Các bạn là dân văn phòng hay phải làm Proposal thì bớt chút thời gian nghía nhé, rất bổ ích và hiệu quả trong công việc cho các bạn.
Ngoài nội dung hay, bài thuyết trình sẽ trở nên lôi cuốn người xem hơn nếu bạn biết cách áp dụng các hiệu ứng chuyển động cho các đối tượng hình ảnh trong slide.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: PowerPoint 2010: Tận dụng hiệu ứng chuyển động
- PowerPoint 2010: Tận dụng hiệu ứng chuyển động
Các bạn là dân văn phòng hay phải làm Proposal thì bớt chút thời gian nghía
nhé, rất bổ ích và hiệu quả trong công việc cho các bạn.
Ngoài nội dung hay, bài thuyết trình sẽ trở nên lôi cuốn người xem hơn
nếu bạn biết cách áp dụng các hiệu ứng chuyển động cho các đối tượng
hình ảnh trong slide.
Đầu tiên, bạn vào menuInsert> Picture và chọn hình ảnh cần chèn vào bài
thuyết trình, hoặc nếu muốn chèn các hình khối như hình chữ nhật, ngôi sao,
mũi tên,… thì bạn chọnInsert> Shapes. Sau khi chèn, bạn nhấn lên đối tượng
cần áp dụng hiệu ứng rồi chọn menuAnimations. KhungAnimations chứa rất
nhiều hiệu ứng, được sắp xếp thành bốn nhóm chính:Entrance (hiệu ứng khi
đối tượng xuất hiện),Emphasis (chủ yếu là các hiệu ứng nhấn mạnh như thay
đổi màu sắc, độ lớn),Exit(hiệu ứng khi làm mất đối tượng),Motion Path(hiệu
ứng làm đối tượng di chuyển theo một đường nhất định, chọnCustom Pathđể
tự vẽ ra đường đi cho chúng). Mặc định chỉ có một vài hiệu ứng được hiển
thị, nên bạn nhấnMore Effects… để xem tất cả các hiệu ứng được cung cấp.
- Tương ứng với mỗi hiệu ứng, nútEffect Options bên cạnh cho bạn thay đổi,
thiết lập lại cách trình diễn của hiệu ứng đó. Chẳng hạn với hiệu ứngFly
In(đối tượng “bay ra” bài trình diễn), nútEffect Optionsgiúp bạn chọn hướng
“bay” của đối tượng (từ dưới lên, từ trái sang phải,…).
- Nếu trong cùng một slide có nhiều hình ảnh và các đối tượng hình học, việc
lựa chọn hiệu ứng cho từng đối tượng sẽ mất khá nhiều thời gian. Do đó,
PowerPoint 2010 cung cấp công cụ mớiAnimation Painter, hỗ trợ sao chép
toàn bộ hiệu ứng của một đối tượng này sang cho một đối tượng khác, tương
tự như công cụFormat Painter giúp sao chép nhanh định dạng một đoạn text
trong văn bản. Cách sử dụng rất đơn giản: bạn nhấn chọn một đối tượng đã
được áp dụng hiệu ứng chuyển động, rồi nhấn lên nútAnimation Painter
(trong menuAnimations). Khi trỏ chuột được chuyển thành hình cây cọ, bạn
nhấn chuột vào một đối tượng khác cần sao chép hiệu ứng sang rồi nhấn
nútPreview xem thử. Bạn sẽ thấy cả hai đối tượng trên đều có cùng một hiệu
- ứng. Nếu muốn sao chép hiệu ứng sang hàng loạt đối tượng khác, bạn nhấn
đôi lên nútAnimation Painterrồi lần lượt nhấn lên các đối tượng còn lại. Khi
muốn sắp xếp lại thứ tự xuất hiện của các đối tượng trong cùng một slide, bạn
chọnAnimations> Animation Pane, khung bên phải sẽ liệt kê các hiệu ứng
của từng đối tượng theo thứ tự (số 1 sẽ xuất hiện đầu tiên). Bạn có thể sắp
xếp lại thứ tự này bằng cách kéo thả hiệu ứng đến vị trí mong muốn.
- Cách tạo slide thuyết trình ấn tượng
bằng powerpoint
1. Sử dụng tính năng Slide master để tạo một mẫu thiết kế đơn giản và thống
nhất. Bạn có thể thay đổi nội dung trình chiếu (nghĩa là kiểu danh sách liệt
kê, cột văn bản, văn bản và hình ảnh), nhưng hãy thống nhất những yếu tố
khác như kiểu chữ, màu chữ và hình nền. 2. Đơn giản hoá và giới hạn số
lượng từ trong mỗi một slide. Khi làm slide, hãy nhớ tới công thức 6x6
(nghĩa là 6 chữ trong 1 hàng, 6 hàng trong 1 slide). Hãy sử dụng các cụm từ
chính và chỉ đưa vào những thông tin quan trọng. 3. Giới hạn dấu câu và
tránh viết hoa toàn bộ chữ. Để khoảng trống trên slide sẽ giúp khán giả dễ
đọc hơn. 4. Sử dụng sự tương phản màu sắc giữa chữ và nền. Chữ tối màu và
nền sáng màu là tốt nhất. Hình nền quá rắc rối sẽ khiến chữ khó đọc. 5. Tránh
sử dụng những kiểu hiệu ứng sặc sỡ như là kiểu chữ bay vào. Những hiệu
ứng kiểu này tưởng chừng như sẽ gây ấn tượng mạnh nhưng thực chất chúng
khiến người nghe bị xao nhãng. 6. Lạm dụng những hiệu ứng đặc biệt như
animation hay âm thanh sẽ khiến cho bài thuyết trình của bạn thiếu chuyên
nghiệp và có thể ảnh hưởng xấu tới uy tín của bạn. 7. Sử dụng ảnh chất lượng
cao để nhấn mạnh và bổ trợ cho thông điệp mà bạn muốn gửi tới người nghe.
Hãy đảm bảo rằng các hình ảnh này vẫn giữ được sức ảnh hưởng và độ phân
giải khi trình chiếu trên màn ảnh rộng. 8. Nếu cần phải sử dụng hiệu ứng, hãy
để nội dung xuất hiện trên màn hình một cách thống nhất và đơn giản; từ trên
hoặc từ bên trái là tốt nhất. Chỉ dùng hiệu ứng khi cần làm rõ quan điểm bởi
chúng sẽ làm chậm bài thuyết trình của bạn. 9. Giới hạn số lượng slide.
- Những thuyết trình gia mà chỉ chăm chăm “lật” sang slide tiếp theo chắc chắn
sẽ mất khán giả. Tốt nhất là chiếu mỗi slide trong 1 phút. 10. Học cách di
chuyển giữa các slide. PowerPoint cho phép người thuyết trình nhảy cóc đến
hoặc quay lại mà không phải trình chiếu lần lượt tất cả các slide. 11. Hãy biết
làm thế nào để di chuyển tới VÀ quay lại trong bài thuyết trình và luyện tập
kỹ năng này. Khán giả thường đề nghị xem lại slide trước. 12. Nếu có thể,
xem trước slide của bạn trên màn hình mà bạn định dùng để thuyết trình. Hãy
đảm bảo rằng slide của bạn dễ đọc cho dù khán giả ngồi ở hàng cuối cùng.
Chữ và biểu đồ cần đủ lớn nhưng đừng quá to nếu không sẽ làm khán giả
“giật mình”. 13. Có kế hoạch B phòng trường hợp gặp khó khăn về mặt kỹ
thuật. Nhưng hãy nhớ rằng tài liệu phát tay cho khán giả sẽ không thể hiện
được hiệu ứng trình chiếu. 14. Tập luyện với người khác. Người này chưa
từng nhìn qua bài thuyết trình của bạn càng tốt. Hãy đề nghị họ thẳng thắn
nhận xét về màu sắc, nội dung và bất kỳ hiệu ứng hay hình ảnh mà bạn đã
đưa vào. 15. Đừng có nhìn slide mà đọc. Nội dung trong slide là dành cho
khán giả, không phải cho người thuyết trình. 16. Đừng có nói với slide của
bạn. Rất nhiều người thuyết trình mà mặt chỉ chăm chăm hướng vào màn
hình trình chiếu thay vì hướng vào khán giả. 17. Đừng thấy có lỗi vì bất kỳ
điều gì trong slide của bạn. Nếu bạn nghĩ là nó khó đọc thì đừng sử dụng. 18.
Nếu có thể, hãy chạy slide trình chiếu từ ổ đĩa cứng thay vì từ ổ đĩa mềm.
Chạy từ ổ đĩa mềm có thể làm chậm bài thuyết trình của bạn. Mong rằng các
bạn sẽ thành công cùng một số bí quyết nho nhỏ trên. Các bạn nên chú ý
rằng: Làm 1 slide thì không hề khó, tuy nhiên làm đc 1 slide để thuyết trình
thành công lại không đơn giản. 1 slide show khi bạn thuyết trình sẽ thể hiện 1
phần "đẳng cấp", trình độ và sự chuyên nghiệp của bạn, thể hiện sự chu đáo
- cẩn thận với vấn đề đang trình bày. Hy vọng các bạn đọc kỹ và hiểu những bí
quyết trên, vì theo mình thấy thì đôi khi các bạn thường mắc những lỗi nhỏ
khi làm slide, làm cho bài thuyết trình mất đi giá trị thực sự của nó.