Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2013<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
SỰ THAY ĐỔI SỐ LƯỢNG VI KHUẨN LACTIC TRONG QUÁ TRÌNH<br />
LÊN MEN TỰ NHIÊN HẠT CA CAO VÀ TUYỂN CHỌN CHỦNG<br />
VI KHUẨN LACTIC THÍCH HỢP CHO QUÁ TRÌNH LÊN MEN CA CAO<br />
CHANGES IN THE NUMBER OF LACTIC BACTERIA IN NATURAL FERMENTATION<br />
OF COCOA AND SELECTION OF LACTIC BACTERIAL STRAIN SUITABLE<br />
FOR COCOA FERMENTATION<br />
Võ Thị Mỹ Lộc1, Mai Thị Tuyết Nga2, Nguyễn Minh Trí<br />
Ngày nhận bài: 13/11/2012; Ngày phản biện thông qua: 11/3/2013; Ngày duyệt đăng: 15/5/2013<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu theo dõi sự thay đổi số lượng vi khuẩn lactic trong quá trình lên men tự nhiên các hạt ca cao và chất<br />
lượng ca cao thành phẩm của 12 mẫu ca cao lên men. Kết quả cho thấy mẫu có chất lượng tốt nhất sau lên men (xác định<br />
bằng phương pháp cắt hạt) cũng là mẫu có số lượng vi khuẩn lactic cao nhất. Điều này cho thấy vai trò của vi khuẩn lactic<br />
trong lên men tác động đến chất lượng sản phẩm ca cao sau lên men. Ở mẫu đạt chất lượng cao nhất, vi khuẩn lactic có<br />
mặt sau 48 h lên men và tồn tại trong suốt quá trình này, nhóm vi khuẩn lactic chiếm chủ yếu thuộc loài Lactobacillus<br />
fermentum.<br />
Từ khóa: vi khuẩn lactic, ca cao, lên men tự nhiên<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Changes in the number of lactic bacteria during natural box fermentation of cocoa were studied. The results showed<br />
that among the 12 observed samples, the one with the best quality, determined by cut test, had the highest number of<br />
lactic bacteria. This indicated the role of lactic bacteria during cocoa fermentation to the fermented product quality. In<br />
the best sample, lactic acid bacteria presented after 48 h of fermentation and the predominating strain was Lactobacillus<br />
fermentum.<br />
Key words: lactic bacteria, cocoa, natural fermentation<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Lên men ca cao là công đoạn đầu tiên trong chế<br />
biến chocolate. Ở giai đoạn này, màu sắc, hương vị<br />
và những hợp chất tiền sinh hương phát triển [8].<br />
Quá trình lên men hạt ca cao tự nhiên chịu tác động<br />
rất lớn của vi sinh vật nói chung trong đó có vi khuẩn<br />
lactic. Vi khuẩn lactic chuyển hóa glucose, fructose<br />
và citrate thành acid lactic, thúc đẩy những biến đổi<br />
sinh hóa góp phần tăng hương vị chocolate [8]. Số<br />
lượng vi khuẩn lactic cao, cùng với sự có mặt của<br />
các nhóm vi sinh khác sẽ góp phần nâng cao chất<br />
lượng ca cao sau lên men.<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
Do đó việc nghiên cứu sự thay đổi số lượng<br />
vi khuẩn lactic trong quá trình lên men hạt ca cao<br />
tự nhiên và tuyển chọn chủng vi khuẩn lactic cho<br />
quá trình lên men hạt ca cao là việc làm cần thiết.<br />
Kết quả của nghiên cứu này sẽ làm tiền đề cho<br />
các nghiên cứu sau về vai trò của vi khuẩn lactic<br />
đến chất lượng hạt ca cao sau lên men, đồng thời<br />
nó cũng là bước khởi đầu phục vụ cho quá trình<br />
nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này từ đó góp<br />
phần ổn định và nâng cao chất lượng ca cao sau<br />
lên men.<br />
<br />
Võ Thị Mỹ Lộc: Lớp Cao học Công nghệ Sau thu hoạch 2010 - Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Mai Thị Tuyết Nga, 3 TS. Nguyễn Minh Trí: Khoa Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
118 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2013<br />
<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Vật liệu nghiên cứu<br />
Quả ca cao được lên men là giống TD2 - quả có màu vàng sậm hoặc đỏ được thu mua ở tỉnh Đăk-Lăk.<br />
Quả được lên men sau khi thu hoạch không quá 7 ngày.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Sơ đồ nghiên cứu tổng quát:<br />
Hạt ca cao<br />
Lấy mẫu định kỳ<br />
mỗi 24 giờ<br />
<br />
Lên men<br />
<br />
Đếm và phân lập<br />
vi khuẩn lactic<br />
<br />
Làm khô tự nhiên<br />
<br />
Giữ chủng<br />
<br />
Đánh giá chất lượng<br />
Hình 1. Sơ đồ nghiên cứu tổng quát<br />
<br />
Ca cao lên men được lấy mẫu phân tích vi sinh sau mỗi ngày lên men (24 h) cho đến khi kết thúc quá trình<br />
lên men. Tiến hành giữ chủng vi khuẩn lactic từ các mẻ lên men ca cao có chất lượng tốt.<br />
2.2. Lên men ca cao<br />
Đập quả, tách hạt, lên men tự nhiên trong thùng xốp, mỗi mẻ 3,5kg hạt tươi, thời gian lên men 6 ngày, đảo<br />
trộn được thực hiện 2 lần trong quá trình lên men sau 48 h và 96 h lên men.<br />
2.3. Đánh giá chất lượng hạt ca cao<br />
Kiểm tra chất lượng hạt sau lên men theo phương pháp cắt hạt. Việc kiểm tra chất lượng hạt liên quan<br />
đến quá trình lên men có thể được thực hiện bằng cách kiểm tra phân loại như sau: màu nâu hoàn toàn (lên<br />
men hoàn toàn), màu nâu một phần, màu tím một phần (lên men một phần), tím (dưới mức lên men), chai xám<br />
(không lên men), bị hư hỏng, bị mốc, hoặc nảy mầm [5].<br />
2.4. Tiến hành đếm và phân lập vi khuẩn lactic từ ca cao lên men<br />
Chọn ngẫu nhiên 25 g hạt ca cao đang ủ lên men, pha loãng trong 225 ml dung dịch muối sinh lý vô trùng,<br />
cấy bề mặt trên đĩa thạch MRS [3], nuôi cấy ở nhiệt độ thường từ 3 - 5 ngày. Chọn ngẫu nhiên 10 khuẩn lạc<br />
trên môi trường MRS, định danh sơ bộ xác định tỷ lệ vi khuẩn lactic B%. Mật độ M của vi khuẩn lactic (CFU / g)<br />
được tính theo công thức sau [1].<br />
M (CFU / g) = (Ai x Di / V) x B<br />
Trong đó:<br />
Ai : là số khuẩn lạc trung bình / đĩa ở độ pha loãng Di<br />
Di : là độ pha loãng cấy kiểm tra<br />
V : là thể tích mẫu cấy vào mỗi đĩa (ml).<br />
2.5. Định danh sơ bộ vi khuẩn lactic:<br />
Vi khuẩn phát triển trên môi trường MRS đặc trưng hình thành khuẩn lạc, Gram dương, catalase âm tính.<br />
2.6. Định danh chủng vi khuẩn bằng phương pháp giải trình tự gen<br />
Sử dụng phương pháp giải trình tự gen 16S rRNA và tra cứu trên BLAST SEARCH.<br />
2.7 Xử lý số liệu và vẽ đồ thị<br />
Xử lý số liệu và vẽ đồ thị bằng phần mềm Microsoft Excel 2007. Kết quả giữa các mẫu được so sánh bằng<br />
phân tích ANOVA, phép kiểm định Ducan. Các giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý<br />
nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Chất lượng hạt ca cao sau lên men<br />
Kết quả kiểm tra chất lượng của 12 mẫu lên men đánh giá bằng phương pháp cắt hạt. Chất lượng ca cao<br />
liên quan đến tỷ lệ các hạt lên men hoàn toàn, tỷ lệ các hạt lên men một phần, tỷ lệ các hạt dưới lên men.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 119<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
1.1. Tỷ lệ hạt lên men hoàn toàn:<br />
Kết quả về tỷ lệ các hạt ca cao lên men hoàn<br />
toàn được trình bày trong hình 2.<br />
<br />
Số 2/2013<br />
tỷ lệ các hạt lên men hoàn toàn chiếm 93,33%, trong<br />
khi ở mẫu 4 chỉ đạt 55%.<br />
1.2. Tỷ lệ hạt lên men một phần, dưới mức lên men:<br />
Bên cạnh tỷ lệ % hạt lên men hoàn toàn / tổng<br />
số hạt kiểm tra (100 g), còn có một số chỉ tiêu khác<br />
như: tỷ lệ hạt ca cao lên men một phần, tỷ lệ hạt ca<br />
cao dưới mức lên men và tỷ lệ các hạt không lên<br />
men. Kết quả các tỷ lệ này được trình bày ở hình 3,<br />
hình 4 (theo thứ tự).<br />
<br />
Hình 2. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ hạt lên men hoàn toàn<br />
của 12 mẫu ca cao lên men<br />
<br />
Sau lên men chất lượng hạt ca cao cao hay<br />
thấp phụ thuộc vào tỷ lệ hạt lên men hoàn toàn /<br />
tổng số hạt kiểm tra (100 g), tỷ lệ này càng cao đồng<br />
nghĩa với chất lượng hạt ca cao sau lên men càng<br />
cao, do vậy có thể nói tỷ lệ này quyết định đến việc<br />
xếp loại chất lượng hạt ca cao sau lên men. Tỷ lệ<br />
hạt lên men hoàn toàn giữa các mẫu lên men khác<br />
nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Ở các mẫu<br />
nghiên cứu từ mẫu 1 đến mẫu 7, chất lượng hạt ca<br />
cao còn thấp, Từ mẫu 8 đến mẫu 12, chất lượng ca<br />
cao sau lên men cao hơn, cao nhất là ở mẫu 12, có<br />
<br />
Hình 3. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ hạt lên men một phần<br />
của 12 mẫu lên men<br />
<br />
Tỷ lệ hạt lên men một phần giữa 12 mẫu lên<br />
men khác nhau đáng kể (p