intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý chất thải rắn - phương pháp xử lý rác thải

Chia sẻ: Băng Băng | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

229
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quản lý chất thải rắn - phương pháp xử lý rác thải trình bày về các nội dung như: Thực trạng rác thải ở Việt Nam, tác hại của rác thải, các phương pháp xử lý – tái chế rác thải, kết luận. Để nắm vững nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý chất thải rắn - phương pháp xử lý rác thải

  1. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ­ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ  RÁC THẢI I/   Thực Trạng Rác Thải ở Việt Nam:   Ở Việt Nam, tốc độ phát sinh rác thải tùy thuộc vào từng loại đô thị  và dao động từ  0,35 ­ 0,8 kg/người.ngày. Rác thải là sản phẩm tất yếu của  cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh   hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữa bệnh, vui chơi giải trí của con  người. Cùng với mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao và công   cuộc công nghiệp hoá ngày càng phát triển sâu rộng, rác thải cũng được tạo  ra ngày càng nhiều với những thành phần ngày càng phức tạp và đa dạng.  Xử  lý rác thải đã và đang trở  thành một vấn đề  nóng bỏng  ở  các quốc gia   trên thế giới, trong đó có Việt Nam.    Thực tế  việc quản lý và xử  lý rác thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ,   cố gắng nhưng chưa ngang tầm với nhu cầu đòi hỏi. Hiện nay, ở khu vực đô  thị mới chỉ thu gom đưa đến bãi chôn lấp tập trung đạt khoảng 60­65%, còn  lại rác thải xuống ao hồ, sông ngòi, bên đường. Còn ở khu vực nông thôn, rác  thải hầu như không được thu gom, những điểm vứt rác tràn ngập khắp nơi.   Ở khu vực khám chữa bệnh, mặc dù đã có nhiều bệnh viện đạt được những  tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện điều kiện môi trường theo hướng xanh,  sạch, đẹp cùng với những thiết bị  hiện đại để  phục vụ  tốt cho việc khám  chữa bệnh của nhân dân, song vẫn còn những bất cập trong việc thu gom và  tiêu huỷ  rác thải, nhất là chất thải có các thành phần nguy hại. Đây cũng  chính là nguy cơ tiềm ẩn đối với môi trường và con người. Rác thải có mối nguy cơ  cao chỉ  khi con người không quan tâm đến  công tác quản lý thu gom và xử lý đối với chúng. Nếu như những nhà quản   lý, nhà khoa học tạo điều kiện giúp đỡ  và nâng cao nhận thức cho cộng   đồng, cho các nhà doanh nghiệp và đặc biệt là tạo điều kiện cho họ tiếp cận   với công nghệ  xử  lý và  ứng xử  với rác một cách thân thiện, thì ngược lại,   rác thải sẽ là một trong những nguồn tài nguyên quý giá phục vụ lại cho con  người. Ở  nước ta, việc làm này còn rất mới mẻ, việc thu gom và phân loại  rác để  tái sử  dụng chưa được cộng đồng quan tâm.  Ở  các nước phát triển  việc thu gom và phân loại rác đã trở thành một việc làm bình thường, những   túi đựng rác đều do các gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng. Ở những nước này   dân chúng coi rác thải không phải là đồ  bỏ  đi mà cố  gắng tận dụng những   thứ còn có ích nhằm đem lại lợi ích cho Nhà nước, đồng thời làm trong sạch   môi trường sống của họ. Trung bình 1 người Việt Nam thải ra khoảng 200kg rác thải một năm 1
  2. Tỉ lệ thu gom rác thải ở Việt Nam đạt khoảng 31%.  Hiện trạng quản  lý, xử lý rác thải kém hiệu quả đã và đang gây dư luận trong cộng đồng, đặt  ra nhiều thách thức đối với nhiều cấp, ngành, đặc biệt là ngành môi trường.   Tuy nhiên, giải quyết vấn đề  này không phải một sớm một chiều, vì chúng  ta đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, bất cập và nhất là thiếu giải   pháp đồng bộ.  Những khó khăn chủ yếu về việc quản lý và xử lý rác thải kém hiệu   quả: ­ Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác xử lý rác thải, nhất là đối với rác thải   độc hại là rất lớn. Vốn đầu tư này lại cần được huy động từ các nguồn ngân  sách nhà nước, hỗ  trợ  của các tổ  chức Quốc tế, nguồn giúp đỡ  của các  Chính phủ và tổ chức phi chính phủ. Hiện nay, nhiều địa phương ở tỉnh ta đã  có quy hoạch bãi chôn lấp rác, nhưng kinh phí đầu tư cho việc xây dựng bãi  chôn lấp và xử  lý rác thải theo yêu cầu bảo vệ  môi trường lại thiếu nên  không thực hiện được. ­ Nhận thức về việc thu gom xử lý rác thải đối với cán bộ, nhân viên trực   tiếp làm công tác này còn chưa cao, làm  ảnh hưởng không nhỏ  đến chất   lượng và hiệu quả  phân loại, thu gom, vận chuyển, xử  lý và tiêu huỷ  rác  thải. Một số lãnh đạo cấp địa phương, doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm  đến việc xử lý rác thải. Việc tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng chưa  sâu rộng, từ  đó đã gây sức ép không đáng có đối với các cơ  quan quản lý   chuyên ngành. ­ Môi trường thực thi pháp luật chưa thuận lợi mặc dù có Luật Bảo vệ môi  trường; Chính phủ  và các Bộ ngành đã có nhiều văn bản ban hành liên quan  đến việc quản lý thu gom và xử  lý rác thải  ở  khu vực thành thị, nông thôn,   khu vực sản xuất công nghiệp, bệnh viện nhưng các văn bản này chưa thấm  sâu vào đời sống xã hội. Nhiều địa phương, doanh nghiệp, lãnh đạo chưa  quan tâm đầu tư kinh phí và phương tiện để thực hiện công tác này. ­ Các giải pháp xử lý rác thải chưa đồng bộ, sự phối hợp liên ngành còn kém   hiệu quả  trong mọi công đoạn quản lý rác thải. Hoạt động giám sát của các  cơ  quan chức năng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường  ở  cấp địa phương còn  lỏng lẻo, còn thiếu các biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức và hệ  thống   chế tài hiệu quả để có thể khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đơn vị tham gia   vào lĩnh vực này. ­ Năng lực cung cấp các dịch vụ quản lý rác thải nói chung và đặc biệt là rác   thải độc hại ở các địa phương, doanh nghiệp không chỉ thiếu về số lượng mà   chất lượng dịch vụ cũng còn chưa cao. Bên cạnh đó, các địa phương còn khó  tiếp cận với các cơ sở cung cấp dịch vụ để xử lý rác thải, nhất là đối với rác   thải độc hại.  Tỉ lệ rác thải không được xử lí và tái sử dụng ở Việt Nam chiếm lượng lớn 2
  3. II/ Tác Hại Của Rác Thải: Nếu không xem rác là nguồn tài nguyên có lợi để  khai thác sử  dụng  mà vứt rác bừa bãi thì rác sẽ gây tác hại rất lớn cho môi trường và sức khoẻ  con người. Ảnh hưởng trực tiếp của rác thải trước hết là môi trường và sức  khỏe  cộng  đồng. Các bãi tập trung rác không những là những nơi gây ô  nhiễm mà còn là các ổ dịch bệnh, nơi ruồi muỗi và các vi sinh vật gây bệnh  sinh sôi phát triển  ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người dân, là mối nguy  hại cho sự tồn tại, phát triển và bền vững của cộng đồng dân cư trong vùng. Ô nhiễm nước (từ  các kênh, rạch, sông) do lưu trữ lâu dài không được  kiểm soát, chôn lấp tại chỗ (các vùng trũng, các bãi rác chưa được xử lý).  Ô nhiễm đất: Với một lượng rác vừa phải thì môi trường đất có khả  năng tự  làm sạch. Ngược lại với lượng rác khổng lồ  thì sẽ  làm cho môi  trường ngày càng ô nhiễm nặng. Ô nhiễm môi trường không khí: Chất khí bắt nguồn chủ  yếu từ  bãi  chôn lấp chất thải.  Ô nhiễm rác thải làm đất đai nông nghiệp bị thu hẹp, tăng diện tích đất  hoang hóa, làm tăng chi phí xử  lí rác thải.  Ô nhiễm từ  rác thải sẽ  làm  ảnh  hưởng tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của dân cư nông thôn lẫn TP. Làm  mất đi cảnh quan sinh thái và mỹ quan của TP. Các loại rác thải khó bị phân hủy hay hoàn toàn không bị phân hủy sinh  học tồn tại lâu dần dẫn đến chúng sẽ trộn lẫn vào trong đất làm cho lượng   chất hữu cơ  trong đất giảm đi và một số  vi sinh vật cũng sẽ  giảm, đất sẽ  bạc màu và không canh tác được. Ô nhiễm nguồn nước sẽ  ảnh hưởng đến  các bệnh như: Bệnh đường ruột, bệnh xuất huyết, viêm mũi, mắt đỏ Ngoài ra, rác thải sinh hoạt tồn tại tràn lan, không được thu gom thì nó  cũng sẽ ảnh hưởng đến lối sống văn hóa, vẻ mỹ quan của vùng nông thôn và   điều kiện tiếp cận để nâng cao và phát triển cộng đồng trong vùng, tính ổn  định về kinh tế, về xã hội trong vùng bi gi ̣ ảm. Nếu như rác thải ở nông thôn   3
  4. không được quan tâm đúng mức thì ít nhiều cũng sẽ   ảnh hưởng đến ý thức  cũng như sức khỏe nói riêng trong thế hệ tương lai. III/ Các phương pháp xử lý – tái chế rác thải: 1/ Phương pháp truyền thống: (Phương pháp này được phổ  biến  ở  Việt  Nam) 1.1    Tập trung thành bãi rác: Ngoài các bãi rác lớn  ở  xa khu dân cư, có quá   nhiều bãi rác đã, đang tồn tại ở : xung quanh nhà dân, trên khu vực chợ, trong  công viên, trên sông ngòi, các kênh mương… 1.2     Phương pháp Đốt:   Đốt rác là giai đoạn xử  lý cuối cùng cho một số  loại rác không thể xử  lý bằng các phương pháp khác. Đây là một giai đoạn  oxy hóa nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy trong không khí, trong đó các rác   độc hại được chuyển hóa thành khí và các chất thải rắn khác không cháy.   Việc xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm tới   mức nhỏ  nhất chất thải cho khâu xử  lý cuối cùng, nếu sử  dụng công nghệ  tiến tiến còn có ý nghĩa cao bảo vệ môi trường. Đây là phương pháp xử  lý   rác tốn kém nhất so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh thì chi phí để đốt  một tấn rác cao hơn khoảng 10 lần. Công nghệ đốt rác thường áp dụng ở các  quốc gia phát triển vì phải có một nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc  thu đốt rác sinh hoạt như  là một dịch vụ  phúc lợi xã hội của toàn dân. Tuy  nhiên đốt rác sinh hoạt bao gồm nhiều chất khác nhau sinh khói độc và dễ  sinh đioxin nếu việc xử lý khói không tốt (phần xử lý khói là phần đắt nhất   trong công nghệ đốt rác).  1.3   Phương pháp Chôn lấp: Nếu chôn lấp mà không được kiểm soát, chất thải rắn cũng sẽ gây ra nhiều   nguy cơ  khác đối với sức khoẻ  cộng đồng và đối với môi trường. Vì công  nghệ  tương đối đơn giản khá linh hoạt, chôn lấp hợp vệ  sinh có nghĩa là  chôn lấp chất thải rắn khó kiểm soát, được xem là phương pháp quản lý   việc thải bỏ  chất thải rất phù hợp đối với các nước đang phát triển. Chôn  lấp hợp vệ sinh giúp hạn chế sự tiếp xúc của con người và môi trường với   các  ảnh hưởng có hại của chất thải rắn bị  đổ  bỏ  trên mặt đất.Thông qua   chôn lấp hợp vệ sinh, chất thải được tập trung vào 1 khu vực được thiết kế  cẩn thận sao cho sự tiếp xúc giữa chất thải và môi trường giảm đáng kể. 2/ Phương pháp xử lý bằng công nghệ hiện đại: 2.1   Phân loại rác, tái chế rác hữu cơ: Các nhà máy tái chế  rác thải thực phẩm thu gom rác từ  từng hộ  gia  đình và được xử  lý chúng thành phân bón và thức ăn gia súc .  Không giống  với các loại rác thải sinh hoạt khác, lượng chất thải thực phẩm có thể được  giảm xuống một phần ba bằng cách sấy khô. Nhà máy loại bỏ chất độc hại  và kim loại nặng từ chất thải thực phẩm, rồi sấy khô, nghiền nhỏ, và điều  chỉnh độ mặn để làm thức ăn gia súc giàu dinh dưỡng. Chất thải thực phẩm   trước đây được đưa thẳng đến bãi chứa rác, nhưng nay đã trở  thành nguồn  nhiên liệu thay thế quý giá và thức ăn gia súc. 4
  5. Tận dụng chế  biến rác thải hữu cơ  ngay tại nguồn sẽ  giảm thiểu rác   thải phải chuyên chở đến bãi chôn lấp, tiết kiệm kinh phí cho Nhà nước và   nhân dân, tiết kiệm tài nguyên đất, kéo dài tuổi thọ  các bãi chôn lấp, tận  dụng được chất thải, đem lại lợi ích kinh tế, gắn với bảo vệ môi trường. 2.2  Sử dụng công nghệ xử lý nhiệt phân rác:   Là phương pháp tiên tiến trên thế  giới trong bảo vệ  môi trường. Nhưng  phương pháp này chỉ áp dụng được cho các khu công nghiệp, đông dân cư. 2.3   Phương pháp 3R:  (viết tắt từ  tiếng Anh, 3R là Reduce/Giảm thiểu ­  Reuse/Tái sử dụng ­ Recycle/Tái chế) Quá trình tái chế giúp ngăn cho rác không phải chôn xuống đất hay đốt  cháy, giảm bớt lượng tiêu thụ nguyên liệu thô, và giảm được lượng năng  lượng phải sử dụng hơn so với quá trình sản xuất từ nguyên liệu thô. Các  nguyên liệu phổ biến được tái chế là thuỷ tinh, giấy, nhôm, hắc ín, thép, vải  và nhựa. Các nguyên liệu này có thể là rác thải từ quá trình sản xuất hoặc là  rác thải tiêu dùng. Tái chế là yếu tố chủ chốt của việc quản lý rác thải hiện  đại.  Công nghệ tái chế chất thải tại các làng nghề hầu hết là cũ và lạc hậu,  cơ sở hạ tầng yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ dẫn đến tình trạng ô nhiễm  môi trường nghiêm trọng ở một số nơi. Một số làng nghề tái chế hiện nay  đang gặp nhiều vấn đề môi trường bức xúc như Chỉ Đạo (Hưng Yên), Minh  Khai (Hưng Yên), làng nghề sản xuất giấy Dương Ổ (Bắc Ninh)… Một số  công nghệ đã được nghiên cứu áp dụng như trong đó chủ yếu tái chế chất  thải hữu cơ thành phân vi sinh (SERAPHIN, ASC, Tâm Sinh Nghĩa) hay viên  nhiên liệu (Thủy lực máy­Hà Nam) song kết quả áp dụng trên thực tế chưa  thật khả quan. Nhìn chung, hoạt động tái chế ở Việt Nam không được quản  lý một cách có hệ thống, có định hướng mà chủ yếu do các cơ sở tư nhân  thực hiện một cách tự phát. Phương pháp thực hiện là rác sẽ được phân loại tại nguồn, rác vô cơ  và rác hữu cơ được tách riêng và phấn đấu đến năm 2010 sẽ tận dụng được  30% rác. Những loại rác hữu cơ đã và đang được sử dụng làm phân bón. Các  loại rác như ni­lông, bìa giấy loại, nhựa... sẽ được tái chế để dùng làm  nguyên liệu. Còn các loại rác vô cơ khác được tái chế thành vật liệu xây  dựng nhẹ cấp thấp được dùng cho các công trình cảnh quan đô thị. Như vậy,  phần rác cần chôn lấp sẽ giảm đi…”  Phân loại:  Rác hữu cơ  là các loại rác thực phẩm từ  nhà bếp như  rau, củ,  quả... Rác hữu cơ  sau khi được phân loại sẽ  được mang đến nhà máy sản  xuất phân hữu cơ, để chế biến thành phân hữu cơ, rất tốt cho canh tác và an  5
  6. toàn cho người sử dụng. Vì vậy việc phân loại rác hữu cơ cẩn thận ngay từ  đầu sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình sản xuất phân hữu cơ sau này. Rác vô cơ là các loại rác như sành sứ, gạch vỡ, thủy tinh, xỉ than, đất,  cát..Rác vô cơ là loại rác không thể sử dụng được nữa, mà chỉ có thể mang  đi chôn lấp tại bãi rác hoặc xử lý bằng các biện pháp khác.  Rác tái chế như giấy, kim loại, vỏ hộp...sẽ được vận chuyển đến các nhà  máy, xí nghiệp để tái chế thành các sản phẩm mới. Các loại tái chế: ­ Tái chế chai nhựa: Các loại chai nhựa, một trong những loại rác được  tái chế nhiều nhất, tùy từng loại nhựa mà có thể sử dụng để sản xuất  ra các loại vật dụng hữu ích khác. ­ Tái chế kim loại: Về việc tận dụng kim loại trong đời sống có những  người làm công việc thu gom (thường gọi là thu mua "đồng nát") mua tất  cả những đồ hỏng (trong đó có cả kim loại) mà họ thấy có thể bán lại  được sau đó bán lại cho cơ sở chuyên phân loại, ở đây các phần của chi  tiết hỏng có thể được tận dụng sửa chữa lại, kim loại cũng được phân  loại dùng làm phôi chế tạo, những thứ không thể tận dụng nữa thì mới  được chuyển dùng nấu luyện tái chế ( phải phân loại riêng từng kim loại  như đồng, nhôm, gang, thép...) rồi bán lại cho các cơ sở tái chế. 6
  7. ­ Tái chế rác hữu cơ: những loại rác thực phẩm hữu cơ được dùng để  tạo thành phân bón loại tốt, bán lại cho nông dân. ­ Tái chế giấy: Giấy đã qua sử dụng phát sinh từ nhiều nguồn, bao gồm  các hộ gia đình, trường học, văn phòng công sở của các cơ quan, tổ chức,  công ty, nhà máy, siêu thị, cửa hàng, nhà ga, bến xe, sân bay... Giấy đã qua  sử dụng có loại tái chế được và loại không tái chế được. Những loại  giấy không thể tái chế gồm giấy cảm nhiệt, giấy (tự) dính, băng keo,  giấy trong suốt (để thuyết trình), giấy carbon, giấy bóng kính, giấy phủ  chất dẻo hay sáp, hộp đựng sữa hoặc nước giải khát, giấy gói kẹo, giấy  gói ngoài ram giấy photocopy, hộp đựng cơm trưa, cốc và đĩa giấy, giấy  lau, khăn lau đã dùng, giấy đựng sơn, giấy đựng hóa chất hoặc thực  phẩm... Từ các nguồn thải, giấy đã qua sử dụng được thu gom để  chuyển về nhà máy giấy, giấy đã qua sử dụng sau khi thu hồi chuyển về  nhà máy có thể tái chế thành giấy làm bao bì, giấy tissue, giấy in báo. ­ Tái sử dụng vật liệu xây dựng: Phần lớn vật liệu thừa từ các công  trình xây dựng đều có thể tái chế. Thạch cao có thể tái chế làm ván lát  7
  8. tường, nhựa đường dùng để trải đường, bê tông dùng làm nền đường và  các mục đích khác. ­ Tái chế rác thải điện tử như: máy tính cũ, máy in, điện thoại di động,  máy nhắn tin, các thiết bị nhạc và ảnh kỹ thuật số, tủ lạnh, đồ chơi và  máy vô tuyến truyền hình…. Cũng như việc sản xuất ra các thiết bị điện  tử, việc tái chế rác thải điện tử rất phức tạp, đòi hỏi phải có công nghệ  hiện đại. • Ưu điểm: Tận dụng được các nguồn rác có thể  tái chế, tiết kiệm chi   phí xử lý  •  Khuyết điểm: Chỉ có thể thực hiện với chi phí đầu tư cao, có trình độ  kĩ thuật nhất định, chỉ  tập trung  ở  các thành phố.   Ý thức tự  giác của  người dân chưa cao 2.4  Công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương pháp yếm khí tùy nghi   A.B.T (Anoxy Bio Technology): Các giai đoạn trong quá trình xử lý rác thải theo Công nghệ A.B.T: Giai đoạn xử lý sơ bộ: Rác thải thu gom được đưa về sân thao tác. Xé các  túi nilong đựng rác để  rác được thoát ra ngoài. Nhặt loại riêng rác có kích   thước lớn;  Phun, rải, trộn đều rác với chế phẩm sinh học P.MET và phụ gia  trước khi đưa vào hầm ủ.   Giai đoạn  ủ: Rác sau khi đã trộn đều cùng các chế  phẩm sinh học P.MET   và phụ  gia, được đưa chuyển vào hầm  ủ  theo từng lớp dày 20cm; Mỗi lớp  rác 20cm đều được phun P.MET và rải phụ gia bột, làm các lớp rác như vậy   cho đến khi đầy hầm  ủ. Miệng hầm  ủ  được phủ  kín bằng vải bạt không   trong suốt; Thời gian  ủ  rác (28­30) ngày. Trong quá trình  ủ  rác, thực hiện   phun P.MET để bổ sung vi sinh và độ ẩm giúp cho các vi sinh vật phân hủy  chất hữu cơ nhanh. Giai đoạn sàng phân loại:  Rác sau khi  ủ (28 ­30) ngày được đưa lên sàng   phân loại thu được mùn thô. Nghiền mùn thô rồi tiến hành tách mùn hữu cơ,  cát đất, đá,…bằng khí tuyển. Mùn tinh thu được là nguyên liệu để sản xuất  phân bón và các sản phẩm khác; Các thành phần phi hữu cơ được đem tái chế  hoặc chôn lấp (tùy theo khối   lượng và điều kiện kinh tế). Sơ đồ công nghệ : 8
  9. Ưu điểm: + Tái chế các chất không phân hủy thành những vật liệu có thể tái sử dụng   được. + Không tốn đất chôn lấp chất thải rắn. + Không có nước rỉ rác và các khí độc hại, khí dễ  gây cháy nổ  sinh ra trong  quá trình phân hủy hữu cơ do đó không gây ô nhiễm môi trường. + Không phân loại ban đầu, do đó không làm ảnh hưởng đến công nhân  lao  động trực tiếp. + Thiết bị đơn giản, chi phí đầu tư thấp. + Vận hành đơn giản, chi phí vận hành thường xuyên không cao. Nhược điểm: Chỉ  tập trung  ở  các khu dân cư  đông đúc, khu công nghiệp…  Phạm vi áp dụng:  Có thể áp dụng cho nhiều quy mô công suất khác nhau, có   thể áp dụng ở  các khu vực nông thôn, thành thị.  Khu xử  lý có thể  xây dựng  không quá xa đô thị do không có nước rỉ rác và các khí độc hại thải ra. 2.5    Xử lý rác thải bằng công nghệ vi sinh : Sơ đồ quy trình: Ưu điểm: Tiết kiệm được chi phí xử lí rác thải, đem lại hiệu quả kinh tế  cao. Khắc phục được tình trạng ô nhiễm không khí và nước do rác thải để  lại, tạo nguồn năng lượng, xử lí sự tồn đọng ở các bãi rác. Khuyết điểm: Vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, chỉ tập trung tái chế rác  hữu cơ. 9
  10. IV/ Kết luận: Nói chung rác thải và tái chế rác thải là 1 trong những vấn đề cấp bách đối  với nước ta hiên nay. Có nhiều phương pháp xử lí rác thải, mỗi phương pháp  đều có mặt tích cực và hạn chế của nó. Tùy điều kiện và hoàn cảnh cụ thể,  ta có thể áp dụng những phương pháp khác nhau, hoặc sử dụng tổng hợp  nhiều phương pháp. Sử dụng hiệu quả các công nghệ xử lí rác thải còn phụ  thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm trình độ khoa học kĩ thuật, trình độ quản lí,  hơn hết là ý thức của mỗi người. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2