YOMEDIA
ADSENSE
Chủ đề Kỹ thuật thâm canh lúa
197
lượt xem 32
download
lượt xem 32
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Cây lúa từ khi nẩy mầm đến khi thu hoạch trải qua các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Mỗi giai đoạn có sự biểu hiện về hình thái, đặc điểm sinh lý, yêu cầu dinh dưỡng và ngoại cảnh khác nhau.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chủ đề Kỹ thuật thâm canh lúa
- Chủ đề 1 KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA 1.1: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA Cây lúa từ khi nẩy mầm đến khi thu hoạch trải qua các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Mỗi giai đoạn có sự biểu hiện về hình thái, đặc điểm sinh lý, yêu cầu dinh dưỡng và ngoại cảnh khác nhau. Sự hiểu biết những đặc điểm trên nhằm tìm ra các biện pháp kỹ thuật hợp lý để giúp cho cây lúa sinh trưởng, phát triển khoẻ mạnh, cho năng suất cao là một yêu cầu rất quan trọng trong sản xuất. Để giúp HDV, học viên học tập, nghiên cứu về cây lúa, chuyên đề dược chia thành 5 tiểu chuyên đề ứng với 5 giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của cây lúa : − Giai đoạn mạ − Giai đoạn đẻ nhánh − Giai đoạn làm đòng (phân hoá đòng và ôm đòng) − Giai đoạn trỗ bông, phơi màu − Giai đoạn chín (chín sữa, chín sáp, chín hoàn toàn) 1.1.1 Giai đoạn mạ (Với lúa gieo/sạ: Tính từ khi gieo/sạ đến bắt đầu đẻ nhánh) 6
- Đặt vấn đề Tục ngữ Việt Nam có câu "Tốt giống, tốt má, tốt mạ, tốt lúa". Muốn có ruộng lúa năng suất cao và phẩm chất tốt thì khâu đầu tiên là phải có ruộng mạ khoẻ. Mục tiêu Bài học giúp cho học viên nắm được các đặc điểm hình thái, sinh lý của cây lúa giai đoạn mạ, tiêu chuẩn mạ khoẻ và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng mạ. Từ đó đề ra các biện pháp tác động để có mạ khoẻ và đồng đều. Thời gian 90 phút Vật liệu Giấy Ao, A4, bút viết các loại, thước đo. Mẫu vật: hạt lúa mới nảy mầm, mạ mũi chông, mạ 2 lá, 3,5-4 lá (để sinh động khi thảo luận nên lấy cây mạ từ nhiều ruộng: tốt, xấu, ... ) Các bước tiến hành Bước 1: (5phút) Giới thiệu chuyên đề, mục đích, yêu cầu, chia nhóm. Bước 2: (5 phút) Thu thập mẫu vật - kết hợp với các hoạt động đồng ruộng. Bước 3: (15 phút) Học viên quan sát, mô tả, vẽ cây mạ, trên giấy Ao. Bước 4: ( 25 phút) Thảo luận nhóm Bước 5: (30 phút) Các nhóm báo cáo và thảo luận chung. Bước 6: (10 phút) HDV tóm tắt, tổng kết. Câu hỏi thảo luận 1. Các đặc điểm khác nhau như thế nào: cây mạ khoẻ và cây mạ xấu? 2. Cây lúa giai đoạn mạ có đặc điểm gì? 3. Cây lúa ở giai đoạn mạ chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? 4. Các biện pháp kỹ thuật nào cần tác động ở giai đoạn mạ? Trong quá trình hướng dẫn, HDV cần sử dụng các câu hỏi gợi ý để giúp học viên thảo luận được dễ dàng hơn. 7
- 1.1.2: Giai đoạn đẻ nhánh Đặt vấn đề Sau khi cấy cây lúa hồi xanh và chuyển sang giai đoạn đẻ nhánh. Giai đoạn này cây lúa tập trung ra lá và đẻ nhánh. Nhu cầu dinh dưỡng cho việc ra lá và dảnh lớn. Nắm vững đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây lúa ở giai đoạn này là cơ sở quan trọng để đề ra các biện pháp chăm sóc, tạo tiền đề cho lúa sinh trưởng khoẻ. Đây là giai đoạn quyết định số bông/khóm, góp phần nâng cao năng suất. Mục tiêu Sau chuyên đề này, học viên sẽ nắm được đặc điểm sinh lý cây lúa giai đoạn đẻ nhánh và các yếu tố ảnh hưởng đến cây lúa giai đoạn này, từ đó đề ra các biện pháp kỹ thuật thích hợp giúp cây lúa đẻ nhánh và sinh trưởng thuận lợi. Vật liệu Mẫu cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh, giấy Ao, A4, bút viết các loại, dao, kéo. (lưu ý thu thập nhiều mẫu cây lúa ở ruộng: tốt, xấu, cây cấy nông, cây cấy sâu tay, mạ gieo sớm, mạ gieo muộn ...) Thời gian 90 phút V. Các bước tiến hành Bước 1: (5phút) Giới thiệu chuyên đề, mục đích, yêu cầu, chia nhóm. Bước 2: (5 phút) Thu thập mẫu vật - kết hợp với các hoạt động ngoài đồng ruộng. Bước 3: (15 phút) Học viên quan sát, mô tả, vẽ cây lúa giai đoạn đẻ nhánh, vẽ sơ đồ đẻ nhánh, trên giấy Ao. Bước 4: ( 25 phút) Thảo luận nhóm theo câu hỏi câu hỏi gợi ý 1. Cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh có những đặc điểm gì? 2. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến đẻ nhánh của cây lúa? 3. Quá trình đẻ nhánh và năng suất lúa có mối quan hệ ra sao? 4. Ciện pháp gì cần tác động để cây lúa đẻ nhánh sớm, tập trung? Bước 5: (30 phút) Các nhóm báo cáo, thảo luận chung. Bước 6: (10 phút) HDV tóm tắt, tổng kết. 8
- 1.1.3: Giai đoạn làm đòng Đặt vấn đề Sau giai đoạn đẻ nhánh cây lúa chuyển sang giai đoạn làm đòng (phân hoá đòng và phát triển đòng). Giai đoạn này quyết định số lượng hoa của một bông lúa. Nắm vững đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa ở giai đoạn này là cơ sở quan trọng để đề ra các biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhằm tăng số hoa/bông, góp phần nâng cao năng suất lúa. Mục tiêu Giúp học viên nắm được những đặc điểm cơ bản của cây lúa giai đoạn làm đòng, các yếu tố ảnh hưởng và đề ra biện pháp quản lý đồng ruộng hiệu quả nhất. Thời gian 100 phút Vật liệu • Cây lúa bắt đầu phân hoá đòng (Cứt gián/ tượng khối sơ khởi) và ôm đòng. • Giấy Ao, A4, bút viết các loại, kính lúp, dao, kéo, kim mũi mác Lưu ý: lấy mẫu cây lúa ở các bước phân hoá khác nhau. Các bước tiến hành Bước 1: (5phút) Giới thiệu chuyên đề, mục đích, yêu cầu, chia nhóm. Bước 2: (5 phút) Thu thập mẫu vật - kết hợp với các hoạt động đồng ruộng. Bước 3: (25 phút) Học viên quan sát, bóc tách cây lúa, mô tả, vẽ đòng lúa ở các cỡ khác nhau, trên giấy Ao. Bước 4: ( 25 phút) Thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý 1. Ở thời kỳ phân hoá đòng, cây lúa có những đặc điểm gì? 2. Giai đoạn làm đòng của cây lúa có liên quan đến quá trình tạo năng suất lúa ra sao? 3. Giai đoạn phân hoá đòng cần chăm sóc như thế nào? 4. Trong quá trình thảo luận, hướng dẫn viên cần sử dụng các câu hỏi gợi ý để giúp học viên thảo luận được dễ dàng hơn. Bước 5: (30 phút) Các nhóm báo cáo, thảo luận chung. Bước 6: (10 phút) HDV tóm tắt, tổng kết. 9
- 1.1.4: Giai đoạn trỗ bông - phơi màu Đặt vấn đề Giai đoạn trỗ bông - phơi màu rất quan trọng, quyết định số hạt chắc/bông, ảnh hưởng lớn đến năng suất. Nắm được những yếu tố ảnh hưởng đến cây lúa giai đoạn này sẽ giúp chúng ta chủ động đề ra được các biện pháp quản lý và tránh những điều kiện bất lợi cho việc hình thành hạt chắc. Mục tiêu Qua bài học này giúp học viên: 1. Nắm được đặc điểm sinh lý cơ bản của cây lúa giai đoạn trỗ bông, phơi màu và ảnh hưởng của việc phát triển cây lúa trong giai đoạn trỗ bông, phơi màu đến năng suất. 2. Nắm vững các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh và kết hạt từ đó chủ động đề ra các biện pháp nâng cao số hạt được thụ tinh/bông (hữu thụ). Thời gian 100 phút Vật liệu 5 Khóm lúa đang ở giai đoạn trỗ bông, phơi màu ,Giấy Ao, A4, bút, chì màu, thước, xô nhựa đựng nước, kính lúp. V. Các bước tiến hành: Bước 1: (5phút) Giới thiệu chuyên đề, mục đích, yêu cầu, chia nhóm. Bước 2: (5 phút) Thu thập mẫu vật - kết hợp với các hoạt động đồng ruộng. Bước 3: (25 phút) Quan sát cây lúa giai đoạn trỗ, trình tự phơi màu của một bông lúa, đếm số hoa/bông. Quan sát cấu tạo và các bộ phận của hoa lúa. Vẽ cấu tạo của hoa lúa, bông lúa lên tờ giấy Ao. Bước 4: ( 25 phút) Thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý 1. Mô tả hình thái và vẽ cấu tạo hoa lúa? 2. Nêu trình tự nở hoa trên một bông lúa? 3. Nêu đặc điểm sinh lý và ảnh hưởng của giai đoạn trỗ bông, phơi màu đối với năng suất? 4. Các yếu tố ảnh hưởng tới qúa trình trỗ bông, phơi màu? 5. Biện pháp quản lý và khử lẫn ở ruộng sản xuất giống? Trong quá trình thảo luận, hướng dẫn viên cần sử dụng các câu hỏi gợi ý để giúp học viên thảo luận được dễ dàng hơn. Bước 5: (30 phút) Các nhóm báo cáo, thảo luận chung. Bước 6: (10 phút) HDV tóm tắt, tổng kết. 1.1.5: Giai đoạn chín (chín sữa - chín sáp - chín hoàn toàn) 10
- Đặt vấn đề Sau thụ phấn, thụ tinh, kết hạt cây lúa bước vào giai đoạn chín (quá trình tích luỹ tinh bột). Dựa vào sự biến đổi về màu sắc, lượng tinh bột tích luỹ và hàm lượng nước trong hạt người ta chia giai đoạn chín làm 3 thời kỳ: chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn. Hiểu được quá trình chín của hạt sẽ giúp chúng ta có cơ sở để đề ra các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng khối lượng hạt và xác định thời điểm thu hoach thích hợp. Mục tiêu Giúp học viên nắm được: • Đặc điểm sinh lý cơ bản của cây lúa ở giai đoạn chín. • Nhận ra các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng hạt giống, từ đó đề ra biện pháp quản lý có hiệu quả. Thời gian 120 phút Vật liệu • Mẫu lúa giai đoạn chín (chín sữa, chín sáp, chín hoàn toàn), • Giấy A4, A4, bút các loại, chì màu, • Kính lúp. Các bước tiến hành Bước 1: (5phút) Giới thiệu chuyên đề, mục đích, yêu cầu, chia nhóm. Bước 2: (5 phút) Thu thập mẫu vật - kết hợp với các hoạt động đồng ruộng. Bước 3: (25 phút) Quan sát, bóc tách, vẽ hạt gạo ở các thời kỳ chín khác nhau. Bước 4: ( 25 phút) Thảo luận nhóm Bước 5: (30 phút) Các nhóm báo cáo, thảo luận chung. Bước 6: (10 phút) HDV tóm tắt, tổng kết. Câu hỏi thảo luận 1. Sự khác nahu của hạt thóc ở các thời kỳ chín ra sao? Sử dụng mẫu bảng sau để thảo luận: Chỉ tiêu Chín sữa Chín sáp Chín hoàn toàn 1. Hình thái (kích cỡ, màu sắc) 2. Lượng tinh bột tích lũy 3. Độ cứng (hàm lượng nước trong hạt) 2. Quá trình chín của hạt lúa phụ thuộc vào yếu tố nào? 3. Biện pháp gì cần tác động trong giai đoạn này? Trong quá trình thảo luận, HDV cần sử dụng các câu hỏi gợi ý để giúp học viên thảo luận được dễ dàng hơn. 11
- 1.1.6 Phần tổng kết chung (20 phút) Kết thúc chuyên đề này, hướng dẫn viên hệ thống các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của lúa để học viên nắm chắc, sâu hơn. Lưu ý: Sử dụng các bức tranh vẽ cây lúa ở các giai đoạn để hệ thống các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa để nông dân tiếp thu dễ dàng và có hệ thống. 1.2: PHƯƠNG PHÁP NGÂM, Ủ HẠT GIỐNG VÀ KỸ THUẬT THÂM CANH MẠ 1.2.1 Đặt vấn đề Cơ sở kỹ thuật làm lúa cấy cho năng suất cao là phải có mạ tốt. nông dân Việt Nam có kinh nghiệm "tốt giống, tốt má- tốt mạ, tốt lúa" và cũng tương tự người nông dân Trung Quốc cho rằng: ‘mạ tốt quyết định nửa năng suất”. Thời gian sinh trưởng ở ruộng mạ tuy không dài nhưng cây mạ khoẻ, phù hợp với sản xuất lúa giống ở các cấp cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất và phẩm chất lúa giống. Hiện nay mỗi địa phương có tập quán làm ruộng mạ khác nhau. Lựa chọn phương pháp thích hợp đảm bảo có cây mạ khoẻ, phù hợp với tập quán canh tác của địa phương và thích hợp với sản xuất lúa giống là việc làm cần thiết. 1.2.2 Mục tiêu Giúp học viên nâng cao hiểu biết về: - Kỹ thuật ngâm, ủ hạt giống lúa. - Các phương thức làm mạ và các biện pháp kỹ thuật thâm canh mạ. - Biết được tiêu chuẩn và cách đánh giá cây mạ khoẻ. Thời gian 240 phút Vật liệu - Giấy A0 ,A4 - Bút các loại - Xô nhựa - Lúa giống - Các dụng cụ ngâm ủ giống phổ biến ở địa phương - Ruộng mạ phục vụ các thí nghiệm đồng ruộng của lớp học. 12
- 1.2.3. Các bước tiến hành 1.2.3.1: Tìm hiểu và thảo luận Trước khi tiến hành chuyên đề này, hướng dẫn viên chuẩn bị tài liệu kỹ thuật về các biện pháp ngâm, ủ giống lúa, kỹ thuật làm mạ, chăm sóc khác nhau cũng như tập quán làm mạ ở địa phương. Xác định địa điểm cho học viên thăm quan và quan sát các biện pháp ngâm, ủ và làm mạ của các hộ nông dân tại địa phương. Bước 1. ( 5 phút) Hướng dẫn viên giới thiệu mục đích, yêu cầu của chuyên đề. Bước 2. ( 2phút) Hướng dẫn viên chia lớp học thành những nhóm nhỏ (tối đa 5 nhóm) và phân công công việc cho các nhóm. Bước 3.( 30 phút) Mỗi nhóm nhỏ thăm quan và quan sát vài hộ gia đình nông dân đang tiến hành các biện pháp kỹ thuật: ngâm, ủ giống lúa, Các biện pháp kỹ thuật làm mạ đang tiến hành ở địa phương ( mạ dược, mạ sân, mạ nền đất cứng hay mạ khay...) Thăm một số ruộng mạ tốt/xấu. Ghi chép đầy đủ các thông tin để thảo luận (Biện pháp loại bỏ hạt lép, lửng, thời gian ngâm giống, dụng cụ ủ giống, thời gian ủ giống, sự phát triển của mầm, rễ và các biện pháp khác tác động để điều khiển mầm, rễ....) Bước 4.( 40 phút) Các nhóm thảo luận về những nội dung đã quan sát, tìm hiểu được và các vấn đề có liên quan (theo các câu hỏi gợi ý ở phần VI). Bước 5. ( 13 phút) Tổng hợp kết quả thảo luận của nhóm, trình bày lên giấy A0. Bước 6. (50 phút ) - Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - Phân tích ưu nhược điểm của từng phương thức làm mạ. - Chọn phương thức làm mạ thích hợp nhất và hoàn thiện qui trình để áp dụng cho ruộng của lớp. Bước 7: (10 phút) Kết luận Hướng dẫn viên tóm tắt chung chuyên đề, bổ sung thêm thông tin và nhắc nhở những điểm cần lưu ý. Phân công các nhóm ngâm ủ giống cho từng thí nghiệm. 2.3.2 Thực hành Các nhóm gieo và chăm sóc mạ cho từng thí nghiệm. Trong sản xuất giống cấy một dảnh nên mạ phải gieo thưa và thâm canh cao hơn mạ cấy ở ruộng sản xuất thóc thịt. 2.3.3 Câu hỏi thảo luận (bước 4) 1. Trước khi ngâm ủ giống bạn có cần phơi lại lúa giống không? Tại sao? Làm thế nào để loại bỏ hạt lép lửng? 2. Thời gian ngâm giống là bao lâu? Thời gian ngâm giống ở các vụ có khác nhau không, tại sao? 3. Tác dụng của biện pháp xử lý 540C (3 sôi : 2 lạnh) của lúa giống? Các bước tiến hành ra sao? 4. Bạn cho biết cách ủ giống, kỹ thuật điều chỉnh mầm và rễ? 5. Phương pháp làm đất với mạ dược, mạ sân, mạ nền đất cứng, mạ khay như thế nào? Cho biết mật độ gieo, kỹ thuật chăm sóc thích hợp với từng phương pháp trên. 6. Tiêu chuẩn mầm mạ (mộng mạ), cây mạ khoẻ là như thế nào? Làm thế nào để có cây mạ khoẻ? 13
- Trong quá trình hướng dẫn giảng viên nên sử dụng các câu hỏi gợi ý để giúp học viên thảo luận dễ dàng hơn. 2.3.4. Kết luận HDV và học viên rút ra kết luận từ thảo luận, thực hành và đề xuất kỹ thuật thích hợp để áp dụng tại địa phương. 14
- 1.3: KỸ THUẬT CẤY LÚA TRONG SẢN XUẤT LÚA 1.3.1. Đặt vấn đề Ruộng lúa cấy thâm canh cần phải được tiến hành chăm sóc nhiều hơn như: làm cỏ, bón phân, phòng trừ sâu bệnh. Ở các tỉnh phía Bắc hiện nay tồn tại 2 kỹ thuật cấy khác nhau là “cấy ngửa tay” và “cấy úp tay”. Tuỳ thuộc vào tuổi mạ, tính chất của đất mà lựa chọn kỹ thuật cấy và thời gian cấy sau khi làm đất thích hợp. Các loại đất sau khi cầy bừa xong là phải cấy ngay (thông thường với đất cát pha, đất bạc màu) người ta gọi là “đất trâu ra mạ vào”. Cũng có loại đất sau khi bừa xong phải để nửa ngày hoặc một ngày mới cấy vì nếu cấy ngay cây mạ bị đổ, hoặc cây mạ cấy sâu sẽ ảnh hưởng đến quá trình đẻ nhánh và sinh trưởng. Về mật độ cấy cũng tuỳ theo đất tốt hay xấu mà thay đổi cho phù hợp . Chuyên đề này chúng ta phân tích và lựa chọn kỹ thuật cấy phù hợp với điều kiện đất đai và tập quán canh tác của địa phương nhằm góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất hạt lúa giống. 1.3.2. Mục tiêu Chuyên đề này giúp học viên biết đươc: • Chọn thời điểm cấy thích hợp sau khi làm đất. • Cải tiến kỹ thuật cấy, mật độ cấy phù hợp với các loại đất khác nhau ở địa phương. • Thực hành kết quả thảo luận vào ruộng thực hành sản xuất của lớp. Thời gian 120 phút Có thể kết hợp với thực hiện các thí nghiệm đồng ruộng, hoặc trên dải bảo vệ để thảo luận và thực hành cấy ngửa tay, cấy úp tay. Vật liệu - Giấy Ao, A4, bút viết các loại, thước. - Dây cấy, mạ, ruộng cấy. - Chậu (có thể sử dụng các vỏ chai nước lọc), đất thịt, đất cát pha... dùng để thực nghiệm thời gian cấy thích hợp sau khi làm đất 1.3.2. Các bước tiến hành Bước 1 ( 5 phút) Hướng dẫn viên giới thiệu nội dung, mục đích, yêu cầu chuyên đề. Bước 2 (15 phút) Thực hành thí nghiệm sa lắng của các loại đất khác nhau. Bước 3 ( 5 phút) Chia học viên trong lớp làm 2 - 4 nhóm. 15
- Bước 4 (45 phút) Nhóm thảo luận về: Kinh nghiệm, kỹ thuật cấy ở nông hộ và của địa phương, thời gian cấy thích hợp cho từng chân ruộng khác nhau (theo những câu hỏi gợi ý ở phần VI): Bước 5 ( 20 phút) Quan sát, nhận xét về thí nghiệm sa lắng của các loại đất, bổ sung vào kết quả thảo luận của nhóm. Trình bày kết quả thảo luận, quan sát của nhóm trên giấy Ao. 1.3.3. Câu hỏi thảo luận 1. Loại đất nào sau khi cày bừa xong phải cấy ngay, loại đất nào phải chờ 1-2 ngày mới cấy? Tại sao? 2. Tại sao trong sản xuất giống phải cấy theo băng và cấy 1 dảnh? 3. Kích thước băng, khoảng cách giữa các băng, mật độ cấy bao nhiêu là phù hợp? 4. Nêu những cách cấy lúa mà địa phương bạn đang áp dung? Cách nào phù hợp? Tại sao? 5. Cấy sâu, cấy nông có ảnh hưởng đến đẻ nhánh và sinh trưởng của cây lúa như thế nào? Bước 6 ( 30 phút) Cáo nhóm báo cáo và thảo luận chung của lớp. Thống nhất kỹ thuật cấy áp dụng cho ruộng thực hành sản xuất giống của lớp. 1.3.4 Thực hành cấy Phân công công việc cụ thể cho từng nhóm và thực hành kỹ thuật cấy trên khu thí nghiệm. Bảng phân công cấy thí nghiệm/ Ruộng thực hành Nhóm Công việc Thời gian Địa điểm Ai chịu trách nhiệm 1.3.4. Kết luận HDV cùng học viên cùng giảng viên rút ra các biện pháp kỹ thuật cấy phù hợp với điều kiện đất đai và tập quán canh tác của địa phương và khuyến cáo cho sản xuất của địa phương. 1.4 Kỹ thuật bón phân 1.4.1. Đặt vấn đề Các nhà khoa học nghiên cứu về đất và phân bón trong và ngoài nước cho rằng phân bón đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Hiện nay việc bón phân cân đối được coi là giải pháp quan trọng nhất để nâng cao hiệu lực của phân bón và hiệu quả kinh tế của việc bón phân. Việc sử dụng không cân đối các yếu tố dinh dưỡng (N,P,K...) sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây và phát sinh dịch hại... Nội dung chuyên đề này giới thiệu về: vai trò phân hữu cơ và phân vô cơ, kỹ thuật bón phân, cách nhận dạng các loại phân bón thông thường trên thị trường hiện nay. (HDV có thể chọn cách đặt vấn đề thông thường cho phù hợp với thực tế của địa phương và nêu được tính bức thiết của vấn đề). Mục tiêu Chuyên đề này giúp học viên: − Nâng cao hiểu biết về vai trò của phân hữu cơ và phân vô cơ trong thâm canh lúa. − Gọi tên hay nhận dạng được các loại phân bón phổ biến, cách bảo quản và sử dụng các loại phân ấy. 16
- − Nâng cao hiểu biết về kỹ thuật bón phân cho ruộng sản xuất lúa giống Thời gian: 240 phút Vật liệu • Giấy Ao, A4, bút viết các loại • Các loại/dạng phân vô cơ (urê, sunphat đạm, KCL, K2so4, super lân, phân lân Văn Điển): Phân đơn N,P,K ; Phân tổng hợp NPK ; • Phân hữu cơ: phân chuồng, rơm rạ (phân vi sinh) • Công cụ: Thúng, bao, cuốc, xẻng, thùng tưới, nilon che phủ • Bùn 1.4.2. Các bước tiến hành PHẦN 1: PHÂN BÓN (90 PHÚT) Bước Thời gian Hoạt động 1 5 Giới thiệu chuyên đề Chia nhóm thực hành (4 nhóm) 2 10 Nhận dạng phân bón 3 20 Thảo luận (theo câu hỏi) 4 20 Trình bày kết quả thảo luận nhóm 5 30 Thực hành ủ phân hữu cơ (qui trình ủ phân hữu cơ từ rơm rạ) 6 5 HDV tổng kết chuyên đề PHẦN 2: BÓN PHÂN (90 PHÚT) Bước Thời gian Họat động 1 5 Giới thiệu chuyên đề Chia nhóm thực hành (4 nhóm) 2 30 Thảo luận nhóm theo câu hỏi 3 20 Trình bày kết quả thảo luận 4 30 Thực hành bón phân (vô cơ) cho ruộng thí nghiệm/ Ruộng thực hành 5 5 HDV tổng kết chuyên đề 1.4.3 Câu hỏi thảo luận PHẦN 1 1. Anh/ chị hãy kể tên các loại phân thường dùng để bón cho lúa? 2. Vai trò của đạm, lân, kali và phân hữu cơ đối với cây lúa? Nên dùng phân NPK tổng hợp hơn hay phân đơn? 3. Thực hành: tính lượng phân khi sử dụng các loại phân khác nhau (Urea,Super lân, Clorua kali, DAP, NPK tổng hợp, ...) 4. Trình bày những triệu chứng của cây lúa khi thừa hay thiếu đạm, lân, kali. Tác hại của việc thừa, thiếu dinh dưỡng? 5. Các phương pháp ủ phân hữu cơ? Ưu và nhược điểm của từng phương pháp? 6. Cho biết cách bảo quản các loại phân bón ở nông hộ? 7. Đối với các mùa vụ khác nhau việc sử dụng phân bón có khác nhau không? Tại sao? Cho thí dụ ? 8. Đối với các loại đất khác nhau ở địa phương việc bón phân có khác nhau không? Tại sao? Cho thí dụ? (Lưu ý: HDV cần mở rộng thảo luận cho thích hợp từng vùng) 1.4.4. Kết luận HDV cùng học viên rút ra kỹ thuật và sử dụng phân bón phù hợp cho ruộng sản xuất lúa giống ở địa phương. 17
- 1.5 Phóng trừ sâu hại lúa 1.5.1. Đặt vấn đề Sâu hại luôn là những tác nhân làm giảm năng suất và phẩm chất lúa gạo ở nước ta. Chúng ta chưa thể quên được dịch rầy nâu hại lúa ở đồng bằng sông Cửu Long trong những năm 1977-1980 và sau đó từ năm 1980-1984 ở các tỉnh phía Bắc. Các biện pháp phòng trừ riêng rẽ từng loại sâu hại đã được nghiên cứu và ứng dụng trên đồng ruộng. ở đồng bằng Sông Cửu Long hiện tồn tại chương trình nghiên cứu và ứng dụng “Không phun thuốc trừ sâu trước 40 ngày từ khi gieo sạ”. Năm 1992 chương trình IPM quốc gia đã được thành lập và triển khai ở tất cả 61 tỉnh và thành phố trong cả nước. Trên diện tích triển khai IPM nông dân đã có thể giảm tơí 75% lượng thuốc trừ sâu trên đồng ruộng. Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) được dựa trên 4 nguyên tắc: 1. Trồng cây khoẻ (lựa chọn giống, mật độ gieo sạ, sử dụng phân bón). 2. Bảo vệ thiên địch trên đồng ruộng. 3. Thăm đồng thường xuyên. 4. Nông dân trở thành chuyên gia. Lớp học này có mục tiêu hướng tới “nông dân trở thành chuyên gia trong sản xuất lúa”. Khi thực hiện chuyên đề này hướng dẫn viên cần liên hệ với công việc điều tra, phân tích ruộng thí nghiệm của lớp hàng tuần. Hướng dẫn viên cần tập trung vào những sâu hại chính như: Sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy các loại, nhện gié ... Mục tiêu • Xác định sâu hại chính gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lúa giống ở địa phương. • Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát sinh, gây hại và biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu hại chính ở đại phương. Thời gian 120 phút (gồm cả điều tra phân tích ruộng thực hành) Vật liệu - Tranh ảnh các sâu hại chính, mẫu sâu hại thu được từ đồng ruộng, số liệu điều tra hàng tuần về sâu hại trên ruộng thí nghiệm... - Giấy Ao, A4, bút vẽ, viết các loại; kính lúp. - Túi nilon, ống nghiệm hoặc các chai nhựa có sẵn ở địa phương. 1.5.2. Các bước tiến hành Bước 1. ( 5 phút) Hướng dẫn viên giới thiệu nội dung chuyên đề, phân công công việc cho từng nhóm. Bước 2. ( 45 phút) Các nhóm điều tra đồng ruộng và thu thập mẫu. Bước 3: (20 phút) Thảo luận nhóm - Theo câu hỏi gợi ý: Những gợi ý khi đặt câu hỏi phân tích kết quả điều tra đồng ruộng: 1.1. Sinh trưởng, phát triển của lúa ở các ruộng thí nghiệm. 1.2. Diễn biến thời tiết ảnh hưởng tới sinh trưởng của lúa và sâu bệnh hại. 1.3. Các đối tượng sâu, bệnh chủ yếu xuất hiện trong tuần. Những gợi ý khi đặt câu hỏi thảo luận về sâu hại chính hiện có trên đồng ruộng. 1. Đặc điểm chính để nhận biết đối tượng sâu hại đó. 2. Triệu chứng và tác hại. 3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, gây hại. Biện pháp xử lý cho từng thí nghiệm của lớp học. 18
- - Theo kết quả điều tra đồng ruộng. Bước 4: (15 phút) Trình bày kết quả thảo luận trên giấy Ao Bước 5: (30 phút) Các nhóm trình bày và thảo luận chung Bước 6: (5 phút) HDV tổng kết Dựa vào kết quả thảo luận, kinh nghiệm bản thân, kinh nghiệm của nông dân, của địa phương... Hướng dẫn viên tổng kết. VI. Kết luận HDV và học viên thống nhất các bước tiến hành chuyên đề này. 1.6 Phòng trừ bệnh hại lúa 1.6.1. Đặt vấn đề Bệnh hại lúa là đối tượng dịch hại quan trọng. Tác nhân gây bệnh bao gồm: virut, vi khuẩn, nấm, tuyến trùng, bệnh sinh lý…., bởi vậy nông dân thường gặp nhiều khó khăn khi xác định bệnh vì họ không thể nhìn thấy tác nhân gây bệnh như sâu hại. Một số bệnh hại lúa phát sinh là kết quả của những tác động qua lại giữa ba yếu tố: Tác nhân gây bệnh, cây ký chủ và môi trường. Tác động qua lại của ba yếu tố này thể hiện theo sơ đồ dưới đây: Tác nhân gây bệnh Cây lúa Môi truờng Mối quan hệ này cho thấy: bệnh hại lúa chỉ phát sinh thành dịch khi có đủ ba yếu tố sau: - Trên đồng ruộng có nguồn bệnh, có khả năng lây nhiễm. - Giống lúa là giống nhiễm bệnh, giai đoạn sinh trưởng của cây lúa mẫn cảm với bệnh - Điều kiện môi trường thích hợp cho bệnh phát triển. Quản lý bệnh hại cần tìm hiểu kỹ và tác động các biện pháp nhằm hạn chế sự chồng lấp của ba yếu tố trên. Việc nâng cao hiểu biết của nông dân sản xuất lúa giống về các loại bệnh hại chủ yếu trên cây lúa và biện pháp phòng trừ có hiệu quả góp phần làm tăng năng suất và phẩm chất hạt lúa giống. (HDV có thể đặt vấn đề cho phù hợp của địa phương và nêu được sự cần thiết của chuyên đề). Khi thực hiện chuyên đề này hướng dẫn viên cần kết hợp với công việc điều tra, phân tích ruộng thí nghiệm của lớp hàng tuần. Hướng dẫn viên cần tập trung vào những bệnh hại chính như: Đạo ôn/cháy lá; Bạc lá/cháy bìa lá; khô vằn/đốm vằn; vàng lá chín sớm... Các bệnh hại trên hạt có chuyên đề riêng. Mục tiêu • Xác định những bệnh hại chính gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lúa giống ở địa phương. • Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến phát sinh, gây hại và biện pháp phòng trừ bệnh hại chính ở địa phơng. 19
- • Phân tích được mối quan hệ giữa tác nhân gây bệnh, cây lúa và môi trường đối với từng loại bệnh cụ thể. Thời gian 65 phút (gồm cả điều tra phân tích ruộng thực hành) Vật liệu - Tranh ảnh các sâu bệnh hại chính, mẫu bệnh hại thu được từ đồng ruộng, số liệu điều tra hàng tuần về bệnh hại trên ruộng thí nghiệm... - Giấy A 0 , A4, bút vẽ, viết các loại; kính lúp. - Túi nilon, ống nghiệm hoặc các chai nhựa có sẵn ở địa phương. 1.6.2 Các bước tiến hành Bước 1. ( 5 phút) Hướng dẫn viên giới thiệu nội dung chuyên đề, phân công công việc cho từng nhóm. Bước 2. ( 45 phút) Các nhóm điều tra đồng ruộng và thu thập mẫu. Bước 3: (20 phút) Thảo luận nhóm - Theo câu hỏi gợi ý. Những gợi ý khi đặt câu hỏi phân tích kết quả điều tra đồng ruộng: 1. Sinh trưởng, phát triển của lúa ở các ruộng thí nghiệm. 2. Diễn biến thời tiết ảnh hưởng tới sinh trưởng của lúa và sâu bệnh hại. 3. Các đối tượng sâu, bệnh chủ yếu xuất hiện trong tuần. - Theo kết quả điều tra đồng ruộng. Bước 4: (10 phút) Trình bày kết quả thảo luận trên giấy Ao Bước 5: (40 phút) Các nhóm trình bày và thảo luận chung Bước 6: (10 phút) HDV tổng kết Dựa vào kết quả thảo luận, kinh nghiệm bản thân, kinh nghiệm của nông dân, của địa phư- ơng... Hướng dẫn viên tổng kết. VI. Kết luận HDV và học viên thống nhất các bước thực hiện chuyên đề. 1.7 Quy trình kỹ thuật thâm canh lúa chi tiết Một người trồng lúa giỏi phải hiểu vì sao phải cải tiến giống lúa và kỹ thuật gieo cấy như thế nào để tăng sản lượng. 1.7.1 Đặc điểm một số giống lúa Đặc điểm của giống lúa cải tiến ( giống mới) Thấp cây, cứng cây chống đổ Chịu thâm canh cao, cần bón nhiều phân Năng suất cao Thích hợp trong một điều kiện đất đai, khí hậu nhất định Yêu cầu kỹ thuật tham canh đúng mới cho năng suất cao Đặc điểm của lúa lai Như giống lúa cải tiến nhưng thâm canh cao hơn Không để giống cho vụ sau được Lựa chọn giống để sản xuất Dựa vào đâu để đi mua giống lúa về sản xuất ? Dựa vào điều kiến đất ruộng của nhà mình: 20
- Đất cao giống thấp cây, ngắn ngày, đất trũng giống dài ngày và cao cây Đất chua chọn giống chịu chua, đất xấu chọn giống thâm canh vừa phải Gần nước đủ nước chọn giống thâm canh Dựa vào kinh tế nhà mình Nhà nhiều trâu , bò, lợn có nhiều phân chọn giống thâm canh Có tiến mua phân chọn giống thâm canh Có nhiều lao động chăm sóc chọn giống thâm canh 1.7.2 Thời vụ gieo trồng Cơ sở nào để xác định thời vụ gieo cấy? Thời gian sinh trưởng của giống lúa Thời tiết khí hậu Cây trồng vụ sau Thực hành xác định thời vụ Giống lúa xuân DT10, C70, Q5 Lúa mùa Bao thai, Khang dân Thời vụ chủ yếu của các tỉnh miền bắc Thời vụ Ngày gieo mạ Ngày cấy Giống lúa Vụ chiêm 20/9 - 10/10 15/11- 15/12 Giống địa phương Vụ xuân sớm 1/11 -15/11 10/1 - 30/1 DT10, VN10 Xuân chính vụ 10/11 - 10/12 5/2 -30/2 C70, C71,TK90 Xuân muộn 25/1 -10/2 20/2 -10/3 IR352, CR203, Q5, Khang dân, DH60.. Mùa sớm 25/5 - 30/6 1/7 -20/7 IR352, CR203, Q5, Khang dân, DH60.. Mùa chính vụ 25/5 - 20/6 25/6 -20/7 Bao thai, mộc tuyền, Hồngkong 7.1.3. Kỹ thuật thâm canh mạ Hạt giống tốt Cấu tạo hạt giống lúa Các cấp hạt giống lúa Siêu nguyên chủng: Do các nhà kỹ thuật phục tráng, chọn lọc tạo ra hạt siêu nguyên chủng. Hạt siêu nguyên chung số lượng rất ít, gia đắt nên không bán ra sản xuất được Do các cơ quan khoa học cơ quan nhân và sản xuất giống từ tỉnh trở lên sản xuất ra . nó có độ thuần cao, chất lượng tốt nhưng giá còn đắt Giống xác nhận 21
- Do cơ quan nhân giống từ huyện trở lên nhân ra Thế nào là hạt giống tốt? Hạt giống phải có phẩm cấp ( Nguyên chủng hay xác nhận ) Hạt giống phải chắc, không lép hay lửng Màu sáng, không ẩm mốc Không sâu bệnh mối mọt Tỷ lệ nảy mầm cao > 95% Vì sao phải có hạt giống tốt ? Hạt giống tốt nảy mầm và phát triển đồng đều Hạt giống tốt, chắc chứa lượng lớn thức ăn cho cây mạ phát triển tốt Hạt giống tốt làm cho cây mạ khoẻ hơn, mập hơn và nhiều rễ hơn Khi cấy ra ruộng cây mạ khoẻ sẽ mọc nhanh hơn Xử lý hạt giống trước khi ngâm ủ Phơi lại trong nắng nhẹ Quạt rê để loại bỏ lép Đai lửng lép bằng nước muôi hoặc nước bùn Ngâm ủ giống Những điều kiện để hạt giống nảy mầm tốt No nước Nhiệt độ (30 oC) Không khí ( Ô xy) Vì sao phải ngâm giống? - Hạt no nước - Phân huỷ gạo ( tinh bột, protein và chất béo) thành những chất đơn gian nuôi phôi thành mạ Ngâm như thế nảo là tốt ? - Thời gian ngâm: Sau 24 giờ mới ngấm đồng đều vao hạt, ngâm lúa thuân 48 đến 60 giờ, lúa lai 24 - 36 giờ - Trong thời gian ngâm cứ 6 giờ thay nước đãi chua một lần - Ngâm trong nước sạch, nhiệt độ nước 30oC ( hai sôi, 3 lạnh ) Vì sao phải ủ hạt giống ? Ủ ấm tăng sự phát triển của phôi và nảy mầm đồng đều Nhiệt độ quá cao nảy mầm kém thậm chí chết Nhiệt độ quá thấp khó nảy mầm có khi không nảy mầm Kỹ thuật ủ giống 22
- Ủ trong bao tải gai Ủ đống Ủ trong các dụng cụ khác như thúng, rổ, rá Mùa đông để nơi ấm như trong bếp, trong đống rơm rạ, mùa hè nơi ấm trong nhà Thời gian ủ 24 giờ mùa hè, mùa đông dài hơn đến khi mầm nảy đều Các giai đoạn của sự nảy mầm Gieo mạ Các phương pháp gieo mạ Gieo mạ ruộng Gieo mạ sân Gieo mạ tunnel Gieo mạ ruộng Chọn đất gieo mạ như thế nào? Đất mạ ruộng chọn chân đất chuyên mạ Đất chua pH = 4,5 đến 5 là tốt nhất Chân ruộng chủ động nước Đất có thành phần cơ giới nhẹ Làm đất gieo mạ như thế nào? Cày ải hay cày vỡ trước ít nhất 15 ngày để diệt sâu bệnh, cỏ dại Cày lại bón lót phân chuồng và phân lân ( 50 đến 80 kg phân chuồng và 1 đến 1,3 kg lân supe cho 100 m2 đất mạ) bừa ống lên luống phẳng để dễ bón phân, tưới nước Bón lót phân vô cơ ( nếu có ) lượng 0,5 kg đạm u rê cho 100 m2 đất mạ Gieo mạ như thế nào để cho mạ tốt nhất? Gieo đêù trên mặt luống Gieo thưa lượng hạt giống = 4,5 - 5,5 kg đủ cấy cho 1000m2 gieo trên diện tích 80 m2 đến 100m2 đất mạ như vây cứ 1kg giống gieo trên 15 m2 đất mạ (nếu gieo thưa hơn càng tốt) Bón phân cho mạ Bón lót phân chuồng và phân lân ( 50 đến 80 kg phân chuồng và 1 đến 1,3 kg lân supe cho 100 m2 đất mạ) Bón thúc khi mạ 3 lá 0,3 kg cho 100m2 mạ Bón tiễn chân trước khi cấy 1 tuần như trên Làm cỏ cho mạ 23
- Sau gieo từ 1-3 ngày ruộng mạ cần tháo cạn nước cho mạ nhanh ngồi nhưng phải giữ ẩm, liền bùn không để ruộng khô mất nấm. Sau gieo 3 ngày phải phun thuốc trừ cỏ nên dùng loại thuốc Sofit với lượng 35ml thuốc pha vào một bình 10 -12 lít phun vừa đủ cho 1 sào Bắc Bộ (chú ý phun cả rãnh trong ruộng). Tưới nước cho mạ Luôn luôn giữ nước trong ruộng mạ, mức nước 1 đên 2 cm là tốt nhất Phòng trừ sâu bệnh Bọ trĩ Đục thân Bạc lá Khô vằn Làm mạ Tunnel nền khô Chuẩn bị vật liệu ( Đủ mạ cấy cho 100 m2) Thóc giống 0,5 kg Đất bột 0,2 m3 Đạm 0,03 kg ( 1/3 lạng) Lân 0,3 kg ( 3 lạng) Kali 0,03 kg ( 1/3 lạng) Phân chuồng 3 kg Tre làm vòm 9 thanh,dài 1,4 m Tre làm thanh dọc 3 thanh, dài 5 m Chuẩn bị thóc giống và ngâm ủ - Lọc giống - Ủ giống Chuẩn bị đất gieo - Đập nhỏ đất - Phối trộn đất với phân bón - Trải đất làm luống gieo 4/5 lượng đất đã trộn phân Tưới ẩm dàn phẳng 5-7cm Gieo hat. Gieo đều trên mặt luống 24
- Gieo xong phủ số đất bột còn lại kín hạt Tưới ẩm bổ xung Làm vòm tre Đậy ni lông Đậy ni lông khi nào ? - Khi trời lạnh, sương muối Mở ni lông khi nào ? - Khi ban ngày trời nắng mở ngày tối lại đậy - Khi nhiệt độ cao - Chuẩn bị cấy - Luyện mạ trước khi cấy 2 ngày : mở toàn bộ ni lông Thế nào là cây mạ tốt? - Cây mạ tốt là cây mạ có chiều cao đồng đều trong toàn bộ ruộng mạ - Cây mạ tốt có bẹ lá ngắn. Muốn có bẹ lá ngắn cần có độ sâu nước thích hợp và đủ ánh sáng - Cây mạ tốt là ruộng mạ không bị sâu bệnh - Cây mạ tốt là cây mạ có nhiều rễ và khối lượng lớn 1.7.4 Kỹ thuật thâm canh lúa 25
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn