intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản

Chia sẻ: Trần Thị Ta | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:74

118
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài: “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm nhằm từng bước thay đổi phương pháp dạy học để phát triển các năng lực của học sinh đáp ứng các yêu cầu của đời sông thực tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản

  1. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh  trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” I. LƠI GI ̀ ƠI THIÊU ́ ̣ Ngày nay, tri thức thay đổi và bị  lạc hậu nhanh chóng do đó việc phát  huy năng lực người học  có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị  cho con   người có khả năng học tập suốt đời để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Phương  pháp dạy học mang tính thụ động và ít chú ý đến khả  năng ứng dụng sẽ  tạo  ra sản phẩm giáo dục là những con người mang tính thụ  động, hạn chế  khả  năng sáng tạo và năng động. Vì vậy, dạy học phát triển năng lực học sinh đáp   ứng yêu cầu ngày càng cao của đời sống xã hội là đòi hỏi cấp bách.   Khái niệm năng lực người học cũng ngày càng được mở rộng. Năng lực  của học sinh là một cấu trúc động, có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm   chứa trong nó không chỉ  là kiến thức, kỹ  năng mà cả  niềm tin, giá trị, trách   nhiệm xã hội… thể  hiện  ở  tính sẵn sàng hành động của các em trong môi  trường học tập phổ  thông và những điều kiện thực tế  đang thay đổi của xã   hội.  Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh  có thể tiến hành trên cơ sở đổi mới các phương pháp dạy học truyền thống, đồng   thời kết hợp các pháp dạy học hiện đại, áp dụng nhiều kĩ thuật tổ  chức hoạt   động học tích cực vào dạy học như kỹ thuật mảnh ghép, kỹ  thuật khăn trải bàn,  bàn tay nặn bột,... sẽ  làm học sinh phát triển tốt các năng lực của bản thân, đáp  ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Trong những năm gần đây,  khái niệm dạy học phát triển năng lực được đề  cập đến rất nhiều trong nền giáo dục của các quốc gia. Có nhiều nước phát triển   đã đi tiên phong trong quá trình áp dụng dạy học phát triển năng lực vào hệ thống  giáo dục của họ. Tuy nhiên, việc áp dụng lý thuyết này vào thực tiễn dạy học ở  nước ta nói chung và ở đơn vị công tác của tác giả còn nhiều hạn chế. Chương trình Địa lí 12 ­ Ban cơ  bản giúp học sinh có được những kiến   thức, kĩ năng cơ  bản nhất   phục vụ  chương trình thi THPT Quốc gia. Do vậy,  trong quá trình học đòi hỏi học sinh không chỉ phát triển năng lực chuyên môn mà  còn phát triển các năng lực và phẩm chất khác. Chủ  đề  thiên nhiên phân hóa đa  dạng là nội dung quan trọng trong chương trình Địa lí 12, bên cạnh việc yêu cầu   học sinh nắm chắc kiến thức, chủ  đề  này cũng đòi hỏi học sinh phải rèn luyện   các   kĩ   năng  như   tính  toán,   phân  tích  bảng  số   liệu,  sử   dụng  Atlat  Địa  lí   Việt  1
  2. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh  trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” Nam,.... Qua học tập, tìm hiểu chủ  đề  giúp học sinh tôn trọng các quy luật tự  nhiên, có ý thức bảo vệ tự nhiên, thêm yêu quê hương đất nước. ̀ ̀ “Đổi mới phương pháp   Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi chon đê tai:  ̣ dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự   nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ  bản”  làm  đê tai sáng ki ̀ ̀ ến kinh nghiệm nhăm t ̀ ừng  bươc thay đ ́ ổi phương pháp dạy học để phát triển các năng lực của học sinh đáp  ứng các yêu cầu của đời sông thực tế. II. TÊN SANG KIÊN: ́ ́  ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHẰM CHÚ  TRỌNG   PHÁT   TRIỂN   NĂNG   LỰC   HỌC   SINH   TRONG   PHẦN   ĐỊA   LÍ   TỰ  NHIÊN – ĐỊA LÍ 12 – BAN CƠ BẢN. III. TAC GIA SANG KIÊN ́ ̉ ́ ́ ̣ ̀ ̣ ́ ̣ ­ Ho va tên: Nguyên Thi Bich Nguyêt ̃ ̣ ̉ ương THPT Pham Công Binh ­ Đia chi: Tr ̀ ̣ ̀ ́ ̣ ̣ ­ Sô điên thoai: 0977.155.262             ­ Email: bichnguyetpcb@gmail.com IV. CHU ĐÂU T ̉ ̀ Ư TAO RA SANG KIÊN: ̣ ́ ̣ ́ ̣ ́  Nguyên Thi Bich Nguyêt ̃ V. LINH V ̃ ỰC AP DUNG SANG KIÊN ́ ̣ ́ ́ 1. Linh v ̃ ực ap dung sang kiên: ́ ̣ ́ ́  Địa lí 12 2. Vân đê sang kiên giai quyêt: ́ ̀ ́ ́ ̉ ́  Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng  phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản VI. THỜI GIAN AP DUNG SANG KIÊN: ́ ̣ ́ ̣ ̀ ̣ ́  Hoc ki I ­ Năm hoc 2019 ­ 2020 VII. MÔ TA BAN CHÂT SANG KIÊN ̉ ̉ ́ ́ ́ 2
  3. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh  trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” PHÂN M ̀ Ở ĐÂU ̀ 1. Muc đich ̣ ́ ­ Xác định được các năng lực và phẩm chất cần có của học sinh trong thời đại   mới từ đó xác định hướng dạy học thích hợp. ­ Tìm ra các phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh trong giang ̉   ̣ day môn Địa lí tai tr ̣ ương THPT A. ̀ ­ Kiểm chứng các phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh trong   ̉ ̣ giang day môn Địa lí tai tr ̣ ương THPT A. ̀ ́ ̣ ­ Giup hoc sinh co cach th ́ ́ ưc tiêp thu khôi l ́ ́ ́ ượng tri thức không lô va gia tăng nhanh ̉ ̀ ̀   ̉ ̣ ồng thời phát triển các năng lực thiết yếu của học sinh đáp ứng yêu  cua nhân loai đ cầu của xã hội. ́ phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. ­ Giup  ̣ ̣ ­ Giup ren luyên cho hoc sinh ky năng  ́ ̀ ̃ thu thập, chọn lọc, xử lí các thông tin, biết  vận dụng các kiến thức học được vào giai quyêt các tình hu ̉ ́ ống của đời sống thực  tế. 2. Nhiêm vu nghiên c ̣ ̣ ưu ́ ́ ̣ ­ Xac đinh các phương pháp tối ưu trong dạy học phát triển năng lực người học. ­ Xác định được các năng lực và phẩm chất cần có của học sinh trong thời đại   mới từ đó xác định hướng dạy học thích hợp. ­ Tìm hiểu phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động học theo hướng phát triển  năng lực người học. ̣ ­ Soan giao án theo h ́ ướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng   lực học sinh trong giang day môn Đ ̉ ̣ ịa lí tai tr ̣ ương THPT A. ̀ ́ ̣ ­ Ap dung giao án th ́ ực nghiệm vao giang day th ̀ ̉ ̣ ực tê va đanh gia kêt qua thu đ ́ ̀ ́ ́ ́ ̉ ược. 3. Đôi t ́ ượng nghiên cưu va khach thê nghiên c ́ ̀ ́ ̉ ứu 3.1. Đôi t ́ ượng nghiên cưu: ́ 3
  4. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh  trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” ̣ Hoc sinh khôi 12 tr ́ ương THPT A ̀ ­  Lơp th ́ ực nghiêm: 12A1 ̣ ­  Lơp đôi ch ́ ́ ứng:  12A4 3.2. Khach thê nghiên c ́ ̉ ưu: ́   Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh  trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản 4. Pham vi nghiên c ̣ ưu ́ ́ ̣ ̣ ̉ ́ 2 ­ Ban cơ ban̉ . ̣ trong chương trình Địa li 1 ­ Ap dung cho viêc giang day  ­ Nghiên cưu trong hoc sinh khôi 12 tr ́ ̣ ́ ường THPT A. 5. Phương phap nghiên c ́ ưu ́ 5.1. Phương phap thu thâp tai liêu  ́ ̣ ̀ ̣ Phương phap nay đ ́ ̀ ược thực hiên nhăm nghiên c ̣ ̀ ưu cac tai liêu li luân va cac ́ ́ ̀ ̣ ́ ̣ ̀ ́  ̀ ̣ tai liêu khac liên quan nh ́ ư: đổi mới phương pháp dạy học là gì? Dạy học theo   định hướng phát triển năng lực khác gì với dạy học truyền thống? Phương pháp   dạy học và kĩ thuật dạy học nào giúp phát triển năng  lực người học?... Ngoai ra, ̀   ́ ́ ̀ ̣ ̉ ̣ ̣ ̣ ̣ co cac tai liêu tham khao khac phuc vu cho thiêt kê tiên trinh day hoc. ́ ́ ́ ́ ̀ 5.2.  Phương phap th ́ ực nghiêm s ̣ ư pham ̣ ­ Tiên hanh th ́ ̀ ực nghiêm tai l ̣ ̣ ơp 12A1 tr ́ ương THPT A. ̀ ­ Phương phap th ́ ực nghiêm s ̣ ư  pham đ ̣ ược vân dung hiêu qua nhăm đanh gia tinh ̣ ̣ ̣ ̉ ̀ ́ ́ ́   ̉ ̉ kha thi cua sáng kiến kinh nghiệm tại lớp thực nghiệm 12A4 trường THPT A 5.3. Phương phap điêu tra xa hôi hoc ́ ̀ ̃ ̣ ̣ ́ ượng điêu tra la hoc sinh khôi 12 tr ­ Đôi t ̀ ̀ ̣ ́ ường THPT A.  ̀ ̀ ̉ ́ ực tiêp, phat phiêu nhân xet, phi ­ Điêu tra băng phong vân tr ́ ́ ́ ̣ ́ ếu hoạt động nhóm,   ̀ ̉ ́ ạt động  hoc c bai kiêm tra sau cac ho ̣ ủa học sinh. Phân tich kêt qua đê thây đ ́ ́ ̉ ̉ ́ ược  ̉ ̉ ̀ ̀ ̀ ự ung hô cua hoc sinh đôi v tinh kha thi cua đê tai va s ́ ̉ ̣ ̉ ̣ ́ ơi viêc đ ́ ̣ ổi mới phương pháp   dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên –  Địa lí 12 – Ban cơ bản. 4
  5. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh  trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” PHẦN NÔI DUNG ̣ CHƯƠNG I: CƠ SỞ LI LUÂN  ́ ̣ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC  NHẰM CHÚ TRỌNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 1. Tổng quan về dạy học phát triển năng lực học sinh 1.1.Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Năng lực  Năng lực là một phạm trù từng được bàn đến trong mọi lĩnh vực của  cuộc sống xã hội.  “Năng lực là khả  năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối   cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc   tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… năng lực của cá nhân được   đánh giá qua phương thức và khả  năng hoạt động của cá nhân đó khi giải   quyết các vấn đề  của cuộc sống”. Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức  hợp, là điểm hội tụ  của nhiều yếu tố  như  tri thức, k ỹ  năng, kỹ  xảo, kinh   nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm.  Như  vậy, năng lực không mang tính chung chung mà khi nói đến năng   lực, bao giờ  người ta cũng nói về  một lĩnh vực cụ  thể  nào đó như  năng lực   toán học của hoạt động học tập hay nghiên cứu toán học, năng lực hoạt động  chính trị  của hoạt  động chính  trị,  năng  lực  dạy  học của  hoạt  động giảng  dạy…  Năng lực của học sinh là một cấu trúc động, có tính mở, đa thành tố, đa tầng   bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kỹ năng mà cả niềm tin, giá trị, trách  nhiệm xã hội… thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trường   học tập phổ thông và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội. 5
  6. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh  trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” 1.1.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là khả  năng thực hiện có  trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, các vấn đề  trong   những   tình   huống   khác   khau   trên   cơ   sở   hiểu   biết,   kỹ   xảo   và   kinh   nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động. Năng lực người học cần đạt là cơ  sở  để xác định các mục tiêu, nội dung, hoạt động, phương pháp dạy học mà   người dạy cần phải căn cứ  vào đó để  tiến hành các hoạt động giảng dạy và  giáo dục (lấy người học làm trung tâm).  Trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực cần năm  rõ:  Năng lực là sự kết hợp tri thức, kĩ năng và thái độ. Mục tiêu bài học được   cụ  thể  hóa thông qua các năng lực được hình thành. Nội dung kết hợp với   hoạt động cơ bản nhằm hình thành nên năng lực trong mỗi một môn học. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là mô hình dạy học nhằm   phát triển tối đa năng lực của người học, trong đó, người học tự  mình hoàn   thành nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người dạy. Quá  trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực   và phẩm chất người học trên nguyên lý: học đi đôi với hành; lý luận gắn với   thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã  hội. 1.2. Năng lực và phẩm chất học sinh cần đạt được theo chương trình giáo   dục tổng thể Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã công bố  mục tiêu giáo dục học  sinh phổ thông cần rèn luyện tốt 5 phẩm chất và 10 năng lực sau: ­   5   phẩm   chất   chủ  yếu   là  yêu   nước,   nhân   ái,   chăm   chỉ,   trung   thực,   trách  nhiệm. ­ 10 năng lực cốt lõi gồm: + Những năng lực chung, được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp   phần hình thành, phát triển: năng lực tự  chủ  và tự  học, năng lực giao tiếp và  hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.  + Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua   một số  môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính   toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất 6
  7. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh  trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình GDPT   còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học  sinh. Sơ đồ 5 phẩm chất và 10 năng lực của học sinh cần đạt được 1.3. Đặc điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Đặc điểm quan trọng nhất của dạy học phát triển năng lực là đo được  “năng lực” của học sinh hơn là thời gian học tập và cấp lớp. Học sinh thể  hiện sự tiến bộ bằng cách chứng minh năng lực của mình, điều đó có nghĩa là   chúng phải chứng minh mức  độ  làm chủ/nắm vững kiến thức và kỹ  năng   (được gọi là năng lực) trong một môn học cụ thể, cho dù mất bao lâu. Mặc dù  các mô hình học truyền thống vẫn có thể  đo lường được năng lực, nhưng   chúng phải dựa vào thời gian, các môn học được sắp xếp theo cấp lớp vào   từng kì học, năm học. Vì vậy, trong khi hầu hết các trường học truyền thống  đều cố định thời gian học tập (theo năm học) thì dạy học phát triển năng lực   lại cho phép chúng ta giữ nguyên việc học và để thời gian thay đổi học. Dạy học dựa trên phát triển năng lực tốt hơn cho phép mọi học sinh học   tập, nghiên cứu theo tốc độ của riêng của chúng. Mỗi học sinh là một cá thể độc lập với sự khác biệt về  năng lực, trình   độ, sở thích, nhu cầu và nền tảng xuất thân. Dạy học phát triển năng lực thừa   nhận thực tế  này và tìm ra được những cách tiếp cận phù hợp với mỗi học  sinh. Không giống như  phương pháp “một cỡ  vừa cho tất cả” một chiếc áo  tất cả  đều mặc vừa, nó cho phép học sinh được áp dụng những gì đã học,  7
  8. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh  trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” thông qua sự gắn kết giữa bài học và cuộc sống. Điều này cũng giúp học sinh   thích  ứng với những thay đổi của cuộc sống trong tương lai. Đối với một số  học sinh, dạy học phát triển năng lực cho phép đẩy nhanh tốc độ  hoàn thành  chương trình học, tiết kiệm thời gian và công sức của việc học tập. 2. Tổng quan về đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển  năng lực học sinh  2. 1. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học   sinh Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ  chú ý  tích cực hoá học sinh về  hoạt động trí tuệ  mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải  quyết vấn đề  gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề  nghiệp, đồng  thời gắn hoạt động trí tuệ  với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc   học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có  ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những   tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề  học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học các  môn học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là: ­ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát  triển năng lực tự  học (sử  dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông   tin,...), trên cơ  sở  đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư  duy. ­ Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc   thù của môn học để  thực hiện. Tuy nhiên dù sử  dụng bất kỳ  phương pháp nào  cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự  mình hoàn thành nhiệm vụ  nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. ­ Việc sử  dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ  chức dạy  học. Tuỳ  theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ  thể  mà có những  hình thức tổ  chức thích hợp như  học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học  ở  ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ  thực hành để  đảm  bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng   cao hứng thú cho người học. 8
  9. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh  trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” ­ Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định.   Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung   học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng công nghệ  thông tin   trong dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên được thể  hiện qua bốn  đặc trưng cơ bản sau: 2.1.1.  Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập Dạy học thông qua tổ  chức liên tiếp các hoạt động học tập giúp học sinh tự  khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được  sắp đặt sẵn. Theo tinh thần này, giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến   hành các hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận   dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực   tiễn,... 2.1.2.  Chú trọng rèn luyện cho học sinh những tri thức phương pháp Các tri thức phương pháp thường là những quy tắc, quy trình, phương thức   hành động, tuy nhiên cũng cần coi trọng cả các phương pháp có tính chất dự đoán,  giả định (ví dụ: các bước cân bằng phương trình phản ứng hóa học, phương pháp  giải bài tập toán học,...). Cần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy như phân   tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ  về  quen… để  dần   hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo của họ. 2.1.3.   Tăng cường phối hợp học tập cá thể  với học tập hợp tác theo phương   châm “tạo điều kiện cho học sinh nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận   nhiều hơn”.  Điều đó có nghĩa, mỗi học sinh vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa   hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức   mới. Lớp học trở  thành môi trường giao tiếp thầy – trò và trò – trò nhằm vận  dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết  các nhiệm vụ học tập chung. 2.1.4.  Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến   trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học).  Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh  với nhiều hình thức như  theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự  xác   9
  10. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh  trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các   sai sót. 2.2. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực  người học 2.2.1. Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện   tập luôn là những phương pháp quan trọng trong dạy học. Đổi mới phương pháp   dạy học không có nghĩa là loại bỏ  các phương pháp dạy học truyền thống quen  thuộc mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến  để  nâng cao hiệu quả  và hạn chế  nhược điểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học này   người giáo viên trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử  dụng thành thạo   các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, chẳng   hạn như kỹ thuật mở bài, kỹ thuật trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, kỹ  thuật đặt các câu hỏi và xử  lý các câu trả  lời trong đàm thoại, hay kỹ  thuật làm   mẫu trong luyện tập. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những  hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết   hợp sử  dụng các phương pháp dạy học mới, đặc biệt là những phương pháp và   kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh. Chẳng hạn có   thể tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh trong thuyết trình, đàm thoại   theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề. 2.2.2. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học Không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu  và nội dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những  ưu,   nhựơc   điểm   và   giới   hạn   sử   dụng   riêng.   Vì   vậy   việc   phối   hợp   đa   dạng   các  phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ  quá trình dạy học là phương   hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Dạy  học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể  là những hình thức xã   hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng  riêng. Tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp và sự  lạm dụng phương pháp  thuyết trình cần được khắc phục, đặc biệt thông qua làm việc nhóm. Trong thực tiễn dạy học  ở  trường trung học hiện nay, nhiều giáo viên đã  cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợp thuyết trình của giáo viên với hình thức  10
  11. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh  trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” làm việc nhóm, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Tuy   nhiên hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết   các nhiệm vụ  học tập nhỏ  xen kẽ  trong bài thuyết trình, mà còn có những hình   thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ  phức hợp, có thể  chiếm một   hoặc nhiều tiết học, sử dụng những phương pháp chuyên biệt như  phương pháp  đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án. Mặt khác, việc bổ sung dạy học toàn lớp   bằng làm việc nhóm xen kẽ trong một tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực   hoá “bên ngoài” của học sinh. Muốn đảm bảo việc tích cực hoá “bên trong” cần  chú ý đến mặt bên trong của phương pháp dạy học, vận dụng dạy học giải quyết   vấn đề và các phương pháp dạy học tích cực khác. 2.2.3. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải   quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận  biết và giải quyết vấn đề. Học sinh được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó là  tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp  học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Dạy học giải quyết   vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể  áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học   sinh. ́ ́ ̀ ̉ Câu truc qua trinh giai quyêt vân đê: ́ ́ ́ ̀ 1. NHÂN BIÊT VÂN ĐÊ ̣ ́ ́ ̀ ­ Phân tich tinh huông ́ ̀ ́ ­ Nhân biêt vân đê ̣ ́ ́ ̀ ­ Trinh bay vân đê ̀ ̀ ́ ̀ 2. TIM CAC PH ̀ ́ ƯƠNG AN GIAI QUYÊT ́ ̉ ́ ­ So sanh v ́ ơi cac nhiêm vu đa giai quyêt ́ ́ ̣ ̣ ̃ ̉ ́ ­ Tim cac cach giai quy êt m ̀ ́ ́ ̉ ́ ới ­ Hê thông hoa, săp xêp cac ph ̣ ́ ́ ́ ́ ́ ương an giai quyêt ́ ̉ ́ 11
  12. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh  trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” 3. QUYÊT ĐINH PH ́ ̣ ƯƠNG AN ́ ­ Phân tich ph ́ ương an ́ ­ Đanh gia cac ph ́ ́ ́ ương an ́ ­ Quyêt đinh ́ Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan  trọng để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc  phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông. Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng  có thể là những tình huống gắn với thực tiễn. Trong thực tiễn dạy học hi ện nay,   dạy học giải quyết vấn đề  thường chú ý đến những vấn đề  khoa học chuyên   môn mà ít chú ý hơn đến các vấn đề  gắn với thực tiễn. Tuy nhiên nếu chỉ  chú  trọng việc giải quyết các vấn đề  nhận thức trong khoa học chuyên môn thì học   sinh vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Vì   vậy bên cạnh dạy học giải quyết vấn đề, lý luận dạy học còn xây dựng quan  điểm dạy học theo tình huống. 2.2.4. Vận dụng dạy học theo tình huống Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học  được tổ chức theo một chủ đề phức  hợp gắn với các  tình huống thực tiễn cuộc   sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ  chức trong một môi trường học  12
  13. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh  trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá  nhân và  trong mối tương   tác xã hội của việc học tập. Các chủ  đề  dạy học phức hợp là những chủ  đề  có nội dung liên quan đến  nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn. Trong nhà trường,   các môn học được phân theo các môn khoa học chuyên môn, còn cuộc sống thì luôn  diễn ra trong những mối quan hệ phức hợp. Vì vậy sử dụng các chủ đề dạy học phức  hợp góp phần khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học chuyên   môn, rèn luyện cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên môn. Phương pháp nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học điển  hình của dạy học theo tình huống, trong đó học sinh tự  lực giải quyết một tình  huống điển hình, gắn với thực tiễn thông qua làm việc nhóm. Tuy nhiên, nếu các tình huống được đưa vào dạy học là những tình huống   mô phỏng lại, thì chưa phải tình huống thực. Nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong   phòng học lý thuyết thì học sinh cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa  có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. 2.2.5. Vận dụng dạy học định hướng hành động Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt   động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá trình học  tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ  học tập và hoàn thành các sản phẩm hành  động, có sự  kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân. Đây  là một quan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn thể. Vận dụng dạy học   định hướng hành động có ý nghĩa quan trong cho việc thực hiện nguyên lý giáo   dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. Dạy học theo dự  án là một hình thức điển hình của dạy học định hướng   hành động, trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ học tập   phức hợp, gắn với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo ra   các sản phẩm có thể công bố. Trong dạy học theo dự án có thể vận dụng nhiều lý  thuyết và quan điểm dạy học hiện đại như  lý thuyết kiến tạo, dạy học định  hướng học sinh, dạy học hợp tác, dạy học tích hợp, dạy học khám phá, sáng tạo,   dạy học theo tình huống và dạy học định hướng hành động. 2.2.6. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ   trợ dạy học 13
  14. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh  trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp  dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học.  Việc  sử  dụng các phương tiện  dạy học cần phù hợp với mối quan hệ  giữa   phương   tiện   dạy   học   và   phương   pháp   dạy   học.   Hiện   nay,   việc   trang   bị   các  phương tiện dạy học mới cho các trường phổ thông từng bước được tăng cường.   Tuy nhiên các phương tiện dạy   học tự  làm của giáo viên luôn có ý nghĩa quan   trọng, cần được phát huy. Đa phương tiện và công nghệ  thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là  phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại. Đa phương tiện và công nghệ thông  tin   có   nhiều   khả   năng   ứng   dụng   trong   dạy   học.   Bên   cạnh   việc   sử   dụng   đa   phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử  dụng các phần   mềm dạy học cũng như  các phương pháp dạy học sử  dụng mạng điện tử  (E­ Learning). Phương tiện dạy học mới cũng hỗ  trợ  việc tìm ra và sử  dụng các   phương pháp dạy học mới. Webquest là một ví dụ về phương pháp dạy học mới  với phương tiện mới là dạy học sử  dụng mạng điện tử, trong đó học sinh khám  phá tri thức trên mạng một cách có định hướng. ̣ ̣ ̣ *) Day hoc kham pha trên mang (WebQuest)  ́ ́ ́ ̣  WebQuest la môt ph Khai niêm: ̀ ̣ ương phap day hoc, trong đo hoc sinh t ́ ̣ ̣ ́ ̣ ự lực  thực hiên trong nhom môt nhiêm vu vê môt chu đê ph ̣ ́ ̣ ̣ ̀ ̣ ̉ ̀ ức hợp, găn v ́ ới tinh huông ̀ ́   thực tiên. Nh ̃ ưng thông tin c ̃ ơ ban vê chu đê đ ̉ ̀ ̉ ̀ ược truy câp ṭ ừ những trang liên kêt́  ̣ (Internetlinks) do giao viên chon loc t ́ ̣ ư tr ̀ ươc. Viêc hoc tâp theo đinh h ́ ̣ ̣ ̣ ̣ ương nghiên ́   cưu va kham pha, kêt qua hoc tâp đ ́ ̀ ́ ́ ́ ̉ ̣ ̣ ược hoc sinh trinh bay va đanh gia. WebQuest la ̣ ̀ ̀ ̀ ́ ́ ̀  ̣ môt ph ương phap day hoc m ́ ̣ ̣ ơi, đ ́ ược xây dựng trên cơ  sở  phương tiên day hoc ̣ ̣ ̣   mơi la công nghê thông tin va Internet. WebQuest la môt dang đăc biêt cua viêc day ́ ̀ ̣ ̀ ̀ ̣ ̣ ̣ ̣ ̉ ̣ ̣   ̣ ử dung truy câp mang Internet. hoc s ̣ ̣ ̣ Quy trinh thiêt kê WebQuest ̀ ́ ́ Chon chu đề ̣ ̉ Xac đinh muc đich ́ ̣ ̣ ́ 14
  15. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh  trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” Tim nguôn tai liêu ̀ ̀ ̀ ̣ Đanh gia thiêt kê ́ ́ ́ ́ Xac đinh nhiêm vu ́ ̣ ̣ ̣ Thiêt kê tiên trinh ́ ́ ́ ̀ Trinh bay trang Web ̀ ̀ Thực hiên WebQuest ̣ Đanh gia, s ́ ́ ửa  chưã 2.2.7 Sử dụng phương pháp bản đồ tư duy kích thích hoạt động và chức năng của   bộ não. a. Bản đồ tư duy (Mindmap)  là gì: Bản đồ  tư  duy còn gọi là  Sơ  đồ  tư  duy, Lược đồ  tư  duy  là hình thức ghi  chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để  mở  rộng và đào sâu các ý tưởng. Bản đồ  tư  duy là một kĩ thuật hình họa với sự  kết hợp giữa từ  ngữ, hình  ảnh, đường nét,  màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não  Bản đồ tư duy có 4 đặc điểm chính:  Đối tượng quan tâm được kết tinh thành một hình ảnh trung tâm  Từ hình ảnh trung tâm, những chủ để chính của đối phương toả rộng thành   các nhánh  Các nhánh đều cấu thành từ  một hình  ảnh chủ  đạo, hay từ  khoá trên một   dòng liên kết. những vấn đề phụ cũng được biểu thị bởi các nhánh gắn kết   với những nhánh có thứ bậc cao hơn.  Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên hệ nhau. 15
  16. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh  trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” Đây là một kĩ thuật để  nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng giản đồ  ý, tổng   thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ  với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn   nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn. Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của  một đối tượng bằng hình  ảnh hai chiều. Nó chỉ  ra dạng thức của đối tượng, sự  quan hệ  hỗ  tương giữa các khái niệm (hay ý) có liên quan và cách liên hệ  giữa   chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn. Các loại sơ đồ: ­ Sơ đồ cấu trúc: là loại sơ đồ thể hiện các thành phần, yếu tố trong một chỉnh   thể và mối quan hệ  giữa chúng. ­ Sơ đồ quá trình: là loại sơ đồ thể hiện vị trí các thành phần, các yếu tố và mối   quan hệ của chúng trong quá trình vận động. *Sơ đồ địa đồ học: là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về mặt không gian của   các sự vật­hiện tượng địa lí trên lược đồ, bản đồ. *Sơ đồ logic: là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về nội dung bên trong của các  sự vật­hiện tượng địa lí. b.  Ưu điểm So với các cách thức ghi chép truyền thống thì phương pháp giản đồ  ý có  những điểm vượt trội như sau: ­ Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng. ­ Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ  ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ  nằm vị trí càng gần với ý chính. ­ Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác. ­ Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn. ­ Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào giản đồ. ­ Mỗi giản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ. ­ Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp   thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và   linh hoạt cho việc ghi nhớ. ­ Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính. 16
  17. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh  trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” c. Cấu trúc chung  Một bản đồ tư duy của một bài viết có cấu trúc chung như sau:  Phương pháp này giúp người học thiết kế được một dàn ý chi tiết cho bài   viết, xây dựng những luận điểm nhờ  đó thấy rõ mối quan hệ  giữa chúng. Cũng  bởi đặc tính hấp dẫn, bắt mắt và dễ hiểu, người học sẽ thấy hưng phấn hơn khi   nhìn vào mind maps ­ tác phẩm của riêng họ. Điều này cũng thôi thúc người học  phải làm cách nào cho tác phẩm đó trông không chỉ  đẹp mà còn phải lôgic cũng  giống như lập một dàn ý mạch lạc, chặt chẽ.  Trước khi lên lớp, giáo viên cần chuẩn bị sẵn các các mẫu có sơ đồ tư duy.   Tuy nhiên sơ  đồ  này chỉ  bao gồm chủ  đề  chính và một, hai gợi ý. Giáo viên yêu  cầu học sinh làm theo nhóm, và điền thêm các ý khác. Hoặc, giáo viên có thể  vẽ  khung ra bảng. Nhưng hay hơn hết là giáo viên phát cho các nhóm các khổ  giấy   trắng, đưa ra chủ đề  cho các em, và yêu cầu các nhóm tự  vẽ bản đồ  tư  duy của  chính mình.  Trong tiết học viết, việc ứng dụng sơ đồ tư duy có thể theo các bước sau: Bước 1 ­ Chọn chủ đề: Chủ đề bài viết thường có trong sách. Tuy nhiên, từ  phần, nếu có thể giáo viên giúp học sinh thu hẹp đề tài. Bước 2­ Ghi chép: Sau khi đã có một chủ đề, giáo viên yêu cầu học sinh tự  suy ngẫm và nghĩ ra các ý tưởng về nội dung chủ đề. Học sinh sẽ ghi chép lại các   từ/ ý cần thiết và bắt đầu lập ra bản đồ tư  duy. Giáo viên cho học sinh một mẫu   sẵn ở lớp trước, học sinh chép lại mẫu và về nhà làm theo, đồng thời hoàn thiện 17
  18. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh  trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” Bước 3­ Nhận xét: Giáo viên tập hợp các sơ đồ tư duy lên bảng, càng nhiều  càng tốt. Sau đó, giáo viên bổ  sung các ý kiến, chữa lỗi và loại bỏ  những luận   điểm thừa.  Bước 4­ Triển khai sơ  đồ  tư  duy và viết: Giáo viên yêu cầu học sinh viết  dựa theo sơ đồ của nhóm d.  Yêu cầu của việc xây dựng bản đồ tư duy: ­ Tính khoa học: nội dung sơ đồ phải bám sát nội dung của bài học, các mối quan  hệ phải là bản chất, khách quan chứ không phải do người xây dựng sắp đặt. ­ Tính sư  phạm, tư  tưởng: sơ  đồ  phải có tính khái quát hóa cao, qua sơ  đồ  học  sinh có thể nhận thấy ngay các mối quan hệ khách quan, biện chứng. ­ Tính mĩ thuật: bố cục của sơ đồ  phải hợp lí, cân đối, nổi bật trọng tâm và các   nhóm kiến thức. e.  Phương thức tiến hành *)  Cá nhân: ­ Viết hay vẽ đề tài của đối tượng xuống giữa trang giấy và vẽ một vòng bao bọc  nó. Việc sử dụng màu sẽ nâng cao chất lượng và vận tốc ghi nhớ. Nếu viết chữ  thì hãy cô đọng nó thành một từ khóa chính.  ­ Đối với mỗi ý quan trọng, vẽ một đường (hay một đường có mũi tên ở đầu tùy  theo quan hệ từ đối tượng trung tâm đối với ý phụ bên ngoài) đường phân nhánh  xuất phát từ hình trung tâm và nối với một ý phụ. ­ Từ mỗi ý quan trọng, lại vẽ các phân nhánh mới các ý phụ bổ sung cho ý đó. ­ Từ các ý phụ này lại, mở ra các phân nhánh chi tiết cho mỗi ý. ­ Tiếp tục vẽ hình phân nhánh các ý cho đến khi đạt được giản đồ  chi tiết nhất   (hình rễ cây mà gốc chính là đề tài đang làm việc). Lưu ý: Khi tiến hành một giản đồ ý nên: ­ Sử dụng hình ảnh minh hoạ nếu có thể thay cho chữ viết cho mỗi ý. ­ Mỗi ý, nếu không thể dùng hình phải rút xuống tối đa thành một từ  khóa ngắn   gọn. ­ Tư tưởng nên được để  tự  do tối đa. Bạn có thể  nảy sinh ý tưởng nhanh hơn là   khi viết ra. 18
  19. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh  trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” *)  Nhóm nghiên cứu Một nhóm có thể làm việc chung và lập nên 1 giản đồ ý bởi các bước sau: ­ Mỗi cá nhân vẽ các giản đồ ý về những gì đã biết được về đối tượng. ­ Kết hợp với các cá nhân để  thành lập một giản đồ  ý chung về  các yếu tố  đã  biết. ­ Quyết định xem nên nghiên cứu và học tập những gì dựa vào cái giản đồ  này   của nhóm. ­ Mỗi người tự nghiên cứu thêm về đề tài, tùy theo yêu cầu mà tất cả chú tâm vào  cùng 1 lãnh vực để đào sâu thêm hay chia ra mỗi người 1 lãnh vực để  đẩy nhanh   hơn quá trình làm việc. Mỗi người tự hoàn tất trở lại giản đồ ý của mình. ­ Kết hợp lần nữa để tạo thành giản đồ ý của cả nhóm. f. Cách sử dụng sơ đồ ­ Giáo viên có thể sử  dụng sơ  đồ  tư  duy để  ôn tập nội dung bài học và kiểm tra   kiến thức của học sinh. ­ Giáo viên dựa vào chính sơ đồ để soạn ra các tình huống dạy học cũng như các   thao tác, phương pháp dạy; lúc này sơ đồ chính là mục đích ­ phương tiện truyền  đạt của giáo viên và lĩnh hội kiến thức của học sinh. ­Trong khi sử dụng giáo viên phải hình thành rõ mạch chính, mạch nhánh của sơ  đồ, mối quan hệ nhân qủa, mối quan hệ tác động hoặc sự liên kết các đơn vị kiến   thức trên sơ đồ. 2.2.8. Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo Kỹ  thuật dạy học là những cách thức hành động của của giáo viên và học   sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình  dạy học. Các kỹ  thuật dạy học là những đơn vị  nhỏ  nhất của phương pháp dạy  học. Có những kỹ  thuật dạy học chung, có những kỹ  thuật đặc thù của từng  phương pháp dạy học, ví dụ  kỹ  thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay   người ta chú trọng phát triển và sử  dụng các kỹ  thuật dạy học phát huy tính tích  cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, 3 lần 3, KWL, kĩ thuật   thu nhận thông tin phản hồi... Môt sô ki thuât day hoc tich c ̣ ́ ̃ ̣ ̣ ̣ ́ ực hiện nay 19
  20. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh  trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” ̃ ̣ *) Ki thuât KWL  ( K: Know ­ Nhưng điêu đa biêt; W: Want to know ­ Nh ̃ ̀ ̃ ́ ưng ̃   điêu muôn biêt; L: Learned ­ Nh ̀ ́ ́ ưng điêu đa hoc đ ̃ ̀ ̃ ̣ ược) ́ ̣  Ki thuât KWL la bang liên hê cac kiên th Khai niêm: ̃ ̣ ̀ ̉ ̣ ́ ́ ức liên quan đên bai hoc, ́ ̀ ̣   ́ ức muôn biêt va cac kiên th cac kiên th ́ ́ ́ ̀ ́ ́ ức hoc đ ̣ ược sau bai hoc. ̀ ̣ Cach tiên hanh: ́ ́ ̀ Sau khi giơi thiêu bai hoc, giao viên phat phiêu KWL cho hoc sinh: ́ ̣ ̀ ̣ ́ ́ ́ ̣ ̀ ̣ Tên bai hoc:........................................................................................................... ̣ Tên hoc sinh:.......................................................................Lơp:.......................... ́ K W  L Nhưng điêu đa biêt ̃ ̀ ̃ ́ Nhưng điêu muôn biêt ̃ ̀ ́ ́ Nhưng  ̃ .........................................i .............. ...................................... ̀ ̃ ̣ ược êu đa hoc đ ......................................... ...................................... ......................................... ........................................ ...................................... ........................................... ......................................... ....................................... ........................................ ........................................ ....................................... .......................... ......................................... . ̣ *) Ki thuât 5W1H ̃ ́ ̣  Ki thuât 5W1H th Khai niêm: ̃ ̣ ương dung cho cac tr ̀ ̀ ́ ương h ̀ ợp khi cân thêm y ̀ ́  tưởng mơi hoăc xem xet nhiêu khia canh cua vân đê, chon l ́ ̣ ́ ̀ ́ ̣ ̉ ́ ̀ ̣ ựa y t ́ ưởng đê phat ̉ ́  ̉ triên. Cach th ́ ực hiên: ̣ ̉ ́ ́ ̣ ́ ̀ ̃ ự đăt cho minh nh Đê tom tăt môt vân đê , ta hay t ̣ ̀ ững câu hoi nh ̉ ư: WHAT: Cai gi? ́ ̀ WHERE: Ở đâu? WHEN: Khi nao? ̀ ̣ WHY: Tai sao? HOW: Như thê nao? ́ ̀ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2