Sinh vật ngoại lai
lượt xem 9
download
Sinh vật ngoại lai (Ailen species) là một loài, phân loài hoặc taxon phân loại thấp hơn, kể cả một bộ phận cơ thể bất kỳ (giao tử, trứng, chồi mầm) có khả năng xuất hiện sống sót và sinh sản, bên ngoài vùng phân bố tự nhiên (trước đây hoặc hiện nay) và phạm vi phát tán tự nhiên của chúng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sinh vật ngoại lai
- Sinh vật ngoại lai
- 1. Định nghĩa: Theo Công ước Đa dạng sinh học được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất năm 1992 tại Rio de Janeiro (Việt Nam tham gia theo quyết định 279/ QĐ- CTN của Chủ tịch nước ngày 17 tháng 10 năm 1994 về việc phê chuẩn Công ước Đa dạng sinh học) thì sinh vật ngoại lại được định nghĩa như sau: Sinh vật ngoại lai (Ailen species) là một loài, phân loài hoặc taxon phân loại thấp hơn, kể cả một bộ phận cơ thể bất kỳ (giao tử, trứng, chồi mầm) có khả năng xuất hiện sống sót và sinh sản, bên ngoài vùng phân bố tự nhiên (trước đây hoặc hiện nay) và phạm vi phát tán tự nhiên của chúng. Sinh vật ngoại lai xâm lấn (Invasive Ailen species) là một loài sinh vật lạ đã thích nghi, phát triển, tăng nhanh số lượng cá thể trong hệ sinh thái hoặc nơi sống mới và là nguyên nhân gây ra sự thay đổi về cấu trúc quần xã, đe dọa đến đa dạng sinh học bản địa. Đến cuối năm 2008 thuật ngữ sinh vật ngoại lai xâm hại mới được cụ thể hóa trong văn bản luật của nước ta. Bộ luật Đa dạng sinh học đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ tư Quốc hội Khóa XII và chính thức có hiệu lực kể từ 01/07/2009. Theo đó tại khoản 19, điều 3, chương 1 định nghĩa: Loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển. Sinh vật ngoại lai xâm hại có thể gây hại đến các loài bản địa thông qua cạnh tranh nguồn thức ăn (động vật); ngăn cản khả năng gieo giống, tái sinh tự nhiên của các loài bản địa (thực vật) do khả năng phát triển nhanh, mật độ dày đặc; cạnh tranh tiêu diệt dần loài bản địa, làm suy thoái hoặc thay đổi tiến tới tiêu diệt luôn cả loài bản địa. Sinh vật ngoại lai xâm hại có thể bao gồm các loài sinh vật ở tất cả các nhóm phân loại chính, như vi rút, nấm, tảo, rêu, dương xỉ, thực vật bậc cao, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát, chim và động vật có vú được du nhập vào môi trường mới khác với nơi phân bố tự nhiên ban đầu của chúng và gây ra các thiệt hại về kinh tế, sức khỏe con người và môi trường. Trước sự phát triển và lan rộng của sinh vật ngoại lai xâm hại, cơ quan chức năng Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để ngăn ngừa và kiểm soát các loài này, tuy nhiên hiệu quả rất hạn chế. Khó khăn đầu tiên là do hệ thống văn bản pháp luật chưa
- hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và chưa chú ý đầy đủ đến việc quản lý các loài sinh vật ngoại lai xâm hại xâm hại nên khi vận dụng thường gặp khó khăn. Các cơ chế, chính sách khuyến khích, chế tài cũng chưa rõ ràng, cụ thể. Hệ thống quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại xâm hại cũng chưa tương thích với các nước, chưa có sự thống nhất trên cả nước, có sự chồng chéo giữa các ngành, gây trở ngại cho sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách. Năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên trách còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp với yêu cầu công việc, các công trình nghiên cứu khoa học về các loài sinh vật ngoại lai xâm hại xâm hại còn quá ít, chưa dự báo được những loài có nguy cơ xâm hại hoặc nguy cơ du nhập. 2. Tình trạng xâm hại của các loài ngoại lai trên thế giới Trước kia, các thông tin, hiểu biết về loài ngoại lai còn hạn chế nên con người không chú trọng tới vấn đề này nên chính là nguyên nhân chính đưa các loài sinh vật ngoại lai lan rộng ra trên thế giới. Tuy nhiên, không phải loài ngoại lai nào khi tới một khu vực mới có thể biến thành loài ngoại lai xâm hại nhưng số lượng các loài ngoại lai có khả năng thích nghi với nới sinh sống mới, phát triển sinh sôi mạnh mẽ và làm biến đổi hệ sinh thái ở nơi sinh sống mơi là lớn. Một số loài đã gây thảm họa cho thế giới cụ thể như sau Loài rắn nâu Boiga irregularis được đem đến một số đảo trên biển Thái Bình Dương; những con rắn này đã ăn trứng chim, chim non và cả chim lớn Riêng đảo Guam chúng đã làm 10 loài chim đặc hữu tuyệt chủng
- Một nhóm các nhà hoạt động bảo vệ động vật đã bí mật lẻn vào một trang trại nuôi chồn lấy lông ở gần Ardara, tây nam Donegal (Ireland) phóng thích 5.000 con chồn. Tưởng rằng đây là cách phản đối thông minh việc giết động vật lấy lông và ghi thành tích cho “Năm quốc tế về đa dạng sinh học”, nhưng hành động này đã đe dọa nghiêm trọng môi trường và hệ sinh thái trong vùng. Các nhà bảo vệ môi trường đang lo ngại xảy ra một thảm họa môi trường ở Donegal khi việc phóng thích giống chồn châu Mỹ được mệnh danh “chồn sát thủ” xảy ra đúng mùa sinh sản của cá hồi ở các con sông Owenea và Glen gần đó. Loài cá này sẽ là mục tiêu săn bắt của những con chồn hung dữ. Chuột khổng lồ ở đảo Gough của Anh. Chim hải âu ở đảo này vốn ko bị đe dọa bởi các loài ăn thịt tuy nhiên một giống chuột đã được du nhập vào qua các tàu cập bến
- chúng phát triển mạnh ăn thịt chim. HÌnh ảnh chim nặng gần 3kg bị chuột nặng 0.6 đến 0.7 kg ăn thịt. Theo báo cáo của Chính phủ Anh, các loài xâm lấn làm tiêu tốn 2 tỉ bảng/năm. Nhưng điều kinh hoàng nhất là hệ sinh thái bản địa không thể tái sinh một khi đã bị các loài này xâm lược. Chỉ riêng với việc diệt chuột ở đảo Gough, có một đề xuất thuê trực thăng thả xuống hàng nghìn tấn bả chuột. Dự kiến chuyện này “ngốn” ít nhất 2,6 triệu bảng nhưng cũng chưa chắc thành công. Kiến điên (kiến vàng điên) - Anoplolepis gracilipes Được gọi là kiến điên đẻ chỉ thị cho sự hoạt động một cách hung dữ của chúng, loài kiến này đã và đang xâm lấn các hệ sinh thái bản địa và gây tổn thất về môi trường ở các khu vực như Hawaii, Đảo Christmas, Seychelles và Zanzibar
- 2.1. Các con đường du nhập của sinh vật ngoại lai Phạm vi sống về địa lý của nhiều loài được giới hạn bởi các hàng rào do chính các yếu tố môi trường và khí hậu tạo ra ngăn cản sự phát tán. Các loài động vật có vú sống ở Bắc Mỹ không thể nào vượt qua biển Thái Bình Dương để đến được Hawaii; các loài cá ở biển Caribe không thể vượt qua Trung Mỹ để đến được Thái Bình Dương và các loài cá nước ngọt trong các hồ của châu Phi không thể có cách nào vượt cạn để đến những hồ biệt lập lân cận. Các đại dương, sa mạc, đỉnh núi, và những dòng sông đều đã ngăn cản sự di chuyển của các loài. Do sự cách ly địa lý, quá trình tiến hóa được phân ly the các hướng khác nhau trên những khu vực chính của Trái đất như các loài sinh vật ở khu vực châu Úc khác hẳn với chính các loài ở khu vực Đông Nam Á lân cận. Các hòn đảo, những nơi cư trú biệt lập cách ly hoàn toàn có xu hướng phát triển các loài sinh vật đặc hữu. Các loài ngoại lai xâm hại theo 2 con đường: tự nhiên và nhân tạo. Tự nhiên: khi có thay đổi về địa chất làm mất đi những chướng ngại tự nhiên làm cách ly địa lý làm cho sinh vật có khả năng di cư phát tán ra các khu vực mới. Con
- đường này ít xảy ra và không phải là con đường chính khiến các loài ngoại lai phát tán. Nhân tạo: Con người đã làm thay đổi cơ bản đặc tính này bằng việc vận chuyển phát tán các loài trên toàn cầu. Tại thời kỳ trước cách mạng công nghiệp, con người mang các cây trồng vật nuôi từ chỗ này sang chỗ khác khi họ tạo dựng những nơi định cư và các thuộc địa mới. Các động vật như dê, lợn được các thủy thủ Châu Âu tự do mang đến những hòn đảo vốn không phải là nơi cư trú của chúng để biến chúng thành nguồn cung cấp thực phẩm cho những lần quay trở lại sau đó. Ngày nay đã có một lượng lớn các loài do vô tình hay cố ý, được đem đến những khu vực không phải là nơi cư trú gốc của chúng. Những loài này đã được du nhập do các nguyên nhân sau: - Chế độ thuộc địa của các nước Châu Âu: Những người châu Âu đến một vùng thuộc địa mới mang theo và thả ra hàng trăm các giống chim thú của câu Âu đến các nơi như New Zealand, châu Úc, Nam Mỹ để làm phong canh rở đây trở nên thân quen với họ cũng như tạo thú vui săn bắn. - Nghề trồng cây cảnh và nông nghiệp: Rất nhiều laofi cây dduowcjj mang đến và trồng tại những vùng đất mới như cây cảnh, cây nông nghiệp hoặc cây cho chăn nuôi gia súc. Rất nhiều loài trong số đó thoát vào tự nhiên và thâm nhập vào các quần thể bản địa. - Những sự vận chuyển không chủ đích: Có nhiều loài được con người vận chuyển một cách không chú ý như thường xảy ra nhát là các hạt cỏ vô tình bị thu hoạch cùng với các hạt ngũ cốc được đem bán và được gieo trên những địa bàn mới. Chuột, các loài côn trùng “cư trú” bất hợp pháp trên máy bay, tàu thủy; các vecto truyền bệnh, các động vật ký sinh được vận chuyển cùng với các động vật chủ của chúng. Các tàu thuyển thường mang theo các loài ngoại lai trong các khoang hầm. Các túi đất để dằn tàu lấy thăng bằng được chon tại các khu vực cảng thường mang theo các hạt cỏ và các ấu trùng sống trong đất. Các túi nước để dằn tàu để ra ở cảng thường đem theo các loài rêu, tảo, động vật không xương sống và các loài cá nhỏ. Nước để giữ thăng bằng
- cho tàu thải ra ở vịnh Coos, Oregon chứa 367 loài sống ở biển có xuất xứ từ Nhật Bản (Carlton và Geller, 1993).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Công nghệ chuyển gen (động vật, thực vật) - Trần Quốc Trung (chủ biên)
166 p | 1032 | 368
-
CÔNG NGHỆ VỀ CHUYỂN GEN (ÐỘNG VẬT, THỰC VẬT)
246 p | 167 | 57
-
VI SINH VẬT ĐẠI CƯƠNG - CHƯƠNG 7
16 p | 168 | 40
-
Những nguy hiểm từ sinh vật ngoại lai (tt)
7 p | 108 | 29
-
Thông tin cơ sở về các loài bị đe dọa và các loài ngoại lai tại Việt Nam và các đề xuất cho nội dung của luật đa dạng sinh học
86 p | 132 | 22
-
Cuộc chiến ác liệt chống sinh vật xâm lăng
17 p | 107 | 16
-
Phân tích các quy trình đánh giá nguy cơ xâm hại của sinh vật ngoại lai trên thế giới và đề xuất áp dụng ở Việt Nam
7 p | 75 | 5
-
Đa dạng thực vật ngoài gỗ ở vườn quốc gia Phú Quốc tỉnh Kiên Giang
8 p | 69 | 3
-
Điểm lại các nghiên cứu hóa học và hoạt tính sinh học một số loài sinh vật biển Việt Nam trong giai đoạn 2006-2012
13 p | 73 | 3
-
Nghiên cứu thành phần loài và mức độ xâm hại của sinh vật ngoại lai ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
14 p | 74 | 3
-
Đánh giá mức độ xâm hại của sinh vật ngoại lai xâm lấn tại tỉnh An Giang
15 p | 6 | 2
-
Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở hồ Ayun Hạ và vùng phụ cận
8 p | 23 | 2
-
Thành phần loài và phân bố các loài ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương
10 p | 20 | 2
-
Thành phần loài và đặc điểm phân bố của sinh vật ngoại lai xâm hại ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh
12 p | 29 | 2
-
Quan sát sự biểu hiện của Protein ngoại lai trong tế bào nấm men nhờ Protein phát huỳnh quang ECFP
5 p | 18 | 2
-
Thực trạng mua bán các loài ngoại lai tại Việt Nam – Những vấn đề pháp lý về bảo vệ môi trường
9 p | 4 | 2
-
Trồng, hướng dẫn và khuyến cáo trồng cây ngũ sắc Lantana camara là hành vi phạm pháp
3 p | 32 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn