nước thì theo các anh chị trong nghề, cần có mối quan hệ, và cả tiền (tính bằng trăm triệu đồng) thì mới có thể có một chân trong Sở , hoặc phòng Quản lý môi trường. 2. Yêu cầu đặc thù của ngành: - Để làm được ngành môi trường, kiến thức cần có không chỉ rộng, mà còn phải chuyên sâu. Các mảng nhỏ của Môi trường đều liên kết với nhau, như Luật, dịch vụ môi trường...
- - Bên cạnh đó, khi bước vào ngành này, việc chuẩn bị tinh thần để học thêm, nghiên cứu tài liệu nước ngoài là rất cần thiết. 3. Viễn cảnh sự nghiệp 5 – 10 năm sau: - Do thiếu nhân lực, đặc biệt là đội ngũ có trình độ cao, do vậy, các công ty xây dựng, hoặc dịch vụ về môi trường sẵn sàng trả lương cao cho các kỹ sư, nhân lực có trình độ cao khi đã có trên 3 năm kinh nghiệm. - Do vậy, với sinh viên mới ra trường, bạn cần chăm chỉ làm việc để tích luỹ kinh nghiệm, khi đã đạt một trình độ nhất đinh, cộng với may mắn, bạn có thể đạt mức lương từ 15 – 20 triệu / tháng. 4. Mức độ cạnh tranh, đào thải trong công việc: - Do công việc ngành Môi trường rộng, và dồi dào, do vậy mức độ đào thải trong công việc không cao và khó khăn như một số ngành đặc thù khác. Tuy nhiên, đổi lại thì mức độ thăng tiến, và mức lương trong công việc cũng theo đó mà giảm xuống. 5. Khả năng đáp ứng và nắm bắt cơ hội: - Hiện nay, trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO, các tiêu chuẩn và quy chuẩn về về môi trường không chỉ tại Việt Nam, mà còn ở các nước phát triển là rất quan trọng. Nắm được các tiêu chuẩn này, các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể xuất khẩu được hàng hoá của mình sang các nước phát triển. - Hơn nữa, thâm chí ở nước ngoài, ngành môi trường cũng là một ngành đang thiếu nhân lực. Do vậy, du học nước ngoài ở ngành môi trường sẽ là một lựa chọn tốt cho sau này, kể cả khi làm việc trong nước hay ở nước ngoài. - Học bổng ngành môi trường khá đa dạng, và nhiều, do vậy, với sự chuẩn bị tốt, và cố gắng thì việc có được một học bổng du học là việc có thể trong tầm tay nếu cố gắng hết sức. - Nếu không thể xin được học bổng, con đường thứ hai để đi tiếp trong ngành này là chấp nhận bỏ ra 3 năm đầu tiên, tích luỹ thật nhiều kinh nghiệm. Sau đó, các cơ hội việc làm ở mức lương cao hơn sẽ hiện ra để nắm bắt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích - Ths Võ Hồng Thi
43 p | 829 | 286
-
Giáo trình Phân tích môi trường - TS. Nguyễn Tuấn Anh (chủ biên)
210 p | 602 | 242
-
Thuyết trình: Đánh giá vòng đời, hệ thống quản lý môi trường và ISO 14000
27 p | 594 | 101
-
Giáo trình Phân tích hệ thống môi trường (Environmental system analysis): Phần 2 - TS. Chế Đình Lý
118 p | 274 | 100
-
Bài giảng Phân tích môi trường: Chương 1 - TS. Nguyen Ngoc Vinh
137 p | 330 | 85
-
Giáo trình Phân tích định lượng - Cao Đẳng Công Nghiệp 4
44 p | 206 | 79
-
Bài giảng Phân tích môi trường: Chương 3 & 4 - TS. Nguyen Ngoc Vinh
94 p | 158 | 51
-
Giáo trình cơ sở công nghệ môi trường part 2
13 p | 136 | 48
-
ĐỐI TƯỢNG NHIỆM VỤ HÓA HỌC PHÂN TÍCH VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI VIỆC GIẢNG DẠY HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
162 p | 388 | 34
-
Bài giảng Cơ sở hóa phân tích môi trường: Chương 5
39 p | 148 | 29
-
Phép phân tích đất, bùn lắng và bụi
47 p | 119 | 24
-
Phân tích kết quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam giai đoạn 2011-2016
0 p | 109 | 9
-
Giáo trình Phân tích môi trường
210 p | 55 | 5
-
Nhà nước khuyến khích đào tạo kỹ sư môi trường
4 p | 12 | 4
-
Tổng quan nghiên cứu về hành vi vì môi trường trong du lịch qua phân tích trắc lượng thư mục bằng VOSviewer
8 p | 4 | 3
-
Giáo trình Thực tập phân tích và giám sát các thông số vận hành (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
54 p | 9 | 3
-
Nghiên cứu độc học môi trường: Phần 1
103 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn