intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phục hồi chức năng gãy trên lồi cầu xương cánh tay

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Phục hồi chức năng gãy trên lồi cầu xương cánh tay" cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, quy trình chẩn đoán, phục hồi chức năng và điều trị, theo dõi và tái khám cho bệnh nhân gãy trên lồi cầu xương cánh tay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phục hồi chức năng gãy trên lồi cầu xương cánh tay

  1. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GÃY TRÊN LỒI CẦU XƢƠNG CÁNH TAY I. ĐẠI CƢƠNG - Đây là loại gãy phổ biến nhất ở trẻ em sau ngã chống tay, đặc biệt là trẻ em trai và tay trái bị nhiều hơn. - Những biến chứng thƣờng gặp sau gãy trên lồi cầu xƣơng cánh tay là: hạn chế vận động khớp khuỷu, co rút cơ nhị đầu, teo cơ tam đầu do cốt hoá quanh khớp hoặc do cốt hoá trong cơ. Đôi khi có biến chứng thần kinh mạch máu gây rối loạn nuôi dƣỡng chi (ví dụ: co rút các cơ gấp do thiếu máu vì tổn thƣơng mạch quay) - Phục hồi chức năng gãy trên lồi cầu xƣơng cánh tay là áp dụng các phƣơng pháp vật lý trị liệu, vận động trị liệu, thuốc để thúc đẩy quá trình liền xƣơng, các chức năng vận động khớp khuỷu và phòng tránh các biến chứng (teo cơ, cứng khớp…). Nhìn chung tiên lƣợng cơ năng và phục hồi chức năng thƣờng tốt. II. CHẨN ĐOÁN 1. Các công việc chẩn đoán 1.1. Hỏi bệnh + Tình huống xảy ra chấn thƣơng? + Thời gian bị chấn thƣơng đến thời điểm hiện tại? + Các biện pháp đã can thiệp, xử trí? + Hỏi bệnh nhân hiện tại có đau chói tại nơi gãy không? + Có đau, hạn chế vận động khớp khuỷu khi vận động không? 1.2. Khám lâm sàng + Cơ năng: đau và mất vận động hoàn toàn khuỷu tay ở tƣ thế gấp. Khám, đánh giá cơ lực, tầm vận động khớp khuỷu và các tổn thƣơng thần kinh (thần kinh giữa, thần kinh trụ), mạch máu nếu có. + Thực thể: vùng trên khuỷu sƣng nề, có vết tụ máu nhiều hay ít tuỳ thuộc thời gian từ lúc gãy đến khi khám bệnh. + Toàn thân: Bệnh nhân tỉnh táo, không ảnh hƣởng nhiều đến toàn thân. 1.3. Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng Chụp X-quang khớp khuỷu tƣ thế thẳng và nghiêng để xác định và kiểm tra vị trí gãy và độ di lệch của xƣơng. 123
  2. 2. Chẩn đoán xác định: Dựa vào X- quang chẩn đoán xác định 3. Chẩn đoán phân biệt Tràn dịch khớp khuỷu sau chấn thƣơng 4. Chẩn đoán nguyên nhân Chấn thƣơng, loãng xƣơng, lao xƣơng, ung thƣ xƣơng… III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ 1. Nguyên tắc điều trị và phục hồi chức năng - Tạo điều kiện tốt nhất cho tiến trình liền xƣơng -Giảm sƣng nề, giảm đau, chống rối loạn tuần hoàn, chống kết dính khớp, ngừa hội chứng đau vùng (hội chứng rối loạn dinh dƣỡng giao cảm phản xạ-hội chứng Sudeck). - Duy trì tầm vận động khớp, ngừa teo cơ. 2. Các phƣơng pháp và kỹ thuật, phục hồi chức năng 2.1. Giai đoạn bất động( trong bột) - Mục đích: cải thiện tuần hoàn, chống teo cơ, co rút cơ, chống kết dính khớp - Biện pháp phục hồi chức năng: + Vận động tự do, gập duỗi các ngón tay. + Co cơ tĩnh các cơ cẳng tay. + Co cơ tĩnh các cơ nhị đầu và tam đầu. Tuần 1 chỉ nên co cơ tĩnh nhẹ nhàng, tuần 2 thực hiện mạnh hơn, tuần 3 co cơ tĩnh tối đa. 2.2. Giai đoạn tháo bột -Mục đích: Gia tăng bậc cơ teo yếu, kéo giãn các cơ co rút, gia tăng tầm vận động khớp khuỷu, điều trị hội chứng Wolkmann nếu có. - Biện pháp phục hồi chức năng: + Xoa bóp sâu trên cơ co thắt quanh khớp, phá vỡ kết dính và thƣ giãn thần kinh. + Gia tăng lực cơ bằng kỹ thuật đối kháng bằng tay kỹ thuật viên hoặc bằng dụng cụ với đối trọng vừa phải, rồi tăng dần sức cản. + Vận động bằng kỹ thuật giữ nghỉ. + Hoạt động trị liệu: làm các cử động có liên quan đến cử động gập duỗi khớp khuỷu nhƣ dệt thảm, bện thừng, làm cỏ vƣờn, chơi thể thao ném bắt bóng. 124
  3. - Biện pháp vật lý trị liệu: + Chƣờm lạnh bằng nƣớc đá trên cơ co thắt 10 phút. + Điện phân giảm đau bằng một số thuốc ( Novocain, salicilat…) + Dùng siêu âm trên cơ bị co thắt. - Điều trị hội chứng Wolkmann: + Làm nẹp để bàn, ngón tay ở vị trí trung gian + Ngâm cẳng tay, bàn tay trong nƣớc ấm 40 độ khoảng 20phút, ngày 2-3 lần. + Cải thiện tuần hoàn bằng điện xung DF-CP + Tập thƣ giãn các cơ, tập mạnh các cơ duỗi cẳng tay bằng kỹ thuật giữ nghỉ 3. Các điều trị khác - Các thuốc giảm đau nhóm Non- Steroid - Các thuốc tái tạo kích thích liền xƣơng nhanh: Calcitonin, Biphosphonat,Calcium - Các thuốc giảm đau thần kinh nếu có đau thần kinh. IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM - Tình trạng ổ gãy: đau, sƣng nề, di lệch, biến dạng… - Tình trạng chung toàn thân. - Theo dõi và tái khám sau 3 tháng, 6 tháng và 1 năm. 125
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2