Phòng bệnh viêm họng, viêm mũi mùa lạnh
lượt xem 4
download
Viêm mũi họng ở trẻ Viêm mũi- họng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ khoảng 6 tháng tuổi đến 7 – 8 tuổi. Đây là tình trạng viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi, vì khả năng miễn dịch ở trẻ còn kém nên rất dễ bị bệnh. Nếu không được điều trị dứt điểm,
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phòng bệnh viêm họng, viêm mũi mùa lạnh
- Phòng bệnh viêm họng, viêm mũi mùa lạnh Viêm mũi họng ở trẻ Viêm mũi- họng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ khoảng 6 tháng tuổi đến 7 – 8 tuổi. Đây là tình trạng viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi, vì khả năng miễn dịch ở trẻ còn kém nên rất dễ bị bệnh. Nếu không được điều trị dứt điểm,
- bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp… Với biểu hiện là trẻ thường sốt khoảng 37oC nếu bệnh nhẹ, nếu bị bội nhiễm trẻ có thể sốt 39 – 40oC, trong 2-3 ngày. Ngoài ra trẻ bứt rứt, quấy khóc, kém ăn, đôi khi có nôn mửa, tiêu chảy… Ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc mũi nhầy mủ và ho. Cách xử trí: Khi trẻ bị viêm mũi, hàng ngày cần nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 3 – 4 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi, với trẻ lớn dạy trẻ biết cách xì mũi đúng (bịt một bên, xì mũi bên kia). Nếu kéo dài phải đưa trẻ đến cơ sở y tế. Viêm phế quản Viêm phế quản thường gặp ở trẻ dưới 24 tháng tuổi, thường gặp nhất là 3-6 tháng tuổi. Triệu chứng ban đầu thường thấy nhất là tình trạng trẻ ho, chảy nước mũi trong, sốt. Sau từ 3- 5 ngày thì trẻ ho nhiều hơn, xuất hiện thở khó, thở rít. Những trường hợp nặng thì tím tái, thậm chí ngừng thở. Đối với trẻ còn bú mẹ, khi viêm phế quản trẻ có thể bỏ bú, tím tái. Thông thường, trẻ sẽ khò khè kéo dài khoảng 7 ngày, ho giảm dần trong khoảng 14 ngày rồi khỏi hẳn nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, khoảng 1/5 trường hợp bệnh có thể kéo dài nhiều tuần. Biến chứng thường gặp của bệnh là suy hô hấp, viêm phổi (do dễ bị bội nhiễm), xẹp phổi, viêm tai giữa. Các trường hợp nhẹ, không có biến chứng, không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà bằng cách: Với trẻ còn bú mẹ, tiếp tục cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước. Cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn và bú tốt hơn. Có thể nhỏ nước muối
- sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ. Khi có biểu hiện nặng lên và có dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến cơ sở gần nhất để được khám và điều trị. Biện pháp phòng bệnh mùa đông Bổ sung dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng của cơ thể chống đỡ với bệnh. Cung cấp đủ các chất đạm, bổ sung vitamin, ăn nhiều trái cây, rau xanh. Giữ ấm cơ thể: Nhiệt độ thấp kèm với độ ẩm cao khiến cơ thể rất dễ bị cảm lạnh dẫn đến viêm họng, viêm nhiễm các xoang. Giữ ấm cho cơ thể bằng cách mặc quần áo đủ ấm; ăn uống nóng. Cần chăm sóc trẻ chu đáo, tránh nhiễm lạnh do mưa, mặc đủ ấm, đi tất, quàng khăn giữ ấm, tránh gió lạnh… Lưu ý không mặc quá nhiều quần áo cho trẻ vì mặc quá nóng có thể làm cho trẻ ra mồ hôi khiến trẻ ngấm mồ hôi dễ dẫn đến nhiễm lạnh. Mùa đông, thời tiết lạnh, vì thế không nhất thiết phải ngày nào cũng tắm cho trẻ. Hàng ngày, chỉ cần lau sạch cơ thể với nước ấm. Một tuần bạn có thể tắm cho trẻ 2 lần. Khi tắm cho trẻ, nhất thiết phải tắm bằng nước ấm, trong phòng kín gió. Khi có việc ra ngoài đường, nên hạn chế tiếp xúc không khí lạnh bằng việc đeo khẩu trang, vừa có tác dụng ngăn ngừa bụi bẩn vừa có tác dụng ủ ấm cho đường hô hấp trên. Giữ ấm cho tai cũng rất quan trọng. Vệ sinh ăn uống: Cần vệ sinh ăn uống, ăn nóng, không ăn các thức ăn ôi thiu. Vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ để tránh nhiễm khuẩn. Rửa tay sạch sẽ, không cho trẻ mút tay, ngoáy mũi. Cần tiêm phòng cho trẻ đầy đủ theo chương trình quy định. Khi trẻ sốt liên tục hoặc kéo dài kèm theo có triệu chứng nặng hơn phải kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tránh để bệnh tiến triển gây biến chứng nguy hiểm. Mẹo nhỏ giúp chữa viêm họng hiệu quả
- Chữa ho bằng nghệ Một chút lơ là thôi là bé có thể bị ho và viêm họng rồi. Nhìn con khò khè trong cổ họng mà không ho nổi thật là xót xa. Thời tiết thay đổi đột ngột nhất là vào mùa lạnh này là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Một chút lơ là thôi là bé có thể bị ho và viêm họng rồi. Nhìn con khò khè trong cổ họng mà không ho nổi thật là xót xa. Những lúc ấy mình thường chạy ngay ra hiệu thuốc và mua mấy liều thuốc ho về cho con. Nhưng chả lẽ cứ bắt buộc phải cho con uống thuốc kháng sinh mà không có cách nào khác sao? Thế là mình cất công đi tìm hiểu những loại thuốc dân gian giúp chưa bệnh viêm họng cho bé. Cũng có nhiều loại lắm nhưng mình cố gắng chắt lọc nhưng loại cơ bản nhất và dễ kiếm cũng như đã được kiểm chứng rồi để áp dụng cho bé. Chia sẻ với các mẹ bí quyết mà mình đã thu thập được nhé: - Xúc miệng bằng nước muối vào buổi sáng sau khi thức giấc dậy. Nước muối giúp rửa sạch đờm rãi trong cổ họng và giúp cổ họng thông thoáng hơn. - Đun nóng một cốc nước chanh vắt rồi uống nhâm nhi từng ngụm nhỏ. Cứ 30 phút thì súc họng một lần từ 3 – 5 phút, làm như vậy vài lần sẽ thấy tác dụng rõ rệt. - Vắt nước chanh vào chiếc ly bằng bạc để ở nơi thoáng mát và sạch sẽ, tránh bụi cũng như côn trùng xâm nhập chừng một ngày và cách một giờ uống một thìa nhỏ.
- - Cho 2 – 3 thìa to mật ong vào cốc nước cà rốt tươi ép rồi khuấy đều lên. Pha loãng hỗn hợp này theo tỷ lệ 1:1 với nước đun sôi để nguội và súc họng 3 – 5 lần mỗi ngày, mỗi lần 5 – 7 phút. - Súc họng mỗi ngày một vài lần bằng nước khoai tây ép tươi cũng rất tốt khi bị viêm họng. - Tắm nước ấm: Mình thường pha 1 chút muối + 1 miếng gừng nhỏ đập dập hòa vào nước ấm và cho bé ngâm mình vào đó. Hơi nước ấm bốc lên sẽ làm giảm viêm họng - Nghệ: Nghệ cũng dùng để chữa ho. Lấy một nửa cốc nước nóng, thêm một ít muối vào, sau đó cho nửa thìa bột nghệ rồi khuấy đều và uống ngày một lần, liên tục trong 3 ngày. Cách này cũng khá hiệu quả trong việc phòng tránh viêm họng đấy. Nhưng người ta bảo phòng bệnh hơn chữa bệnh vì vậy điều trước tiên các mẹ cần làm chính là tăng cường sức đề kháng cho con bằng các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như cam, táo, cà chua, các loại thịt, cá, trứng… Thêm nữa là phải luôn giữ ấm cho trẻ nhất là phần cổ họng, ngực và gan bàn chân bởi đây là những phần nhạy cảm rất dễ nhiễm lạnh. Thật hạnh phúc khi nhìn những đứa con của chúng ta phát triển 1 cách khỏe mạnh phải không các mẹ. Vì vậy các mẹ hãy là những người mẹ hiểu biết các mẹ nhé! Trời lạnh, phòng bệnh tai mũi họng ở trẻ em Sáng nay thứ 2 đầu tuần, vừa vào phòng làm việc, cô nhân viên tiếp nhận bệnh nhân kiểm tra thính lực đã thông báo ngay: “Hôm nay các bé trong lịch hẹn không đến được vì bị bệnh: ho, sổ mũi, sốt, cha mẹ các bé có gọi điện đến xin lịch kiểm
- tra thính lực vào ngày khác”. Mới có mấy ngày trời trở lạnh mà các bé đã bị bệnh tai mũi họng rồi. Mũi và họng luôn tiếp xúc với môi trường bên ngoài vì qua đường mũi họng, không khí bên ngoài đi đến phổi. Đồng thời với việc cung cấp oxy cho cơ thể qua phổi thì những tác nhân gây bệnh cũng theo vào cơ thể. Trẻ em dưới 3 tuổi có thể bị viêm mũi họng 1 năm 3 – 4 lần, thường vào những lúc thời tiết thay đổi đột ngột. Nhiệt độ mấy ngày nay trở lạnh đột ngột khiến nhiều trẻ em, thậm chí cả người lớn không thích ứng và không phòng tránh kịp sẽ bị viêm tai mũi họng cấp. Thông thường, trên 80% các trường hợp lúc đầu các bé chỉ bị viêm mũi họng do virút, sau đó vài ngày do cơ thể yếu sức đề kháng, các loại vi trùng khác có thể xâm nhập thêm làm bệnh trở nặng. Loại virút hay gặp nhất là Adenoidal pharyngeal Conjuntival, virút hợp bào hô hấp và vi khuẩn H.influenzae, phế cầu khuẩn. Triệu chứng ban đầu, các bé thường bị: ho, sốt, nghẹt mũi một hoặc 2 bên, có thể có sốt cao (38 – 40o), quấy khóc, bỏ ăn… Các bé lớn đã biết nói có thể sẽ than đau họng, nghẹt mũi, ù tai, đau tai, nhức đầu… Những ngày đầu mới bệnh thường là do virút vì vậy không cần uống kháng sinh, chủ yếu là vệ sinh mũi họng cho bé. Nếu sốt từ 38,5o, nên cho uống hạ sốt như: paracetamol. Nếu bé chỉ ấm đầu (37 – 38,5o) lau bằng nước ấm, uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả. Nếu không bị bội nhiễm, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng từ 5 – 10 ngày. Nếu bé sốt cao 3 ngày liên tục, phải đưa bé đi bệnh viện khám để loại trừ bệnh sốt xuất huyết và xác định chính xác bé bị nhiễm virút hay nhiễm trùng. Vì nhiễm trùng nếu không uống kháng sinh, bé sẽ không tự khỏi bệnh.
- Trong trường hợp viêm mũi họng do vi khuẩn, cần dùng thêm kháng sinh như: amoxicilin, cloxacilin, các cephalosporin (cephalexin)… theo hướng dẫn của bác sĩ. Để phòng bệnh trong những ngày thời tiết trở lạnh, nên cho bé mặc đồ ấm, chú ý giữ ấm phần cổ và chân. Nên xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân và mang tất cho bé, xoa kỹ vùng huyệt dũng tuyền là chỗ lõm giữa 2 gò nổi của ngón chân cái và những ngón còn lại.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Viêm đường hô hấp trên hay gặp ở trẻ em khi đổi mùa
5 p | 201 | 25
-
Phòng tránh các bệnh mùa đông ở trẻ nhỏ
5 p | 163 | 15
-
Chăm con lúc chuyển mùa
3 p | 87 | 14
-
Các bệnh do vi sinh vật gây nên trên đường hô hấp
17 p | 203 | 13
-
Phòng tránh bệnh mùa đông cho bé
5 p | 114 | 8
-
Bệnh viêm phổi virus
4 p | 90 | 8
-
Một số biện pháp thông thường phòng bệnh mùa Đông – Xuân
5 p | 136 | 8
-
Tránh nghẹt, sổ mũi cho bé trong ngày lạnh
3 p | 91 | 6
-
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh
4 p | 94 | 5
-
Thời tiết thay đổi: Bệnh hô hấp của trẻ vào mùa
3 p | 84 | 5
-
Phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ
3 p | 80 | 5
-
Cẩn thận với bệnh hô hấp mùa xuân
5 p | 66 | 4
-
Phòng bệnh hô hấp cho người già trong mùa đông
3 p | 88 | 4
-
Nhận dạng các loại bệnh mùa hè ở trẻ em
7 p | 103 | 3
-
Thực phẩm chống cúm mùa lạnh
5 p | 78 | 3
-
Phòng 4 bệnh mùa đông ở bé
4 p | 52 | 2
-
Bảo vệ mũi, họng cho con trong mùa đông
5 p | 47 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn