intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyết định số 18/2020/QĐ-UBND tỉnh Hà Giang

Chia sẻ: Ngaohaicoi_999 Ngaohaicoi_999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

14
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quyết định số 18/2020/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát triển Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyết định số 18/2020/QĐ-UBND tỉnh Hà Giang

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH HÀ GIANG Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc  ­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­­­­­ Số: 18/2020/QĐ­UBND Hà Giang, ngày 08 tháng 6 năm 2020   QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ QUAN LY, BAO VÊ VA PHAT TRIÊN CÔNG VIÊN ĐIA CHÂT ̉ ́ ̉ ̣ ̀ ́ ̉ ̣ ́  TOÀN CẦU UNESCO CAO NGUYÊN ĐA ĐÔNG VĂN T ́ ̀ ỈNH HÀ GIANG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Di sản văn hoá ngày 29 tháng 6 năm 2001; Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Di sản Văn hoá ngày 18 tháng 6 năm 2009; Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Luật Đất đai số ngày 29 tháng 11 năm 2013; Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017; Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017; Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ­CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết  thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật  Di sản văn hóa; Căn cứ Nghị định số 109/2017/NĐ­CP ngày 21 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ Quy định về  bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam; Căn cứ Nghị định số 168/2017/NĐ­CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi  tiết một số điều của Luật Du lịch; Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ­CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về quy định  chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Căn cứ Nghị định số 06/2019/NĐ­CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về việc quản lý  thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế  các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang tại Tờ trình số  73/TTr­SVHTTDL ngày 22 tháng 5 năm 2020. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, bảo vệ và phát triển Công viên địa  chất Toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2020 và thay thế Quyết  định số 2006/2012/QĐ­UBND ngày 01 tháng 10 năm 2012 của UBND tỉnh Hà Giang về việc ban  hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát triển Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng  Văn, tỉnh Hà Giang.
  2. Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao  và Du lịch; Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện: Quản Bạ, Yên  Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, Bắc Mê, Vị Xuyên; các cơ quan, đơn vị và tổ chức cá nhân có liên  quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.     TM. ỦY BAN NHÂN DÂN Nơi nhận: CHỦ TỊCH ­ Như Điều 3; ­ Bộ Văn hóa, TTDL; ­ Cục kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp; ­ Thường trực Tỉnh ủy; ­ Thường trực HĐND tỉnh; ­ Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ­ Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; ­ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hà Giang; Nguyễn Văn Sơn ­ Các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh; ­ UBND các huyện, thành phố; ­ Trung tâm Thông tin ­ Công báo tỉnh; ­ CVNCTH, Văn phòng tỉnh; ­ Vnptioffice; ­ Lưu: VT, VHXH.   QUY CHẾ ̉ ̉ ̣ ̉ ̣ QUAN LY, BAO VÊ VA PHAT TRIÊN CÔNG VIÊN ĐIA CHÂT TOÀN C ́ ̀ ́ ́ ẦU UNESCO CAO  NGUYÊN ĐA ĐÔNG VĂN T ́ ̀ ỈNH HÀ GIANG ̀ ̀ ́ ̣ ́ ̀ ́ ̉ ̉ (Ban hanh kem theo Quyêt đinh sô: 18/2020/QĐ­UBND ngay 08 thang 6 năm 2020 cua Uy ban   ̉ nhân dân tinh Ha Giang) ̀ Chương I QUY ĐINH CHUNG ̣ Điêu 1. Pham vi điêu chinh, đ ̀ ̣ ̀ ̉ ối tượng áp dụng 1. Quy chế này quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển Công viên địa chất bao gồm: các di sản  địa chất, di sản văn hoá và đa dạng sinh học; công tác bảo vệ môi trường; các hoạt động khai  thác phát triển dịch vụ du lịch; nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế và các hoạt động liên quan  khác đến Công viên địa chất. 2. Quy chế này áp dụng đối với sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thành phố;  UBND xã, phường, thị trấn; tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý, bảo vệ và phát  triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn trên địa bàn tỉnh Hà Giang  và khách tham quan du lịch khi đến Công viên địa chất. Điều 2. Nguyên tắc quản lý, bảo vệ và phát triển Công viên địa chất 1. Tuân thủ các quy định của Nhà nước và pháp luật hiện hành; các tiêu chí, khuyến nghị của  Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO; Công ước, điều ước quốc tế liên quan mà  Việt Nam đã ký và những quy định tại Quy chế này. 2. Các di sản địa chất, di sản văn hoá và đa dạng sinh học thuộc vùng Công viên địa chất được quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững, góp phần phát triển kinh tế ­  xã hội, bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa  phương.
  3. 3. Phát triển Công viên địa chất phải phù hợp với quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo, phát huy  giá trị của Công viên địa chất và quy hoạch phát triển kinh tế ­ xã hội; có trọng tâm, trọng điểm;  bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng. 4. Bảo đảm công khai, minh bạch và có sự tham gia, góp ý rộng rãi của cộng đồng, tổ chức, cá  nhân liên quan trong quá trình quản lý, khai thác và xây dựng. Điều 3. Quy định về phân vùng quản lý, bảo vệ va phat triên  ̀ ́ ̉ Công viên địa chất 1. Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn (sau đây gọi chung là Công  viên địa chất) bao gồm địa giới hành chính của 4 huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc, có tổng diện tích 2.345 km2; ranh giới khu vực  Công viên địa chất được xác định: phía Tây, phía Bắc và Đông Bắc giáp Trung Quốc; phía Đông  Nam giáp tỉnh Cao Bằng; phía Nam giáp huyện Vị Xuyên và Bắc Mê. 2. Vùng trung tâm: Bao gồm các tổ hợp di sản của 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và  Mèo Vạc. Đây là vùng tập trung nhiều nhất di sản văn hoá, danh lam thắng cảnh và di sản địa  chất được xếp hạng cấp tỉnh, quốc gia và quốc tế trong toàn bộ hệ thống di sản của Công viên  địa chất. 3. Vùng đệm phụ cận: Là vùng đất giáp ranh với công viên địa chất, thuộc hai huyện Bắc Mê và  Vị Xuyên có tác dụng ngăn chặn sự xâm hại di sản công viên địa chất, gắn với tổ chức các hoạt  động tuyên truyền, quảng bá và bảo tồn, phát huy các giá trị di sản, bảo vệ cảnh quan môi  trường về Công viên địa chất. Chương II QUY ĐỊNH CỤ THỂ Mục 1. BẢO VỆ, TU BỔ, PHỤC HỒI DI SẢN Điều 4. Bảo vệ khu vực di sản 1. Bảo vệ vùng trung tâm khu vực di sản a) Các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Là khu vực cần được bảo tồn nguyên trạng các cụm, điểm  di sản. Không xây dựng công trình mới, có thể xây dựng tuyến giao thông phục vụ công tác quản  lý, bảo vệ, tham quan nghiên cứu, đảm bảo không gây ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thống di sản  và cảnh quan môi trường. b) Các phân khu phục hồi: Là khu vực tiếp giáp liền kề với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; là khu  vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để khôi phục hệ sinh thái động vật, thực vật thông qua việc  thực hiện một số hoạt động lâm sinh cần thiết; tu bổ, tôn tạo và khôi phục các di sản văn hoá  xuống cấp, có nguy cơ bị mai một; củng cố và bảo vệ các di sản địa chất có dấu hiệu bị tàn phá. c) Các phân khu hành chính ­ dịch vụ: Là khu vực xây dựng, phát triển du lịch trong đó các tổ  chức, cá nhân được phép xây dựng các công trình dân dụng, các cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm,  dịch vụ du lịch, tuyên truyền quảng bá, vui chơi giải trí trong Công viên địa chất. d) Hoạt động đầu tư, xây dựng, nâng cấp hạ tầng các điểm dân cư gắn với các hoạt động sản  xuất, du lịch sinh thái, phục vụ du lịch không gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường tự nhiên và  phải tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật và các quy hoạch đã được phê duyệt. 2. Bảo vệ vùng đệm khu vực di sản Việc đầu tư xây dựng khu vực vùng đệm phụ cận căn cứ vào Quy hoạch phát triển vùng được  cấp có thẩm quyền phê duyệt; có thể xây dựng những công trình phục vụ cho việc phát huy giá 
  4. trị di sản nhưng không làm ảnh hưởng giá trị di sản, kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và môi  trường ­ sinh thái của Công viên địa chất. Điều 5. Công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản 1. Các ngành chức năng liên quan của tỉnh và chính quyền địa phương vùng trung tâm và vùng  đệm công viên địa chất tăng cường công tác kiểm tra, giám sát những tổ chức, cá nhân có hoạt  động xâm hại đến các giá trị di sản và làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường trên vùng Công  viên địa chất, kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp  có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục  nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ các giá trị di sản trên vùng công việc địa chất. 2. Xây dựng kế hoạch bảo vệ các điểm di sản, trong đó xác định danh mục, kinh phí và lộ trình  tu bổ, tôn tạo, phục hồi các điểm di sản, di tích phục vụ phát triển du lịch; xác định danh mục  các điểm di sản đang có nguy cơ bị xâm hại theo thứ tự ưu tiên. Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm,  kiểm kê, phân loại di sản, xác định giá trị và lập danh mục di sản. 3. Tăng cường huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau: Ngân sách nhà nước, xã hội hóa  và các nguồn hợp pháp khác nhằm đảm bảo nguồn kinh phí để thực hiện tốt công tác quản lý,  bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản Công viên địa chất. Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá  nhân có nhu cầu tu bổ, tôn tạo, phục hồi các điểm di sản, di tích và nghiên cứu khoa học nhằm  phát huy các giá trị di sản dưới sự giám sát của cơ quan chức năng và được sự phê duyệt của cấp  có thẩm quyền. Mục 2. TỔ CHỨC THAM QUAN DU LỊCH,  PHÁT TRIỂN DU LỊCH, DỊCH VỤ BỀN  VỮNG Điều 6. Xây dựng và phát triển Công viên địa chất 1. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị di  sản thiên nhiên, di sản văn hoá đặc biệt là các di sản địa chất trên Công viên địa chất. 2. Xây dựng các đề án, dự án, kế hoạch phát huy giá trị Công viên địa chất phải tuân thủ theo  nguyên tắc “Phát triển để bảo tồn, bảo tồn để phát triển” và các tiêu chí của Mạng lưới Công  viên địa chất toàn cầu UNESCO và các Quy hoạch đã được phê duyệt. 3. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tôn tạo cảnh quan, phát triển các khu du lịch địa chất, du  lịch văn hóa, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, các công trình dịch vụ, cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải  trí, các di tích lịch sử văn hóa, các làng nghề thủ công, lễ hội truyền thống, các khu bảo tồn di  sản, các dự án xử lý môi trường, cung cấp nước sạch... trong phạm vi Công viên địa chất phải  tuân thủ các Quy hoạch đã được phê duyệt và các quy định hiện hành của Nhà nước. 4. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học về giá trị di sản  địa chất, di sản văn hoá và đa dạng sinh học và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào  các hoạt động bảo vệ và phát huy các giá trị di sản của Công viên địa chất. 5. Các công trình xây dựng của cộng đồng dân cư phải được cấp phép theo đúng quy định,  khuyến khích công trình xây dựng dân dụng theo kiến trúc truyền thống để tăng thêm giá trị  thẩm mỹ của khu di sản, đồng thời phải có biện pháp xử lý chất thải, ô nhiễm môi trường, góp  phần gìn giữ môi trường và cảnh quan thiên nhiên của Công viên địa chất toàn cầu. 6. Thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển các hoạt động du lịch sinh thái gắn với phát triển sinh kế  cho người dân và tổ chức quản lý, bảo vệ bền vững các khu rừng đặc dụng nằm trong khu vực  Công viên địa chất. 7. Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy các giá trị di sản;  xây dựng và thực hiện các dự án hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
  5. Điều 7. Hoạt động văn hoá trên Công viên địa chất 1. Các hoạt động văn hoá, lễ hội, vui chơi giải trí khi tổ chức trên Công viên địa chất được thực  hiện theo quy định của pháp luật. 2. Các tổ chức, cá nhân khi tổ chức hoạt động văn hóa phải chịu trách nhiệm về nội dung, đảm  bảo an toàn, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định và tuyệt đối không xâm hại đến  giá trị di sản trên vùng Công viên địa chất. 3. Các hoạt động văn hoá phải tuân thủ quy định của pháp luật và quy định của địa phương; phù  hợp với thuần phong mỹ tục và đảm bảo không gây tác động xấu đến việc bảo tồn bản sắc văn  hoá cũng như tín ngưỡng của cộng đồng cư dân địa phương trên địa bàn Công viên địa chất. Điều 8. Hoạt động du lịch ­ dịch vụ trên Công viên địa chất 1. Đối với các khu, điểm du lịch a) Tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch, quản lý khu du lịch phải thực hiện theo đúng quy định  của pháp luật và các quy định khác có liên quan. b) Có nội quy, quy định; biển báo, biển chỉ dẫn theo quy định. c) Có trách nhiệm khai thác, sử dụng tài nguyên, các giá trị di sản hợp lý, đảm bảo phát triển bền  vững. d) Công khai đường dây nóng để tiếp nhận những phản ánh, tố giác vi phạm, góp ý của khách du  lịch và người dân. 2. Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động du lịch, dịch vụ a) Các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động du lịch, dịch vụ phải có giấy phép kinh doanh; kinh  doanh đúng ngành, nghề đã đăng ký; không được sử dụng tư cách pháp nhân của tổ chức, cá  nhân khác theo đúng quy định của pháp luật. b) Chấp hành sự kiểm tra, giám sát về chất lượng dịch vụ của cơ quan quản lý Nhà nước theo  quy định của pháp luật và quy chế này. c) Các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phải đăng ký chương trình du lịch, dịch  vụ và giá tour với cơ quan chức năng theo quy định; có hướng dẫn viên du lịch theo quy định;  phản ánh kịp thời với chính quyền địa phương về các hành vi gây tổn hại đến an ninh trật tự, vệ  sinh môi trường, cảnh quan du lịch trên địa bàn. d) Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch phổ biến các quy định về đảm bảo an toàn cho khách du  lịch; hướng dẫn các kỹ năng cho du khách trước khi tham gia các hành trình du lịch; cảnh báo  nguy cơ gây nguy hiểm cho khách du lịch; thông báo, chỉ dẫn kịp thời cho khách du lịch trong  trường hợp khẩn cấp; áp dụng biện pháp cần thiết, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có  liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch. đ) Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ như: ăn uống, lưu trú, giải trí, vận tải... phải có thông  tin rõ ràng, công khai, trung thực số lượng, chất lượng, giá cả các loại dịch vụ, hàng hoá cung  cấp cho khách du lịch và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. Thực hiện nghiêm và  đồng bộ các quy định về an toàn thực phẩm và các quy định về vệ sinh môi trường trong các cơ  sở kinh doanh dịch vụ du lịch. e) Có trách nhiệm thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ  du lịch; khắc phục tác động tiêu cực do mình gây ra đối với môi trường; có biện pháp phòng,  chống, tệ nạn xã hội trong hoạt động kinh doanh của mình. 3. Đối với khách du lịch
  6. a) Du khách đến tham quan du lịch tại các khu, điểm du lịch phải chấp hành đầy đủ các quy định  của pháp luật về du lịch, giữ gìn cảnh quan môi trường, bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục;  có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự, thực hiện theo nội quy của các khu, điểm du lịch và quy  định tại Quy chế này. b) Du khách đến Công viên địa chất không được tuyên truyền, phát tán tài liệu, sách, báo mà Nhà  nước Việt Nam cấm và không mang theo và sử dụng các chất  gây cháy nổ, các loại vũ khí quân  dụng. c) Khi đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng phải nghiêm túc thực hiện Quy chế này và nội quy,  quy định của khu vực nơi tham quan; ứng xử văn minh, tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc  văn hóa địa phương, bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch, môi trường du lịch. 4. Liên doanh, liên kết để phát triển du lịch Các tổ chức, cá nhân được phép liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước  để kinh doanh phát triển du lịch trong khuôn khổ đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững theo  tiêu chí của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO và các quy định của pháp luật. Điều 9. Hoạt động nghiên cứu khoa học trên Công viên địa chất 1. Các hoạt động nghiên cứu khoa học trên Công viên địa chất phải thực hiện nghiêm theo quy  định của pháp luật và quy chế quản lý, bảo vệ và phát triển Công viên địa chất toàn cầu  UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn. 2. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động nghiên cứu  khoa học, giảng dạy và học tập trên Công viên địa chất nhưng phải tuân thủ theo các quy định  hiện hành của Nhà nước. Điều 10. Hoạt động sản xuất kinh doanh khác 1. Tổ chức, cá nhân có các hoạt động sản xuất kinh doanh khác trên Công viên địa chất phải tuân  thủ quy định pháp luật hiện hành về lĩnh vực kinh doanh, có đủ điều kiện theo quy định, có  phương án đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và các quy định liên quan theo quy định  của pháp luật. 2. Thực hiện nghiêm Quy chế quản lý bảo vệ và phát triển Công viên địa chất toàn cầu  UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn. Điều 11. Bảo vệ môi trường, cảnh quan trên Công viên địa chất 1. Môi trường trên Công viên địa chất phải được bảo vệ, tôn tạo và phát triển theo hướng xanh,  sạch, đẹp, an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh. 2. Chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm bảo vệ, tôn tạo cảnh quan môi trường. 3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh  trong hoạt động kinh doanh; khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với  môi trường; có biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội trong hoạt động kinh doanh của mình. 4. Khách du lịch, cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn  cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc; có thái độ ứng xử văn  minh, lịch sự. Điều 12. Công tác đảm bảo an ninh trật tự trên Công viên địa chất 1. Các tổ chức, cá nhân tổ chức các hoạt động trên vùng Công viên địa chất phải có trách nhiệm  chấp hành nghiêm túc các quy định về đảm bảo an ninh trật tự xã hội, an toàn giao thông, an ninh  văn hóa ­ thông tin; an ninh quốc phòng, an ninh lãnh thổ.
  7. 2. Các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, chấn  chỉnh, xử lý các sai phạm làm mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông, an ninh văn  hóa ­ thông tin; an ninh quốc phòng, an ninh lãnh thổ trên vùng Công viên địa chất. 3. Chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn có trách nhiệm tuyên  truyền, vận động, hướng dẫn người dân tích cực tham gia các phong trào toàn dân bảo vệ an  ninh Tổ quốc theo qui định. 4. Các hành vi gây mất an ninh trật tự, vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội nếu bị phát hiện  sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 13. Trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 1. Là cơ quan đầu mối, tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát huy  giá trị Công viên địa chất; lập phương án tổ chức triển khai thực hiện theo giai đoạn ngắn hạn,  trung hạn và dài hạn trình UBND tỉnh phê duyệt. Triển khai chương trình, kế hoạch, dự án đầu  tư trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển Công viên địa chất. 2. Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực thẩm quyền được phân công. Phối hợp  với các sở, ban ngành và UBND các huyện vùng Công viên địa chất chỉ đạo, thực hiện công tác  quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản. 3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc quản lý, bảo vệ và phát huy các giá trị di sản trên Công viên  địa chất. Điều 14. Trách nhiệm của Ban quản lý Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng  Văn 1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tham mưu cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức triển  khai thực hiện các nhiệm vụ trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển Công viên địa chất Cao  nguyên đá Đồng Văn; công tác tổ chức thực hiện các quy định, tiêu chí, khuyến nghị của Mạng  lưới Công viên địa chất toàn cầu trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản công viên địa chất  theo quy định của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu (GGN). 2. Thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Công viên địa chất Cao nguyên  đá Đồng Văn. a) Triển khai các chương trình, kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, tôn  tạo, tu bổ các công trình nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của Công viên địa chất Cao nguyên đá  Đồng Văn khi được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ủy quyền, phân cấp theo quy định. b) Phối hợp với các sở ngành, địa phương trên địa bàn Công viên địa chất kiểm tra, xử lý các  hành vi vi phạm đối với các di tích lịch sử ­ văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng  và các điểm, cụm di sản địa chất, đa dạng sinh học trong vùng Công viên địa chất Cao nguyên đá  Đồng Văn theo quy định của pháp luật. 3. Chỉ đạo các Trạm thông tin khu vực triển khai các hoạt động theo lĩnh vực và thẩm quyền. Tổ  chức đón tiếp, hướng dẫn và cung cấp thông tin cho khách tham quan Công viên địa chất Cao  nguyên đá Đồng Văn theo quy định của pháp luật và quy định của tỉnh. 4. Tổ chức tuyên truyền giới thiệu các di sản văn hóa, di sản địa chất, đa dạng sinh học trên địa  bàn Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn, góp phần  nâng cao nhận thức, trách nhiệm  cộng đồng trong việc tham gia bảo vệ, và phát huy giá trị di sản Công viên địa chất Cao nguyên  đá Đồng Văn.
  8. 5. Chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thông tin tuyên truyền, quảng bá hình ảnh  Công viên địa chất. 6. Tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và  phát huy giá trị di sản. 7. Phối hợp với các Ban quản lý Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên bảo tồn các loài động  thực vật quý hiếm và duy trì hệ sinh thái rừng trên Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao  nguyên đá Đồng Văn. Điều 15. Trách nhiệm của các sở, ngành 1. Các sở, ngành căn cứ chức năng và nhiệm vụ được phân công phối hợp với Sở Văn hóa, Thể  thao và Du lịch tham gia thực hiện công tác xây dựng và phát triển Công viên địa chất và các  nhiệm vụ khác có liên quan đến lĩnh vực, thẩm quyền. 2. Hướng dẫn các huyện, các tổ chức cá nhân thực hiện việc đầu tư, khai thác trên Công viên địa  chất tuân thủ các Quy hoạch phát triển và các quy định của pháp luật hiện hành. 3. Kiểm tra giám sát các tổ chức, cá nhân hoạt động trong Công viên địa chất Cao nguyên đá  Đồng Văn, xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo  quy định hiện hành. 4. Các lực lượng Công an, Quân sự, Bộ đội Biên phòng xây dựng phương án đảm bảo an ninh  trật tự, trật tự an toàn xã hội, xây dựng thế trận an ninh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân,  trọng tâm ở các khu vực biên giới, khu vực trung tâm hành chính, kết hợp giữa bảo vệ chủ  quyền lãnh thổ của Tổ quốc với bảo vệ các di sản trên vùng Công viên địa chất. 5. Báo Hà Giang, Đài Phát thanh ­ Truyền hình tỉnh xây dựng chương trình quảng bá, giới thiệu,  tuyên truyền về bảo vệ các di sản của Công viên địa chất tới mọi người dân và khách du lịch. 6. Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng và  phát triển Công viên địa chất theo lĩnh vực, thẩm quyền. Điều 16. Trách nhiệm của UBND các huyện vùng Công viên địa chất 1. Công tác tuyên truyền a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển Công viên địa  chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Có trách nhiệm vận động, hướng dẫn nhân dân thực  hiện nghiêm túc Quy chế này. b) Triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng bằng nhiều  hình thức về Công viên địa chất. c) Cải tiến và nâng cấp hệ thống panô, biển bảng với nội dung và hình thức phong phú vừa gần  gũi, thân thiện với môi trường vừa đảm tính bền vững theo thời gian dưới tác động của điều  kiện thời tiết khắc nghiệt. d) Hướng dẫn, thuyết minh phục vụ khách tham quan du lịch tại các điểm di sản trên vùng Công  viên địa chất. 2. Công tác quản lý a) Tổ chức thực hiện và quản lý các quy hoạch đảm bảo tuân thủ các quy định, chỉ đạo việc  thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ của nhà nước về quản lý, bảo vệ và khai thác Công viên  địa chất trong phạm vi địa phương mình.
  9. b) Chỉ đạo UBND các xã và các ngành chức năng thuộc phạm vi quản lý thực hiện các biện pháp  bảo vệ di sản thiên nhiên, di sản văn hoá trên địa bàn địa phương mình quản lý cũng như trên  toàn vùng Công viên địa chất. c) Nâng cao vai trò trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác các giá trị trên Công viên địa chất  trong phạm vi của địa phương mình, thành lập các ban quản lý di tích để trực tiếp quản lý các di  tích đã được xếp hạng trên vùng Công viên địa chất. d) Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng; tổ chức các hoạt  động trên vùng Công viên địa chất theo quy định. đ) Niêm yết các quy định về thu phí và giá dịch vụ tại các điểm tham quan du lịch và trên địa bàn  Công viên địa chất. e) Ưu tiên sử dụng người địa phương với các lứa tuổi đa dạng làm hướng dẫn viên du lịch địa  chất, đồng thời tiếp tục đào tạo để nâng cao năng lực cho đội ngũ này. 3. Công tác phối hợp. a) Phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện liên quan tổ chức quản lý, xây dựng và  phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn. b) Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị có liên quan thực hiện các quy  định của Quy chế này. c) Phối hợp với Ban quản lý Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn thường  xuyên kiểm tra giám sát các hoạt động trong vùng Công viên địa chất theo quy định. Triển khai  các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về Công viên địa chất toàn  cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn. 4. Công tác kiểm tra giám sát Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ quản lý, bảo vệ di sản trên địa  bàn; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di sản theo quy định của pháp  luật. Điều 17. Trách nhiệm của UBND các huyện: Bắc Mê, Vị Xuyên Các huyện Bắc Mê, Vị Xuyên là khu vực vùng phụ cận địa bàn Công viên địa chất toàn cầu Cao  nguyên đá Đồng Văn, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của địa phương có trách nhiệm  phối hợp với sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị có liên quan thực hiện các quy định  của Quy chế này. Điều 18. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân 1. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, quy  định về công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản và các quy định tại Quy chế này. 2. Các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động trên Công viên địa chất có trách nhiệm bảo vệ và  phát huy các di sản vùng Công viên địa chất. 3. Cộng đồng dân cư địa phương có trách nhiệm bảo vệ và quản lý các di sản ngay tại địa bàn  sinh sống của mình. Phát triển sản xuất, đầu tư xây dựng, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây  dựng thông thường phải theo đúng quy hoạch, trường hợp khai thác nhỏ lẻ để xây dựng các  công trình dân sinh (nhà ở, bể nước…) khi quy hoạch chưa được duyệt phải được sự cho phép  của cấp có thẩm quyền. 4. Khách du lịch có trách nhiệm tuân thủ các quy định về bảo vệ di sản trên khu vực công viên;  trong quá trình tham quan, nghiên cứu, học tập và tham gia các hoạt động du lịch khác trên địa 
  10. bàn Công viên địa chất; có ý thức tự giác bảo vệ và tuyên truyền tới cộng đồng các quy định của  nhà nước, pháp luật và bảo vệ di sản. 5. Khi tiến hành đầu tư, xây dựng, phát triển tại khu vực Công viên địa chất phải tuân thủ quy  định của pháp luật và sự hướng dẫn, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền. Các hoạt động  đầu tư, xây dựng không được gây tổn hại hoặc tạo nguy cơ tổn hại đến di sản và không được  gây ảnh hưởng hệ sinh thái, môi trường tự nhiên. Điều 19. Điều khoản thi hành 1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc  thực hiện Quy chế này. 2. Các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc,  Vị Xuyên, Bắc Mê căn cứ vào chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức, cá  nhân liên quan triển khai thực hiện và định kỳ hàng năm một lần tổ chức đánh giá việc thực hiện  Quy chế này và gửi về Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy chế nếu có phát sinh, vướng mắc các tổ chức, cá nhân  phản ánh về Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh, bổ  sung cho phù hợp với tình hình thực hiện./.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2