intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu bồi dưỡng Lãnh đạo, quản lý cấp huyện - Chuyên đề 2

Chia sẻ: Yi Yi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

91
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyên đề 2 - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cấp huyện. Nội dung chính của chuyên đề gồm: Tổng quan về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cấp huyện; vai trò của lãnh đạo, quản lý cấp huyện trong xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cấp huyện; xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cấp huyện; giải quyết những thách thức, rủi ro trong xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của lãnh đạo, quản lý cấp huyện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu bồi dưỡng Lãnh đạo, quản lý cấp huyện - Chuyên đề 2

Chuyên đề 2<br /> XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN<br /> KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CẤP HUYỆN<br /> <br /> I. TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI<br /> Ở CẤP HUYỆN<br /> 1. Khái niệm và phân loại kế hoạch<br /> a) Khái niệm<br /> Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là một công cụ quản lý của nhà nước<br /> theo mục tiêu, được thể hiện bằng những mục tiêu định hướng phát triển kinh tế<br /> - xã hội phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định ở một địa phương,<br /> đồng thời đưa ra những giải pháp, hoạt động cần thực hiện để đạt được những<br /> mục tiêu đó một cách có hiệu quả nhất.<br /> Tùy theo từng quốc gia, địa phương hay tổ chức mà kế hoạch phát triển có<br /> những đặc trưng khác nhau. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng<br /> xã hội chủ nghĩa, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cấp huyện cần đảm bảo<br /> những yêu cầu cơ bản sau:<br /> - Bản kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm cấp huyện phải kết<br /> nối hài hòa với bản kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của cấp xã, với<br /> kế hoạch của các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn huyện.<br /> - Bản kế hoạch được xây dựng hướng tới thị trường dựa trên thông tin thị<br /> trường, cơ hội thị trường trên cơ sở tiềm năng lợi thế của từng địa phương.<br /> - Bản kế hoạch đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên lợi<br /> ích của người nghèo trên địa bàn.<br /> - Bản kế hoạch hàng năm phải phù hợp với chiến lược/quy hoạch phát<br /> triển trung và dài hạn của tỉnh, của huyện và các ngành/lĩnh vực liên quan.<br /> Huyện là một cấp kế hoạch và các bộ phận cấu thành kế hoạch phát trkinh<br /> tế - xã hội cấp huyện bao gồm:<br /> 40<br /> <br /> - Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện: là hệ thống các phân<br /> tích, đánh giá và chọn lựa quan điểm, mục tiêu tổng quát định hướng phát triển<br /> các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội và các giải pháp cơ bản về phát triển<br /> kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian dài.<br /> - Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện: thể hiện tầm nhìn, sự bố<br /> trí chiến lược về thời gian, không gian lãnh thổ, xây dựng khung về tổ chức<br /> không gian để chủ động hướng tới mục tiêu, đạt hiệu quả cao, phát triển bền<br /> vững.<br /> - Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội của huyện: là sự cụ thể hóa<br /> các chiến lược và quy hoạch phát triển trong lộ trình phát triển dài hạn của<br /> huyện. Nó xác định các mục tiêu, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, nâng cao phúc lợi<br /> xã hội trong thời kỳ 5 năm và xác định các cân đối, các chính sách phân bổ<br /> nguồn lực cho các chương trình phát triển của khu vực kinh tế nhà nước và<br /> khuyến khích sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.<br /> - Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của huyện: là bước cụ thể<br /> hóa kế hoạch 5 năm, là công cụ điều hành các hoạt động mang tính tác nghiệp<br /> thường niên của nền kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu của kế hoạch 5 năm. Nếu<br /> như kế hoạch 5 năm là công cụ chính sách định hướng thì kế hoạch hàng năm là<br /> công cụ thực hiện.<br /> - Chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội của huyện: là công cụ<br /> triển khai tổ chức thực hiện chiến lược và kế hoạch 5 năm của huyện, nó đưa ra<br /> các mục tiêu và tổ chức bảo đảm nguồn lực để thực hiện mục tiêu đối với các<br /> vấn đề mang tính bức xức, nổi cộm và đột phá của nền kinh tế trong thời kỳ kế<br /> hoạch.<br /> b) Phân loại kế hoạch<br /> Kế hoạch có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau: theo thời gian,<br /> theo lĩnh vực, theo quy mô.<br /> - Theo thời gian, có thể chia thành:<br /> 41<br /> <br /> + Kế hoạch ngắn hạn (thường dưới 1 năm) - tập trung chủ yếu xây dựng<br /> kế hoạch hàng năm của cấp huyện;<br /> + Kế hoạch trung hạn: dưới 5 năm;<br /> + Kế hoạch dài hạn: 5 năm hay nhiều hơn.<br /> - Theo lĩnh vực, có thể chia thành:<br /> + Kế hoạch kinh tế;<br /> + Kế hoạch sản xuất, kinh doanh;<br /> + Kế hoạch thị trường;<br /> + Kế hoạch nguồn nhân lực;<br /> + Kế hoạch tài chính;<br /> + v.v…<br /> - Theo quy mô, có thể chia thành:<br /> + Kế hoạch chiến lược,<br /> + Kế hoạch tác nghiệp,<br /> + Kế hoạch tổng hợp,<br /> + Kế hoạch bộ phận,<br /> + Kế hoạch dự án (đây là loại kế hoạch khá phổ biến hiện nay)25,<br /> + v.v…<br /> 2. Chức năng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cấp huyện<br /> Trong khuôn khổ phạm vi lãnh thổ cấp huyện cũng như trong khuôn khổ<br /> chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp huyện, kế hoạch phát triển kinh<br /> tế - xã hội cấp huyện có chức năng là một công cụ cơ bản để điều tiết sự vận<br /> động và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp huyện. Chức năng đó được<br /> thể hiện cụ thể như sau:<br /> - Điều tiết phối hợp ổn định kinh tế huyện<br /> 25<br /> <br /> Quản lý dự án và bằng dự án. Cẩm nang quản lý. NXB Tri thức trẻ, 2002.<br /> <br /> 42<br /> <br /> Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện là công cụ điều tiết sự phát<br /> triển của kinh tế - xã hội và tạo lập môi trường ổn định. Trong từng thời kỳ với<br /> các mục tiêu đặt ra, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đưa ra các giải pháp,<br /> chính sách để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phát huy<br /> được thế mạnh của mình, đồng thời phải đảm bảo sự phát triển ổn định giữa các<br /> mặt kinh tế, xã hội và môi trường.<br /> Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có vai trò điều chỉnh, điều tiết sự phát<br /> triển giữa các vùng, các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế nhằm phát huy<br /> lợi thế của các vùng, các thành phần kinh tế, đồng thời điều chỉnh để giảm bớt<br /> sự chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư tạo điều kiện phát triển kinh tế<br /> - xã hội lành mạnh của địa phương.<br /> - Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện<br /> Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện đưa ra một hệ thống mục<br /> tiêu phát triển vĩ mô về kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, xây dựng các dự án,<br /> các chương trình, tìm các giải pháp và các phương án thực hiện, dự báo khả<br /> năng, phương hướng phát triển, xác định các cân đối lớn… nhằm dẫn dắt, định<br /> hướng phát triển, xử lý kịp thời các mất cân đối xuất hiện trong nền kinh tế thị<br /> trường, đồng thời tạo đòn bẩy, khuyến khích và hỗ trợ các thành phần kinh tế<br /> cùng thực hiện vì mục tiêu phát triển chung của địa phương.<br /> - Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế - xã hội của huyện<br /> Thông qua việc thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện tiến<br /> độ kế hoạch và tuân thủ các cơ chế, thể chế, chính sách hiện hành áp dụng trong<br /> thời kỳ kế hoạch mà các hoạt động kinh tế xã hội của cấp huyện được kiểm tra,<br /> giám sát. Các kết quả đánh giá thực hiện các chính sách, mục tiêu đặt ra và kết<br /> quả phân tích hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội là các luận cứ quan<br /> trọng cho việc xây dựng các kế hoạch của thời kỳ tiếp theo.<br /> II. VAI TRÒ CỦA LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP HUYỆN TRONG<br /> XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ<br /> HỘI Ở CẤP HUYỆN<br /> 1. Vai trò chung của lãnh đạo, quản lý cấp huyện trong phát triển<br /> kinh tế - xã hội ở địa phương<br /> 43<br /> <br /> a) Chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của cấp huyện<br /> Theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân<br /> cấp huyện phải:<br /> - Tổ chức thực hiện ngân sách huyện,<br /> - Thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công<br /> nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy<br /> sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng điểm dân cư nông thôn; quản lý<br /> và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,<br /> nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên nhiên khác; bảo vệ môi trường trên địa<br /> bàn huyện theo quy định của pháp luật.<br /> b) Xác định tầm nhìn, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện<br /> Ủy ban nhân dân cấp huyện cũng như tập thể lãnh đạo quản lý Ủy ban<br /> nhân dân cấp huyện có vai trò rất lớn trong việc đưa ra tầm nhìn phát triển của<br /> huyện hàng năm và trong giai đoạn 5 năm. Để làm được điều đó, đòi hỏi phải<br /> biết nhìn nhận xem xét một cách toàn diện môi trường địa phương, trong nước<br /> và quốc tế có thể tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương<br /> Một là, cần nhận thức và am hiểu bối cảnh quốc tế. Nhận biết đúng và kịp<br /> thời những sự thay đổi trên bình diện chung của quốc tế, khu vực, lân cận của<br /> Việt Nam sẽ giúp các nhà lãnh đạo nói chung và lãnh đạo cấp huyện nói riêng<br /> có tầm nhìn đúng và tự định hướng cho mình và cho cấp dưới bối cảnh chung<br /> đó.<br /> Hai là, cần nhận thức đúng bối cảnh trong nước và tại địa phương. Trong<br /> nước và từng địa phương đã và đang có nhiều sự thay đổi dưới các tác động<br /> chung của việc ban hành các văn bản pháp luật mới, cải cách hành chính.<br /> c) Khai thác nguồn lực cho sự phát triển ở địa phương<br /> Mỗi một đơn vị lãnh thổ hành chính đều có những nét đặc thù riêng của<br /> mình. Các nhà lãnh đạo quản lý từng cấp chính quyền địa phương cần phân tích<br /> và nhận biết chi tiết cụ thể, đánh giá chính xác nguồn lực của địa phương để<br /> phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.<br /> 44<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2