intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy trình làm sơn mài truyền thống

Chia sẻ: Bùi Văn Công | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

184
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay, việc kết hợp sơn mài cùng những nguyên liệu khác đã tạo nên sự đa dạng về chủng loại sản phẩm. Bên cạnh các sản phẩm sơn mài có phôi gỗ, hình thức sử dụng phôi gốm, phôi MDF,... đã tạo ra nhiều sản phẩm sơn mài độc đáo, dần khẳng định vị thế thương hiệu sơn mài Việt Nam trên thị trường thủ công mỹ nghệ quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Quy trình làm sơn mài truyền thống" dưới đây để nắm bắt được nguyên liệu, cách sản xuất sơn mài truyền thống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy trình làm sơn mài truyền thống

  1. Quy trình làm sơn mài truyền thống Ngày nay, việc kết hợp sơn mài cùng những nguyên liệu khác đã tạo  nên sự đa dạng về chủng loại sản phẩm. Bên cạnh các sản phẩm sơn   mài có phôi gỗ, hình thức sử dụng phôi gốm, phôi MDF (Cót ván ép)...  đã   tạo   ra   nhiều   sản   phẩm   sơn   mài   độc   đáo,   dần khẳng định vị  thế thương hiệu Sơn mài Việt Nam trên thị  trường thủ  công mỹ  nghệ quốc tế. 1.   Nguyên   liệu   thô: Một   sản   phẩm   sơn   mài   được   kết   tạo   từ   những   nguyên liệu chính sau: + Sơn: được tạo từ cây sơn, dầu trẩu, dầu trám, nhựa thông và nhựa dó... + Màu: sơn mài cổ truyền dùng 2 màu cơ bản là cánh gián đen và đỏ, loại   màu chế từ khoáng chất vô cơ (son) nên không bị phân huỷ trước ánh sáng   và thời gian. + Các   sản   phẩm   từ   vàng   như vàng   thếp...  và các   sản   phẩm   từ   bạc  như bạc thếp, bạc dán, bạc xay, bạc dầm... + Các vật liệu khác: vỏ trứng, vỏ trai, vỏ ốc, bột điệp... + Ngày nay, người ta đã chế  tạo thành công các loại sơn công nghiệp có   thể thay thế  các loại sơn mài cổ  truyền do có nhiều ưu điểm, nhất là dễ  dàng trong sản xuất tranh và màu sắc thì vô cùng phong phú. 2. Sản xuất: Có thể  nói công nghệ  sơn mài chỉ  có nguyên lý chung nhưng khác biệt   trong kinh nghiệm, kỹ  thuật của từng cá nhân. Kỹ  thuật làm tranh khác  với làm tượng, lại khác với trang trí đồ  vật, sơn phủ  hoàng kim... Có thể  chia làm một số  công đoạn chính sau: bó hom vóc, trang trí, mài và đánh   bóng. 2.1. Bó hom vóc:  Đây là công đoạn bó cốt gỗ (đồ vật cần sơn).
  2. ­ Dùng đất phù sa (có thể  dùng bột đá) trộn sơn ta giã nhuyễn cùng giấy  bản rồi hom, chít các vết rạn nứt của tấm gỗ. Mỗi lớp sơn lại lót một lớp   giấy (hoặc vải màn) sau đó còn phải đục mộng mang cá để cài và gắn sơn   cho các nẹp gỗ  ngang  ở  sau tấm vóc (ván gỗ) để  chống vết rạn xé dọc  tấm vải. Sau đó để gỗ  khô kiệt mới hom sơn kín cả  mặt trước, mặt sau.   Công đoạn này nhằm bảo vệ  tấm vóc không thể  thấm nước, không bị  mối mọt, không phụ thuộc môi trường làm gỗ co ngót. 2.2 Trang trí: ­ Khi có được tấm vóc nói trên (hoặc các mô hình chạm khác bình hoa, các   bộ đồ khác), người chế các món đồ phải làm các công đoạn gắn, dán các   chất liệu tạo màu cho tác phẩm trước tiên như: vỏ  trứng, mảnh  xà cừ,  vàng, bạc...sau đó phủ sơn rồi lại mài phẳng, tiếp đến dùng màu. Với kỹ thuật sơn phủ tượng và đồ nội thất như:  hương án, hoành phi, câu  đối... người thợ  phải làm trong phòng kín và quây màn xung quanh để  tránh gió thổi các nguyên liệu: quỳ vàng, quỳ bạc, tránh bụi bám vào nước   sơn còn ướt. 2.3 Mài và đánh bóng: ­ Vì dầu bóng đã pha màu để  vẽ  nên độ  bóng chìm trong cốt màu tạo   thành độ  sâu thẳm của sản phẩm do đó sau mỗi lần vẽ  phải mài. Người   xưa   sử   dụng   lá   chuối   khô   làm   giấy   nháp.   Đến   nay,   nguyên   tắc   đánh  bóng sản phẩm lần cuối chưa có gì thay thế phương pháp thủ công vì loại  tranh này không được phép phủ dầu bóng. Đó chính là điểm độc đáo của  sơn mài. Sự thành công của một tranh sơn mài nói riêng và sản phẩm sơn  mài nói chung phụ  thuộc rất lớn vào công đoạn sau cùng. Có một số  thứ  để  mài và đánh bóng như: than củi xoan nghiền nhỏ, tóc rối, đá gan gà  v.v.. Hiện nay, tranh sơn mài sử  dụng nguyên liệu là sơn Nhật được dùng khá  phổ biến. Sơn Nhật lại nhanh khô và làm cho việc ai đó muốn vẽ tranh ở  nước ôn đới cũng có thể  thực hiện được. Nhưng khi sử  dụng sơn Nhật,  để  tranh được bóng, người ta thường dùng một lớp sơn trong (sơn cánh   gián) phủ  ra bên ngoài tranh, còn nếu tranh sơn mài dùng sơn ta, chỉ  cần   lấy nắm tóc rối xoa lên tranh, hoặc dùng bàn tay có độ  ẩm (có ít mồ hôi)  xoa lên tranh, tranh sẽ rất bóng. Tuy nhiên, tranh sơn màu dùng sơn ta vẫn  
  3. được ưa chuộng hơn vì sự công phu trong quá trình làm tranh và khi nhìn,   nó tạo độ sâu cho bức tranh hơn.  Sơn mài xuất hiện trên thế  giới đã lâu, nhất là tại các nước vùng Đông   Nam Châu Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Miến Điện... Hiện nay,   những nhà khảo cổ  học còn đang tranh cãi về  nguồn gốc, xuất xứ  của   ngành sơn mài cổ truyền. Quá trình hình thành và phát triển của sơn mài truyền thống Huế Tại Việt Nam, những vết tích đầu tiên về sơn mài đã được khai quật cách  đây hàng trăm năm TCN. Vào thời Đinh (930­950), dân ta đã dùng mủ cây  sơn để  trét thuyền; rồi lần lượt qua các triều đại Lê, Lý, Trần còn giữ  được nhiều cổ  vật, nhiều pho tượng gỗ hay đất đều được sơn son thếp   vàng... Mãi đến thời vua Lê Nhân Tông (1443­1460), cụ  Trần Lư  (hiệu  Trần Thượng Công) mới được tôn là bậc thầy đầu tiên của ngành nghề  này. Các học trò của cụ đã lập phường thợ tỏa đi khắp nơi, những người   thợ giỏi được triều đình thu nạp vào nội phủ để trang trí, vẽ  vời nội thất   cung điện. Hiện nay, Huế là nơi mà những vết tích và tác phẩm sơn mài cổ còn được   bảo lưu một cách quy mô và đầy đủ  nhất. Có được điều này bởi Huế  đã  một thời là thủ phủ của xứ Đàng trong (1802­1945). Thời bấy giờ, Huế là  nơi hội tụ  của nhiều tài năng, trí tuệ  của cả  nước. Cùng với kiến trúc,   điêu khắc, sơn mài có mặt khắp nơi: từ các đình chùa làng xã, đến đền đài   lăng tẩm, cung điện của vua chúa đều được sơn thiếp vàng son lộng lẫy.   Các vật dụng từ trong dân dã cho đến các gia đình quyền quý, các nhà thờ  họ như: Hoàng Phi, câu đối, đáp, hộp, kiệu võng, án thư, sạp tử đều được  sơn mài tô điểm trang trọng. Nguồn gốc của sơn mài Huế  là  ở  các làng   Triều Sơn, Địa Linh, Tiên Nộn. Ngành sơn mài truyền thống Huế  cũng  được sinh hoạt theo từng cụm gia đình, họ hàng theo kiểu cha truyền con   nối như một số ngành nghề thủ công khác. Chất liệu chính để làm sơn mài là mủ nhựa được trích từ vỏ của cây sơn.   Mủ  nhựa của cây sơn có độ  dính cao và rất bền chắc, chịu được nước   mưa, nước mặn, độ ẩm cao. Vì vậy người ta dùng nhựa sơn để chắp nối   gỗ  ghép mộng hoặc sơn quét lên đồ  đạc bằng gỗ  vừa bóng đẹp lại vừa   tăng độ bền. Trước đây, nhựa sơn được các chúa Nguyễn lấy từ các rừng  ở Quảng Trị, Quảng Ngãi, Nam Đông (thuộc Thừa Thiên Huế), sau này là 
  4. ở  Phú Thọ  và nhựa sơn  ở  Phú Thọ  tốt hơn. Qua các phương pháp chế  biến cổ  truyền tại Huế, các nghệ  nhân đã tạo nên những sản phẩm thủ  công mỹ nghệ vô cùng quí giá. Để  sáng tạo nên một tác phẩm sơn mài hòan chỉnh, các họa sĩ phải trải  qua nhiều công phu, tỉ mỉ, với thời gian trung bình khoảng 6 tháng. Chỉ nói  đến   thời   gian   để   tạo   nên   tác   phẩm   không   thôi   cũng   đủ   thấy   "khủng  khiếp" cho những ai không thực sự  yêu nghề  và đam mê bộ  môn nghệ  thuật này. Chính bởi sự công phu và tỉ mỉ của nó mà sơn mài truyền thống   Huế có giá trị sử dụng rất lâu, có khi còn lâu hơn cả thời gian tồn tại của  một đời người (từ  khoảng 50 năm ­ 200 năm). Tất nhiên, việc sử  dụng   còn tùy thuộc vào chủ  nhân của nó có biết "nâng niu" những tác phẩm  nghệ thuật mình có hay không! Năm 1960, sơn mài truyền thống Huế được đưa vào giảng dạy ở  trường   Đại học Nghệ  thuật Huế với tư cách là một bộ  môn nghệ  thuật thực sự.   Một năm ngành học này chỉ tiếp nhận 2 đến 5 sinh viên, với đội ngũ giáo  viên nhiệt huyết, tận tâm với nghề  và luôn coi trọng cái "tư  chất" của  người theo học chứ không phải là "con số". Vì vậy mà nhiều thế hệ sinh  viên ra trường đã trở thành những người hữu ích cho xã hội. Từ một tấm gỗ, khối gỗ thô sơ, để làm tốt phần "vóc" của sơn mài, trước   hết người họa sĩ phải phủ trên mặt gỗ một lớp sơn sống trộn với bột đất  và mạt cưa để  làm "tít" gỗ, quá trình này còn được gọi là "chu hom";   Xong, phủ  lên một lớp sơn sống để  phát vải lên bề  mặt gỗ  rồi lại đem  chu hom từ  5 đến 6 lần, trước mỗi lần chu hom mới phải  ủ khô và mài;  Rồi thì lót sơn 5 nước và  ủ  khô trong khoảng thời gian từ  3 đến 5 ngày  (tùy thuộc vào thời tiết). Để hoàn tất cái "cốt gỗ" (vóc) phải mất 2 tháng  cho những bức sơn mài thông thường, đối với một số  bức sơn mài nghệ  thuật có khi mất cả  năm trời. Sau đó, ta đi màu son 3 nước và mài bóng.  Phần việc còn lại là trang trí bức sơn mài. Đối với loại sơn son thiếp vàng  thì công đoạn này có phần đơn giản hơn: ta chỉ cần vẽ rồng, phủ vàng lá  hay bạc lá lên trên rồi sơn lên một lớp sơn cánh dán và mài bóng. Đối với   tranh sơn mài nghệ thuật thì phức tạp hơn nhiều, các công đoạn còn phụ  thuộc rất lớn vào tính sáng tạo của họa sĩ: Khi bức tranh đã được mài  nhẳn, muốn "cẩn" (vỏ trứng) lên tranh thì ta phải đụa gỗ  theo phác thảo,   cẩn vỏ  trứng vào đem  ủ  khô rồi mới mài. Đến đây là phần việc của vẽ  tranh và tạo màu. Sau khi vẽ  tranh vào tạo màu hoàn tất ta  ủ khô và sơn  
  5. lên một lớp sơn cánh dán. Một thời gian khi bức tranh đã khô ta đem mài  và đánh bóng bằng bột than cho mịn. Sự thành công của một bức tranh sơn  mài phụ thuộc rất lớn vào công đoạn sau cùng. Sơn mài truyền thống có thể  chia là 3 loại: Loại sơn quang gồm các vật  dụng bằng mây, tre, gỗ, như  hộp, quả, khay... được quang thếp một lớp  sơn mỏng theo cách riêng, có nhuộm màu nhẹ, khá phổ biến trong dân dã;  loại sơn son thếp vàng chỉ  được thấy trong các gia đình quyền quý, khá  giả, các nhà thờ  họ, đình chùa, nhất là tại các lăng tẩm cung điện vua   chúa... Nhưng nổi tiếng và độc đáo nhất là loại sơn mài đắp nổi. Về  cơ  bản cũng giống như  sơn son thếp vàng nhưng các chi tiết được đắp nổi  được trộn với hỗn hợp bột đá non, tro mo cau và giấy tinh giã nhỏ, tùy  theo từng sản phẩm mà sử dụng cho thích hợp. Sơn mài đắp nổi có nhiều  trong nội phủ, hoàng cung với nhiều chi tiết hoa văn vô cùng phong phú,  tinh xảo. Nói đến sơn mài truyền thống Huế là nói đến thời gian và tính chất nghệ  thuật của nó. Một bức sơn mài có thể  đặt ở nơi trang trọng, uy nghi như  đền đài, lăng tẩm, chùa chiền đến những ngôi nhà hiện đại mang đậm  tính Tây phương đều được cả. Ơở mỗi nơi, mỗi vị trí, sơn mài mang một  dáng vẽ riêng không thể lẫn lộn. Du khách, các nhà khảo cổ học trong và  ngoài nước có dịp đến Huế  đều không thể  làm ngơ  trước cảnh đẹp mà  tạo hóa đã ban tặng cho Huế, nhất là trước vẻ đẹp trầm tư, uy nghi được   các nghệ nhân và con người xứ Huế qua bao đời tôn tạo và gìn giữ. Trong  những cái đẹp không thể  phủ nhận  ấy có cả  cái đẹp của sơn mài truyền  thống Huế. Tranh sơn mài thời gian qua “ra lò” khá nhiều. Một số  triển lãm cá nhân  còn trưng bày toàn tranh sơn mài. Điều này chứng tỏ tranh sơn mài vẫn có   sức hấp dẫn lớn đối với các họa sĩ, kể  cả các họa sĩ trẻ vốn ưa thích cái   mới lạ và hiện đại Từ  lâu, trong suy nghĩ của nhiều người, tranh sơn mài truyền thống Việt   Nam vốn được xem là khó bứt ra khỏi khuôn mẫu đã được định sẵn. Đó là  những màu sắc đỏ, vàng, đen, bạc đặc trưng, các công đoạn cầu kỳ  tỷ  mẩn, những kỹ  thuật đã được đúc kết qua nhiều thế  hệ. Nhưng qua sự  phát triển của tranh sơn mài trong những năm gần đây mới thấy chính sự 
  6. khuôn mẫu, định sẵn tưởng như bất di bất dịch  ấy lại là mảnh đất rộng  rãi để các họa sĩ tha hồ sáng tạo. Sự thật không thể phủ nhận là, cho đến nay nghệ thuật sơn mài Việt Nam  đã có những cách tân đáng kể. Thông qua sự thể nghiệm, tìm tòi, các họa  sĩ trẻ đã ít nhiều làm cho bộ  mặt hội họa sơn mài truyền thống có nhiều   nét mới, đa dạng, độc đáo hơn! Sự  sáng tạo đầu tiên mà những người ít  am hiểu hội họa nhất cũng rất dễ dàng nhận thấy, đó là bên cạnh cái sắc  lóng lánh của vàng bạc, cái sắc đỏ  tươi tắn của son và sắc đen quyến rũ  của sơn ta, người ta còn thấy những sắc tím, sắc xanh, sắc hồng... khiến   cho tranh sơn mài mất hẳn sự đơn điệu, nhàm chán về màu sắc. Rồi để tranh sơn mài có sức sống và mềm mại hơn, đồng thời tránh được   sự cong vênh do thời gian và điều kiện khí hậu thời tiết, có họa sĩ đã nghĩ  ra cách thay thế  những tấm vóc đen bóng với vẻ  đẹp thô cứng, góc cạnh  bằng những quả bầu khô hay những tấm đá đen. Sự sáng tạo độc đáo này  đã mang đến cho bức tranh sơn mài sự sống động và thanh thoát. Không ít yếu tố  mới trong kỹ  thuật sơn mài cũng được các họa sĩ khai  thác và phát huy. Chẳng hạn như  họa sĩ Võ Xuân Huy  ở  Huế  đã tạo ra   những hiệu ứng như “nhăn nhúm”, “mòn vẹt” khi phun những giọt nước li   ti lên mặt sơn còn  ướt hay tận dụng những vết nứt gãy xuất hiện do sự  biến đổi bất ngờ của nhiệt độ  ở  một thời điểm nhất định trong quá trình  ủ  tranh để  gửi gắm ý tưởng nghệ  thuật. Những cách tân, sáng tạo đã  mang lại cách biểu đạt phong phú hơn cho chất liệu sơn mài... Sáng tạo đến đâu để không xa rời cội rễ? Công chúng yêu hội họa ai cũng mừng khi thấy dòng tranh “quốc hồn  quốc túy” của dân tộc có những nét mới hứa hẹn sự  khởi sắc trước sự  sáng tạo không ngừng của lớp họa sĩ trẻ. Nhưng không ít người trong số  đó nhanh chóng cảm thấy ái ngại khi biết có họa sĩ chỉ trong vòng 2­3 năm  sáng tác ra vài chục bức sơn mài. Con số   ấy đã ít nhiều cho thấy chất   lượng của tranh thế  nào. Bởi theo cách làm sơn mài truyền thống thì để  hoàn thành một bức tranh người họa sĩ phải mất đến hàng tháng, thậm chí  hàng năm. Để chạy theo số  lượng, nhiều họa sĩ đã sử  dụng các hóa chất  nhập ngoại như sơn điều, sơn Nhật Bản để vẽ, các công đoạn khác cũng  ứng dụng máy móc công nghiệp chứ  không hoàn toàn là thủ  công như  trước. Có người nói, thế thì đâu còn là tranh sơn mài nữa mà có lẽ nên gọi 
  7. là tranh sơn Nhật thì đúng hơn. Người làm tranh sơn mài truyền thống   đích thực phải là người tuân thủ và phát huy những truyền thống quý của  nghệ  thuật dân tộc, chỉ  dùng sơn ta chứ  không dùng sơn công nghiệp để  vẽ. Lại có những họa sĩ đương đại vẽ  tranh sơn mài nhưng lại bỏ  qua khâu  mài, và thay vì làm nhẵn thì họ lại làm sần sùi đi hoặc dùng thêm các chất   liệu khác để phủ, đắp, gắn lên tranh sơn mài. Tuy cách làm đó vẫn chưa  đến được những tạo hình có nghệ  thuật, có thẩm mỹ  và tương đối mới  lạ, song đã đi khá xa so với nghệ  thuật truyền thống. Theo ông Lê Huy   Tiếp ­ Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Mỹ thuật Việt Nam thì thế giới   vẫn gọi chung “sơn mài” là “lacquer” (vẽ  bằng chất liệu sơn) ­ tức là có  mài hay không cũng không quá quan trọng, còn  ở  Việt Nam, sơn mài có  nghĩa là sơn và mài. Như vậy nếu chỉ còn phần sơn mà bỏ đi phần mài thì  không thể gọi là sơn mài được. Nhiều người không phản đối việc dùng các chất liệu sơn khác nhau trong  dòng tranh sơn mài kể  cả  việc không mài trong tranh. Điều mà họ  quan   tâm là bức tranh đó có đẹp không, có chứa đựng sự  sáng tạo nào không?   Thậm chí họ  còn cho rằng đó là những cách để  thổi hơi hướng hiện đại   vào nghệ  thuật truyền thống, đó mới là sự  sáng tạo thực thụ  của người   nghệ  sĩ đương đại... Vậy nhưng, có một điều cần phải nhắc lại là: Thế  giới quan tâm đến hội họa Việt Nam chính bởi Việt Nam có chất liệu sơn   mài. Những họa sĩ làm tranh sơn mài được thế  giới thừa nhận cho đến   nay vẫn chỉ  là những người trung thành với kỹ  thuật truyền thống. Dù  những tìm tòi sáng tạo của các họa sĩ có phong phú đa dạng đến thế  nào   thì tranh sơn mài của Việt Nam chỉ thực sự có giá trị độc đáo khi giữ được   chất liệu truyền thống và quy trình sáng tác hoàn toàn thủ công KỸ THUẬT SƠN MÀI VIỆT NAM Sơn mài được coi là một trong các chất liệu hội họa  ở Việt Nam. Đây là   sự  tìm tòi và phát triển kỹ  thuật của nghề  sơn (nghề  sơn ta) thủ  công  truyền thống của Việt Nam thành kỹ  thuật sơn mài riêng. Tuy nhiên, từ  dùng để  gọi sơn mài (tiếng Anh: lacquer) thường được hiểu sang các đồ  dùng sơn mỹ  nghệ  của Nhật, Trung Quốc. Xin lưu  ý, kỹ  thuật mài là 
  8. điểm khác biệt lớn giữa đồ thủ  công sơn mỹ nghệ và tranh sơn mài Việt   Nam. Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu màu truyền thống của nghề  sơn như  sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp,   vàng thếp, vỏ  trai, v.v. vẽ  trên nền vóc màu đen. Đầu thập niên 1930,  những họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã   tìm tòi phát hiện thêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre, v.v.   và đặc biệt đưa kỹ  thuật mài vào tạo nên kỹ  thuật sơn mài độc đáo để  sáng tác những bức tranh sơn mài thực sự. Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn   mài cũng xuất hiện từ đó. Tranh có thể được vẽ rồi mài nhiều lần tới khi   đạt hiệu quả mà họa sĩ mong muốn. Sau cùng là đánh bóng tranh. Người ta thường lưu ý rằng sơn mài có những điểm "ngược đời": muốn  lớp sơn vừa vẽ  khô, tranh phải  ủ  trong tủ   ủ  kín gió và có độ   ẩm cao.  Muốn nhìn thấy tranh lại phải mài mòn đi mới thấy hình. Hầu hết họa sĩ đồng ý rằng: kỹ  thuật vẽ  sơn mài khó và có tính ngẫu  nhiên nên nhiều khi các họa sĩ dày dặn kinh nghiệm cũng bất ngờ  trước  một hiệu quả đạt được sau khi mài tranh. Các nguyên liệu sử dụng trang trí Một sản phẩm sơn mài sử dụng khá nhiều nguyên liệu: đó là sơn, màu và  các nguyên liệu khác. Có thể kể ra đây một vài nguyên liệu phổ biến như: * Sơn: khai thác từ  cây sơn, ngoài ra còn dùng dầu trẩu, dầu trám, nhựa   thông và nhựa dó... * Màu: sơn mài cổ truyền dùng 2 màu cơ bản là cánh gián đen và đỏ, loại  màu chế  từ  khoáng chất vô cơ  (ví dụ: son) nên không bị  phân huỷ  trước   ánh sáng và thời gian. * Các sản phẩm từ bạc như bạc thếp, bạc dán, bạc xay, bạc dầm... * Các sản phẩm từ vàng như vàng thếp... * Các vật liệu khác: vỏ trứng, vỏ trai, vỏ ốc, bột điệp... * Ngày nay, người ta đã chế  tạo thành công các loại sơn công nghiệp có  thể thay thế  các loại sơn mài cổ  truyền do có nhiều ưu điểm, nhất là dễ  dàng trong sản xuất tranh và màu sắc thì vô cùng phong phú.
  9. Các công đoạn chính của công nghệ sơn mài Có thể  nói công nghệ  sơn mài chỉ  có nguyên lý chung nhưng khác biệt   trong kinh nghiệm, kỹ thuật của từng cá nhân, từng gia đình cũng như nó  được biến đổi kỹ  thuật làm tranh khác với làm tượng, lại khác với trang  trí đồ  vật, sơn phủ hoàng kim... Có thể  chia làm một số  công đoạn chính   sau: bó hom vóc, trang trí, mài và đánh bóng. Bó hom vóc Việc hom bó cốt gỗ  (đồ  vật cần sơn) ngày xưa thường được người làm   sử dụng giấy bả, loại giấy chế từ gỗ dó nên rất dai, có độ bền vững hơn  vải. Cách bó hom vóc được tiến hành như sau: dùng đất phù sa (ngày nay  người thợ  có thể  dùng bột đá) trộn sơn ta giã nhuyễn cùng giấy bản rồi  hom, chít các vết rạn nứt của tấm gỗ. Mỗi lớp sơn lại lót một lớp giấy   (hoặc vải màn) sau đó còn phải đục mộng mang cá để cài và gắn sơn cho   các nẹp gỗ  ngang  ở  sau tấm vóc (ván gỗ) để  chống vết rạn xé dọc tấm  vải. Sau đó để gỗ khô kiệt mới hom sơn kín cả mặt trước, mặt sau. Công  đoạn này nhằm bảo vệ tấm vóc không thể thấm nước, không bị mối mọt,  không phụ thuộc môi trường làm gỗ co ngót. Xử lý tấm vóc càng kỹ, càng  kéo dài tuổi thọ  cho đồ  vật cần sơn, mỗi tác phẩm sơn mài có tuổi thọ  400­500 năm. Trang trí Khi có được tấm vóc nói trên (hoặc các mô hình chạm khác bình hoa, các  bộ đồ khác), người chế các món đồ phải làm các công đoạn gắn, dán các   chất liệu tạo màu cho tác phẩm trước tiên như: vỏ  trứng, mảnh xà cừ,  vàng, bạc...sau đó phủ sơn rồi lại mài phẳng, tiếp đến dùng màu. Với kỹ thuật sơn phủ tượng và đồ nội thất như: hương án, hoành phi, câu   đối... người thợ  phải làm trong phòng kín và quây màn xung quanh để  tránh gió thổi các nguyên liệu: quỳ vàng, quỳ bạc, tránh bụi bám vào nước   sơn còn ướt. Mài và đánh bóng
  10. Vì dầu bóng đã pha màu để vẽ nên độ bóng chìm trong cốt màu tạo thành  độ  sâu thẳm của tranh, do đó sau mỗi lần vẽ  phải mài. Người xưa sử  dụng lá chuối khô làm giấy nháp. Đến nay, nguyên tắc đánh bóng tranh   lần cuối chưa có gì thay thế phương pháp thủ công vì loại tranh này không  được phép phủ dầu bóng. Đó chính là điểm độc đáo của tranh sơn mài. Sự  thành công của một bức tranh sơn mài phụ  thuộc rất lớn vào công đoạn   sau cùng. Có một số  thứ để  mài và đánh bóng như: than củi xoan nghiền   nhỏ, tóc rối, đá gan gà v.v.. Làng nghề sơn mài Việc làm sơn mài luôn phụ thuộc thời tiết ­ nó rất thích hợp mùa xuân và   những ngày mưa đầu hạ. Điều đó làm ta thấy sự  phân bố  làm nghề  sơn   mài không những chia theo khu vực sản phẩm mà còn có yếu tố  liên kết   phục vụ lẫn nhau. Làng nghề sơn mài Phù Lào (Tiên Sơn ­ Bắc Ninh) thường lấy quỳ vàng,  quỳ bạc của làng Kiêu Kị (Gia Lâm), lấy giấy dó của làng Đông Cao, lấy   vải màn của làng Đình Cả, lấy vóc hoặc sản phẩm chạm khắc của làng  Phù Khê, lấy nguồn sơn thô của Phú Thọ, Yên Bái và lấy nguồn dầu trẩu,  dầu trám của Lạng Sơn, Cao Bằng... Hà Nội ngày nay vẫn là đầu mối tập trung nguyên liệu và các bậc chế tác  nghệ thuật sơn mài nổi tiếng. Đa phần họ có gốc thành viên của các làng  nghề truyền thống nhập cư Hà Nội và tạo nên 36 phố phường ngày trước. Sơn mài thời hiện đại Hiện nay, tranh sơn mài sử  dụng nguyên liệu là sơn Nhật được dùng khá  phổ  biến. Do sơn ta có hạn chế  là dễ  gây tác động phụ  cho người sử  dụng (bị "sơn ăn"), ngoài ra, khi dùng sơn ta, tranh lại phụ thuộc vào thời   tiết khá nhiều. Khi thời tiết có độ   ẩm cao thì sơn càng nhanh khô, nếu   thời tiết khô ráo (độ   ẩm thấp) thì sơn rất lâu khô. Do vậy, sơn ta ít khi  được dùng tại các nước có khí hậu khô ráo. Trong khi đó, sơn Nhật lại  nhanh khô và làm cho việc ai đó muốn vẽ tranh ở nước ôn đới cũng có thể  thực hiện được. Nhưng khi sử  dụng sơn Nhật, để  tranh được bóng, bây  giờ  người ta thường dùng một lớp sơn trong (sơn cánh gián) phủ  ra bên  ngoài tranh, còn nếu tranh sơn mài dùng sơn ta, chỉ  cần lấy nắm tóc rối  
  11. xoa lên tranh, hoặc dùng bàn tay có độ   ẩm (có ít mồ  hôi) xoa lên tranh,   tranh sẽ  rất bóng. Tuy nhiên, tranh sơn màu dùng sơn ta vẫn được  ưa  chuộng hơn vì sự công phu trong quá trình làm tranh và khi nhìn, nó tạo độ  sâu cho bức tranh hơn. Sơn mài ngày nay không chỉ còn ứng dụng sản xuất tranh sơn mài, hoành  phi hay câu đối... nó còn được phát triển để  sản xuất các mặt hàng nội   thất cao cấp như  bàn ghế, giường tủ... Gốm sơn mài hiện là mặt hàng  được ưa chuộng tại nhiều nước. Các họa sĩ nổi tiếng với tranh sơn mài Trước thập niên 1930, người ta chỉ dùng sơn ta trong trang trí đồ thờ cúng,  làm hàng mỹ  nghệ. Vào thời gian này, một số  họa sỹ  Việt Nam đầu tiên  đang học như  Trần Quang Trân, Nguyễn Gia Trí, Phạm Hậu, Nguyễn   Khang, Trần Văn Cẩn và nghệ  nhân Đinh Văn Thành đã mạnh dạn thử  nghiệm đưa kỹ thuật sơn ta vào làm tranh nghệ thuật.
  12. Các công đoạn chính để  làm ra một sản phẩm sơn  mài  Sơn mài là một   nghề   thủ   công truyền   thống của   Việt   nam.   Có   thể  nói công nghệ sơn mài chỉ  có nguyên lý chung là SƠN và MÀI tức là sau  khi tiến hành một lớp sơn sẽ  tiến hành tiếp công đoạn mài,  cứ như vây  sau 7 lần SƠN và MÀI khác nhau để cho ra một sản phẩm sơn mài.  Để làm ra sản phẩmsơn mài cần phải có được kinh nghiệm, kỹ thuật của  từg cá nhân, từng gia đình cũng như nó được  biến đổi kỹ thuật làm tranh  khác với làm tượng, lại khác với trang trí đồ vật, sơn phủ hoàng kim...  Có thể chia làm một số công đoạn chính sau: ­ Làm Vóc: Bó – Hom ­ Kẹt – Thí. ­ Trang trí: Vẽ mầu, thếp vàng, bạc, Cẩn Trai trứng.. ­ Thành phẩm: Phủ (Quang) lần 1, lần 2, đánh bóng bề mặt. + Bó, Hom Việc hom bó cốt gỗ (đồ vật cần sơn) ngày xưa thường được người làm  sử dụng giấy bả, loại giấy chế từ gỗ dó nên rất dai, có độ bền vững hơn  vải. Cách bó hom vóc được tiến hành như sau: dùng đất phù sa (ngày nay  người thợ  có thể  dùng bột đá) trộn sơn ta giã nhuyễn cùng giấy bản rồi  hom,   chít   các   vết  rạn nứt của   tấm gỗ. Mỗi lớp sơn   lại lót một  lớp giấy (hoặc vải màn) sau   đó còn phải   đục mộng   mang  cá để cài và gắn sơn cho các nẹp gỗ ngang ở sau tấm vóc (ván gỗ) để chố ng vết rạn xé dọc tấm vải. Sau đó để gỗ khô kiệt mới homsơn kín cả mặt trước, mặt sau. Công đoạn  này nhằm   bảo vệ tấm vóc  không   thể   thấm   nước,   không   bị mối  mọt, không   phụ   thuộc   môi trường   làm   gỗ co   ngót.   Xử lý   tấm   vóc  càng kỹ, càng kéo dài tuổi thọ cho đồ vật cần sơn, mỗi tác phẩm sơn mài  có tuổi thọ 300­400 năm.  Giữa các nước Bó   và Hom   có   một   lần   mài,  có thể mài khô (đánh giấy giáp) hoặc mài ướt. + Kẹt, Thí Sau khi Vóc được thi công qua Bó và Hom người thợ thủ công sé tiến hàn h kiểm tra toàn bộ các bề  mặt   của chi   tiết gia   công, trên bề mặt   của chi  tiết gia   công   nếu   còn   các   vết xước,   nồi lõm…người thợ  thủ công sé tiến hành công đoạn Kẹt. Công đoạn Kẹt có tác dụng làm cho  bề mặt chi tiết gia công  được phẳng, nhẵn hoàn toàn. Sau khi Kẹt Người thợ thủ công 
  13. sẽ tiến hành công đoạn Thí nước 1 và  nước 2. Công đoạn này làm  cho chi tiết có độ bóng sâu mọng   bề mặt để tạo tiền đề công đoạn trang  trí. + Trang trí Khi có được tấm vóc nói trên (hoặc các mô hình chạm khác bình hoa, các  bộ đồ khác), người chế   các  món đồ phải làm  các công đoạn gắn xà cừ, dán xà cừ hoặc các chất   liệu tạo màu cho  tác phẩm   trước  tiên   như: vỏ   trứng,   mảnh xà   cừ, vàng, bạc...sau  đó phủ sơn rồi lại mài phẳng, tiếp đến dùng màu. Với kỹ thuật sơn phủ tượng và đồ nội thất như: hương án, hoành phi, câu  đối... người thợ phải làm  trong   phòng   kín và   quây màn xung   quanh  để tránh   gió thổi   các   nguyên   liệu: quỳ   vàng, quỳ   bạc, tránh  bụi  bám vào nước sơn còn ướt. + Thành Phẩm Vì dầu bóng đã pha màu để vẽ nên độ  bóng chìm trong cốt màu tạo thành  độ sâu thẳm của tranh,   do   đó  sau mỗi lần vẽ phải mài. Người xưa sử dụng lá chuối khô làm giấy nháp.  Đến nay, nguyên tắc đánh bóng tranh lần cuối chưa có gì thay thế phương  pháp thủ công vì loại tranh này không được phép phủ dầu bóng. Đó chính  là điểm độc đáo của tranh sơn mài. Sự thành công của một bức tranh sơn  mài   phụ   thuộc   rất lớn   vào   công   đoạn sau cùng. Có   một   số thứ để mài  và đánh bóng như: than củi xoan nghiền nhỏ, tóc rối, đá gan gà v.v..
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2