Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 6 – 10<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
SỰ HÌNH THÀNH THẾ CHẮN TRONG CHẤT BÁN DẪN BA CHIỀU (3D) VÀ HAI CHIỀU<br />
(2D)<br />
Đinh Nguyễn Trọng Nghĩa1<br />
1<br />
<br />
ThS. Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 21/04/14<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
27/08/14<br />
Ngày chấp nhận đăng:<br />
22/10/14<br />
Title:<br />
The formation of screened<br />
potential in three-dimensional<br />
(3D) and two-dimentional (2D)<br />
GaAS semiconductor<br />
Từ khóa:<br />
Nonequilibrium green<br />
function, quantum kinetics,<br />
semiconductors, screened<br />
Coulomb potential<br />
Keywords:<br />
Hàm Green không cân bằng,<br />
động học lượng tử, chất bán<br />
dẫn, thế Coulomb chắn<br />
<br />
ABSTRACT<br />
We studied the quantum kinetics of the processes of an electron – hole gas in a<br />
semiconductor excited by a femtosecond laser pulse. The nonequilibrium green<br />
function method was used with the two-time-dependent RPA screened Coulomb<br />
potential. The calculation was performed for GaAs which is a common<br />
semiconductor. The dependence on wave number and energy of the dielectric<br />
function was calculated. We found that the screening of Coulomb potential was<br />
formed gradually not instantaneously as in some classical theories.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Chúng tôi nghiên cứu động học lượng tử của các quá trình xảy ra của hệ điện tử<br />
- lỗ trống trong chất bán dẫn bị kích thích bởi xung laser cực ngắn cỡ femto giây.<br />
Phương pháp được sử dụng ở đây là phương pháp hàm Green không cân bằng<br />
với thế Coulomb chắn phụ thuộc hai thời gian trong gần đúng pha ngẫu nhiên<br />
(RPA). Các tính toán được thực hiện cho một chất bán dẫn thông dụng là GaAs.<br />
Qua đó tính toán được sự phụ thuộc số sóng và năng lượng của hàm điện môi.<br />
Chúng tôi phát hiện ra một hiện tượng thú vị, đó là sự chắn của thế Coulomb<br />
được hình thành một cách từ từ chứ không phải tức thời như các quan niệm cổ<br />
điển trước đây.<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
với xung laser cực ngắn ở thang femto giây hay<br />
“dưới femto giây”, hệ sẽ trong trạng thái mất cân<br />
bằng và sẽ bắt đầu phục hồi về trạng thái cân<br />
bằng. Quá trình hệ phục hồi về trạng thái cân bằng<br />
có thể chia thành 3 giai đoạn như sau:<br />
<br />
Công nghệ laser ngày càng phát triển và việc tạo<br />
được các laser có xung cực ngắn (cỡ femto giây)<br />
tạo nên thách thức lớn cho các nhà vật lý lý thuyết<br />
trong việc tính toán, mô tả các quá trình, các hiện<br />
tượng xảy ra trong thực nghiệm. Trong đó, bài<br />
toán chất bán dẫn bị kích thích bởi xung laser cực<br />
ngắn được khá nhiều sự quan tâm. Khi một chất<br />
bán dẫn được kích thích bởi ánh sáng có năng<br />
lượng photon có thể so sánh được với độ rộng dải<br />
cấm của chất bán dẫn, các electron trong dải hóa<br />
trị sẽ nhảy lên các mức năng lượng trên dải dẫn để<br />
lại những lỗ trống trong dải hóa trị. Quá trình hấp<br />
thụ ánh sáng tương ứng với sự hình thành các cặp<br />
điện tử - lỗ trống và sự bắt cặp này tạo thành<br />
exciton. Sau khi bị kích thích bằng laser, nhất là<br />
<br />
Trước hết, tại những thời điểm rất sớm khi mà các<br />
tán xạ chưa xảy ra, trường ánh sáng tạo liên kết<br />
“coherent” (hàm sóng của electron và lỗ trống<br />
(được kích thích một cách quang học) có pha xác<br />
định và vì thế sự chồng chập các hàm sóng này có<br />
thể dẫn đến hiện tượng giao thoa) chặt chẽ giữa<br />
các trạng thái ở dải dẫn và dải hóa trị và qua đó<br />
tạo ra những sự phân cực dao động trong chất bán<br />
dẫn. Người ta gọi giai đoạn đầu là giai đoạn<br />
không va chạm hay giai đoạn “coherent”. Những<br />
6<br />
<br />
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 6 – 10<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
hiệu ứng dựa trên tính chất “coherent” lượng tử<br />
của các hạt mang điện là dao động Bloch, “photon<br />
echo”, trộn bốn sóng … (Haug & Koch, 1993).<br />
<br />
học lượng tử (Quantum kinetics – QK). Có một<br />
vài phương pháp để mô tả động học lượng tử.<br />
Thường gặp nhất là phương pháp sử dụng ma trận<br />
mật độ (Bonitz, Scott, Binder & Koch, 1994) và<br />
phương pháp hàm Green không cân bằng<br />
(Gartner, Banyai & Haug, 1999; Haug & Jauho,<br />
2007).<br />
<br />
Trong giai đoạn hai, các quá trình chủ đạo là tán<br />
xạ của các hạt mang điện qua thế Coulomb và tán<br />
xạ giữa hạt tải và phonon. Các quá trình tán xạ<br />
này nhanh chóng phá vỡ tính “coherent” lượng tử<br />
của các hạt mang điện, đưa các electron và lỗ<br />
trống về đáy của dải dẫn hay dải hóa trị. Hệ trở về<br />
trạng thái giả cân bằng. Xác suất chiếm đóng của<br />
các trạng thái hạt mang điện trong mỗi dải năng<br />
lượng được mô tả bởi phân bố Fermi-Dirac. Các<br />
hiệu ứng nhiều hạt đáng quan tâm trong giai đoạn<br />
này là tương tác Coulomb chắn, tương tác hạt tải<br />
– phonon và trộn hai tương tác này, … Cũng cần<br />
nhấn mạnh rằng nếu kích thích là trung bình và<br />
yếu tức là nồng độ hạt không cao thì tương tác<br />
phonon giữ vai trò chủ đạo. Ngược lại, ở nồng độ<br />
hạt cao (kích thích mạnh) tương tác giữa các hạt<br />
mang điện thông qua thế Coulomb là tương tác<br />
chủ yếu.<br />
<br />
Bài báo này sử dụng phương pháp hàm Green để<br />
dẫn ra các phương trình động học lượng tử mô tả<br />
chất bán dẫn bị kích thích với xung laser cực<br />
ngắn. Trong đó, mối quan tâm ở đây là sự hình<br />
thành thế chắn trong quang bán dẫn. Theo các lý<br />
thuyết trước đó, thế chắn được hình thành ngay từ<br />
khi có thế ngoài tác dụng lên hệ. Phương pháp<br />
mới này cho thấy thế chắn không phải hình thành<br />
tức thời mà phải qua một khoảng thời gian từ khi<br />
có thế ngoài.<br />
2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN<br />
CỨU<br />
Chúng tôi đã sử dụng phương pháp hàm Green<br />
không cân bằng phương trình động học thu được<br />
từ phương pháp này chứa cả các tương quan<br />
lượng tử và hiệu ứng nhớ, trong đó gồm hai thành<br />
phần coherent và tán xạ. Ở đây, cơ chế tán xạ chủ<br />
yếu là tương tác Coulomb giữa các hạt mang điện.<br />
Thế Coulomb sử dụng trong tính toán là thế<br />
Coulomb chắn và được tính trong gần đúng RPA<br />
(Haug & Jauho, 2007)<br />
vq (t1, t2 ) Vq (t1 t2 ) Vq Lq (t1, t3 )vq (t3 , t2 ) (1)<br />
<br />
Cuối cùng, là quá trình tái hợp của các hạt mang<br />
điện: electron trong dải dẫn trở về với dải hóa trị<br />
tái hợp với lỗ trống. Chất bán dẫn trở về trạng thái<br />
cân bằng nhiệt với dải hóa trị đầy điện tử, dải dẫn<br />
trống. Quá trình này thường xảy ở thang thời gian<br />
nano – micro giây sau khi kích thích quang học.<br />
Cần nhấn mạnh rằng trong hệ bán dẫn như vậy,<br />
các electron và lỗ trống tạo nên các trạng thái<br />
hoàn toàn không cân bằng, các tính toán dựa trên<br />
các lý thuyết cân bằng trong trường hợp này<br />
không thể sử dụng được. Ngoài ra, các lý thuyết<br />
cổ điển trước đó, nổi tiếng nhất là phương trình<br />
động học Boltzmann cũng không thể dùng mô tả<br />
chính xác hệ như vậy vì một số lý do như sau: (1)<br />
phương trình Boltzmann chỉ phụ thuộc thời điểm t<br />
do đó không kèm trong đó hiệu ứng nhớ của cơ<br />
học lượng tử; (2) hàm phân bố phụ thuộc vào cả<br />
r và p , điều này chỉ có thể xảy ra trong trường<br />
hợp cổ điển vì hai đại lượng này không thể đo<br />
được đồng thời trong thế giới lượng tử; (3)<br />
phương trình Boltzmann không sử dụng được<br />
trong thang thời gian cực ngắn do sử dụng giả<br />
thuyết bảo toàn năng lượng, trong thời gian cực<br />
ngắn năng lượng không xác định được do hiệu<br />
ứng của hệ thức bất định t E .Từ những<br />
điều trên cho thấy cần có một lý thuyết khác hoàn<br />
chỉnh hơn để mô tả các điều kiện không cân bằng<br />
thật sự trong chất bán dẫn bị kích thích bởi laser<br />
cực ngắn. Lý thuyết đó chính là lý thuyết về động<br />
<br />
Trong đó các tích phân được lấy theo các biến<br />
thời gian lặp lại, các biến thời gian ở đây có thể<br />
nằm ở một trong hai nhánh trên chu tuyến thời<br />
gian Keldysh. Vq là biến đổi Fourier của thế<br />
2<br />
2d 1 e0<br />
Coulomb trần V (q ) <br />
. Dựa trên các<br />
0 q d 1<br />
<br />
quy tắc Langreth và các tính chất đối xứng, có thể<br />
thu được (Haug & Jauho, 2007):<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
vq (t1, t2 ) Vq L (t1, t2 )Vq <br />
q<br />
<br />
t1<br />
<br />
<br />
<br />
dt3Lq (t1, t3 )vq (t3 , t2 ) (2)<br />
r<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
t2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
dt3 Lq (t1, t3 )vq (t3 , t2 ) <br />
<br />
<br />
<br />
a<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hàm phân cực được tính toán trong gần đúng<br />
RPA (Banyai, Vu Quang Tuyen, Mieck & Haug,<br />
1996; Haug & Jauho, 2007)<br />
<br />
7<br />
<br />
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 6 – 10<br />
<br />
<br />
<br />
L (t1, t2 ) 2i<br />
q<br />
<br />
1 , 2 ,k<br />
<br />
G<br />
<br />
1 2 ,k q<br />
<br />
<br />
(t1, t2 )G <br />
<br />
2 1 ,k<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
kín và có thể giải bằng phương pháp số.<br />
Để thấy được sự hình thành thế chắn, chúng tôi sử<br />
dụng các kết quả tính toán trên và tính cho hàm<br />
điện môi. Hàm điện môi có thể tính thông qua thế<br />
Coulomb (Haug & Jauho, 2007):<br />
<br />
(t2 , t1 ) (3)<br />
<br />
Sự phụ thuộc thời gian của ma trận mật độ 2x2<br />
<br />
(t ) (ma trận mô tả sự phân bố hạt tải ở các<br />
dải năng lượng và sự phân cực giữa các dải) dựa<br />
trên sự tán xạ Coulomb phụ thuộc phương trình<br />
<br />
t<br />
<br />
1 2 ,k<br />
<br />
<br />
<br />
G<br />
<br />
1 3 ,k q<br />
<br />
G <br />
<br />
1 3 ,k<br />
<br />
i<br />
<br />
(t )<br />
scat<br />
<br />
dt<br />
t<br />
<br />
r<br />
vq ( , t ) <br />
<br />
(4)<br />
<br />
3 ,q<br />
<br />
(t , t )G <br />
<br />
3 2 ,k<br />
<br />
(t , t )G <br />
<br />
3 2 ,k q<br />
<br />
<br />
(t , t ) vq (t , t ) G <br />
<br />
1 3 ,k q<br />
<br />
<br />
(t , t )vq (t , t ) G <br />
<br />
1 3 ,k<br />
<br />
Trong đó các chỉ số của<br />
<br />
(t , t )G <br />
<br />
3 2 ,k<br />
<br />
(t , t )G <br />
<br />
3 2 ,k q<br />
<br />
thể hiện chỉ số dải<br />
1 2<br />
<br />
a<br />
<br />
,k (t1, t2 )<br />
<br />
G<br />
<br />
<br />
,k (t1, t2 )<br />
<br />
,k (t2 ) <br />
<br />
,k (t2 )G<br />
<br />
r<br />
<br />
,k (t1, t2 ) <br />
<br />
<br />
<br />
Để đơn giản, các hàm phổ được lấy dưới dạng<br />
chéo<br />
(Banyai<br />
&<br />
cs.,<br />
1998)<br />
<br />
G<br />
<br />
r<br />
<br />
,k (t1, t2 )<br />
<br />
<br />
<br />
i<br />
<br />
(t1 t2 )e<br />
<br />
i<br />
<br />
0<br />
<br />
r<br />
ei vq (t , t ) (6)<br />
<br />
Tính toán được thực hiện với GaAs. Việc tính<br />
toán chủ yếu dựa trên việc giải phương trình vi<br />
phân (4). Phương trình này được giải bằng số với<br />
phương pháp Adams – Bashforth – Moulton với<br />
sự trợ giúp của các phương trình (1), (2), (3) và<br />
(5). Kết quả thu được được đưa vào phương trình<br />
(6) để tính hàm điện môi. Ở đây, chúng tôi tự viết<br />
các đoạn code (bằng ngôn ngữ fortran) cần thiết<br />
mà không sử dụng thêm các phần mềm tính toán<br />
nào khác. Các đồ thị được vẽ thông qua phần<br />
mềm gnuplot.<br />
<br />
<br />
<br />
năng lượng. Các hàm Green sớm G và trễ G<br />
được biểu diễn thông qua ma trận mật độ bằng<br />
gần đúng Generalized Kadanoff-Baym ansatz<br />
(GKBA) (Haug & Jauho, 2007)<br />
(5)<br />
<br />
<br />
<br />
a<br />
r<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
G<br />
<br />
q ( , t)<br />
<br />
<br />
<br />
d<br />
<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
<br />
(t , t )vq (t , t )<br />
<br />
<br />
(t , t )vq (t , t )<br />
<br />
Vq<br />
<br />
Phần ảo của nghịch đảo hàm điện môi được tính<br />
như là hàm của năng lượng và số sóng q, các<br />
kết quả thu được được chiếu lên mặt phẳng<br />
, q .<br />
<br />
, k (t1 t2 )<br />
<br />
với ,k là năng lượng tự do của hạt trong dải<br />
<br />
năng lượng . Giờ đây, hệ phương trình trở nên<br />
<br />
Hình 1. Biều diễn phần ảo của nghịch đảo hàm điện môi theo năng lượng và số sóng trong trường hợp 3D.<br />
Sử dụng các thông số cho laser: bề rộng 50fs, detuning 5 meV, cường độ xung ứng với mật độ hạt 0,8.1017<br />
cm-3. Trong đó (a) t = 10fs (b) t = 400fs.<br />
<br />
8<br />
<br />
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 6 – 10<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
Hình 2. Các thông số tương tự như Hình 1 nhưng kết quả được tính cho trường hợp 2D.<br />
<br />
Hình 1 và 2 biểu diễn phần ảo của nghịch đảo<br />
hàm điện môi tính cho trường hợp xung laser có<br />
độ rộng 50 fs, detuning bằng 5 meV cho trường<br />
hợp 3D và 2D cho thời gian t 10 fs và<br />
<br />
xét đến cả tương tác Coulomb và phonon (Haug<br />
& Koch, 1993). Đây cũng là một hướng có thể<br />
nghiên cứu sâu thêm sau này.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
t 400 fs . Qua đó, có thể thấy được sự hình<br />
<br />
Abrikosov A. A., Gorkov L. P., & Dzyaloshinski I.E.<br />
(1965). Methods of Quantum fields theory in<br />
Statistical Physics. Pergamon Press.<br />
Baym G. (1999). Progress in Nonequilibrium Green’s<br />
Function. 1, 17.<br />
Bányai L., Vu Quang Tuyen, Mieck Q., & Haug H.<br />
(1998).<br />
Phys.<br />
Rev.<br />
Lett.<br />
81,<br />
882.<br />
http://dx.doi.org/10.1103/PhysRevLett.81.882<br />
Binder R. & Koch S. W. (1965). Progress in Quantum<br />
Electronics. 19, 307.<br />
Bonitz M., Binder R., & Koch S. W. (1993). Phys. Rev.<br />
Lett.<br />
70,<br />
3788.<br />
http://dx.doi.org/10.1103/PhysRevLett.70.3788<br />
Bonitz M., Scott D. C., Binder R., & Koch S. W.<br />
(1994).<br />
Phys.<br />
Rev.<br />
B<br />
50,<br />
15095.<br />
http://dx.doi.org/10.1103/PhysRevB.50.15095<br />
Bonitz M. (1998). Quantum Kinetic Theory. Stuttgart.<br />
Bozek P. (2006). J.Phys. Conf. Ser. 35, 373.<br />
http://dx.doi.org/10.1088/1742-6596/35/1/034<br />
Dahlen N. E. & Stan A., Leeuwen R. (2006). J. Phys.<br />
Conf. Ser. 35, 324. http://dx.doi.org/10.1088/17426596/35/1/030<br />
Dahlen N. E. & Stan A., Leeuwen R. (2006). J. Phys.<br />
Conf. Ser. 35, 340. http://dx.doi.org/10.1088/17426596/35/1/031<br />
Fetter A. L. & Walecka J. D. (1971). Quantum theory<br />
of many-particle Systems, McGraw-Hill Book<br />
Company, USA.<br />
<br />
thành của các cực plasmon: tại những thời điểm<br />
ban đầu các đường biểu diễn hàm điện môi có bề<br />
rộng lớn và khá phẳng – chưa hình thành cực<br />
plasmon, nhưng với các thời gian lớn cực<br />
plasmon hình thành rõ nét hơn, trên hình quan sát<br />
được 2 nhánh plasmon: 1 nhánh quang học ở trên<br />
và 1 nhánh âm học ở dưới. Kết quả theo các thời<br />
gian khác nhau này cho thấy sự hình thành dần<br />
dần các cực plasmon, tức là màn chắn thế<br />
Coulomb trong điều kiện không cân bằng không<br />
xuất hiện ngay mà được hình thành từ từ, điều này<br />
đúng cho cả trường hợp 3D và 2D. Hiện tượng<br />
thú vị này đã được xác định qua thực nghiệm<br />
(Banyai & cs., 1998).<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Chúng tôi đã trình bày một kết quả tính toán dựa<br />
trên phương pháp hàm Green không cân bằng.<br />
Kết quả thu được cũng giải thích được một vấn đề<br />
đã được thực nghiệm xác nhận, đó là màn chắn<br />
thế Coulomb trong điều kiện không cân bằng sẽ<br />
được hình thành từ từ. Chúng tôi tin rằng kết quả<br />
này là một bổ sung chính xác cho các nghiên cứu<br />
trước đây. Các tính toán trong bài báo này đã bỏ<br />
qua ảnh hưởng của tương tác phonon, một số tác<br />
giả cũng đã cho thấy sự trộn các “mode” khi xem<br />
9<br />
<br />
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 6 – 10<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
Gartner P., Banyai L., & Haug H. (1999). Phys. Rev. B<br />
60<br />
,<br />
14234.<br />
http://dx.doi.org/10.1103/PhysRevB.60.14234<br />
Gartner P., Banyai L., & Haug H. (2000). Phys. Rev. B<br />
62,<br />
7116.<br />
http://dx.doi.org/10.1103/PhysRevB.62.7116<br />
Harbola U., Maddox J., & Mukamel S. (2006). Phys.<br />
Rev.<br />
B<br />
73,<br />
205404.<br />
http://dx.doi.org/10.1103/PhysRevB.73.205404<br />
<br />
Harbola U. & Mukamel S. (2008). Physics Reports<br />
465,<br />
191.<br />
http://dx.doi.org/10.1016/j.physrep.2008.05.003<br />
Haug H. & Jauho A. (2007). Quantum Kinetics in<br />
Transport and Optics of Semiconductors, Springer.<br />
Haug H. & Koch S. W. (1993). Quantum theory of the<br />
Optical and Electronic Properties of Semiconductors,<br />
World Scientific.<br />
<br />
10<br />
<br />