YOMEDIA
ADSENSE
Tài liệu 20 bài thuốc chữa đau lưng
133
lượt xem 24
download
lượt xem 24
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Ðau lưng là một bệnh rất hay gặp ở độ tuổi trung và cao niên. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và thường được chia làm hai loại: Ðau lưng cấp tính và đau lưng mãn tính.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu 20 bài thuốc chữa đau lưng
- 20 bài thuốc chữa đau lưng Ðau lưng là một bệnh rất hay gặp ở độ tuổi trung và cao niên. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và thường được chia làm hai loại: Ðau lưng cấp tính và đau lưng mãn tính. Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc đơn giản, dễ tìm có thể chữa được bệnh đau lưng mãn tính. Bài 1: Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau. Bài 2: Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ 1-2 giờ. Bài 3: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày. Bài 4: Rễ cây mướp và dây mướp già ở gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao, đến khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu. Bài 5: Cẩu tích (rễ cây lông cu-li) 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này ch ủ trị đau l ưng do hàn thấp. Bài 6: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Bài 7: Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn. Ngày uống 10g, chia 2 lần, chiêu thu ốc b ằng rượu nhẹ. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do chấn thương gây ứ huyết bên trong. Bài 8: Hạt hẹ 12g, vỏ vừng 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày. Bài 9: Rễ cà 20g, gừng khô 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày. Bài 10: Vỏ quả bí ngô già 60g, rễ cây bông 60g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày. Bài 11: Vỏ quả bí ngô già 60g, hương nhu 15g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày. Bài 12: Ðậu đỏ nhỏ 30g, xơ mướp 12g, củ hành ta 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày. Bài 13: Hạt bí ngô 40g, đậu đỏ nhỏ 30g, lá cây lạc 20g, gừng khô 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. Bài 14: Hạt bông 40g, hành củ 20g, lá tía tô 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần u ống trong ngày. Bài 15: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần.
- Bài 16: Trà xanh 1g, bột vừng chín 5g, đổ vào nửa lít nước sôi, khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang. Bài 17: Rễ cây lau 30g, vỏ quả bí ngô già 30g, nhân trần 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. Bài 18: Bổ cốt toái 30g, đem sấy khô rồi xay thành bột. Ngày uống 2 lần, m ỗi lần 3g. Chiêu thuốc bằng rượu hoặc sắc nước uống. Bài 19: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi v ải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Bài 20: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần Bia - tác nhân số một gây bệnh gút Sau hàng loạt nghi vấn về ảnh hưởng của chất cồn đối với bệnh gút, cuối cùng các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh được mối quan hệ này là có thực. Trong đó, bia là mối đe doạ nguy hiểm nhất, do nó chứa một thành phần đặc biệt nhiều hơn bất kỳ loại nước uống chứa cồn nào. Lâu nay, người ta tin rằng chất cồn có khả năng kích thích cơ thể sản sinh m ột chất g ọi là axit uric. Sự tích tụ chất này trong các ổ khớp sẽ dẫn đến bệnh gút, hay còn gọi là bệnh thống phong, phá huỷ mạn tính khớp, gây nên các cơn viêm khớp thống phong cấp với các biểu hiện sưng đỏ và đau nhức. Trong quá trình theo dõi khoảng 47.000 nam nhân viên y tế trong vòng 12 năm, một nhóm chuyên gia đến từ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ) đã ghi nhận 730 ng ười phát tri ển bệnh gút. Trong đó, những người nốc trên 2 vại bia mỗi ngày có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2,5 lần người không uống. Những trường hợp uống rượu ở mức độ tương tự cũng có nguy cơ cao gấp 1,6 lần. Tuy nhiên, dường như không có mối nguy hiểm nào đe doạ những người uống rượu ở mức độ vừa phải hoặc ít hơn. Theo tiến sĩ Hyon Choi, trưởng nhóm nghiên cứu, sự chênh lệch về khả năng gây bệnh gút giữa các loại nước uống chứa cồn có thể do sự góp mặt của một chất phi cồn nào đó. Mọi nghi ngờ đang đổ dồn vào hợp chất có tên là purines, được tìm thấy m ột lượng lớn trong bia, nhưng lại rất ít trong rượu và những nước uống khác. Chất này có thể tác động lên axit uric trong máu và làm gia tăng tác hại của chất cồn đối với cơ thể. Trong y học, bệnh gút còn gọi là bệnh nhà giàu. Số người mắc bệnh đang ngày một gia tăng ở các nước phát triển trong vòng 30 năm qua. Việc điều trị hiện không có trở ngại, song n ếu đ ể xảy ra biến chứng thì người bệnh khó tránh bị tổn thương thận, có thể gây sỏi thận 6 biện pháp giúp phụ nữ giảm đau lưng
- Bệnh thường gặp ở phụ nữ trung niên, nhất là những người làm việc bàn giấy. Do ngồi một chỗ quá lâu, hay cúi khom về phía trước nên các cơ lưng bị căng, gây đau. Về lâu dài, chứng đau lưng có thể gây biến dạng cột sống như khòm lưng, lưng tôm… Khi bị đau lưng do cơ bắp và khớp xương bị tổn thương, bạn nên: - Tập thể dục bằng cách đi bộ để giúp xương và cơ lưng được dẻo dai. - Ăn uống các loại thực phẩm có hàm lượng chất can xi cao, giảm chất béo. - Uống các thuốc giảm đau theo chỉ định của thầy thuốc vì đa số thuốc kháng viêm, giảm đau có thể làm bạn bị đau dạ dày và thận do tác dụng phụ. - Ở nơi làm việc, nên ngồi thật thẳng, không tựa hẳn vào lưng ghế, chỉ dựa từ thắt lưng trở xuống, chân đặt thẳng ngang với nền nhà, đầu gối vuông góc. Nếu làm việc với máy vi tính thì phần cao nhất của màn hình phải đặt ngang mắt bạn. Không nên ngồi một chỗ quá lâu, thỉnh thoảng đứng dậy thư giãn bằng cách vươn vai hay đi lại tại chỗ. Không nên đi giày cao gót thường xuyên. - Ở nhà, nên mặc đồ lót bằng loại vải mềm mại, thoải mái, nếu cần mang vác m ột vật n ặng hay nhặt lên một vật gì, đừng cúi rạp người xuống mà hãy giữ lưng thật thẳng, quỳ gối xuống từ từ nhấc lên. - Khi ngủ, tránh nằm sấp. Nếu nệm quá mềm, quá lún, hãy thay một tấm nệm khác phẳng hơn. Trước khi rời giường, bạn nằm ngửa, giơ hai chân lên cao, làm động tác đạp xe đ ạp vài phút. Các chứng đau lưng thường gặp Hiện tượng đau cột sống do chấn thương hoặc thoái hóa khớp thường trở nên trầm trọng hơn nếu cột sống vẫn tiếp tục phải làm việc. Trái lại, sự nghỉ ngơi sẽ giúp cơn đau dịu đi. Có rất nhiều yếu tố khiến ta đau lưng, trong đó có một nguyên nhân phổ biến là "chất liệu" của cột sống không giữ được độ bền qua năm tháng, chẳng hạn như thoái hóa sụn và đĩa đ ệm, xuất hiện từ tuổi 30-40. Phần trong đĩa đệm thì khô, phần ngoài bị n ứt nên không còn tác d ụng đệm tốt cho đốt sống. Chính trong giai đoạn này, người bệnh cảm thấy đau lưng nhưng không nặng nề. Có hai trường hợp gây đau lưng nặng: - Đĩa đệm không nằm trong hai mặt khớp đốt sống trên và dưới mà thoát ra ngoài, chèn ép r ễ thần kinh, gọi là thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân thường gặp nhất là lao động n ặng. - Do quá trình lao động, các mặt khớp tiếp xúc với nhau làm t ổn thương xương, khiến xương dễ bị giòn, nứt sinh ra các gai xương. Khi các gai này chạm vào dây th ần kinh thì s ẽ gây đau. Chứng đau lưng mạn tính xuất hiện ở tuổi trên 40. Bệnh nhân đau ngang thắt lưng và vùng hông khiến người còng xuống. Khi đứng lâu, ngồi lâu đều đau, ngủ dậy thấy đau, sau đó cảm giác đau giảm dần trong ngày. Đau tăng khi vận động nhiều hoặc n ằm lâu bất động, thay đ ổi thời tiết. Nguyên nhân là đĩa đệm bị thoái hóa và lồi ra ngoài.
- Đau lưng cấp thường xảy ra sau những động tác quá mạnh (mang, vác, đẩy, ngã...). C ảm giác đau xuất hiện đột ngột ở vùng thắt lưng, đau với cường độ cao một bên đốt sống, cơ cạnh cột sống bị co làm bệnh nhân không đi lại được. Mọi cử động, hắt hơi, thay đổi tư thế đều gây đau. Nguyên nhân là đĩa đệm bị rạn nứt rồi căng phồng, kích thích vào các dây th ần kinh ở d ọc cột sống. Đau dây thần kinh tọa thường bắt đầu từ vùng lưng xuống mông, qua phía sau đùi, xuống cẳng chân tới cổ chân và có thể lan đến các ngón chân. Cảm giác đau nh ư dao đâm, kiến bò, đau nhừ. Nguyên nhân thường là đĩa đệm cuối cùng hay gần cuối cùng thoát ra ngoài. Các phương pháp điều trị đau lưng Người bị đau thắt lưng nên nằm ngửa, người hơi ưỡn, hai gối co. Khi bị đau đột ngột, dữ dội, nên nghỉ ngơi tuyệt đối. Nếu đau mạn tính, dai dẳng, nên hạn chế làm việc n ặng, nghỉ ngơi nhiều hơn. Không nên hoạt động sớm khi cơn đau mới thuyên giảm. Có thể giảm đau bằng cách làm cho người nóng lên: dùng các loại dầu hay thuốc dạng kem bôi ngoài da. Khi cần, có thể sử dụng các dạng thuốc giảm đau kháng viêm ho ặc thu ốc ch ống co cơ với sự hướng dẫn của bác sĩ. Phương pháp vật lý trị liệu rất có hiệu quả trong chứng đau lưng, chẳng hạn như xoa bóp, nắn khớp, chiếu tia hồng ngoại, châm tê tại chỗ... Việc áp dụng các phương pháp trên cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa. Ngoài ra, có thể giảm đau lưng bằng cách dùng áo n ịt và đai lưng. Phẫu thuật đĩa đ ệm là phương pháp chữa bệnh triệt để và cuối cùng, được áp dụng khi các phương pháp trên không hiệu quả. Để phòng đau lưng, khi làm công việc nội trợ phải dùng dụng cụ làm phù hợp với vóc dáng và cơ thể, dùng xe đẩy khi mua sắm, không đứng lâu, đi lại nhiều. Không nên mặc quần áo ẩm ướt hay quá dày nặng, tránh dùng giày dép cao gót; gót giày phải phẳng và có đ ộ ch ịu lực t ốt, không nên thay đổi giày dép nhiều vì khó quen chân. Trong công việc hằng ngày, cần chọn tư thế thích hợp, mang vác vừa sức, khi cần mang vác nên đeo loại thắt lưng đặc biệt giúp bảo vệ cột sống. Khi ngồi lâu, nên chọn ghế chắc ch ắn, vừa tầm cao của cơ thể. Khi đứng làm việc, các đồ vật nên để ngang khuỷu tay, tránh t ư thế với. Thỉnh thoảng nên giành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Món canh này thích hợp với mọi người, nhất là những người mất ngủ lâu ngày, hoặc thường xuyên phải làm việc căng thẳng. Bạn đã sử dụng rất nhiều các phương pháp khác nhau để tìm lại giấc ngủ nhưng vẫn không có hiệu quả. Những bài thuốc dân gian vừa đơn giản vừa hiệu quả dưới đây sẽ giúp bạn chống lại căn bệnh này. Các bài thuốc chữa mất ngủ 1. Táo chua
- Dùng 50g hạt táo chua, giã nhỏ. Đun sôi kỹ với 300ml nước trong 15 phút. Dùng n ước này uống hàng ngày trước khi đi ngủ giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn. Tinh dầu có trong hạt táo có tác dụng dưỡng não, an thần. 2. Quả nhãn Lấy 100g cùi nhãn tươi với 200ml nước, nấu thành canh, để nguội. Dùng hàng ngày, trước khi đi ngủ 30phút. Canh từ cùi nhãn tươi giúp cho việc lưu thông máu lên não trở nên dễ dàng, tránh suy nhược thần kinh, giúp giảm căng thẳng và đau đầu. 3. Hoa bách hợp (hoa loa kèn) Hấp chín 200gram hoa bách hợp. Cho thêm 1 lòng đỏ trứng gà và 50 gram đường phèn rồi trộn đều. Sau đó tiếp tục hấp cách thuỷ trong vòng 10 phút. Nên dùng nóng trước khi đi ngủ 1 tiếng. Hoa bách hợp có tính hàn, giúp ngủ ngon và điều hoà hoạt động của hệ thần kinh. Dùng thường xuyên có thể tránh được các bệnh như: đau đầu, suy nhược thần kinh, giảm trí nh ớ… 4. Táo đỏ Dùng 200 gram táo đỏ tươi và 500ml nước, sắc lấy nước. có thể dùng nước này thay n ước uống hàng, giúp bổ thận, mát gan, tinh thần thoải mái. 5. Quế Lấy 10gram quế khô trộn với 100 gram hạt sen tươi và 300ml nước. N ấu kĩ thành canh. Có thể cho thêm một chút đường phèn. Quế và hạt sen có tác dụng an thần, ngủ ngon, dưỡng sắc. Người già, phụ n ữ ở đ ộ tu ổi mãn kinh nên thường xuyên dùng loại canh này. 6. Đậu xanh Dùng 50gram đậu xanh và 10 gram đường phèn nấu kỹ với 200ml nước. Dùng khi còn nóng. Khi dùng có thể cho thêm chút sữa. Món canh này thích hợp với mọi người, nhất là những người mất ngủ lâu ngày, hoặc thường xuyên phải làm việc căng thẳng. Chữa bệnh đau đầu Tôi có chép được một bài thuốc dân gian đã áp dụng hiệu quả với nhiều người, mà người đầu tiên là vợ tôi cách đây hơn 10 năm: Lấy một quả đu đủ chín vừa (đừng lớn quá) cắt phần trên từ cuống trở xuống vài fân đ ể làm nắp. lấy hết hạt đu đủ ra, cho vào trong quả 1 lạng đường trắng và 2 quả trứng gà đã b ỏ lòng trắng; lấy nắp đã cắt ra đậy lại, dùng tăm gim vào xung quanh để cố định.
- Lấy đất sét dẻo đắp kín xung quanh quả đu đủ, chất củi hoặc trấu hay mùn cưa xung quanh đốt lên, khi nào đất sét khô cứng là được. khi nguội bạn lấy ra bỏ đất, cho vợ dùng thìa ăn phần trong quả đu đủ. Vài ngày sau có thể làm tiếp. Bài thuốc này nói rằng n ếu đau đ ầu kinh niên dù đã 20năm cũng chỉ cần ăn 3 quả là khỏi. Vợ tôi chỉ ăn có hai quả, m ấy đứa cháu tôi ch ỉ ăn một quả mà khỏi hẳn cho đến nay. Rau Sam làm thuốc Rau Sam tên chữ hán là mã xỉ, có tính sát khuẩn, tiêu thũng, trị chứng đau m ắt đỏ. Sách “b ản thảo cửu hoang” nói rau Sam luộc chín trộn với dầu, muối có thể ăn thay cơm và là loại rau cảm thụ được nhiều khí âm. Sách “nam dược thần hiệu” cho rằng rau Sam vị chua, không độc, chữa trị ghẻ lở, sát khuẩn, tiêu sưng, trị mắt mờ, hòn cục trong bụng và cảm lị. Đây là loại rau giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Để tiện tham khảo và ứng d ụng, xin giới thiệu các phương thuốc chữa trị từ rau Sam: Chữa mặt nổi mụn: Rau Sam rửa sạch, sắc đặc dùng nước này rửa hàng ngày, thoa lên mặt trước khi đi ngủ rất kiến hiệu. Trị nổi mẫn đỏ và phòng ngừa sẹo: Rau Sam rửa sạch, giã nhuyễn đắp lên nơi mẫn đỏ ngứa hoặc nơi vết thương vừa lành. Cần đắp ngày vài lần mới kiến hiệu. Chữa đinh nhọt sưng tấy: Dùng rau Sam và vôi lượng bằng nhau đem tán nhỏ mịn rồi trộn với lòng trắng trứng gà đắp lên rất công hiệu. Cần lưu ý không được cạy mặt vùng nhọt này. Chữa chốc đầu ở trẻ em : Rau Sam một lượng lớn cho vào nồi nấu lấy nước đặc, đem cô lại thành cao lỏng dùng để bôi lên nơi chốc sẽ khỏi. Có thể lấy rau Sam đốt lên thành tro và hòa với mỡ lợn (heo) bôi cũng rất tốt. Chữa các chứng phong sang và các chứng lở loét lâu năm: Lấy lượng lớn rau Sam rửa sạch, sắc thật đặc, chắt lấy 3 bát nước (bỏ bã) cho vào niêu đất, thêm 3 lạng sáp ong, n ấu cho sáp ong tan, để nhỏ lửa cô thành cao, bỏ thêm ít gầu (chải đầu gom lại) và quấy đ ều, m ỗi lần lấy một ít phết lên giấy để dán nơi lở loét hoặc bôi vào nơi sưng loét. Ngoài việc chữa trị trên, cao này còn dùng để chữa hắc lào, chốc đầu n ơi ch ấn thương làm rách da, nhiễm trùng lở loét… rất hiệu nghiệm. Phương thuốc này được chép trong Nam d ược thần hiệu. Chữa tràng nhạc vỡ loét: Lấy một lượng lớn rau Sam, phơi khô trong bóng râm, sau đó đốt và tán nhỏ thành bột, trộn với mỡ lợn (heo). Lấy đắp vào nơi đau sau khi đã rửa k ỹ b ằng n ước vo gạo. Chữa trĩ mới phát: Rau Sam rửa sạch luộc ăn phần rau, còn nước luộc rau dùng xông và ngâm, rửa nơi có trĩ - kiên trì làm hàng ngày, chừng 1 tháng sẽ khỏi b ệnh. Chữa hậu môn sưng, lở: Lấy một nắm rau Sam cùng 1 nắm me đất rửa sạch, cho vào nồi nấu để xông và rửa hậu môn, mỗi ngày xông và rửa 2 lần, làm liền chừng 5-7 ngày sẽ khỏi. Chữa cửa mình sưng đau: Dùng rau Sam rửa sạch, giã nát đắp vào sẽ khỏi.
- Chữa kiết lị đi ra máu: Lấy rau Sam rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt đủ 1 bát đun sôi hòa với một chén mật ong, uống vài lần sẽ khỏi. Chữa môi nứt nẻ không há miệng được: Trường hợp này do tỳ quá nhiệt (Nam dược thần hiệu). Dùng rau Sam sắc thật đặc và dùng nước này thấm vào môi, n ơi lở loét rất mau kh ỏi. Chữa đau răng: Lấy rau Sam rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt để ngậm liền trong 1 ngày sẽ hết sưng đau. Chữa chứng mắt nổi mộng thịt, hoặc kéo căng màng trắng, đỏ: Nam dược thần hiệu cho rằng chứng này là do tâm nhiệt gây nên. Lấy rau Sam một nắm rửa sạch, giã nát rồi trộn v ới phác tiêu cho vào vải sạch bọc lại, đắp lên mắt sẽ rất hiệu nghiệm. Chữa phù thũng, trướng bụng, đi tiểu gắt: Dùng rau Sam nấu với nước vo gạo nếp, ăn hàng ngày rất hiệu quả. Chữa cước khí nặng chân: Khi xuất hiện chứng cước khí nghĩa là chân bị sưng phù, đau nhức, bụng đầy trướng, đi tiểu ít… Dùng rau Sam nấu với gạo tẻ ăn liền trong m ấy ngày sẽ hiệu quả. Chữa chứng xích bạch đới: Rau Sam tươi 100g, giã nát vắt lấy nước hòa với lòng trắng trứng gà rồi đem hấp chín ăn liền trong 3 ngày sẽ hiệu nghiệm. Chữa ra mồ hôi nhiều sau khi sinh: Rau Sam tươi 1 nắm to, thái nhỏ, vắt lấy nước cốt hòa với 1 ly nước lọc thêm chút muối ăn uống vài lần sẽ khỏi. Chữa giun kim: Hàng ngày dùng từ 50-100g rau Sam tươi, rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt uống, chừng 5-7 ngày sẽ kết quả. Lưu ý khi đang bị tiêu chảy không dùng. Chữa giun đũa: Rau Sam tươi 3 nắm to, rửa sạch cho vào siêu đất sắc còn lại 1 bát, uống vào lúc đói, uống vài lần giun sẽ ra hết. Chữa sán xơ mít: Rau Sam 1 nắm to, rửa sạch sắc lấy 1 bát, thêm muối và giấm mỗi thứ một ít, uống khi mới ngủ dậy buổi sáng, uống vài lần như vậy sán sẽ ra hết. Chữa tiêu chảy có bọt: Rau Sam, rửa sạch luộc nhừ rồi ăn cả cái lẫn nước, nếu nhiều nước không ăn hết có thể chia vài lần uống trong ngày. Chữa bí đại tiện: Khi đại tiện tuy không táo bón nhưng phân mềm và khuôn nhỏ, cảm giác trong bụng đầy khó chịu. Trường hợp này lấy rau Sam một bó nấu kỹ, gạt bỏ bã và cho gạo nấu cháo ăn bình thường hàng ngày sẽ có kết quả. Lưu ý: Khi cháo đã nhừ cần cho thêm 5 củ hành vào nấu chín kỹ hãy ăn thì k ết quả s ẽ cao h ơn. Chữa lỵ ở trẻ em: Dùng rau Sam, giã vắt lấy nước, đun sôi thêm một thìa mật ong khuấy đều lên cho uống (theo Nam dược thần hiệu). Chữa sốt rét: Lấy mấy ngọn rau Sam giã nát đắp vào cổ tay (nơi động mạch quay đập dùng để bắt mạch) và lấy vải buộc lại, rồi cho một nắm rau Sam nấu lấy n ước uống. Trường hợp này chỉ dùng trong sốt rét cơn và các trường hợp sốt cao khác kết hợp.
- Chữa lên đậu, vảy đóng không bong: Rau Sam rửa sạch, vắt lấy nước cốt, thêm mỡ lợn (heo), mật ong có lượng như nhau để cô thành cao, lấy thoa thường xuyên lên n ơi vảy đóng không bong vài lần sẽ bong và lên da non. Chữa rắn, rết cắn, ong chích, hay chạm vào sâu róm, bọ nẹt: Rau Sam rửa sạch, giã nát đắp lên nơi bị cắn, đốt rất công hiệu. Nếu giã rau Sam vắt lấy nước cốt lại càng nhanh kh ỏi. Chữa tích tụ trong bụng: Rau Sam một nắm to, cho vào một nhúm muối, giã nhỏ sau cho thêm vào một chén giấm, vắt lấy nước cốt uống uống làm nhiều lần sẽ tiêu. 6 bài thuốc từ cây rau Ngổ Để trị rắn cắn, có thể lấy rau Ngổ tươi rửa sạch, giã nát, lấy n ước bôi và rửa v ết th ương, sau đó dùng bã đắp vào chỗ rắn cắn. Rau Ngổ còn gọi là rau Om, thuộc họ hoa Mõm sói, là loài cây thảo m ập, giòn, rỗng ru ột, có nhiều lông. Lá đơn không cuống, mọc đối hay mọc vòng 3, có khi 5 lá, mép lá hơi có răng cưa thưa. Hoa mọc đơn độc ở nách lá. Rau Ngổ thường mọc hoang ở ruộng n ước, vũng lầy và rất dễ trồng; vị chua cay, hơi se, tính mát, thơm. Nó có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, chống độc, làm giãn cơ ruột, giãn m ạch, tăng lọc ở cầu thận nên thường được sử dụng để trị sỏi thận, đái ra máu, chữa băng huyết. Rau có tính giải độc, tiêu viêm nên được dùng để chữa trị rắn cắn, trị bệnh ngoài da. Các bài thuốc: - Rau Ngổ 20 - 30g, giã nát, cho thêm nước sôi nguội, chắt lấy nước uống hằng ngày để trị s ỏi thận: - Rau Ngổ khô 20 - 40g sao vàng, sắc lấy nước uống 4 - 5 ngày liền, dành cho người bị rắn cắn. - Rau Ngổ tươi 15 - 20g, Kiến cò 25g, giã nát, cho thêm 20 - 30ml rượu trắng, ch ắt lấy n ước uống để chữa rắn cắn, còn bã đắp lên vết thương. - Rau Ngổ 15 - 30g sắc lấy nước uống hằng ngày để trị sổ mũi, ho. - Rau Ngổ tươi giã nát, chắt lấy nước cốt bôi lên tổn thương herpes mảng tròn (hoặc bệnh ngoài da); kết hợp nấu nước rau Ngổ để rửa hằng ngày. Năm bài thuốc hay từ nghệ đen Bài 1: Chữa chứng huyết ứ, hành kinh không thông, có nhiều huyết khối; bế kinh, máu ra kéo dài, đen, đông thành khối nhỏ. Người bệnh thường kèm theo đau bụng trước khi thấy kinh. Nghệ đen và Ích mẫu, lượng bằng nhau 15g. Sắc uống ngày một thang. Bài 2: Chữa chứng nôn ở trẻ đang bú: Nghệ đen 4g, Muối ăn 3 hạt, đun với Sữa cho sôi chừng 5 phút, hòa tan tý chút Ngưu hoàng (lượng bằng hạt gạo). Cách dùng: Chia uống nhiều lần trong ngày. Bài 3: Chữa cam tích, trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, đại tiện phân thối khẳn: Nghệ đen 6g,
- Hạt muồng trâu 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 4: Nghệ đen hoàn: Nghệ đen 160g, Cốc nha 20g, Khiên ngưu (sao) 40g, Hạt cau 40g, Đăng tâm (Bấc lùng) 16g, Nam mộc hương 16g, Thanh bì 20g, Thanh m ộc hương 20g; C ủ g ấu 160g, Tam lăng 160g, Đinh hương 16g. Tất cả các vị tán thành bột mịn, hoàn thành viên. Liều dùng: Ngày uống 8 đến 12g với nước sắc Gừng (nướng chín). Tác dụng: Chữa chứng ăn kém, chậm tiêu, đầy hơi, mệt mỏi, lạnh bụng, đại tiện phân sống, nấm mạn tính đường ruột. Bài 5: Nghệ đen tán: Nghệ đen, Bạch chỉ, Hồi hương, Cam thảo, Đương quy, Thục địa, Bạch thược, Xuyên khung. Lượng các vị bằng nhau (đều 40g). Tất cả các vị tán bột, hoàn thành viên. Liều dùng: Uống 8 đến 12g. Tác dụng: Bổ khí, dưỡng huyết, trị nhiều bệnh về khí huyết. Đây là bài thuốc bổ khả dụng, dùng chữa nhiều chứng bệnh thuộc phạm vi chứng suy nhược, tiêu hóa hấp thu kém, thể trạng xanh xao, thiếu máu, dễ cảm vặt... mà “Trung Qu ốc bách khoa đại từ điển” gọi là chữa bách bệnh (liệt kê 33 chứng bệnh khác nhau). Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế cho thấy nếu bài thuốc được làm thành thang s ắc u ống thì hiệu quả kém hẳn, do việc sắc đã làm thay đổi tính chất bài thuốc, đặc biệt là một s ố v ị thu ốc chứa tinh dầu như Bạch chỉ, Hồi hương... bị bay mất tinh dầu và làm mất cái “hay” của bài thuốc. Những loại rau quả có công dụng phòng ngừa ung thư Cải thảo: chứa nhiều xơ, giúp ích cho việc phòng ngừa UT. Trong cải thảo còn chứa nguyên tố vi lượng selen và molybden cũng có tác dụng phòng chống UT. * Bắp cải: là loại chứa nhiều nguyên tố vi lượng molybden - chất này có tác dụng ức chế hình thành chất gây UT là nitrosamine, bắp cải cùng với bông cải, cải thảo... đã đ ược các nhà khoa học trên thế giới liệt kê vào thực đơn chống UT. * Hẹ: trong y học cổ truyền, hẹ giúp ôn thận tráng dương (làm ấm thận, tăng sinh lực), giải độc. Còn y học hiện đại khám phá hẹ giúp phòng chống UT. Hẹ là chất bảo vệ tế bào rất hiệu quả, có chức năng chống oxy hóa gốc tự do, giảm nhẹ hay tránh gây t ổn thương chức năng giữa màng tế bào và gien, từ đó bảo vệ tế bào chống lại sự xâm nhập của các ch ất gây UT, có tác dụng tăng cường sức miễn dịch cơ thể và sức chống UT. * Tỏi: thành phần tinh dầu có ích trong tỏi kích hoạt công năng nuốt của thực bào, tăng s ức miễn dịch, từ đó nâng cao sức đề kháng. Tỏi ức chế sinh trưởng của vi khuẩn nitrobacterium trong dạ dày, từ đó giảm bớt sản sinh muối nitrat trong dịch vị, trong tỏi còn chứa nhiều chất chống UT như nguyên tố vi lượng selen. Việc thường xuyên dùng tỏi giúp dự phòng phát sinh UT dạ dày, UT thực quản. Mới đây, một nhóm các nhà khoa học ở Mỹ qua nghiên cứu đã phát hiện trong tỏi có 3 hợp chất lưu huỳnh hữu cơ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của t ế bào UT. * Bó xôi: Theo y học cổ truyền, bó xôi có công dụng bổ máu, thông huyết mạch, trợ giúp tiêu hóa. Bó xôi có chứa chất kháng oxy hóa, giúp phòng chống UT. Còn nghiên cứu của Hàn Quốc phát hiện, thường ăn bó xôi giúp giảm nguy cơ mắc UT dạ dày. * Khổ qua: Khổ qua có tác dụng thanh nhiệt, chống say nắng, giải độc, sáng mắt. Nghiên cứu cho thấy, thức ăn có vị đắng (trinitrophenol) có sức tiêu diệt m ạnh đối với t ế bào UT, trong khổ qua còn chứa một protein giúp nâng cao sức miễn dịch, phát huy tác d ụng ch ống UT. Cách dùng ngải cứu chữa bệnh
- Cây ngải thường được cuộn thành điếu như điếu thuốc lá, đốt nóng để tác động vào các huyệt, chữa nhiều bệnh khác nhau. Không dùng cách này cho các bệnh nhiệt. Cách làm điếu ngải: Lấy lá ngải cứu khô vò nát, loại bỏ cành cuống, lấy phần còn lại là ng ải nhung đem cuốn thành điếu như điếu thuốc lá hay to hơn tùy theo ý định sử dụng. Điếu ngải được đốt mang tính nóng ấm cao (thuần dương), nên khi dùng để làm nóng (cứu) các huyệt gọi sẽ làm khí huyết lưu thông mạnh, gây ấm nóng cơ thể, giảm đau, sưng, mỏi cơ, tiết dịch, giải độc, làm mềm chỗ cứng và tan máu tụ. Các phương pháp cứu nóng Cách cứu bổ: Để điếu ngải hơ lên huyệt đến khi bệnh nhân cảm thấy ấm dễ chịu (cứu ấm), dùng để trị các bệnh hư suy đau yếu. Cách cứu tả: Đưa điếu ngải gần sát da, bệnh nhân cảm thấy nóng thì đưa lên (cứu m ổ cò). Thực hiện 3-5 lần, cách cứu này để chữa các bệnh thực (bệnh m ới phát). Cách xoay tròn: Đặt điếu ngải lên gần huyệt cho vừa đủ ấm thì di chuyển theo vòng tròn từ hẹp ra rộng cho đến khi thấy nóng nhiều ở vùng định cứu là được (làm 2-3 lần), cách cứu này để trị các bệnh ngoài da, mụn nhọt. Cách rà trên vùng da: Dùng điếu ngải rà trên vùng da, cách 1-2 cm để tìm điểm nóng rát (sinh huyệt), rà với tốc độ vừa phải, khi qua vùng da thấy nóng rát như phải bỏng thì nhấc lên (làm 2-5 lần). Điếu ngải luôn để hơi chếch ngay mặt da, dùng ngón tay út để trên m ặt da t ạo khoảng cách (như cầm cây bút để viết). Nên bôi một lớp dầu cù là m ỏng trước khi cứu, không để tàn rơi xuống da người bệnh. Cứu nóng dùng để trị các chứng bệnh hàn, bệnh lâu ngày gây hư suy. Nên cẩn thận không để bị bỏng khi cứu, không để rơi tàn nóng làm bỏng da hay tàn tro bay vào mắt. Thời gian cứu tối đa mỗi huyệt 3-5 phút, không nên lạm dụng đốt cứu quá nhiều ở m ột huyệt. Cẩn thận với những phụ nữ đang mang thai hay hành kinh, người có làn da m ẫn cảm (dị ứng), bệnh nhân tiểu đường, huyết áp cao, người già và trẻ em. C ứu nóng sau bữa ăn là thích hợp nhất. Vỏ trứng gà - một vị thuốc dân gian độc đáo Ở nước ta, trong dân gian, người dân có dùng một vị thuốc khá độc đáo là vỏ trứng gà và lớp màng mỏng bên trong vỏ để chữa nhiều căn bệnh ở trẻ em, phụ nữ có thai và nhiều bệnh n ội ngoại khoa… Xin giới thiệu một số bài thuốc để bạn đọc tham khảo và có thể vận d ụng khi cần thiết. 1. Chữa các bệnh về nhi khoa - Co giật (do thiếu calci), vỏ trứng gà (VTG) sao vàng tán bột. Uống ngày 1 l ần, m ỗi l ần 1-2g với nước đường ấm. - Ói sữa: Vỏ 1 quả trứng sao vàng tán bột. Gạo 15-20 hạt nấu chín, thêm sữa mẹ 1 thìa, cho trẻ uống. - Còi xương: VTG 50g nghiền bột, thương truật 500g. Nấu đặc rồi lọc qua vải thưa, trộn v ới VTG, cho ít muối, đường. Mỗi lần uống 5ml trong nửa tháng.
- - Khóc đêm: VTG rang, tán bột cho vào cháo cho trẻ ăn. - Ra mồ hôi trộm: Màng trong VTG 10 cái, hạt vải 10 hạt, hồng táo 5 qu ả. N ấu lấy n ước đ ặc uống. Ngày uống 2 lần sáng và tối vào lúc bụng đói. - Ho gà: Màng VTG 12 cái sấy khô, nghiền thành bột. Ma hoàng 1,5g, t ử uyển 10g, cho vào nước nấu 10 phút, bỏ bã lấy nước uống với bột màng VTG. Dùng ngày 1 lần trong 5 ngày. 2. Chữa các bệnh sản phụ khoa - Run tay sau sinh: Sò biển 6g, VTG 6 quả sấy khô, đương quy 30g, tất cả nghiền thành bột. Uống mỗi lần 10g. Dùng ngày 2 lần với 200ml rượu vàng hòa nước nóng uống. - Sẩy thai: Màng trong VTG (áo phượng hoàng) lượng vừa phải, cho lên viên ngói mới sao vàng, nghiền nhỏ. Uống liên tục 5 ngày trước tháng sẩy thai lần trước. Mỗi lần 10g, ngày 2 lần, uống với nước cơm. 3. Các bệnh nội khoa - Ho ra máu: Bột VTG 6g, muối vừa đủ. Vitamin C 2-4 viên nghiền vụn. Hòa cùng đ ể u ống. Ngày dùng 3 lần, dùng trong 1 tuần. Có thể dùng công thức này cho các trường hợp tiêu tiểu ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam. - Chóng mặt: VTG sao vàng tán bột uống với rượu vàng. Mỗi lần 9g. Ngày 3 lần. - Chuột rút (vọp bẻ): VTG sao vàng tán bột uống hoặc cho vào cháo. - Bí tiểu tiện: VTG và sò biển tán bột lượng bằng nhau (kết hợp Tây y để tránh biến chứng). - Cơn đau dạ dày: VTG và hoa phật thủ, tán bột, lượng bằng nhau. Uống lúc đau 6g v ới n ước ấm. - Viêm loét dạ dày thừa toan: VTG, vỏ sò biển nung tán bột. Mỗi thứ 30g; Bạch kh ấu nhân, sa nhân mỗi thứ 20g sao tán. Uống 1,5g. Ngày 2 lần. - Nôn và tiêu chảy (Thượng thổ hạ tả): VTG 1 quả sao tán bột. Uống với n ước ấm. Còn dùng bột này cho người bị ợ chua, viêm loét dạ dày. Có thể phối hợp với các vị khác như màng m ề gà, mộc hương, hương phụ v.v... với liều thường dùng. 4. Trong ngoại khoa Thoát vị bẹn: VTG đã nở con, sao thành than, tán bột. Mỗi lần uống 9g với rượu cũ. Hoặc uống 1-3g với nước cơm. 5. Lão khoa Phòng chữa các bệnh loãng xương: Nấu gạo calci, nghiền vỏ trứng gà cho vào gạo n ấu cơm hoặc cháo, làm bánh để ăn. 6. Chữa các bệnh truyền nhiễm
- - Bệnh sởi: VTG 50g sao khô tán bột. Uống mỗi lần 2g. Ngày 3 lần với nước ấm. 7. Chữa các bệnh về ngũ quan - Lở miệng: Màng VTG ngâm nước muối dán vào chỗ đau. - Đau mắt sưng đỏ do phong: Màng VTG 3g sấy khô, địa cốt bì 3g cùng nghiền thành b ột th ổi vào mũi. Ngày làm 3 lần. - Viêm họng (âm hư nội nhiệt) mất tiếng: Màng trong VTG 9g, quả la hán, sinh địa 20-30g, mạch môn 15g, sắc uống ngày 1 thang. - Viêm họng mạn: Màng VTG 5 quả, thiên môn 12g, mật ong 1 thìa. N ấu cách th ủy u ống. 8. Các bệnh về da liễu - Mụn nhọt, nấm: VTG 5 cái, vôi bột chín 15g cho vào trong vỏ trứng nung chín, tán b ột, tr ộn với dầu vừng bôi. - Vết thương té ngã xây sát, chảy nước: VTG, vỏ trai lượng bằng nhau, n ướng thành than, tán bột, trộn với dầu hạt cải bôi. - Vết thương chảy máu: VTG tán bột rắc lên. - Bỏng (bỏng lửa, bỏng nước sôi diện tích nhỏ): Màng trong VTG đắp lên vết th ương. Vị thuốc dân gian từ rau thơm Ngoài công dụng thường dùng là gia vị cho bữa ăn, còn dùng rau răm ch ữa tiêu hóa kém; chữa rắn cắn, ong đốt bằng lá húng chanh... 1. Rau răm:Còn có tên gọi là thủy liễu, hương lục... Rau răm vị cay, tính ấm, không độc, dùng để chữa đau bụng lạnh, chữa rắn cắn, chàm ghẻ, mụn trĩ, kích thích tiêu hóa, kém ăn, làm dịu tình dục. Rau răm được trồng khắp nơi và thường được mọi người dùng làm rau sống và gia vị vào canh để có thể sát trừ một số độc chất có trong hải sản (tôm, cá...). Th ường khi làm thuốc, người ta dùng tươi, không qua chế biến. Một số bài thuốc từ cây rau răm: Trị chứng tiêu hóa kém: Mỗi ngày dùng 15-20g cả thân và lá rau răm tươi, rửa sạch, vắt lấy nước cốt uống. Trị say nắng:Kết hợp rau răm với sâm bố chính tẩm nước gừng 30g, đinh lăng 16g, mạch môn 10g, đem sao vàng, sắc với 600ml nước cô lại 300ml, uống trong ngày, chia làm 2 lần. Trị rắn cắn: Lấy khoảng 20 ngọn rau răm, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, bã còn lại dùng đắp vào chỗ rắn cắn. 2. Cây thì là (thìa là): Còn gọi là thời la, đông phong. Thì là được dùng làm gia vị vào các món ăn, nhất là các món chế biến từ cá. Trong đông y, thì là là một vị thuốc rất thông d ụng. Theo
- Nam dược thần hiệu, hạt thì là vị cay, tính ấm, không độc, điều hòa món ăn, bổ thận, m ạnh tỳ, tiêu trướng, trị đau bụng và đau răng. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thì là: Trị chứng đái rắt (đái són):Lấy một nắm thì là tẩm với nước muối, sao vàng, tán thành bột. Khi dùng, lấy bánh dầy quết với bột trên, ăn. Phương thuốc này rất hiệu nghiệm đối với những người hay đi tiểu không có chừng mực, khi đi tiểu thấy đau buốt. Trị chứng sốt rét:Những người đi rừng lâu ngày bị sốt rét ác tính, sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Để trị chứng này, lấy hạt thì là tươi, giã, vắt lấy nước uống hay phơi khô hạt, tán thành bột, sắc lấy nước uống. Trị chứng thận suy, tỳ yếu:Lấy quả thì là sắc uống hằng ngày, mỗi ngày 50-100g. 3. Cây rau mùi: Còn được gọi là ngò ta, hương tuy. Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng đậu, sởi khó m ọc, phá mụn đ ộc... Rau mùi được trồng phổ biến ở miền bắc và thường có trong mùa đông. Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau mùi: Trị chứng sởi khó mọc: Nếu trẻ còn nhỏ, lấy rau mùi tươi giã nát, sao nóng, gói vào vải xô hoặc vải mềm chà xát khắp cơ thể của trẻ thì sởi sẽ mọc đều. Nếu trẻ lớn hơn, n ấu n ước rau mùi để ấm cho trẻ uống. Sau đó đắp chăn kín như xông hơi cho ra mồ hôi, sởi cũng mọc nhanh hơn. Trị chứng kiết lỵ: Một vốc hạt mùi, sao vàng, tán nhỏ. Pha 7-8g mỗi lần với nước, ngày uống 2 lần. Nếu lỵ ra máu thì uống với nước đường; lỵ đàm thì uống với nước gừng, ngày uống 2 lần. Trị chứng loét niêm mạc lưỡi: Kết hợp rau mùi với rau húng chanh, ngâm 2 loại trên với nước muối pha loãng rồi nhai kỹ, nuốt lấy nước, nuốt dần dần, rất công hiệu. 4. Cây mùi tàu: Còn gọi là ngò tây, ngò gai, ngò tàu. Cây mùi tàu được nhân dân ta trồng phổ biến khắp nơi, dùng để ăn sống, nấu canh và làm thuốc chữa bệnh. Mùi tàu có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa... Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây mùi tàu: Trị chứng đầy hơi, ăn không tiêu: Rau mùi tàu 50g, kết hợp với gừng tươi. Rau thái dài 4cm, gừng đập dập. Cho 2 thứ vào siêu đất, đổ chừng 400ml nước, sắc lại còn 200ml, chia làm 2 lần uống cách nhau 3 giờ. Trị chứng khí trướng, thở mệt: Rau mùi tàu phơi khô tự nhiên, ngày sắc 40g với 2 bát (bát ăn cơm) nước, cô lại còn 2/3 bát, khi uống chia làm 2 lần. Trị chứng sốt nhẹ: Mùi tàu 30g, thịt bò tươi 50g, vài lát gừng tươi. Tất cả thái nhỏ, nấu chín với 600ml nước, ăn nóng, khi ăn thêm ít tiêu bột, rồi đắp chăn kín cho ra m ồ hôi. 5. Cây húng chanh: Còn gọi là cây rau tần. Trong dân gian thường dùng lá tươi làm rau sống trong các bữa ăn. Húng chanh vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phế có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi.
- Một số bài thuốc từ cây húng chanh: Chữa hen suyễn: Lá húng chanh 12g, lá tía tô 10g. Hai thứ rửa sạch, sắc uống. Khi uống thuốc nên kiêng các thức ăn chiên xào, đồ uống lạnh, hải sản. Chữa ho cho trẻ: Húng chanh kết hợp với lá hẹ, mật ong. Cả 3 thứ đem hấp, cho trẻ uống rất sạch miệng và đỡ ho. Chữa rết, bọ cạp cắn, ong đốt: Lá húng chanh rửa sạch, thái nhỏ hoặc nhai kỹ, cho một ít muối vào rồi đắp lên vết thương, rất công hiệu.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn