YOMEDIA
ADSENSE
Tài liệu: Kỹ thuật nuôi hươu sao
138
lượt xem 19
download
lượt xem 19
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Trong chăn nuôi nói chung để có năng suất cao, ngoài yếu tố quyết định là giống thì vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng tác động không kém đến khả năng sản xuất đó là năng suất, chất lượng nhung, khả năng sinh sản.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu: Kỹ thuật nuôi hươu sao
- Kỹ thuật nuôi hươu sao Trong chăn nuôi nói chung để có năng suất cao, ngoài yếu tố quyết định là giống thì vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng tác động không kém đến khả năng sản xuất đó là năng suất, chất lượng nhung, khả năng sinh sản. Chính vì thế chăm sóc nuôi dưỡng là công việc quan trọng, có ý nghĩa đến sự thành công trong chăn nuôi hươu. Qua nhiều năm kinh nhiệm về chăn nuôi hươu và một thời gian theo dõi nghiên cứu chúng tôi đã hoàn thiện quy trình kỹ thuật về chăn nuôi hươu. Đây là những vấn đề quan trọng nhất trong việc nuôi hươu nếu làm tốt theo các bước trong quy trình này, chắc chắn chúng ta sẽ thu được những kết quả tốt. 1. Các hình thức nuôi hươu Nuôi nhốt:
- Là nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng, có đặc điểm dễ chăm sóc nuôi dưỡng, nhưng không thoả mãn tập tính, sinh lý vật nuôi. Vì thế chúng ta nuôi nhốt nhưng phải có sân chơi. Nuôi bán tự nhiên: - Là hình thức nuôi vừa có chuồng nuôi vừa có đồng cỏ chăn thả, hình thức này môi trường sinh thái của con vật được mở rộng hơn, phù hợp mọi hoạt động sống hoang giả của nó, hình thức này cũng rất phù hợp cho điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Nuôi tự nhiên: Không có chuồng trại mà chỉ khoanh vùng nuôi với diện tích lớn hình thức này khó quản lý chăm sóc nuôi dưỡng. 2. Chuẩn bị chuồng trại. Việc xây dựng chuồng trại phải đạt được các mục đích sau đây: - Phù hợp với các đặc tính sinh lý của hươu. - Có độ bền vững, chắc chắn không cho hươu thoát ra ngoài và đi mất. - Phải tiết kiệm nguyên vật liệu, vật liệu làm chuồng không ảnh hưởng tới sức khoẻ của hươu. Vị trí xây chuồng: - Phải cách nhà một khoảng hợp lý tránh ô nhiểm và tiếng động, mùi vị ô nhiểm, phải là nơi cao ráo nhưng phải là vị trí mà mùa đông thì ấm áp mùa hè thoáng mát. Hướng chuồng: - Tốt nhất là xây dựng chuồng hướng nam hoặc đông nam để điều hoà được tiểu khí hậu của chuồng nuôi. Nền chuồng: - Phải có độ dốc từ 1 – 2o và phải cao hơn vùng đất xung quanh 10 –15cm nền chồng có thể làm bằng xi măng láng nhám hoặc bằng đất nện chặt đều được. Diện tích chuồng:
- - Hươu đực phải đạt mỗi con trên 6m2 trở lên. Hươu cái có thể lớn hơn một chút để có thể giao phối ngay trong chuồng. Nhưng hiện nay thường làm chồng hai ngăn để tiện vệ sinh và phối giống. Chuồng hai ngăn này thường rộng khoảng là 12m2 trở lên. 3. Chọn giống hươu để nuôi: - Chọn hươu giống dựa vào lý lịch: Tốt nhất là chọn những con có lý lịch rõ ràng, thường có ở các trại giống lớn có sự quản lý giống chặt chẽ, chọn những con không bị cận huyết. Chọn những con có nguồn gốc ông bà, bố mẹ khoẻ mạnh ít bị bệnh tật, các đặc tính sinh sản tốt, có năng suất nhung cao (tốt nhất một lần cho nhung phải đạt từ 0,8kg trở lên) có trọng lượng sơ sinh đạt từ 3.7-4.5 kg trở lên. Tính di truyền của bố mẹ ông bà tương đối ổn định qua nhiều đời, thì con đực hay con cái chúng ta chọn làm giống sẽ có những đặc tính tốt của ông bà. Con bố có năng suất nhung cao, sức khoẻ tốt, đẹp, phối giống tốt, con mẹ sinh sản dễ dàng, cho nhiều sữa, nuôi con tốt, phối giống dễ đậu, tạp ăn. - Chọn hươu giống dựa vào bản thân: Đối với hươu đực: Dựa vào ngoại hình trước hết nhìn tổng thể con vật phải đẹp, khoẻ, cân đối có nhiều đặc điểm của giống đực, trong quá trình xem xét cần đánh giá một số chỉ tiêu sau đây: - Đặc điểm thể chất lông da: phải có các ưu điểm thể hiện rõ phẩm chất giống, hươu đực có cơ thể phát triển cân đối chắc chắn, khoẻ mạnh, béo vừa phải. Bình thường lông có màu vàng sẩm, trên thân có những đốm trắng giống sao nỗi rõ, dưới cằm, cổ, đùi có màu trắng nhạt mùa thay lông bộ lông có màu sẫm tối, đốm trắng mờ hẵn tính tình nhanh nhẹn ít hung dữ. nhược điểm sau thì không nên chọn có đặc điểm giống không rõ ràng, cơ thể chậm phát triển, tính cân đối thấp, quá yếu, gầy hoặc quá béo. Lông da không đặc trưng cho phẩm chất giống. Tính tình quá hung dữ hoặc quá chậm chạm. - Đầu cổ: Đầu to vừa phải có dạng hình chữ V, khoảng cách giữa hai gốc sừng rộng,
- mắt tinh, mõm dài vừa, đôi tai luôn nghe nhóng nhanh nhạy, đầu cổ kết hợp tốt, cổ dài vừa phải và thon nhỏ, không nên chọn những con Đầu quá to, hoặc quá nhỏ, đôi mắt kém tinh nhanh, đôi tai ít cử động trán hẹp, khoảng cách sừng ngắn, đầu cổ kết hợp không tốt. - Vai ngực: Ngực đầy đặn, vòng ngực lớn, vai ngực kết hợp tốt. Những con có nhược điểm là Vai quá hẹp ngực nông vai quá nhỏ ngực và cổ kết không chắc chắn. - Lưng sườn bụng: Sống lưng thẳng, lưng thon mình ngựa, lưng, sườn, bụng kết hợp tốt, nên loại những con có đặc điểm Bụng xệ, lưng quá cong, thân quá dài hoặc quá ngắn, lưng sườn bụng, kết hợp với nhau lõng lẽo. - Mông và đùi sau: Mông cân đối nở nang, đùi đầy đặn có cơ thịt nỗi rõ chắc, mông và đùi linh hoạt, kết hợp chắc chắn, loại những con Mông lép, đít tóp teo, đùi nhỏ cơ thịt nhảo, đi lại không bình thường. - Bốn chân: Bốn chân thon nhỏ dài vừa chắc chắn, vận động tự nhiên, nhanh nhẹn, hai chân trước không qua thấp so với hai chân sau, hai chân sau chùng xuông so với hai chân trước, phía sau hơi thấp hơn so với phía trước, không nên chọn những con có Bốn chân không chắc chắn vận động không bình thường, chân quá nhỏ hay quá to, mong chân không bình thường hay bị bệnh. - Bộ Phận sinh dục: Bộ phận sinh dục hoàn thiện, cân đối, hai hon cà to cân đối, dương vật bình thường. Tính hăng vào thời kỳ sinh sản tốt, mùa sinh sản thường ướt ở dương vật, không chọn những con có Bộ phận sinh dục không hoàn thiện, hai hòn cà không cân đối, tính hăng kém, khả năng nhảy phối kém - Trọng lượng sơ sinh đạt từ 3.8-4.5 kg trở lên, trọng lượng lúc cai sữa đạt 25 –30kg trở lên. trọng lượng ở tuổi hậu bị đạt 35 –45 trở lên, tuổi kiệm định đạt trọng lượng từ50 –55kg trở lên trọng lượng hươu cơ bản đạt từ 60 –65 trở lên. - Nhung ló đạt 0.1- 0.2kg, nhung lứa thứ nhất đạt 0.3kg trở lên. Đối với hươu cái: Chọn những con nhìn tổng quan đẹp, khoẻ, cân đối hài hoà giữa các bộ phần cơ thể, thể hiện rõ đặc trưng của giống cái, đuôi luôn phe phẩy, mắt sáng
- nhanh nhẹn, chúng ta đi sâu xem xét những bộ phận với tiêu chuẩn giống sau: - Đặc điểm giống thể chất lông da: Thể hiện rõ phẩm chất giống, hươu cái có cơ thể phát triển cân đối, khoẻ mạnh, béo vừa phải. Bình thường lông có màu vàng sẩm, trên thân có những đốm trắng giống sao nỗi rõ, dưới cằm, cổ, đùi có màu trắng nhạt. Tính tình nhanh nhẹn ít hung dữ, loại bỏ không chọn những con đặc điểm giống không rõ ràng, cơ thể chậm phát triển, tính cân đối thấp, quá yếu, gầy hoặc quá béo. Lông da không đặc trưng cho phẩm chất giống. Tính tình quá hung dữ hoặc quá chậm chạm. - Bộ phận đầu cổ: Đầu to vừa phải có dạng hình chữ V, khoảng cách giữa hai gốc sừng rộng, mắt tinh, mõm dài vừa, đôi tai luôn nghe nhóng nhanh nhạy, đầu cổ kết hợp tốt, cổ dài vừa phải và thon nhỏ, không nên chọn những con Đầu quá to, hoặc quá nhỏ, đôi mắt kém tinh nhanh, đôi tai ít cử động trán hẹp, khoảng cách sừng ngắn, đầu cổ kết hợp không tốt. - Vai ngực: Chọn những con có Ngực đầy đặn, vòng ngực lớn, vai ngực kết hợp tốt, loại những con Vai quá hẹp ngực nông vai quá nhỏ ngực và cổ kết không chắc chắn. - Bộ phận lưng sườn bụng: Sống lưng thẳng, lưng thon mình ngựa, lưng, sườn, bụng kết hợp tốt. Không chọn những con Bụng xệ, lưng quá cong, thân quá dài hoặc quá ngắn, lưng sườn bụng, kết hợp với nhau lõng lẽo. - Mông và đùi sau: Chọn những con Mông cân đối nở nang, đùi đầy đặn có cơ thịt nỗi rõ chắc, mông và đùi linh hoạt, kết hợp chắc chắn, không nên chọn những con Mông lép, đít tóp teo, đùi nhỏ cơ thịt nhảo, đi lại không bình thường. - Bốn chân: Bốn chân là rất quan trọng đối với hươu chọn làm giống vì thể nên chọn những con có Bốn chân thon nhỏ dài vừa chắc chắn, vận động tự nhiên, nhanh nhẹn, hai chân trước không qua thấp so với hai chân sau, hai chân sau chùng xuông so với hai chân trước, phía sau hơi thấp hơn so với phía trước. Không nên chọn những con có bốn chân không chắc chắn vận động không bình thường, chân quá nhỏ hay quá to, móng chân không bình thường hay bị bệnh.
- - Bộ Phận sinh dục: Hươu cái thường làm nhiệm vụ sinh sản nên khâu chọn bộ phận này rất quan trọng nên chú ý chọn những con có Bộ phận sinh dục hoàn thiện, Biểu hện động dục rõ ràng, bốn vú đều nhau, dễ phối giống, cho sữa tốt, nuôi con giỏi, không nên chọn những con có đặc điểm Bộ phận sinh dục khuyết tật, khó phối giống, biểu hiện động dục không rõ ràng, khó đẻ, không biết nuôi con. - Trọng lượng sơ sinh đạt từ 3.6- 3.8 kg trở lên, trọng lượng lúc cai sữa đạt 20 –25kg trở lên. trọng lượng ở tuổi hậu bị đạt 30 –40 trở lên, tuổi kiểm định đạt trọng lượng từ 45 –50kg trở lên trọng lượng hươu cơ bản đạt từ 55 –60 trở lên - Con cái dễ phối giống, mắn đẻ, nuôi con giỏi, tạp ăn, sữa tốt. Trong chăn nuôi hươu thì giống là quan trọng hàng đầu vì thể để nuôi hươu thành công thì phải tuân thủ cách chọn giống trên. (có thể dựa vào các tiêu chuẩn giống mà cty cổ phần hươu giống Hương Sơn xây dựng để chọn giống được tốt hơn). 4.1. Nhu cầu dinh dưỡng: - Lượng thức ăn cho ăn: Cho hươu ăn đủ lượng thức ăn theo tiêu chuẩn khẩu phần ăn và có sự điều chỉnh, theo dõi tránh bội thực do ăn quá no hoặc phải theo dõi hươu ăn thiếu khẩu phần dẫn đến quá đói(thiếu thức ăn). Để tránh được điều này chúng tôi đã phân ra các loại hươu để xây dựng định mức khẩu phần cho chúng để tiện chăm sóc nuôi dưỡng: Hươu Cai sữa từ 3 tháng đến 1năm tuổi, Hươu hậu bị từ 1-2 năm tuổi, Hươu kiệm định từ 3-4 năm tuổi, Hươu cơ bản từ 4 năm tuổi trở lên. - Qua bảng 1. Định mức khẩu phần ăn cho chúng chúng ta thấy rằng, thức ăn chủ yếu dùng cho hươu là thức ăn thô xanh, thức ăn tinh rất ít, điều này phù hợp với dạ dày bốn túi, tiêu hoá nhờ hệ vi sinh vật sống cộng sinh trong dạ cỏ thức ăn của chúng chủ yếu là cỏ cây giàu xơ. - Còn thức ăn tinh là loại thức ăn bổ sung mà thôi, lượng thức ăn tinh này nhằm cumg cấp năng lượng cho hệ vi sinh vật dạ cỏ hoạt động, nếu bổ sung không hợp lý sẽ làm rối loạn tiêu hoá. Đối với thức ăn khoáng và sinh tố thường chiếm một tỷ lệ rất ít, tuy vậy không để thiếu nhất là hươu cái khi có chửa, đẻ, hươu cái tiết sữa nuôi con, hiện
- nay thức ăn khoáng và các loại tổng hợp Vitamin có bán ở dạng tổng hợp rất nhiều trên thị trường, chúng ta nên mua để bổ sung cho hươu. 4.2. Xữ lý và chế biến thức ăn trước khi cho hươu ăn. - Thức ăn cho hươu: Thức ăn xanh phải non, ngon, sạch, không để thức ăn quá ướt nước nhất là nước bẩn vì vậy trước khi cho ăn thì phải được rữa sạch để ráo nước, thì mới cho hươu ăn. Một số cây thức ăn, như lá cây mía, cây cỏ voi trước khi cho ăn thì cần cắt ngắn chừng 10- 15cm, các thức ăn củ quả dùng làm thức ăn cho hươu thì đem thái lát cắt mỏng làm nhỏ, thức ăn có chứa độc tố thì cần xữ lý loại bỏ độc tố rồi mới cho hươu ăn, không cho hươu ăn các thức ăn ôi thối kém phẩm chất, cần trồng một số cây hươu thích ăn để làm thức ăn cho hươu. - Cho hươu ăn uống sạch sẽ: Hươu là động vật nhai lại nhưng trong ăn uống hươu rất sạch sẽ, chính vì thế hươu ít mắc bệnh tật, thức ăn xanh được kẹp thành một dãy phía ngoài chuồng để hươu có thể thò cổ ra ăn, máng ăn được bố trí dốc vào phía trong chuồng có độ cao khoảng 30 – 40cm, rộng máng là 60cm, dài là 1,2 m vừa để bỏ cỏ hoặc cành lá cho hươu rút ăn từ từ. - Để đảm bảo vệ sinh ăn uống cho hươu chuồng rộng có sân chơi thì không nên xây máng gần chồng vì thế công tác vệ sinh không bão đảm, hươu sẽ dễ bị một số bệnh đường tiêu hoá. Vì vậy nên dùng máng ăn, máng uống di động sẽ giữa được vệ sinh sạch sẽ hơn. Sau khi hươu ăn xong thì nên chùi rữa máng để khô ráo sạch sẽ. để lần sau cho ăn tiếp. 4.3. Kỹ thuật cho ăn. - Cho ăn đúng cách: Hươu chủ yếu hoạt động vào ban đêm, ban đêm hươu ăn tới 60% tổng số thức ăn của khẩu phần, vì vậy mỗi lần cho ăn trong ngày không nhiều, ban ngày hươu ăn ít mà dành thời gian nhai lại thức ăn qua đêm. Đây là một đặc điểm hết sức quan trọng mà người chăn nuôi cần nắm biết. Vì vậy lịch phân bố cho hươu ăn như sau: Bữa thứ nhất: 6-7 giờ sáng cho ăn 15% thức ăn xanh.
- Bữa thứ hai: 9-10giờ sáng cho ăn 15% thức ăn xanh. Bữa thứ ba: 13-14 giờ chiều cho ăn 10% thức ăn xanh cộng với thức ăn tinh trong ngày. Bữa thứ tư: 17 - 18giờ tối cho ăn 30% thức ăn xanh. Bữa thứ năm: 22 giờ tối cho ăn 30% thức ăn xanh. - Thức ăn tinh không được cho hươu ăn vào buổi sang vì ăn như vậy sẽ làm cho hươu ăn ít thức ăn xanh và thức ăn củ quả. Nên cho hươu ăn thức ăn tinh vào bữa ăn thứ ba vào lúc 13 – 14 giờ trong ngày. Hàng ngày người chăn nuôi phải thường xuyên theo dõi phân của hươu để điều chỉnh thức ăn cho hợp lý. Thường phân của hươu có dạng viên bóng, cứng hình bầu dục nếu khác với bình thường thì cần xem xét lại thức ăn cho hươu. Cho hươu ăn nhiều loại thức ăn xanh, đặc tính của chúng là thích ăn nhiều loại cỏ non, lá non và các loại cây có mủ. Không nên cho hươu ăn độc nhất một loại thức ăn thì sinh trưởng và phát triển, khả năng sản xuất sẽ bị hạn chế. 4.4. Vận động – Tắm nắng – tắm chải. a) Vận động: Tuỳ thuộc vào hình thức nuôi khác nhau nên cho hươu vận động khác nhau. Hươu là động vật con mang tính hoang dã nên rất thích vận động, chạy, nhảy rất hiếu động nên khi bị bó hẹp trong nuôi nhốt thì rất khó chịu. Chúng ta nên tạo diện tích sân chơi cho hươu bằng cách khoanh vùng rộng bằng rào chắn cao 2 – 2.5m thì khả năng vận động và tắm nắng cuả hươu được tốt hơn và thích nghi với điều kiện sinh lý của nó hơn, ít gây ra các hiện tượng ức chế(stree) con vật thoải mái hơn, góp phần tiêu hoá, trao đổi chất được tốt hơn. Nếu không có điều kiện thì cần phải thiết kế mái che có lắp tấm kính có độ rộng 40X50cm cho nắng rọi vào 1giờ/ngày. Có thể thiết kế chồng cho nắng xuyên vào chuồng 7-8 giờ/ngày.
- b) Tắm chải. Thứ tự tắm chải từ đầu đến mông, từ trên xuống dưới, mỗi lần chỉ cần 5- 10 phút. Trước khi tám chải phải tập làm quen với con vật để tạo cho nó có phản xạ có điều kiện. Trong quá trình tắm chải chú ý phát hiện một số ký sinh trùng nư ve, ghẽ, lỡ, loét…Nếu có hãy dùng các biện pháp sau đối với ve, ghẽ… Bắt diệt liên tục bằng cơ học. Dùng Ivermactin điều trị nội ngoại ký sinh trùng để tiêm 1ml/7kg trọng lượng. Dùng các thuốc sát trùng ngoài da và khử trùng chuồng trại. Định kỳ dọn vệ sinh chuồng trại. Sau đây chúng ta hãy tìm hiểu cụ thể cách nuôi dưỡng mỗi loại hươu. 5. Chăm sóc nuôi dưỡng hươu đực: 4.5.1. Nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý hươu đực trong giai đoạn làm đực phối giống. a) Nuôi dưỡng: Hươu đực phối giống cần ăn đúng khẩu phần thức ăn là: - Thức ăn xanh: 20-22kg. - Thức ăn tinh: 0.6- 0.8kg. - Thức ăn củ quả: 2.5 –3kg. - Thức ăn giàu đam: 0.5 –0.6kg. - Thức ăn bổ sung( Premix khoáng, Premix Vitamin, muối ăn) 30-35g. Trong thời gian làm đực phối giống hươu đực cần đủ chất dinh dưỡng để tăng cường việc sản xuất tinh trùng, đảm bảo chất lượng tinh dịch cho phối giống, hoạt động giao phối cần nhiều sức, nên trong thời kỳ này cần cho ăn thêm các thức ăn có nguồn gốc giàu đạm, cho ăn các loại thức ăn khoáng đa lượng, khoáng vi lượng, và các loại Premix Vitamin A, D, E, B, tổng hợp. Nên cho ăn xen kẻ các loại thức ăn ủ mầm như thóc, ngô mầm… rất cần thiết cho sản xuất tinh trùng. b) Chăm sóc và quản lý đực phối giống:
- Mỗi tháng nên tắm chải cho hươu đực 2- 3 lần, dọn vệ sinh chồng trại sạch sẽ, cho vận động tắm nắng thường xuyên, về mùa phối gống thường tập trung vào mùa nắng nóng nên cho hươu nghỉ ngơi trong bóng mát, để cho hươu được yên tĩnh, không nên gây các ảnh hưởng cưởng bức gây Stree trong mùa phố giống, nếu không hiệu quả phối giống sẽ đạt thấp. - Một đực giống nên ghép đôi từ 3- 4 con cái/ một năm. - Thời gian phối giống cho hươu thường từ tháng 4- tháng 10 dương lịch hàng năm. - cách giữa các lần phối giống là 10 –15 ngày. - Tuổi phối giống lần đầu là 24 tháng tuổi, tốt nhất 3 – 9 năm tuổi. - Đặc tính hung hăng trong mùa phối giống điều này chứng tỏ chúng còn mang tính hoang dã đấu tranh để đựơc phối giống, bộ lông vào mùa phối giống có màu nâu đen sao không nổi rõ, dưới bộ phận sinh dục, lúc nào cũng ướt sũng. - Tiêu chuẩn cho một đực phối giống là: Trọng lượng đạt 55kg trở lên, hai hòn cà to đều, bộ phận sinh dục hoàn thiện, khoẻ mạnh không bệnh tật, gốc sừng to mập, khoảng cách giữa hai gốc sừng rộng, năng suất nhung đạt từ 0.8kg trở lên, tính hăng trong mùa phối tốt và ít hung dữ, dễ phối, hiệu quả phối đậu cao. Chuồng phối có diện tích là 8m2 lên. 4.5.2. Nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý hươu đực trong giai đoạn cho nhung, cắt nhung, sau cắt nhung. a) Nuôi dưỡng: Hươu đực cho nhung, cắt nhung, sau cắt nhung. Cần ăn đúng khẩu phần thức ăn là: - Thức ăn xanh: 18-22kg/ngày - Thức ăn tinh: 0.6- 0.8kg/ngày - Thức ăn củ quả: 2 –2.5kg/ngày. - Thức ăn bổ sung( Premix khoáng, Premix Vitamin, muối ăn) 30-35g.
- - Nước uống:12-14 lít nước. Cho hươu được ăn khẩu phần này 1-2 tháng trước khi bắt đầu đổ đế, để nâng cao chất lượng cũng như trọng lượng nhung thì trong giai đoạn này cần cho hươu ăn nhiêù lá cỏ hỗn hợp, nhất là các loại cây có mủ, thức ăn tinh cần phối trộn nhiều thành phần như khô dầu, cám ngô, cám gạo để cân đối chất dinh dưỡng trong khẩu phần. Trong thời gian này hươu đực cần đủ chất dinh dưỡng để tăng cường việc sản xuất, tổng hợp nhung, đảm bảo chất lượng nhung thì cần cho ăn đủ cho ăn các loại thức ăn khoáng đa lượng, khoáng vi lượng, và các loại Premix Vitamin A, D, E, B, tổng hợp, muối ăn… Giai đoạn ra nhung (giai đoạn thúc nhung): Thì khẩu phần cho hươu thay đổi như sau. - Thức ăn xanh: 20-25kg. - Thức ăn tinh: 0.6- 0.8kg. - Thức ăn củ quả: 2.5 –3kg. - Thức ăn giàu đạm: 0.5 –0.6kg. - Thức ăn bổ sung( Premix khoáng, Premix Vitamin, muối ăn) 35 - 40g. - Nước uống:12-14 lít nước - Giai đoạn này kéo dài khoảng 55 –60ngày. b) Chăm sóc và quản lý hươu đực cho nhung, cắt nhung, sau cắt nhung. Dọn vệ sinh chồng trại sạch sẽ, cho vận động tắm nắng thường xuyên, để cho hươu được yên tĩnh, không nên gây các ảnh hưởng cưởng bức gây Stree làm cho hươu húc vào thành chuồng gây dập nát nhung, ảnh hưởng xấu đến tốc độ phát triển của cặp nhung.
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn