intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo thực tập: Thực tập sản xuất nông nghiệp

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

714
lượt xem
73
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo thực tập: Thực tập sản xuất nông nghiệp giúp bạn đọc củng cố và bổ sung kiến thức lý thuyết đã học, hình thành kĩ năng thực hành để phục vụ cho việc giảng dạy sau này, vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn, biết và hiểu để có thể làm ví dụ, thiết bị, tranh ảnh dạy học cho học sinh trình về một số thao tác kĩ thuật trong trồng trọt. Mời bạn đọc tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo thực tập: Thực tập sản xuất nông nghiệp

  1. BÁO CÁO THỰC TẬP
  2. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp Mục Lục PHẦN MỞ ĐẦU ---------------------------------------------------------------------------------5 1. Đặt vấn đề -------------------------------------------------------------------------------5 2. Mục đích ---------------------------------------------------------------------------------5 PHẦN NỘI DUNG ------------------------------------------------------------------------------6 1. Thực tập sản xuất trồng trọt -----------------------------------------------------------6 1.1. Tình hình sản xuất, quy mô, triển vọng phát triển của trung tâm nghiên cứu cây trồng - Tứ Hạ ---------------------------------------------------------------------------------6 1.1.1. Tình hình sản xuất, quy mô của trung tâm ------------------------------------------6 1.1.2. Triển vọng phát triển trung tâm nghiên cứu cây trồng Tứ Hạ --------------------7 1.2. Một số thao tác kĩ thuật trong trồng trọt ---------------------------------------------7 1.2.1. Kĩ thuật trồng lúa -----------------------------------------------------------------------7 1.2.1.1. Kỹ thuật sạ, cấy -------------------------------------------------------------------------7 1.2.1.2. Chăm sóc lúa ----------------------------------------------------------------------------9 1.2.1.3. Đặc điểm ------------------------------------------------------------------------------- 10 1.2.2. Kĩ thuật trồng cây lạc ---------------------------------------------------------------- 11 1.2.2.1. Làm đất:-------------------------------------------------------------------------------- 11 1.2.2.2. Thời vụ gieo: -------------------------------------------------------------------------- 11 1.2.2.3. Phân bón: ------------------------------------------------------------------------------ 11 1.2.2.4. Lượng giống cần cho 1 ha ----------------------------------------------------------- 12 1.2.2.5. Kích thước luống và mật độ gieo: -------------------------------------------------- 12 1.2.2.6. Chăm sóc:------------------------------------------------------------------------------ 12 1.2.2.7. Tưới nước: ----------------------------------------------------------------------------- 13 1.2.2.8. Phòng trừ sâu, bệnh ------------------------------------------------------------------ 13 1.2.2.9. Thu hoạch và bảo quản:-------------------------------------------------------------- 13 1.2.3. Kĩ thuật trồng ngô -------------------------------------------------------------------- 14 1.2.3.1. Thời vụ và giống ngô ---------------------------------------------------------------- 14 2
  3. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 1.2.3.2. Chọn đất ------------------------------------------------------------------------------- 14 1.2.3.3. Kỹ thuật làm đất ---------------------------------------------------------------------- 14 1.2.3.4. Mật độ và khoảng cách trồng ------------------------------------------------------- 15 1.2.3.5. Chăm sóc ngô ------------------------------------------------------------------------- 15 1.2.4. Kĩ thuật nhân giống hữu tính bằng hạt--------------------------------------------- 17 1.2.5. Kĩ thuật nhân giống vô tính --------------------------------------------------------- 20 1.2.5.1. Kĩ thuật chiết cành-------------------------------------------------------------------- 21 1.2.5.2. Kĩ thuật giâm cành ------------------------------------------------------------------- 22 1.2.5.3. Kĩ thuật ghép -------------------------------------------------------------------------- 24 1.3. Một số cây trồng đang được trồng ở trung tâm: ---------------------------------- 30 1.3.1. Tre lấy măng (tre điền trúc): -------------------------------------------------------- 30 1.3.2. Cây xoài: ------------------------------------------------------------------------------- 31 1.3.3. Cây đào tiên: -------------------------------------------------------------------------- 31 1.3.4. Cây điều: ------------------------------------------------------------------------------- 32 1.3.5. Cây cóc: -------------------------------------------------------------------------------- 32 1.3.6. Cây táo dại: ---------------------------------------------------------------------------- 33 1.3.7. Cây chanh không hạt: ---------------------------------------------------------------- 33 1.4. Điều tra tìm hiểu quy trình, mô hình trồng rau, lúa sạch tại nhà bác Đàn, Phường Hương Chữ ---------------------------------------------------------------------------- 33 2. Thực tập sản xuất lâm nghiệp ------------------------------------------------------- 36 2.1. Tình hình sản xuất, quy mô, triển vọng phát triển của trung tâm -------------- 36 2.1.1. Tình hình sản xuất tại và quy mô trung tâm -------------------------------------- 36 2.1.2. Triển vọng phát triển: ---------------------------------------------------------------- 36 2.1. Tham quan mô hình vườn cây bản địa--------------------------------------------- 37 2.1.1. Cây vanilla ----------------------------------------------------------------------------- 37 2.1.2. Cây mây -------------------------------------------------------------------------------- 38 2.1.3. Cây bằng lăng. ------------------------------------------------------------------------ 38 3
  4. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 2.1.4. Cây sao đen ---------------------------------------------------------------------------- 39 2.1.5. Cây xà cừ ------------------------------------------------------------------------------ 40 2.1.6. Cây Lim xẹt --------------------------------------------------------------------------- 41 2.1.7. Cây dó bầu (Aquilaria agallocha Roxb) ------------------------------------------- 42 2.1.8. Cây bách bệnh------------------------------------------------------------------------- 43 2.1.9. Cây ngân hoa -------------------------------------------------------------------------- 44 2.1.10. Cây sấu --------------------------------------------------------------------------------- 45 2.1.11. Cây dầu rái----------------------------------------------------------------------------- 45 2.1.12. Cây sở ---------------------------------------------------------------------------------- 46 2.1.13. Cây chai lá cong ---------------------------------------------------------------------- 47 2.1.14. Cây vên vên --------------------------------------------------------------------------- 48 2.1.15. Cây vàng tâm -------------------------------------------------------------------------- 49 2.1.16. Cây xoan chịu hạn (thầu đâu) ------------------------------------------------------- 49 2.1.17. Cây sưa --------------------------------------------------------------------------------- 50 2.1.18. Kền kền -------------------------------------------------------------------------------- 51 2.1.19. Keo lá tràm ---------------------------------------------------------------------------- 52 2.1.20. Gõ đỏ ----------------------------------------------------------------------------------- 53 2.1.21. Sến mật--------------------------------------------------------------------------------- 54 2.2. Điều tra lâm phần rừng -------------------------------------------------------------- 55 2.3. Điều tra đa dạng cây trồng trong khuân viên trường Đại Học Sư Phạm Huế. 57 PHẦN KẾT LUẬN ---------------------------------------------------------------------------- 61 1. Kết luận -------------------------------------------------------------------------------- 61 2. Đề nghị --------------------------------------------------------------------------------- 61 4
  5. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong các kĩ thuật học bài nhanh thuộc và nhớ lâu thì kĩ năng liên hệ thực tiễn chiếm một phần rất lớn. Việc liên hệ thực tiển là điều không thể thiếu trong sinh viên hiện nay, muốn có kĩ năng đó bắt buộc sinh viên phải tìm tòi, đọc sách nhiều và điều quan trọng là phải đi vào thực tế, thực tập sản xuất. Nó không chỉ giúp cho sinh viên học bài, nhớ lại kiến thức mà buộc sinh viên phải áp dụng những kiến thức đã học để vận dụng vào trong thực tiễn một cách thành thạo; giúp cho sinh viên có được kinh nghiệm ban đầu trong công việc tương lai của mình. Để củng cố và hoàn thiện những kiến thức liên quan đến ngành trồng trọt, lâm nghiệp, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, chúng tôi đã có dịp đi thực tế, thực tập sản xuất tại các nơi: Trung tâm nghiên cứu cây trồng - Tứ Hạ thuộc khoa nông học trường Đại học nông lâm Huế, Trung tâm thực hành thí nghiệm Lâm nghiệp - Hương vân, Thị xã Hương Trà; thuộc khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Huế. Tại đây chúng tôi được trực tiếp tham gia thực hành sản xuất nông nghiệp, tham quan tìm hiểu tình hình sản xuất, quy mô của hai trung tâm, học cách nhân giống các loại cây, và được tham gia gieo trồng một số loại cây, những kiến thức này rất hữu ích cho chúng tôi sau này. Mặc dù trong một thời gian ngắn nhưng đây thực sự là một chuyến đi rất bổ ích giúp chúng tôi củng cố, mở mang kiến thức và là một cơ hội quý báu giúp cho chúng tôi có được các kĩ năng cần thiết, các công cụ bổ trợ cho việc dạy học ở trường phổ thông trong thời gian tới. 2. Mục đích -Củng cố và bổ sung kiến thức lý thuyết đã học. -Hình thành kĩ năng thực hành để phục vụ cho việc giảng dạy sau này. -Vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn. - Biết và hiểu để có thể làm ví dụ, thiết bị, tranh ảnh dạy học cho học sinh. 5
  6. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp PHẦN NỘI DUNG 1. Thực tập sản xuất trồng trọt Đợt thực tế thực tập sản xuất này chúng tôi được đi tại trung tâm nghiên cứu cây trồng – Tứ Hạ trong ngày 26/05/2013; tìm hiểu quy trình, mô hình trồng rau sạch tại một hộ gia đình hay một trung tâm nào đó. 1.1. Tình hình sản xuất, quy mô, triển vọng phát triển của trung tâm nghiên cứu cây trồng - Tứ Hạ 1.1.1. Tình hình sản xuất, quy mô của trung tâm Về quy mô: diện tích khoảng 20 ha, trong đó diện tích canh tác là từ 9 – 10 ha. Phần còn lại là đất tự nhiên, đất giao thông, thủy lợi và ao hồ. Trong trung tâm cây ăn quả và cây nông nghiệp chiếm hầu hết diện tích của trung tâm. Trung tâm có một hồ cá với diện tích khoảng 200 m 2 chủ yếu dùng để chứa nước tưới trong mùa khô và nuôi cá ao. Diện tích trồng lạc và trồng sắn trong trung tâm cũng chiếm khá lớn. Trong đó có một thửa đất trồng lạc phục vụ cho việc nghiên cứu, các thửa đất khác trồng lạc xen sắn. ở thửa đất bên đất trồng lạc để nghiên cứu có thửa đất nghiên cứu trồng cây cà chua chịu hạn, cả hai thửa đất nghiên cứu đó chiếm khoảng 200 m2. Ngoài ra, Các cây có múi dùng để nghiên cứu khoa học, đào tạo, nuôi cấy chiết ghép. Sản phẩm là tiêu bản, cây giống và quả 6
  7. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp Trung tâm là một đơn vị phòng ban của trường Đại Học Nông lâm Huế. Nó được xây dựng để phục vụ công tác đào tạo, là nơi sinh viên thực tập, rèn luyện tay nghề, giáo viên, sinh viên nghiên cứu khoa học, nghiên cứu mô hình sản xuất. Nhân lực hiện tại: 8 người. 1.1.2. Triển vọng phát triển trung tâm nghiên cứu cây trồng Tứ Hạ Trung tâm này chủ yếu dùng để nghiên cứu cây trồng và trồng trọt là chủ yếu. Với diện tích đất lớn như vậy thì đây là nơi nghiên cứu lý tưởng đối với các nhà nghiên cứu, các sinh viên theo học trồng trọt nghiên cứu các giống cây trồng để cho năng suất cao và chất lượng tốt nhất có thể. Đây cũng là nơi học hỏi kinh nghiệm của các sinh viên trường khác trong Đại Học Huế. Nếu được đầu tư xứng đáng thì đậy là vừa là một địa điểm trồng trọt vừa là nơi tham quan du lịch của các hành khách muốn hiểu thêm về các cây trồng, giống. Các cây trồng ở trung tâm này được phân bố và trồng xen canh sẽ cho năng suất cây trồng, hiệu quả kinh tế cao. Và như vậy đáp ứng nhu cầu hàng ngày, cũng như cho thương phầm nông nghiệp khá lớn. 1.2. Một số thao tác kĩ thuật trong trồng trọt 1.2.1. Kĩ thuật trồng lúa 1.2.1.1. Kỹ thuật sạ, cấy a. Sạ khô: Áp dụng đối với những vùng cây lúa sinh trưởng chủ yếu nhờ nước trời. Tuỳ điều kiệncó thể thực hiện theo những phương pháp sau: Dùng bừa kéo thành rãnh có độ sâu 1- 3cm. Gieo hạt theo rãnh sau đó lấp đất kín, hạt sẽ nảy mầm thành cây lúa. Có thể gieo hạt tự do, chọc lỗ bỏ hạt theo hốc sau đó lấp hạt. b. Sạ ướt: Là phương thức sạ phổ biến nhất. Cách sạ: Làm luống để dễ chăm sóc và quản lí nước, kích thước luống từ 2,5- 4m tuỳ theo diện tích ruộng gieo đều trên toàn bộ mặt luống. Ở những ruộng mà mặt ruộng khá bằng phẳng chỉ cần chia theo rạch để tiện chăm sóc, gieo nặng tay, chìm hạt và đều trên mặt ruộng. 7
  8. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp c. Sạ ngầm (Gieo chìm hạt ): Được áp dụng ở Đồng bằng sông Cửu Long, khi ruộng bị ngập nước trong mùa lũ và sau đó rút nhanh chóng, do đó lượng hạt giống gieo cao hơn so với các phương pháp sạ khác. Khi mực nước từ 10- 20cm, cần tiến hành lồng đất. Hạt giống đã được ngâm 10 giờ và đem gieo khi mực nước chỉ còn 10- 15cm. Sau khi gieo 2- 4 ngày, nước ruộng phải được rút hết. Trong thời gian này, hạt tiếp tục hút nước, nảy mầm và mọc thành cây. d. Sạ bằng máy theo hàng: Nguyên lý hoạt động: rắc hạt bằng trống đựng hạt xoay tròn. Các loại máy thông dụng có 6 trống, gieo được 12 hàng với khoảng cách 16 cm X 2-3cm. Ưu điểm của phương pháp này là năng suất lao động tăng, giảm bớt công tỉa dăm, ruộng lúa thông thoáng, chủ động độ sâu gieo, chủ động mật độ song yêu cầu làm đất kỹ, mặt ruộng bằng phẳng để dễ điều tiết nước. e. Kĩ thuật cấy Về khâu làm đất gieo mạ: để tạo điều kiện làm đất gieo mạ được đúng thời vụ chân ruộng đám mạ cần gặt sớm, khi lúa chín được 80-85% và chú ý gặt sát gốc rạ để cày bừa được dễ dàng, thời vụ gieo mạ căn cứ vào thời vụ cấy. Lúa mùa muốn cho năng suất cao, xác định thời điểm trỗ tốt nhất xung quanh 20-9 mới cho năng suất cao. Do vậy, vụ mùa tập trung cấy từ xung quanh 20-7, chậm nhất 25- 7. Căn cứ vào thời vụ cấy, các hộ nông dân, HTX bố trí gieo mạ, để mạ đủ tuổi cấy từ 15-20 ngày tuỳ 8
  9. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp theo giống, từ đó mà tính ngày gieo mạ để khi nhổ mạ cấy không bị già, và phải chú ý gieo mạ thưa đúng kỹ thuật. * Về khâu làm đất cấy: Theo cơ cấu giống lúa hiện nay, chủ yếu là các giống lúa lai và một số giống lúa thuần có các đặc tính cứng cây, bản lá dày, đứng. Bên cạnh đó, do tập quán canh tác, các hộ thường gặt nông tay để lại gốc rạ dài từ 0,5-0,7 cm nên việc cấy dầm, cày vặn rạ rất khó khăn và chậm. Trong khi đó, thời vụ cấy gấp nên các HTX thường cày xong thì bừa cấy ngay, không có thời gian cho gốc rạ được phân huỷ. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho sâu bệnh phát sinh, phát triển gây hại, đặc biệt là hiện tượng vàng lá lúa phát triển mạnh, sau khi lúa cấy được 45-50 ngày. Cây lúa bị vàng lá là do gốc rạ trong quá trình phân huỷ tranh chấp oxi trong đất, làm cho đất bị hiếm khí, bộ rễ đen không phát triển được. Do đó để hạn chế hiện tượng này trước khi cầy dầm, cày vặn rạ các hộ cần bón bổ sung 1 sào 20-25kg vôi bột, vừa có tác dụng diệt nấm bệnh, vừa có tác dụng cải tạo đất và hạn chế cơ bản hiện tượng vàng lá lúa thường xảy ra ở vụ mùa. 1.2.1.2. Chăm sóc lúa a. Lúa sạ Khâu quản lý chăm sóc có tính chất quyết định năng suất lúa gieo sạ. Yêu cầu là lúa mọc đều, bảo đảm số cây trên đơn vị diện tích và phòng trừ tốt cỏ dại và sâu bệnh. Nước: Sau gieo phải giữ ẩm cho hạt mọc đều. Khi cây bắt đầu mọc, cho nước vào ruộng ở mức 1- 3 cm và điều chỉnh nước theo sinh trưởng của cây. Làm cỏ, tỉa dặm: Cần tỉa dặm sớm khi lúa được 4- 5 lá. Kết hợp bón phân và làm cỏ đợt 1 nhằm tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh sớm. Bón thúc: Bộ rễ của lúa gieo sạ phát triển mạnh ở lớp đất mặt, nhu cầu dinh dưỡng cần nhiều hơn. Cần bón thúc sớm cho cây mọc khỏe, ra lá nhanh, đẻ sớm và kết thúc 9
  10. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp sớm, bón nặng thời kỳ đầu để lúa đẻ tập trung. Bón thúc còn tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai, giống lúa và thời gian sinh trưởng của giống. Song theo TS. Nguyễn Văn Hoan. Trường Đại học nông nghiệp I, Bón thúc cho lúa sạ thâm canh có các thời kỳ cơ bản sau:  Lúa có 2 lá: Thúc 3 kg đạm Urê + 3 kg kali clorua cho 1 sào Bắc bộ hay 80kg Urê + 80kg kali clorua cho 1ha.  Lúa có 6 lá: Thúc lần 2 bằng 3 kg đạm Urê + 3 kg kali clorua cho 1 sào Bắc bộ hay 80kg Urê + 80kg kali clorua cho 1ha.  Lúa phân hoá đòng: Bón thúc tiếp 2kg đạm Urê + 2 kg kali clorua cho 1 sào Bắc bộ hay 55kg Urê + 55kg kali clorua cho 1ha.  Lúa trỗ báo: Bón nuôI hạt lần cuối bằng 2kg đạm Urê + 4 kg kali clorua cho 1 sào Bắc bộ hay 55kg Urê + 110kg kali clorua cho 1ha. b. Lúa cấy Sau cấy cần thường xuyên thăm đồng, chú ý theo dõi sinh trưởng của cây lúa; bón thúc phân sớm để lúa đẻ nhánh tập trung; khi bón phân nên kết hợp với sục bùn để hạn chế cỏ dại và tăng khả năng hấp thụ phân của cây lúa. + Bón thúc phân lần 1 (sau cấy khoảng 10 đến 12 ngày, khi lúa bén rễ hồi xanh). Lượng phân bón cho một sào như sau: Đối với lúa lai: Bón 4 kg đạm urê + 4 kg kali; đối với lúa thuần bón 4 kg đạm urê + 2 kg kali; kết hợp làm cỏ sục bùn trong ruộng lúa. + Sau khi bón thúc lần 1 từ 10 đến 15 ngày, nếu ruộng lúa sinh trưởng không đều (chỗ tốt, chỗ xấu) cần bón bổ sung thêm 2 kg đạm urê vào chỗ lúa xấu để ruộng lúa đồng đều. - Bón thúc lần 2 (khi lúa có đòng non). Lượng phân bón cho một sào như sau: Đối với lúa lai, bón 4 kg đạm urê + 4 kg kali; đối với lúa thuần, bón 2 kg đạm urê + 3 kg kali. - Đối với diện tích lúa sử dụng phân viên nén NK dúi sâu cần bón phân viên cho lúa sau cấy từ 1-3 ngày với lượng bón từ 8 đến 9 kg/sào. 1.2.1.3. Đặc điểm Năng suất lúa là từ 5 đến 6 tấn/ha Phương thức sạ có đặc điểm: nhanh, ít tốn sức lao động, chủ động nước; 10
  11. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp Phương pháp cấy: làm luống gieo mạ, làm đất, đi cấy, ít sâu bệnh, làm cỏ bằng tay khó, ít sâu bệnh, thưa, dễ chăm sóc, quản lý hơn, đở nhr hướng đến khí hậu và môi trường hơn Giống chủ yếu của bà con đang dung hiện nay là giống lúa thuần. Quy trình phân bón là phân chuồng để bón lót, phân hóa học chủ yếu dùng để bón thúc. Thời gian sinh trưởng trung bình là 105 ngày 1.2.2. Kĩ thuật trồng cây lạc Các giống lạc được trồng phổ biến hiện nay là các giống: L14, dù Tây Nguyên, giấy T1, MD7, KT10, M23. 1.2.2.1. Làm đất: Cày sâu 25 - 30 cm, bừa kỹ và nhặt sạch cỏ dại trước khi lên luống rạch hàng. 1.2.2.2. Thời vụ gieo: Các tỉnh phía Bắc: - Vụ Xuân: 03/01 - 30/02 - Vụ Thu Đông: 15/8 - 10/9 Duyên hải miền Trung: - Vụ Xuân: 01/12 - 30/01 - Vụ Thu Đông: 15/7 - 15/8 1.2.2.3. Phân bón: Lượng bón: - Đạm Urê: 80 - 100 Kg/ha - Lân supe: 500 - 600 Kg/ha - Kali: 160 - 200 Kg/ha - Phân chuồng: 15 - 20 tấn/ha - Vôi bột: 450 - 500 Kg/ha Cách bón: Có thể áp dụng cung cho cả phủ nilon hoặc không phủ nilon. Vôi bột bón lót 1/2 trước khi rạch hàng, 1/2 còn lại bón vào gốc lúc lạc bắt đầu đâm tỉa. 11
  12. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp Toàn bộ lượng phân hoá học được trộn đều và bón lót vào hàng đã rạch sẵn (hàng rạch sâu 10 - 15 cm), phân chuồng bón sau cùng, sau khi bón phân lấp một lớp đất dày 2 - 3 cm để hạt gieo không bị tiếp xúc trực tiếp vào phân. 1.2.2.4. Lượng giống cần cho 1 ha Trước khi gieo nên thử lại sức nảy mầm. Nếu hạt có tỷ lệ nảy mầm đạt trên 85% thì lượng giống cần 200 - 220 kg (giống vụ Xuân) và 180 - 200 kg (giống vụ Thu hoặc thu đông). 1.2.2.5. Kích thước luống và mật độ gieo: Luống rộng 75 - 80 cm (cả rãnh), sau khi lên luống hoàn chỉnh đảm bảo luống cao 20 - 25 cm và mặt luống rộng 45 - 50 cm, gieo 2 hàng dọc theo chiều dài luống. Khoảng cách hốc cách hốc 10 cm gieo 1hạt/hốc, hoặc khoảng cách hốc cách hốc 18 - 20 cm gieo 2 hạt/hốc. Luống rộng 1,3m (cả rãnh), sau khi lên luống hoàn chỉnh đảm bảo mặt luống rộng 1,0m được gieo thành 4 hàng dọc theo chiều dài luống. Khoảng cách hàng cách hàng 25 cm và hốc cách hốc 10 cm gieo 1 hạt/hốc, hoặc khoảng cách hốc cách hốc 18 - 20 cm gieo 2 hạt/hốc. Chú ý: Khi gieo hạt, đất phải đủ ẩm, hạt được phủ sâu 3 - 5 cm. 1.2.2.6. Chăm sóc: 12
  13. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp * Xới cỏ lần 1 (phá váng): Khi cây có 2 - 3 lá thật (sau mọc 10 - 12 ngày). * Xới cỏ lần 2: Khi cây có 6 - 7 lá thật (trước khi ra hoa), xới sâu 5 - 6 cm sát gốc, không vun gốc. * Xới cỏ lần 3 kết hợp vun gốc sau khi hoa rộ 7 - 10 ngày (chỉ nên vun nhẹ đất vào gốc lạc). Bón bổ sung bằng cách phun lên lá dung dịch đạm và lân (5%) hoặc phân bón qua lá chuyên dùng cho lạc. 1.2.2.7. Tưới nước: Nếu thời tiết khô hạn phải tưới vào 2 thời kỳ chính, trước khi ra hoa (cây có 6 - 7 lá) và thời kỳ làm quả. Tưới vào rãnh ngập 2/3 luống, để nước ngấm đều rồi tháo cạn. 1.2.2.8. Phòng trừ sâu, bệnh Phòng trừ bệnh hại chết cây con: Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc trừ nấm Rovral 50WP 0,3g/kg hạt, hoặc phun Carbedazin 0,5 - 0,7 lít/ha. Phòng trừ bệnh lá: Dùng Daconnil, Anvil, Bayleton 0,1 - 0,3% hoặc Zinhep 0,2%, Boocdo phun lần 1 sau mọc 25 - 30 ngày, lần 2 cách lần một 15 - 20 ngày để ngăn ngừa bệnh rụng lá sớm. Phòng trừ sâu hại chủ yếu: Nên sử dụng cây hước dương làm cây dẫn dụ để thu hút các loài sâu khoang, sâu xanh đến đẻ trứng. Định kỳ kiểm tra để tiêu diệt các ổ trứng và sâu non trên lá hướng dương. Cũng có thể trừ sâu khoang, sâu xanh bằng thuốc hoá học Sumicidin, Alphan 5EC. 1.2.2.9. Thu hoạch và bảo quản: Chọn ngày nắng ráo để thu hoạch. Thu hoạch khi quả già chiếm khoảng 80 - 85% số quả trên cây đối với lạc thương phẩm. Lạc để làm giống thu hoạch sớm hơn lạc thương phẩm từ 5 - 7 ngày. Sau khi nhổ, vặt quả, rửa sạch, phơi dưới nắng nhẹ đến khi vỏ lụa tróc ra là được. Phơi và bảo quản lạc giống: Nhất thiết phải phơi trên nong, nia, cót, sân đất (không phơi trực tiếp trên sân gạch, sân xi măng). Sau khi phơi, phải để lạc nguội, sau đó cho vào bao nilon hoặc chum vại đậy kín để nơi khô mát. 13
  14. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp 1.2.3. Kĩ thuật trồng ngô 1.2.3.1. Thời vụ và giống ngô Vụ đông xuân: Gieo sau lũ lụt vào tháng 10, tháng 11 với các giống: LVN10, LNV61, LVN8960, LVN14, LVN99, LVN37, C919, NK54, VN2, MX4… + Vụ Xuân: Gieo vào tháng 2, tháng 3 với các giống: LVN10, LNV61, LVN8960, LVN885, LVN14, LVN99, C919, VN2, NL1, MX4… + Vụ Đông: Gieo vào tháng 9, tháng 10 với các giống: LVN8960, LVN14, LVN99, C919, NK54, VN2, NL1, MX4… 1.2.3.2. Chọn đất Cây ngô lai có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất phù sa được bồi đắp hàng năm, đất đỏ, đất bạc màu..... Nhưng thích hợp nhất là đất phù sa được bồi đắp hàng năm, kế đến là đất đỏ. Vì những loại đất này tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng, lớp đất mặt sâu và có độ ẩm thích hợp. Không nên trồng ngô lai trên vùng đất nhiễm phèn nặng, vùng quá khô hạn hay vùng thường bị ngập úng. 1.2.3.3. Kỹ thuật làm đất Ngô có bộ rễ chùm rất phát triển, có thể lan rộng với bán kính trên 0,5m và ăn sâu trên 1m đến 2m. Do vậy, đất trồng ngô cần đựợc cầy sâu, bừa kĩ, sạch cỏ dại. a. Đối với những vùng ngô tập trung, các lô ruộng lớn, tốt nhất làm đất tiến hành bằng cơ giới với các khâu chính tuần tự sau: - Băm cỏ và phế phụ phẩm bằng bừa đĩa nặng - Cày bằng máy sâu 15 – 18 cm - Băm phá bằng bừa đĩa nặng (1 lần) - Băm đất nhỏ bằng bừa đĩa nhẹ ( 2 lần theo 2 chiều vuông góc nhau) - San bằng và vơ cỏ bằng bừa răng ( 2 lần) b.Đối với ngô đông trên đất ướt sau gặt lúa cần tiến hành : - Cày bằng trâu tạo luống khoảng 1,1m - Vén gọn tạo rãnh thoát nứơc giữa các luống - Đặt bầu hoặc hạt nảy mầm ở khoảng cách đã định . 14
  15. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp Để tranh thủ thời gian, ngô Đông trên nền đất ướt có thể áp dụng phương thức làm đất tối thiểu hoặc không làm đất. Ngay sau khi gặt lúa, khi đất còn ướt đem bầu ngô theo hàng ở khoảng cách nhất định. Có điều kiện làm rãnh thoát nước giữa các luống với 2 hàng ngô. Ở những bãi dốc có thể không cần làm đất, chỉ vơ sạch cỏ dại, chờ có mưa, ẩm đất tiến hành chọc lỗ gieo hạt. 1.2.3.4. Mật độ và khoảng cách trồng Mật độ trồng ngô phụ thuộc vào vùng sinh thái, mùa vụ, thời gian sinh trưởng của giống và điều kiện thâm canh. Nguyên tắc chung là càng đi xa theo hướng từ Bắc vào Nam thì mật độ trồng tăng dần. Có điều kiện thâm canh tốt thì tăng mật độ… Để đảm bảo năng suất ngô cao và ổn định, xuất phát từ những kết quả thí nghiệm đạt được và rút ra từ kinh nghiệm của các địa phương. Viện nghiên cứu ngô khuyến cáo nên áp dụng những công thức mật độ trồng ngô sau: - Đối với giống dài ngày trồng với khoảng cách 75 cm x 25 cm, tương ứng với mật độ 53.300 cây/ha (trồng 1 cây/1 hốc). - Đối với giống ngắn ngày, thấp cây nên trồng dày với khoảng cách 60 cm x 25 cm (1cây/1hốc) ứng với mật độ 57.000 cây/ha. Chú ý: Vụ đông xuân và thu đông nên trồng dày hơn vụ hè thu. 1.2.3.5. Chăm sóc ngô Bón phân 15
  16. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp Muốn cho ngô dạt năng suất cao phải bón đủ lượng phân bón và khi bón phân phải dựa vào mùa vụ, khả năng phát triển của rễ, thân, nhu cầu sinh lý về phân bón, đồng thời dựa vào hàm lượng dinh dưỡng trong đất. Lượng phân bón: + Phân chuồng: 10-15 tấn/ha. + Đạm Ure: 300-400 kg/ha. + Supe lân: 300-450 kg/ha. + Kali: 120-150 kg/ha. Đối với đất bãi ven sông được bồi hàng năm, đất phát triển trên đá bazan thì không cần bón phân chuồng. * Cách bón: - Đối với điều kiện ít phân với giống ngô dài ngày + Bón lót: bón toàn bộ phân chuồng + toàn bộ lân + 1/3 đạm (bón vào rãnh hoặc vào hốc lấp 1 lớp đất mỏng rồi mới gieo hạt). + Bón thúc: bón làm 2 đợt: Đợt 1: khi ngô 3-4 lá bón 1/3 đạm + 1/2 kali Đợt 2: khi ngô 7-9 lá bón 1/3 đạm + 1/2 kali - Đối với điều kiện nhiều phân và giống ngô dài ngày + Bón lót: bón toàn bộ phân chuồng + toàn bộ lân + 1/3 đạm + 1/3 kali (bón vào rãnh hoặc vào hốc lấp 1 lớp đất mỏng rồi mới gieo hạt) + Bón thúc: bón làm 3 đợt: Đợt 1: khi ngô 3-4 lá bón 1/3 đạm Đợt 2: khi ngô 7-9 lá bón 1/3 đạm + 1/3 kali 16
  17. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp Đợt 3: bón trước trổ cờ: 1/3 kali Chăm sóc - Dặm hạt khi điều kiện thời tiết thuận lợi. - Dặm bầu khi tranh thủ thời vụ lúc ngô 3-4 lá. - Tỉa định cây lúc cây ngô 5 lá và ổn định mật độ khi ngô 6-7 lá. - Xới sáo để đất tơi xốp và giữ ẩm, xới phá ván sau mưa vào kỳ cây con - Vun gốc vừa kết hợp làm cỏ sau khi bón thúc đợt 1. - Vun cao gốc kết hợp làm cở lần cuối cho ngô khi bón thúc lần 2. - Tưới nước: đựa vào nhu cầu sinh trưởng của cây tưới nước 3 lần: Lần 1: khi cây 7-9 lá tưới ngập 1/3 luống sau khi bón thúc Lần 2: trước trổ cờ 10-15 ngày tưới ngập 2/3 luống thấm đều rồi rút cạn. Lần 3: sau thụ tinh xong tưới ngập 1/3 luống rồi rút cạn. Đồng thời khi tưới nước cần dựa vào thời tiết, ẩm độ đất, đặc điểm giống. - Sau khi cây trổ cờ phun râu ta có thể tiến hành bấm bỏ 10-15% cờ trên cây xấu, hoặc bẻ cờ sau khi thụ tinh xong để tập trung đinh dưỡng về bắp hoặc thụ phấn bổ khuyết. 1.2.4. Kĩ thuật nhân giống hữu tính bằng hạt Nhân giống hữu tính là hình thức gieo hạt để được thế hệ sau. Cây con sinh trưởng và phát triển từ hạt, tuổi thọ lại lính thích ứng mạnh, thích hợp với việc trồng hàng loạt. 17
  18. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp Phương pháp nhân giống hữu tính là phương pháp nhân giống bằng hạt. * Những ưu điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt. - Kỹ thuật đơn giản, dễ làm. - Chi phí lao động thấp, do đó giá thành cây con thấp. - Hệ số nhân giống cao. - Tuổi thọ của cây trồng bằng hạt thường cao. - Cây trồng bằng hạt thường có khả năng thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh. * Những nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt - Cây giống trồng từ hạt thường khó giữ được những đặc tính của cây mẹ. - Cây giống trồng từ hạt thường ra hoa kết quả muộn. - Cây giống trồng từ hạt thường có thân tán cao, gặp khó khăn trong việc chăm sóc cũng như thu hái sản phẩm. Do những nhược điểm như vậy nên phương pháp nhân giống bằng hạt chỉ được sử dụng trong một số trường hợp: - Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép - Sử dụng gieo hạt đối với những cây ăn quả chưa có phương pháp khác tốt hơn. - Dùng trong công tác lai tạo chọn lọc giống. 18
  19. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp Hạt được gieo vào trong khay gieo hạt * Những điểm chú ý khi nhân giống bằng hạt. - Phải nắm được các đặc tính, sinh lý của hạt: một số hạt chín sinh lý sớm, nảy mầm ngay trong hạt (hạt mít, hạt bưởi); một số hạt có vỏ cứng cần xử lý hoá chất, bóc bỏ vỏ cứng trước khi gieo (hạt xoài, hạt mận) và một số hạt khi để lâu sẽ mất sức nảy mầm (hạt nhãn, hạt vải). - Phải đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh cho hạt nảy mầm tốt: nhiệt độ, không quá thấp hoặc quá cao, độ ẩm đất đảm bảo 70 - 80% độ ẩm bão hoà và đất gieo hạt phải tơi xốp, thoáng khí. - Phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước chọn lọc: chọn giống có khả năng sinh trưởng khoẻ, năng suất cao và phẩm chất tốt; chọn những cây mang đầy đủ các đặc điểm của giống muốn nhân; chọn những quả có hình dạng đặc trưng của giống; chọn những hạt to, mẩy, cân đối và chọn cây con to, khoẻ, sinh trưởng cân đối. * Các phương pháp gieo hạt làm cây giống - Gieo ươm hạt trên luống đất. + Đất gieo hạt phải được cày bừa kỹ, bón lót 50 - 70 kg phân chuồng hoai mục + 0,5 - 0,7 kg supe lân/100m 2 và lên thành các luống cao 10 - 15 cm, mặt luống rộng 0,8 - 1,0 m, khoảng cách giữa các luống 40 - 50 cm. 19
  20. Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp + Hạt được gieo thành hàng hoặc theo hốc với các khoảng cách tuỳ thuộc vào loại cây ăn quả, gieo ươm để lấy cây ra ngôi hoặc gieo trực tiếp lấy cây giống. Độ sâu lấp hạt từ 1 - 3 cm tuỳ thuộc vào thời vụ gieo và tuỳ thuộc vào hạt giống cây ăn quả đem gieo. + Các khâu chăm sóc phải được làm thường xuyên như: tưới nước giữ ẩm, nhổ cỏ, xới xáo phá váng, bón phân đặc biệt là theo dõi, phát hiện và phòng trừ bệnh kịp thời. Bón thúc bằng nước phân chuồng pha loãng 1/10 - 1/15 hoặc các loại phân vô cơ pha loãng 1%. - Gieo ươm hạt trong bầu Phương pháp gieo ươm hạt trong túi bầu được sử dụng cho cả phương pháp nhân giống bằng hạt và gieo ươm cây gốc ghép cho nhân giống bằng phương pháp ghép. Hạt giống được gieo trực tiếp vào túi bầu tiêu chuẩn hoặc gieo vào túi bầu nhỏ rồi tiến hành ra ngôi sau. Hạt giống thường được xử lý và ủ cho nứt nanh mới tiến hành gieo. Hỗn hợp bầu đang được sử dụng là đất + phân chuồng hoai mục với tỷ lệ là 1 m3 đất mặt + 200 - 300 kg Bầu đất phân chuồng hoai mục + 10 - 15 kg supe lân. Các khâu kỹ thuật chăm sóc được tiến hành tương tự như phương pháp gieo ươm hạt trên luống đất. 1.2.5. Kĩ thuật nhân giống vô tính Nhân giống vô tính là từ một phần của các cơ quan dinh dưỡng (như rễ, thấy, lá dùng phương pháp nuôi nhân tạo để mọc ra cây - mới, còn gọi là nhân giông sinh dưỡng. Đặc điểm chủ yếu của nhân giống vô tính là chúng có thể giữ được đặc tính của bố mẹ, có thể ra hoa sớm, nhưng sự phát triển bộ rễ cây có thể k ém hơn, tính thích ứng và sức sống không mạnh và không thể trồng hàng loạt như cây gieo hạt.Phường pháp thường được trồng nhân giống vô tính có tách cây, chiết cành. Giâm cành tiếp ghép. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2