intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý tổng hợp dịch hại lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long hiệu quả và bền vững

Chia sẻ: Pham Linh Dan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

134
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sản lượng lúa gạo ở Việt Nam nói chung, ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng đã gia tăng đều, bình quân ở mức 1 triệu tấn của lúa mỗi năm trong vòng 20 năm qua (1990 là 19,225 triệu tấn, 2010 là 39,90 triệu tấn) (Bùi Bá Bổng, 2010). Năm 2010 xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt đỉnh cao nhất từ trước tới nay khoảng 7 triệu tấn. Với mức độ tăng trưởng sản lượng lúa như hiện nay, một số chuyên gia Thái Lan dự đoán rằng trong vòng 10 năm tới Việt Nam sẽ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý tổng hợp dịch hại lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long hiệu quả và bền vững

  1. Quản lý tổng hợp dịch hại lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long hiệu quả và bền vững Nguyễn Hữu Huân 1 , Hồ Văn Chiến 2 , Lê Hữu Hải 3 , Nguyễn Hữu An 4 , Nguyễn Văn Huỳnh 5 và K.L.Heong 6 . 1 Phó Cục Trưởng, Cục Bảo vệ Thực vật (Địa chỉ liên hệ chính: huanbvtv@gmail.com); 2 Giám đốc, Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam; 3 Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cai Lậy, Tiền Giang; 4 Chi Cục Trưởng, Chi cục Bảo vệ Thực vật An Giang; 5 Phó Giáo sư, Trường Đại học Cần Thơ, 6 Giáo sư, Nhà Côn trùng học, Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế-IRRI. 1. Mở đầu Sản lượng lúa gạo ở Việt Nam nói chung, ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng đã gia tăng đều, bình quân ở mức 1 triệu tấn của lúa mỗi năm trong vòng 20 năm qua (1990 là 19,225 triệu tấn, 2010 là 39,90 triệu tấn) (Bùi Bá Bổng, 2010) . Năm 2010 xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt đỉnh cao nhất từ trước tới nay khoảng 7 triệu tấn. Với mức độ tăng trưởng sản lượng lúa như hiện nay, một số chuyên gia Thái Lan dự đoán rằng trong vòng 10 năm tới Việt Nam sẽ vượt qua Thái Lan và trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (The Nation, 04/6/2011) 7 . Để duy trì sự tăng trưởng ổn định trong sản xuất lúa gạo ở nước ta, cần có những giải pháp sản xuất lúa gạo bền vững. Một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sản xuất lúa bền vững là rầy nâu và các bệnh vi rút do rầy nâu là môi giới truyền bệnh (Heong và Hardy, 2009). Sự gia tăng mật số và khả năng gây hại của loài côn trùng thứ cấp này là hậu quả của việc lạm dụng thuốc trừ sâu quá mức, làm suy giảm dịch vụ sinh thái trong sản xuất lúa bền vững. Trong bài này chúng tôi giới thiệu quan điểm mới về quản lý tổng hợp dịch hại lúa bền vững và kết quả ứng dụng trong thực tiễn sản xuất lúa ở ĐBSCL trong vài năm gần đây. 1. Quan điểm mới về quản lý tổng hợp dịch hại lúa bền vững Quan điểm mới về quản lý tổng hợp dịch hại lúa bền vững là một tứ diện bao gồm: Con người, dịch hại, cây trồng và môi trường; được xây dựng dựa trên năm yếu tố cơ bản là tính bền vững, đa dạng 7 http://www.nationmultimedia.com/home/Uncertain-prospects-attributed-to-poor-policies-30156976.html). 1
  2. Theo quan điểm này thì để có giải pháp quản lý một loại dịch hại lúa cụ thể nào đó cần phải xem xét kỹ từng mặt của tứ diện trong mối quan hệ, tác động qua lại giữa các mặt. Trong thực tế sản xuất lúa chắc chắn sẽ phát sinh nhiều tình huống gắn liền với tình trạng sức khỏe của cây trồng, do vậy cần phải xem xét, cân nhắc kỹ từng yếu tố của từng mặt tứ diện mà đưa ra các giải pháp phù hợp. Dựa theo mô hình này, qua kinh nghiệm thực tiễn phòng chống dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa ở Nam bộ trong 5 năm qua, chúng ta có thể xem xét giải pháp quản lý dịch bệnh vi rút vàng lùn, lùn xoắn lá (VL,LXL) hại lúa như sau: Giải pháp Con người Dịch hại Cây trồng Môi trường Xem xét tình - Phun nhiều lần - Rầy nâu là môi - Gieo trồng -Thời tiết thích trạng hiện tại: kết thuốc trừ sâu gây giới truyền bệnh nhiều trà lúa hợp (nóng , ẩm) quả nghiên cứu bộc phát rầy nâu. vi rút VL, LXL; khác nhau là cho rầy phát trong, ngoài nước, - Rầy nâu truyền cầu nối truyền triển; kinh nghiệm vi rút theo cơ chế bệnh từ ruộng - Dịch vụ sinh phòng trừ, cần bền vững; này sang ruộng thái ruộng lúa; nghiên cứu tiếp. - Rầy nâu mang khác, vụ này -Hệ sinh thái mầm bệnh truyền sang vụ khác. ruộng lúa bền vi rút gây bệnh -Tuổi cây lúa vững. cho cây lúa khỏe non (dưới 20 ngay khi chích ngày) dễ nhiễm hút thân lúa; bệnh, gây thiệt - Rầy nâu di trú hại năng suất xa, theo gió. lớn. Đề xuất giải pháp - Hạn chế tối đa - Gieo mạ mùng; -Mùa vụ gieo -Trồng hoa dọc quản lý dịch bệnh sử dụng thuốc trừ -Gieo sạ đồng trồng đồng bờ ruộng để rầy trong giai lọat, tránh đỉnh lọat, tập trung tăng cường dịch đọan lúa non cao của rầy di trú trên cùng cánh vụ sinh thái dưới 40 ngày mỗi tháng; đồng; ruộng lúa. tuổi; - Tiêu hủy cây - Sử dụng hạt - Tránh phun lúa bệnh, vệ sinh giống xác thuốc gốc lân đồng ruộng; nhận; Áp dụng hữu cơ, cúc tổng - Có thời gian 3 giảm, 3 tăng; hợp, có phổ tiêu cách ly giữa hai 1 phải, 5 giảm diệt rộng, gây tái vụ lúa. để đảm bảo phát của rầy nâu. cây mạ khỏe, ruộng lúa khỏe; -Cơ cấu giống 60-30-10. Như vậy, giải pháp quản lý dịch rầy nâu truyền bệnh vi rút vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa sẽ bao gồm: các giải pháp phòng là chủ yếu; cụ thể như tiêu hủy cây lúa bệnh; vệ sinh đồng ruộng; đảm bảo thời gian cách ly giữa hai vụ lúa; gieo sạ tập trung đồng loạt 2
  3. và né rầy trên cùng cánh đồng; sử dụng giống xác nhận; áp dụng “ba giảm, ba tăng”; hạn chế phun thuốc trừ sâu phổ rộng (lân hữu cơ, cúc tổng hợp) trong giai đoạn lúa non dưới 40 ngày tuổi để tránh gây bộc phát rầy, còn giải pháp trừ thì chỉ phun thuốc trừ rầy nâu khi mật số rầy non tuổi 2-3 quá 3 con/ tép lúa (Sổ tay hướng dẫn phòng, trừ rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006). Sự thành công của giải pháp quản lý dịch bệnh VL, LXL hại lúa được đánh giá theo 5 yếu tố cơ bản, đó là: 1. Tính bền vững: Giải pháp quản lý dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa ở Nam bộ nêu trên đã được hàng triệu lượt nông dân áp dụng thành công, đã kịp thời ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh liên tục qua gần 14 vụ lúa chính, kể từ vụ Đông Xuân 2006-2007; góp phần tăng năng suất, sản lượng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long liên tục trong 5 năm qua. 2. Tính đa dạng sinh học: giải pháp gieo sạ tập trung đồng loạt, né rầy kết hợp kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, biện pháp sinh học (phun nấm xanh, nấm trắng trừ rầy nâu) … đã góp phần làm giảm đáng kể một khối lượng lớn thuốc trừ rầy. Nếu chỉ tính tổng lượng thuốc trừ rầy đã cấp từ nguồn dự trữ quốc gia để phun tổng diện tích được phòng trừ trong 5 năm qua, chỉ mới đạt 0,28 kg/lít/ha (530,195 tấn/ 1.906.043 ha phun trừ rầy 8 ). Con số này cũng nói lên tính đa dạng sinh học trong đồng lúa ở ĐBSCL đã được tăng cường, ổn định khá. 3. Sinh cảnh: giải pháp gieo sạ tập trung đồng loạt, né rầy đã góp phần tái cơ cấu lại mùa vụ gieo trồng ở ĐBSCL theo hướng gom vụ, có thời gian cách ly tối thiểu giữa hai vụ lúa, đồng thời góp phần thúc đẩy cơ giới hóa khâu cắt lúa tập trung trên một vùng rộng lớn. 4. Tính kháng, nhiễm của giống: được thể hiện rõ qua chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT về cơ cấu giống kháng, nhiễm rầy nâu, chất lượng giống theo tỉ lệ 60 (giống chất lượng cao) - 30 (giống đặc sản, chất lượng trung bình) - 10 (giống chất lượng thấp). Tỉ lệ gieo trồng của 1 giống, nhất là giống chất lượng gạo thấp không vượt quá 10% diện tích gieo trồng trong một vùng. 5. Các yếu tố kinh tế - xã hội: dịch bệnh đã được ngăn chặn và đẩy lùi, giúp nông dân an tâm sản xuất lúa theo hướng tăng năng suất, hạ giá thành; góp phần nâng cao đời sống của nông dân trồng lúa, đảm bảo an sinh xã hội ở ĐBSCL trong 5 năm qua. 2. Quản lý tổng hợp dịch hại lúa bền vững ở ĐBSCL trong bối cảnh biến đổi khí hậu và an ninh lương thực quốc gia Các giải pháp quản lý tổng hợp dịch hại cây lúa bền vững là nhằm tăng cường các dịch vụ sinh thái trong sản xuất lúa, đồng thời giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học độc hại đối với sinh cảnh đồng lúa. Giải pháp mới có tên gọi “công nghệ sinh thái” được giới thiệu đưa vào ứng dụng trên đồng lúa ở ĐBSCL năm 2009 nhằm tăng 8 Báo cáo tổng kết 5 năm (2005-2010) phòng chống dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở Nam bộ, Cục Bảo vệ thực vật, trình bày tại Hội nghị tổng kết sản xuất lúa năm 2010 ở Nam bộ và Kế họach sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2010-2011, Viện KHKTNN Miền Nam, tp. Hồ Chí Minh, ngày 13/10/2010. 3
  4. cường tính đa dạng, phong phú của quần thể các loài thiên địch trong sinh quần ruộng lúa. Khái niệm “Công nghệ sinh thái” là gì? Đó là những tác động của con người nhằm cải thiện môi trường dựa trên những nguyên tắc về sinh thái (Parrott, 2002). Ngày nay, nếu con người có thể áp dụng thành công công nghệ di truyền (genetic engineering) để điều khiển bộ gen của cây trồng nhằm tạo ra các giống cây mới có đặc tính mong muốn, thì, tương tự, cũng có thể áp dụng công nghệ sinh thái (ecological engineering) để kiến thiết đồng ruộng theo ý muốn nhằm thu hút thiên địch đến diệt trừ sâu hại cây trồng để giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ môi trường. 2.1 Kết quả bước đầu ứng dụng công nghệ sinh thái trong mô hình “Ba giảm, Ba tăng”, “Một phải, Năm giảm” tại Tiền Giang và An Giang 2009-2011. Từ đầu vụ Đông Xuân (ĐX) 2009-2010, mô hình đầu tiên đã được triển khai tại hai địa điểm có rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá gây hại trầm trọng nhất là huyện Cai Lậy và Cái Bè của tỉnh Tiền Giang, trên diện tích của mỗi mô hình khoảng 30 -36,7 ha lúa cho nguyên cả cánh đồng với 36- 43 nông dân tham gia trong một cộng đồng. Nông dân được tập huấn về kỹ thuật canh tác tiên tiến, áp dụng biện pháp gieo sạ “né rầy” và hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu bằng cách trồng các loại cỏ có hoa trên bờ ruộng để thu hút thiên địch. Chọn những loại hoa có màu sắc và hương thơm phù hợp, nhiều mật và phấn hoa để thu hút thiên địch như: Sài đất (Wedelia chinensis), Xuyến chi (Bidens pilosa), cúc Gót (Colobogyne sp.) và cỏ Cứt heo (Agelatum conyzoides) (Hình 1). Wedelia chinensis Bidens pilosa Agelatum conizoides Colobogyne sp. Hình 1. Một số loại cỏ hoa có triển vọng phát triển và cho hoa quanh năm. Nông dân chăm sóc đồng ruộng của họ như thường, còn cán bộ kỹ thuật bố trí thí nghiệm để theo dõi và đánh giá hiệu quả của mô hình vào 4 giai đoạn sinh trưởng của lúa là mạ, đẻ nhánh, làm đồng và trổ. Một bẫy đèn được bố trí ở một góc của mô hình, 4
  5. các loại bẫy khác được bố trí trong ruộng lúa để theo dõi mật số rầy và thiên địch trong ruộng mô hình và cả ruộng đối chứng của nông dân ở ngoài mô hình (Hình 2). Ngòai cỏ có hoa, nông dân còn trồng bổ sung cây màu có hoa khác như đậu bắp, bắp để đồng thời gia tăng lợi tức (Hình 2). Hình 2. Mô hình công nghệ sinh thái có bố trí bẫy đèn để theo dõi rầy nâu và trồng cỏ có hoa trên bờ ruộng để thu hút thiên địch. Một số kết quả phân tích số liệu bước đầu được ghi nhận như sau: - Trong ruộng có trồng hoa trên bờ ít rầy nâu hơn (Hình 3). - Trồng cỏ trên bờ ruộng thu hút nhiều thiên địch đến cư ngụ và sinh sản trong đó như nhện, bọ đất … thuộc nhóm bắt mồi (Hình 4). Hình 3: Rầy nâu Hình 4: Thiên địch bắt mồi 5
  6. - Bẫy vàng và bẫy dính cho thấy có nhiều ong ký sinh và muỗi nước (làm mồi cho thiên địch) (Hình 5, 6). Hình 5: Ong ký sinh Hình 6: Muỗi nước - Nhiều loài côn trùng đến lấy mật hoa tạo sự đa dạng sinh vật sống động trong ruộng lúa. - Chưa có phun thuốc trừ sâu lần nào mà mật số sâu rầy trong ruộng lúa vẫn thấp, không đáng kể cho đến khi thu hoạch trong cả hai vụ lúa ĐX 2009-2010 và Hè Thu (HT) 2010 . Tại An Giang, từ vụ HT 2010, một nhóm 15 nông dân cùng tham gia mô hình trồng hoa bên bờ ruộng bao quanh cánh đồng 30 ha “Một phải, Năm giảm” ở xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành. Trong mô hình đã áp dụng trồng xen các loại hoa dại dễ chăm sóc có sẵn ở địa phương như sao nhái (Cosmos sp.), cúc mặt trời (Colobogyne sp.), mè (Sesamum indicum L.), trâm ổi ( Lantana sp.)… Kết quả đạt được rất ấn tượng là toàn bộ diện tích hoàn toàn không phải phun thuốc trừ sâu lần nào mà vẫn đạt năng suất khá cao 6,5 tấn/ha, và so với vụ trước đó nông dân tiết kiệm được 4–5 số lần phun thuốc trừ rầy nâu và sâu cuốn lá (Hình 7). Kết quả cho thấy ruộng mô hình thu hút được nhiều loài thiên địch như các nhóm nhện thiên địch, nhóm ong ký sinh, bọ rùa… so với các ruộng không trồng hoa. Hình 7. Nông dân tự điều tra hệ sinh thái trong ruộng mô hình cánh đồng 30 ha “Một phải, Năm giảm” có trồng hoa dọc bờ ruộng. (Hình của Hồng Trang, báo An Giang điện tử và Chi Cục BVTV An Giang). 6
  7. Trong số nông dân tham dự hội thảo đầu bờ tại Vĩnh Bình, có 2 nông dân về áp dụng ngay tại ruộng nhà: anh Trần Phước Tấn ở xã Bình Hòa, Châu Thành trồng trên 3 ha lúa và anh Nguyễn Nhựt Họai ở xã Thoại Giang, huyện Thọai Sơn trồng 6 ha lúa, vụ Thu Đông 2010. Cả hai đều tuân thủ theo đúng quy trình “Một phải, Năm giảm” kết hợp trồng các loại hoa dọc theo 2.000 mét bờ ruộng (Hình 8), đạt năng suất cao 5,8 tấn/ha (Anh Tấn) và 6,5 tấn/ ha (Anh Hoai), đồng thời giảm 3 lần phun thuốc trừ sâu cuốn lá so với ruộng bên cạnh, lúa ít bị ngã đỗ . Hình 8: Ruộng lúa của anh Nguyễn Nhựt Hoai, Thọai Sơn (trái) và anh Trần Phước Tấn, Châu Thành, An Giang, vụ Thu Đông 2010 (phải). Quy trình ứng dụng “công nghệ sinh thái” trong thâm canh lúa ở ĐBSCL đã được các chuyên gia của Viện Lúa Quốc tế IRRI và Việt Nam phác thảo, in ấn và phát hành rộng rãi đến nông dân (Hình 9); đồng thời đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT chính thức phát động áp dụng rộng rãi trong sản xuất lúa hiệu quả, bền vững tại ĐBSCL, bắt đầu từ vụ Đông Xuân 2010-2011(Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng chủ trì buổi lễ phát động được tổ chức tại tỉnh Tiền Giang, ngày 10/9/2010). 7 Hình 9: Các lọai hình truyền thông: áp phích (trái), tờ rơi (phải), băng rôn (dưới)
  8. Đến tháng 8/2011, đã có 7 tỉnh: Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long, Long An và Bà Rịa Vũng Tàu triển khai ứng dụng công nghệ sinh thái trên tổng diện tích 1.200 ha lúa, tập huấn 1.300 hộ nông dân tham gia. Tại ruộng mô hình có trồng hoa trên bờ, đã giảm được khoảng 50% số lần phun thuốc trừ sâu, lợi nhuận tăng thêm do giảm phun thuốc, tăng năng suất lúa từ 900.000 đồng đến 2.900.000 đồng/ha (Chiến, 2011) 9 . 2.2. Cơ sở vững chắc của “Thực hành Nông nghiệp tốt – VietGAP” cho sản xuất lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long Ngày 12/02/2009, Công ty TNHH TUV SUD PSB Việt Nam đã trao giấy chứng nhận Global GAP cho Hợp tác xã Mỹ Thành, huyện Cai Lậy, Tiền Giang, với thương hiệu “Gạo Tứ Quý”- đây là đơn vị đầu tiên của Việt Nam và các nước trồng lúa trên thế giới đạt chứng chỉ này. Nhìn lại quá trình phấn đấu của hợp tác xã và bà con nông dân xã viên Hợp tác xã Mỹ Thành như sau: - 1995: tập huấn và thực hành Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); - 1998: thực hành chương trình “sức khỏe hạt giống”; - 2002: thực hành “Cánh đồng lúa sạch”; - 2003: thực hành “Ba giảm, Ba tăng”; - 2004-2006: thực hành “Quy trình sản xuất lúa chất lượng cao, an toàn”; tháng 11/2004 thành lập HTX Mỹ Thành, 68 xã viên, 51 ha; - 2007: mở rộng vùng sản xuất lúa chất lượng cao , an toàn tại xã Mỹ Thành Nam và Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy; - 2008: Đạt giấy Chứng nhận “ Gạo Mỹ Thành Nam sản xuất theo quy trình an toàn được chứng nhận” do Cục Sở hữu Trí tuệ cấp; - 2009: Công ty TNHH TUV SUD PSB Việt Nam đã trao giấy chứng nhận GLOBAL GAP cho Hợp tác xã Mỹ Thành, huyện Cai Lậy, Tiền Giang, với thương hiệu “Gạo Tứ Quý”; HTX mở rộng gồm 126 xã viên, 98,4 ha. Quá trình này đã thể hiện rõ nét sự tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới trong thâm canh cây lúa của bà con nông dân, xã viên ở các mức độ khác nhau theo trình tự từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ (nhóm 30 nông dân, vài ha) đến quy mô lớn (126 xã viên, hàng trăm ha) trong vòng 14 năm liên tục, kiên trì và bền bỉ. Bên cạnh đó, vai trò của Chính quyền, ban ngành các cấp ở địa phương và sự tham gia của các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm “gạo sạch” là nhân tố quan trọng cho sự thành công của mô hình. Đến 2010, Tỉnh An Giang có 2 Hợp tác xã Bình Chánh (12 xã viên, 37 ha), huyện Châu Phú và HTX Vĩnh Khánh (8 xã viên, 32 ha), huyện Thoại Sơn cũng vừa được tổ chức SGS trao giấy chứng nhận Global GAP ngày 09/8 và 13/8/2010 theo lần lượt. Tại đây, tất cả bà con nông dân xã viên đã được tập huấn và thực hành về IPM, “Không phun thuốc trừ sâu sớm”, “3 giảm, 3 tăng”, “Một phải, Năm giảm” liên tục từ năm 1992 đến nay. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn của các Hợp tác xã đạt được giấy chứng nhận Global GAP tại các tỉnh Tiền Giang và An Giang cho thấy rằng việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới trong thâm canh cây lúa theo chiều sâu (nội dung chuyển giao từ thấp đến cao) và chiều rộng (quy mô từ nhỏ đến lớn) và liên tục qua nhiều vụ lúa, nhiều năm 9 http://ricehoppers.net/2011/08/upscaling-of-ecological-engineering-picking-up-in-mekong-delta/ 8
  9. đã đóng vai trò then chốt và là cơ sở vững chắc tiến đến sản xuất lúa gạo chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP. Thực tiễn tại các hợp tác xã đạt chứng chỉ GlobalGAP đã làm giúp cho đời sống của xã viên được nâng cao, giá cả đầu ra ổn định, và môi trường nông thôn được cải thiện dần. 3. Lời kết Trước diễn biến bất thường của thời tiết (khô hạn, lũ lụt, gió bão, v.v... ) có nguyên nhân sâu xa là do sự thay đổi của khí hậu toàn cầu, sản xuất nông nghiệp bền vững ở nước ta nói chung và ĐBSCL nói riêng, là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL đã và đang đứng trước những thách thức lớn về gia tăng dân số gắn liền với an ninh lương thực trong bối cảnh mực nước biển dâng; đồng thời cũng đang bị ảnh hưởng bởi “Cơn sóng thần thuốc trừ sâu hóa học độc hại” (Chen và Heong, 2010) đã và đang làm suy giảm tính đa dạng sinh học, tiêu diệt quần thể thiên địch, ký sinh trong ruộng lúa, gây bộc phát rầy nâu hại lúa trong những năm gần đây tại nhiều nước trồng lúa ở châu Á, trong đó có Việt Nam (Huân, 2011). Để đối phó với diễn biến bất thường nêu trên, ngành Nông nghiệp–PTNT đã vạch rõ mục tiêu chung của sản xuất lúa ở ĐBSCL, đó là: “Duy trì sự phát triển bền vững trong sản xuất lúa ở ĐBSCL nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tham gia xuất khẩu gạo, trong bối cảnh chung về ảnh hưởng tác động của sự thay đổi khí hậu toàn cầu, quá trình đô thị hoá, tăng dân số, dịch hại, v.v…”. Thực hiện mục tiêu trên, với kinh nghiệm thực tiễn đã đạt được trong hơn thập kỹ qua triễn khai và thực hiện chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), “Ba giảm, Ba tăng”, “Một phải, Năm giảm”... ngành Bảo vệ Thực vật sẽ từng bước chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới cho phù hợp với trình độ, kỹ năng của bà con nông dân trồng lúa. Trong đó, việc đưa ứng dụng công nghệ sinh thái trong mô hình “Ba giảm, Ba tăng”, “Một phải, Năm giảm” cho cây lúa sẽ đóng vai trò then chốt, là cơ sở vững chắc cho sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL được hiệu quả, bền vững theo hướng “Thực hành Nông nghiệp Tốt” (GAP), hoàn toàn phù hợp với định hướng sản xuất lúa của Bộ Nông nghiệp & PTNT: “nông hộ nhỏ sản xuất lúa trong cánh đồng mẫu lớn”. Tài liệu tham khảo chính: 1. Bong, Bui Ba. 2010. Rice-based food security in Vietnam: Past, Present and Future. Vietnam Fifty Years of Rice Research and Development.Agriculture Publishing House, Hanoi, 2010, page 9-18. 2. Chen J. & Heong K.L. 2010. “Pesticde Tsunami” – A Root Cause of Rice Planthopper Problems in Asia. http://ricehoppers.net/2010/11/ 3. Hồ Văn Chiến.2011. Upscaling of ecological engineering picking up in Mekong Delta. http://ricehoppers.net/page/6/ 4. Heong K.L. & Hardy B. (editors). 2009. Planthoppers: new threats to the sustainability of intensive rice production in Asia. Los Banõs (Philippines): International Rice Research Institute. 460 p. 5. Nguyễn Hữu Huân. 2011. Nhìn lại dịch rầy hại lúa bộc phát ở các nước Đông Nam Á. http://www.ppd.gov.vn/ContentDetail.aspx?Id=1582&CatId=16. 6. Parrott, L. 2002. Complexity ang the limits of ecological engineering. Transactions of the American Society of Agriculture Engineer 45:1697-1702. 7. Savary S., Horgan F., Willocquet L. & Heong, K.L. 2010. Outlook and paradigm shifts toward disease and insect management in a changing rice world. 3rd International Rice Congress, 2010, Hanoi, Vietnam, Congress program, Abstract No. 4511, page 90. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2