intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Xử lý vi phạm đối với hành vi nuôi nhốt động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IIb

Chia sẻ: Thân Văn Dũng | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

1.042
lượt xem
199
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Xử lý vi phạm đối với hành vi nuôi nhốt động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IIb được đưa ra nhằm giải quyết các tình huống, giáo dục cộng đồng bảo vệ tốt rừng, trong đó có các loài động vật rừng, xử lý triệt để các hành vi xâm hại đến rừng, nhất là các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển động vật rừng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Xử lý vi phạm đối với hành vi nuôi nhốt động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IIb

  1. LỜI NÓI ĐẦU Động vật hoang dã là một thành tố tất yếu c ủa hệ sinh thái, chúng có vai trò to l ớn trong cân bằng sinh thái, là những mắt xích quan trọng trong chu trình dinh d ưỡng và tu ần hoàn vật chất trên trái đất. Đối với đời sống con người, động vật hoang dã là ngu ồn s ống, chúng đáp ứng nhiều nhu cầu của con người như: Cung cấp lương thực, thực phẩm, giá trị giải trí, khoa học, văn hoá, sức khoẻ và nhi ều giá tr ị ti ềm tàng khác. Bảo vệ động, thực vật hoang dã góp phần bảo t ồn b ền v ững ngu ồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những chủ trương đã được Đảng ta khẳng định tại nhi ều văn ki ện quan tr ọng của Đảng (Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính tr ị, Khoá IX; Ch ỉ th ị 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư, Khoá X và Hướng dẫn s ố 72-HD/BTGTW ngày 20/3/2009 của Ban Tuyên giáo Trung ương về bảo vệ môi tr ường trong th ời kỳ đ ẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước) cũng như sự thể hiện trong những văn bản pháp luật. Quy định về bảo tồn động, thực vật hoang dã, trong đó có Lu ật Đa d ạng sinh h ọc, đ ược Quốc hội thông qua tháng 11/2008. Đây là văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất, điều chỉnh toàn diện và thống nhất các vấn đề về đa dạng sinh học nói chung và b ảo t ồn đ ộng, th ực vật hoang dã nói riêng. Luật có dành một chương riêng (chương IV) quy đ ịnh v ề b ảo t ồn và phát triển bền vững các loài sinh vật. Quan điểm về bảo t ồn đ ộng, th ực v ật hoang dã trong Luật Đa dạng sinh học đã có sự đổi mới cơ bản, đó là bảo tồn phải kết hợp v ới khai thác, sử dụng; chia sẻ lợi ích giữa các bên có liên quan bảo đảm hài hòa gi ữa l ợi ích c ủa Nhà nước và lợi ích của các tổ chức, cá nhân. Dù đã có nhiều nghị quyết, văn bản pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo vệ các loài động, thực vật hoang dã, nhưng trên thực tế, ngu ồn tài nguyên đa d ạng sinh h ọc của chúng ta tiếp tục bị suy thoái, các loài đ ộng, th ực vật ti ếp t ục b ị r ơi vào nguy c ơ tuy ệt chủng trên lãnh thổ Việt Nam. Tình trạng buôn bán, vận chuyển động thực vật hoang dã trái phép t ừ năm 1996-2007 ngày càng gia tăng, quy mô ngày càng lớn, c ả nước đã có 14.758 v ụ vi ph ạm v ề săn b ắt và buôn bán động, thực vật hoang dã. Lực lượng chức năng đã tịch thu 181.670 cá th ể v ới tr ọng lượng khoảng 635 tấn. Số vụ vi phạm hàng năm vẫn có xu h ướng tăng. Vi ệt Nam không chỉ đóng vai trò là nơi cung cấp, mà còn là thị trường trung chuyển đ ối v ới đ ộng, th ực v ật hoang dã đi các thị trường khác. Vụ bắt giữ trên 25 tấn tê tê đông lạnh và v ảy tê tê năm 2008 và gần đây là 6,2 tấn ngà voi ở cảng Hải phòng càng cho th ấy Vi ệt Nam đã và đang trở thành nơi trung chuyển động, thực vật hoang dã trái phép sang th ị tr ường qu ốc t ế. Nguyên nhân của tình trạng trên một phần là bởi công tác tuyên truy ền, giáo d ục, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ động, thực vật hoang dã chưa được quan tâm đúng mức; tuyên truyền vận động chưa kết hợp tốt với các bi ện pháp kinh t ế nên hi ệu qu ả tuyên truyền chưa cao. Người dân vẫn có thị hiếu tiêu dùng đ ộng v ật hoang dã. Tiêu th ụ động, thực vật hoang dã vẫn diễn ra phổ biến công khai ở nhiều cơ sở kinh doanh ph ục vụ ăn uống. Do đó, để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực này đòi hỏi phải quán tri ệt sâu sắc các quan điểm cơ bản, nắm vững các quy định của pháp lu ật, x ử lý k ịp th ời và nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh v ực qu ản lý r ừng, b ảo v ệ r ừng và quản lý lâm sản. Xuất phát từ những vấn đề do thực tiễn công tác đặt ra, qua h ọc t ập, nghiên c ứu t ại trường. Là một công chức công tác trong ngành Kiểm lâm, tâm nguyện c ủa chúng tôi là bảo vệ tốt rừng, trong đó có các loài động vật rừng, xử lý triệt để các hành vi xâm hại đến rừng, nhất là các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo v ệ và phát tri ển đ ộng v ật rừng. Từ đó, chúng tôi chọn tình huống là một vụ việc có thật xảy ra tại địa phương chúng tôi công tác, với tình huống: “Xử lý vi phạm đối với hành vi nuôi nhốt động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IIb”. Với ý muốn phân tích sự việc dưới góc độ các quy đ ịnh về quản lý hành chính nhà nước, trao đổi kinh nghiệm, đồng thời lựa chọn ph ương án t ối ưu để giải quyết công việc, góp phần tăng cường pháp chế XHCN. @
  2. PHẦN I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 1. Hoàn cảnh ra đời: Ba Tơ là huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi có diện tích rừng và đất lâm nghiệp 97.278,6 ha, chiếm 85,58 % tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất có rừng không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn giữ vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Toàn huyện có 20 xã, thị trấn; Dân số hơn 50.000 người, dân tộc H’re chiếm khoảng hơn 85%. Là huyện có diện tích rừng lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, địa bàn rộng, có đường Quốc lộ 24 chạy qua với chiều dài hơn 56 Km nối liền với các tỉnh Tây Nguyên, nhiều đường tỉnh lộ và giáp ranh với nhiều huyện trong và ngoài tỉnh Quảng Ngãi; các vùng rừng tự nhiên trên địa bàn huyện có chức năng phòng hộ, giữ, điều tiết nước cho các Sông, Hồ, Đập lớn nhỏ trên địa bàn huyện để phục vụ sản xuất nông nghiệp.., điều hòa khí hậu,…. Đồng thời là nơi cư trú sinh trưởng và phát triển của nhiều loại động, thực vật quý hiếm như: Hổ, Gấu, Rùa vàng, Chà vá chân xám…. Thực vật có: Trầm hương, Lim xanh, Gõ… Dưới tán rừng còn có song mây, Ba kích , Sâm nam và nhiều loại động, thực vật khác. Hiện nay, nhu cầu lập trại nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã trên địa bàn ngày càng tăng, không những phục vụ nhu cầu về lợi nhuận kinh tế, mà một số gia đình còn xem đây là thú vui, chơi cảnh. Trên địa bàn hiện nay có trên 10 trại đăng ký nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã thông thường như: Nai, Hươu sao, Heo rừng, Nhím,... theo hướng dẫn tại Công văn số 515/CKL-VPCITES ngày 14/5/2007 của Cục Kiểm lâm Về việc đăng ký trại nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã thông thường. Với thực trạng trên, ngày 26/7/2010 ông Thái Ngọc Hùng, hiện ở thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi đi thăm người em ở xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ và được người em cho 01 (một) con Sóc bay, giới tính cái, ông thấy đẹp và đem về nuôi để làm cảnh và ông nuôi được khoảng 3 tuần thì nó sinh ra được 02 con Sóc con. 2. Mô tả tình huống: Vào lúc 09 giờ 00, ngày 18 tháng 8 năm 2010, nhận được tin báo của nhân dân “tại nhà ông Thái Ngọc Hùng, hiện ở thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ có nuôi, nhốt động vật hoang dã thuộc (loài: Sóc bay)”, có 3 cá thể: 01 con Sóc mẹ, 02 con Sóc con. Nhận được tin báo của nhân dân vào lúc 10 giờ 00 ngày 18/8/2010 Hạt Kiểm lâm phối hợp với Công an huyện Ba Tơ, UBND thị trấn Ba Tơ có mặt tại nhà ông Thái Ngọc Hùng để kiểm tra, xác minh tin báo. Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện có 03 con Sóc bay (01 Sóc bay mẹ và 02 con Sóc bay con mới sinh được hai ngày), sau khi đối chiếu, nhận định loài thì đây thuộc loài Sóc bay Xám, thuộc nhóm IIB, (Nghị định số 32/2006/NĐ-CP) và ông Hùng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc của 03 con Sóc bay trên, Đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản vi phạm về nuôi nhốt trái phép động vật hoang dã và đề nghị ông Hùng giao nạp 03 con Sóc bay xám cho cơ quan chức năng để lập hồ sơ xử lý và có biện pháp bảo tồn loài động vật hoang dã quý hiếm này. Ông Hùng không đồng ý đề nghị trên vì ông cho rằng đây là con Sóc ông được người em là dân tộc thiểu số trong lúc đi làm rẫy bắt được và tặng cho ông, trong thời gian qua ông đã cho ăn và chăm sóc được 03 tuần thì nó sinh ra 02 con; nếu tịch thu 03 con Sóc trên thì phải trả tiền công nuôi dưỡng trong thời gian qua cho ông. Sau đấu tranh đoàn kiểm tra thiết phục và giải thích rõ việc làm của ông là vi phạm pháp luật về nuôi nhốt trái phép động vật hoang dã và đề nghị ông giao nạp cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật, lúc này ông Hùng hiểu và đồng ý giao 03 con sóc trên cho cơ quan chức năng và ký vào biên bản vi phạm. PHẦN II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 2.1. Mục tiêu phân tích tình huống. - Tuyên truyền cho cán bộ, nhân dân ngày càng nâng cao nh ận th ức v ề bảo t ồn đa d ạng sinh học, bảo tồn nguồn gen các loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt ch ủng trên m ột vùng, một Quốc gia nói riêng, toàn cầu nói chung; đồng th ời nh ằm nâng cao pháp ch ế xã h ội
  3. Chủ nghĩa, tăng cường tính răn đe, giáo dục pháp luật về Bảo vệ các loài đ ộng vật hoang dã nguy cấp quý hiếm; - Xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật đa dạng sinh học với phương châm: đúng người, đúng t ội, tránh oan sai, có lý, có tình; - Trong quá trình xử lý vi phạm, tang vật phải đảm bảo an toàn cho động vật hoang dã sinh trưởng, phát triển tốt, đặc biệt ưu tiên phát triển nguồn gen tại khu vực tự nhiên chúng đang sinh sống và phát triển (địa phương). 2.2. Cơ sở lý luận Tình huống này được áp dụng các văn bản luật và pháp luật như sau: - Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; - Luật Đa dạng sinh học ngày 13/11/2008; - Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Pháp lệnh xử lý vi ph ạm hành chính đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung m ột s ố Đi ều c ủa Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02/4/2008; - Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 của Chính phủ quy định chi ti ết thi hành một số Điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đ ổi, b ổ sung một số Điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008; - Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật r ừng, động v ật rừng nguy cấp, quý, hiếm; - Nghị định số 99/ 2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ quy đ ịnh v ề x ử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo v ệ r ừng và qu ản lý lâm s ản; - Chỉ thị 1284/CT-BNN-KL ngày 11/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát tri ển nông thôn về việc tăng cường công tác quản lý các trại nuôi sinh sản, sinh trưởng và c ơ sở tr ồng c ấy nhân tạo động vật, thực vật hoang dã. Trên địa bàn huyện, trong năm 2008, 2009 có 02 v ụ h ộ gia đình b ắt đ ược V ọoc Chà vá chân xám về nuôi, có khai báo với Kiểm lâm và Kiểm lâm huyện đề nghị hộ gia đình t ự nguyện giao nạp và Hạt Kiểm lâm đã điện tho ại báo Trung tâm c ứu h ộ Linh tr ưởng Vi ệt nam đến kiểm tra, lập hồ sơ và đem về Trung tâm để cứu hộ, bảo t ồn. 2.3. Phân tích diễn biến tình huống. Để xử lý vấn đề này là cả một vấn đề khó khăn phức tạp, c ần phải có sự đ ồng tình ủng hộ của các cấp, các ngành trong việc thực thi Luật Bảo vệ và Phát tri ển r ừng, b ảo v ệ các loài động vật hoang dã. - Cần phải phân tích hài hòa giữa tính pháp lý với tính nhân đ ạo; l ợi ích kinh t ế và l ợi ích xã hội, bảo vệ lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân; những sai phạm đều phải được xử lý theo đúng quy định, đúng pháp luật mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. - Làm rõ mức độ sai phạm của ông Thái Ngọc Hùng về việc nuôi nh ốt đ ộng v ật hoang dã trái phép, đồng thời phải điều tra, xác minh người em mà ông Hùng khai đ ể làm rõ m ức đ ộ sai phạm về săn, bắt động vật hoang dã trái phép. - Đảm bảo thực thi nghiêm minh các quy định c ủa pháp lu ật trong lĩnh v ực qu ản lý r ừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản nhất là đối với động v ật r ừng. - Tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân nhận thức đầy đủ về pháp luật nh ất là lu ật b ảo v ệ và phát triển rừng, luật bảo vệ môi trường, các văn bản quy ph ạm pháp lu ật v ề b ảo t ồn và phát triển động vật hoang dã, đặc biệt là các loài nguy c ấp quý hi ếm, nh ững loài có giá trị kinh tế cao nhằm quản lý bền vững tài nguyên động v ật hoang dã ở n ước ta. - Thấy rõ vai trò trách nhiệm, những mặt yếu kém của các c ơ quan qu ản lý hành chính nhà nước, chính quyền địa phương trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ đ ộng vật r ừng t ừ đó có phương hướng khắc phục. 2.4. Nguyên nhân xảy ra tình huống - Hệ thống pháp luật của nước ta còn hạn hẹp, trùng lập, nhi ều sơ hở, thậm chí còn mâu thuẫn, làm cho mỗi người dân khó hiểu, dễ gây nên tình trạng không thống nhất gi ữa các ngành, các địa phương. Cách giải quyết vụ việc đôi lúc còn tùy tiện, theo cảm tính cá nhân.
  4. - Từ những sự việc đã rồi (gấu, hổ,...) Nhà nước không có biện pháp xử lý thích đáng, đ ể dẫn tới vụ việc vi phạm như tình huống này làm khó xử lý cho các c ơ quan chúc năng, d ễ xảy ra tình trạng coi thường pháp luật. - Đối với lực lượng Kiểm lâm, hiện nay vẫn còn thi ếu về s ố lượng, y ếu v ề chất l ượng; về trang thiết bị, kinh phí và phương tiện phục vụ công tác còn gặp nhi ều khó khăn, m ột vài cá nhân còn tùy tiện, nhũng nhiễu, xử lý vụ việc theo cảm tính làm m ất lòng tin đ ối với nhân dân. - Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa thực hi ện tốt và đ ạt hi ệu qu ả ch ưa cao; nhất là Luật Bảo vệ & Phát triển rừng và những quy định của Nhà nước về bảo v ệ đ ộng vật hoang dã chưa được phổ biến rộng rãi trong m ọi tầng l ớp nhân dân, t ừ đó nh ận th ức của đại bộ phận nhân dân còn kém, chưa thấy được lợi ích c ủa tài nguyên r ừng là vô giá, là cần thiết cho sự sống, nên cần thiết phải bảo tồn và phát tri ển. - Công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa đồng bộ, chính quyền đ ịa ph ương ch ưa thực hiện đúng chức năng quản lý của mình, chưa phát huy được sức m ạnh c ủa qu ần chúng nhân dân trong việc thực thi nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ rừng và qu ản lý lâm sản. 2.5. Hậ u quả: Nếu vi phạm xử lý không đúng quy định c ủa pháp luật thì: - Tình trạng nuôi nhốt, buôn bán trái phép động v ật hoang dã x ảy ra ngày càng ph ức t ạp; không thể bảo tồn được đa dạng sinh học, làm phá vỡ cân b ằng sinh thái, th ậm chí có th ể đe dọa đến tính mạng và tài sản của nhân dân, làm ảnh h ưởng tiêu c ực đ ến s ự phát tri ển của nền kinh tế đất nước. - Sẽ trở thành tiền lệ xấu, nhiều cá nhân lợi dụng những kẽ hở c ủa pháp lu ật đ ể khuyến khích việc nuôi nhốt động vật hoan dã trái phép, làm gián ti ếp thúc đẩy ho ạt đ ộng khai thác thú rừng, gây khó khăn cho cơ quan quản lý. - Không có tác dụng răn đe, giáo dục các đối tượng vi phạm. Làm gi ảm lòng tin c ủa nhân dân đối với Đảng và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, gây ra dư luận không tốt, bất bình trong nhân dân, dẫn đến việc thực thi pháp luật trong c ộng đ ồng dân c ư b ị h ạn chế. PHẦN III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Quản lý hành chính nhà nước luôn là một vấn đề phức tạp và liên t ục n ảy sinh nh ững v ấn đề mới khác nhau; những vấn đề có tầm vĩ mô, lại vừa phải gi ải quyết t ừng v ụ vi ệc c ụ thể xảy ra trong thực tiển. Trong quá trình thực hiện quản lý hành chính nhà n ước, l ợi ích của nhà nước, lợi ích của toàn xã hội và lợi ích của nhân dân, c ủa m ột nhóm ng ười ho ặc của một cá nhân nào đó. Vấn đề là phải lựa chọn được sự giải quyết hài hòa gi ữa l ợi ích Nhà nước, lợi ích chung của toàn xã hội với lợi ích c ủa nhân dân. Qu ản lý hành chính nhà nước cũng luôn làm phát sinh những mâu thuẫn, Lĩnh vực quản lý càng r ộng, càng ph ức tạp thì những mâu thuẫn phát sinh càng nhiều.Vấn đề là phải có những ch ủ tr ương, chính sách phù hợp để giải quyết những vấn đề phức tạp, sắp xếp lại tr ật t ự có k ỷ c ương có pháp luật. 3.1. Mục tiêu xử lý tình huống
  5. - Làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của ông Thái Ngọc Hùng và các tổ ch ức, cá nhân có liên quan. - Đảm bảo thực thi nghiêm minh các quy định c ủa pháp lu ật trong lĩnh v ực qu ản lý r ừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản nhất là đối với động vật rừng. Tổ chức, cá nhân sai phạm đều phải được xử lý theo đúng quy định, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. - Kết hợp xử lý vi phạm với công tác tuyên truyền, giáo d ục pháp lu ật đ ối v ới đ ối t ượng vi phạm. - Thấy rõ những việc làm được, chưa làm được, những m ặt yếu c ủa các c ơ quan qu ản lý hành chính nhà nước, của chính quyền địa phương trong lĩnh vực quản lý, bảo v ệ đ ộng vật rừng vốn rất phức tạp, nhạy cảm, từ đó có phương hướng khắc phục. - Xử lý vi phạm cũng đồng thời tạo điều kiện để bảo vệ được con vật đang gây nuôi. Đ ối xử nhân đạo và thiện chí với vật nuôi là một trong những mục đích mà các tổ chức bảo v ệ động vật quốc tế mong muốn và yêu cầu các qu ốc gia th ực hi ện. 3.2. Đề xuất và lựa chọn phương án xử lý Sau khi xem xét tính chất và mức độ vi phạm của đương sự, căn c ứ vào hình th ức và m ức xử phạt cho từng hành vi vi phạm; Căn cứ bảng tính giá xử phạt tang vật vi phạm hành chính c ủa Hội đ ồng đ ịnh giá c ủa huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi ngày 25 tháng 8 năm 2010; Xét thấy nhân thân đối với đương sự Thái Ngọc Hùng tuy có vi phạm Pháp luật về hành vi nuôi nhốt động vật hoang dã nhưng có thái độ biết ăn năng, h ối l ỗi, thành kh ẩn khai báo rõ ràng, không che dấu hành vi vi phạm của bản thân, giúp cho các c ơ quan ch ức năng thu ận lợi trong công tác điều tra, xác minh. Pháp luật n ước Cộng hòa Xã h ội Ch ủ nghĩa Vi ệt nam, xem đây cũng là tình tiết giảm nhẹ đối với đ ương sự Thái Ngọc Hùng, chúng tôi đ ưa ra 02 phương án xử lý như sau: * Phương án I: 1. Hình thức phạt chính: - Căn cứ điểm a, Khoản 1, Điều 19, Ngh ị định s ố 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 c ủa Chính phủ; - Phạt tiền: 3.000.000 đồng (Ba triêu đông) về hành vi nuôi nhốt động vật rừng lo ại quý, ̣ ̀ hiếm nhóm IIB ́ trai quy ̣ đinh cuả Nhà nước. 2. Hình thức phạt bổ sung: - Tịch thu toàn bộ 03 (ba) con Sóc bay xám (01 con Sóc m ẹ, 02 Sóc con). - Tang vật: Giao Hạt Kiểm lâm huyện Ba Tơ tham mưu cho UBND huyện Ba T ơ, t ỉnh Quảng Ngãi thành lập Đoàn liên ngành gồm: Hạt Ki ểm lâm, Công an huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Trạm thú y huyện, UBND th ị trấn Ba T ơ, Đ ảng ủy, UBND xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ tiến hành thả 03 (ba) con Sóc bay xám trên v ề r ừng t ự nhiên nơi chúng sinh sống (tiểu khu 388, xã Ba Tiêu, huyện Ba T ơ) để bảo t ồn ngu ồn gen động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm này. * Ưu điểm: xử lý nghiêm minh đối với đối tượng vi phạm về nuôi nhốt động vật hoang dã quý hiếm; nâng cao tính răn đe, giáo dục, đồng thời tuyên truyền cho nhân dân trên đ ịa bàn hiểu hơn về việc bảo tồn các loại động vật hoan dã quý hi ếm; bảo t ồn đ ược ngu ồn gen của loài Sóc bay xám cho khu vực rừng tự nhiên miền trung nói chung và t ỉnh Qu ảng Ngãi nói riêng; * Khuyết điểm: vì hai con Sóc con mới sinh nên sức khỏe còn yếu, n ếu thả v ề r ừng t ự nhiên chúng dể bị chết, hiệu quả công tác bảo tồn không cao. * Phương án II: 1. Hình thức phạt chính: - Căn cứ điểm a, Khoản 1, Điều 19, Ngh ị định s ố 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 c ủa Chính phủ; - Phạt tiền: 3.000.000 đồng (Ba triêu đông) về hành vi nuôi nhốt động vật rừng lo ại quý, ̣ ̀ hiếm nhóm IIB trai ́ quy đinh ̣ cua ̉ Nhà nước. 2. Hình thức phạt bổ sung: - Tịch thu toàn bộ 03 (ba) con Sóc bay xám (01 con Sóc m ẹ, 02 Sóc con). - Tang vật: Giao Chi cục Kiểm lâm phối hợp với các ngành ch ức năng có liên quan x ử lý
  6. số động vật rừng tịch thu theo đúng quy định c ủa pháp lu ật. Do Cơ quan Kiểm lâm không có chuồng, trại để nuôi nhốt động vật hoang dã trong th ời gian tạm giữ chờ xử lý, không có chuyên viên cứu hộ chăm sóc thú, hiện tại thú bị nhốt nhiều ngày trong bao bì không đảm bảo, tình trạng thú bị yếu. Vì vậy các ngành ch ức năng có liên quan đã thống nhất giao toàn bộ số động v ật nói trên cho Trung tâm c ứu h ộ đ ộng vật hoang dã nguy cấp quý hiếm Việt Nam để tiếp tục chăm sóc, cứu h ộ và th ả chúng v ề nơi cư trú tự nhiên. * Ưu điểm: xử lý nghiêm minh đối với đối tượng vi phạm về nuôi nhốt động vật hoang dã quý hiếm; nâng cao tính răn đe, giáo dục, đồng thời tuyên truyền cho nhân dân trên đ ịa bàn hiểu hơn về việc bảo tồn các loại động vật hoan dã quý hi ếm; hi ệu qu ả b ảo t ồn ngu ồn gen động vật quý hiếm (Sóc bay xám) cao. * Khuyết điểm: làm giảm đi nguồn gen động vật hoang dã quý hi ếm loài Sóc bay xám cho khu vực rừng tự nhiên miền trung nói chung, tỉnh Quảng Ngãi nói chung; 3.3. Lựa chọn phương án xử lý. Sau khi đưa ra 2 phương án xử lý theo tôi chọn phương án 2 là đúng ng ười, đúng t ội, đúng pháp luật. - Xử lý như phương án 2 vừa đảm bảo về tính pháp lý xã hội chủ nghĩa, xử lý đúng người, đúng tội, hợp tình, hợp lý; đồng thời tuyên truyền cho nhân dân trên đ ịa bàn hi ểu h ơn v ề việc bảo tồn các loại động vật hoang dã quý hiếm, tính răn đe, giáo dục cao; hi ệu qu ả b ảo tồn nguồn gen động vật quý hiếm (Sóc bay xám) cao. - Trên đây chỉ là cách nhận định của cá nhân về vấn đề “xử lý tình hu ống”. PHẦN IV. KIẾN NGHỊ 4.1. Đối với Đảng và nhà nước: - Cần có chủ trương và các dự án thiết thực để ổn định và nâng cao cu ộc s ống v ật ch ất, tinh thần cho đồng bào miền núi, đồng bào các dân tộc ít người, đ ồng bào vùng sâu, vùng xa, để hạn chế việc họ vào rừng săn bắt, nuôi nhốt động vật rừng. - Cần xem xét sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện những văn bản quy đ ịnh trong x ử lý vi ph ạm hành chính và có sự thống nhất từ trung ương đến địa phương, tránh sự chồng chéo trong văn bản pháp luật. Chế tài phải đủ tính răn đe, giáo d ục nh ằm t ạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý rừng và bảo vệ động vật rừng. - Chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các Hội, Đoàn th ể c ủa t ỉnh, huy ện, xã, c ấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp lu ật v ề Bảo vệ rừng, Luật Đa dạng sinh học và bảo vệ động vật hoang dã nguy c ấp quý hi ếm; - Đối với tỉnh Quảng Ngãi cần nâng cao hơn n ữa hi ệu quả quản lý nhà n ước v ề lĩnh v ực quản lý bảo vệ rừng nói chung, trong đó có động vật hoang dã trên đ ịa bàn t ỉnh . 4.2. Đối với cơ quan chức năng: - Theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Kiểm lâm là l ực l ượng chuyên trách thừa hành pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng qu ản lý lâm s ản, nh ưng l ực lượng Kiểm lâm vẫn còn yếu về nghiệp vụ quản lý, bảo vệ động vật rừng, ki ến thức v ề bảo tồn động vật hoang dã còn hạn chế; kinh phí ho ạt động và nh ững trang thi ết b ị ph ục vụ công tác còn thiếu. Nhà nước cần có chính sách đầu tư trang thi ết b ị, t ừng b ước nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng Kiểm lâm, để đ ủ m ạnh đ ảm đ ương nhi ệm v ụ. - Khuyến khích, khuyến cáo, hỗ trợ pháp lý, bảo vệ s ở h ữu trí tu ệ. Nhân r ộng đi ển hình các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có sáng kiến, phát minh m ới trong qu ản lý, gây nuôi, thu lợi nhuận cao, chấp hành các quy định của nhà nước trong công tác b ảo t ồn thiên nhiên, đa dạng sinh học;
  7. - Kiểm lâm là lực lượng quan trọng quyết định sự thành công trong công tác qu ản lý b ảo vệ rừng, trong đó có động vật hoang dã. Do đó nhà nước cần ban hành chế đ ộ, chính sách hỗ trợ và đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng lực lượng Ki ểm lâm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, có phẩm chất đạo đ ức t ốt, lập tr ường t ư t ưởng vững vàng. PHẦN V. KẾT LUẬN Cùng với tiến trình đổi mới toàn diện đất nước, chúng ta đang phấn đấu xây d ựng m ột nhà nước pháp quyền hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. Nhà n ước pháp quy ền qu ản lý xã hội bằng pháp luật. Pháp luật là công cụ để thể chế hoá chủ trương, đ ường l ối c ủa Đảng, chính sách của Nhà nước. Đồng thời, pháp luật cũng thể hi ện ý chí và nguyện v ọng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Vì vậy, cần phải đ ưa pháp lu ật vào cu ộc sống để mọi công dân sống và làm việc theo pháp luật. Việc áp dụng các phương án xử lý trên nhằm bảo v ệ đ ược đ ộng vật r ừng, cũng chính là bảo vệ sự cân bằng sinh thái, bảo vệ sự đa dạng sinh h ọc, b ảo v ệ môi tr ường s ống c ủa con người. Có tác dụng giáo dục, răng đe các đ ối t ượng vi ph ạm, ngăn ng ừa hành vi vi phạm. Đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm minh. Qua tình huống và cách xử lý vụ việc tàng trữ, buôn bán đông vật trái phép đã trình bày với mục đích duy nhất là nhằm tìm ra gi ải pháp thích h ợp đ ể bảo t ồn và phát tri ển đ ộng v ật hoang dã, đặc biệt là loài nguy cấp, quý, hiếm, những loài có giá trị kinh tế cao nhằm quản lý bền vững tài nguyên rừng trong đó có động vật hoang dã. Góp ph ần phát tri ển ngh ề chăn nuôi động vật hoang dã phục vụ mục tiêu phát tri ển kinh tế xã h ội c ủa t ỉnh và gi ảm áp lực săn bắt, kinh doanh, buôn bán động vật hoang dã trong t ự nhiên. - Đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm minh. Có tác d ụng giáo d ục, răn đe các đ ối tượng vi phạm, ngăn ngừa hành vi, vi phạm. Bảo vệ động vật rừng cũng chính là bảo v ệ sự cân bằng sinh thái, bảo vệ sự đa dạng sinh học, bảo vệ môi tr ường s ống c ủa con người... Trong khuôn khổ tình huống cũng như thời gian hạn hẹp, những tài li ệu tham kh ảo h ạn chế, nên chỉ mới nêu lên thực trạng tình hình vi phạm Lu ật Bảo v ệ r ừng và Phát tri ển rừng dừng lại trên một phạm vi nhỏ ở địa phương. Thông qua tình huống này phần nào nói lên được những khó khăn, thuận lợi, những hạn chế những tiêu cực hi ện đang di ễn ra thực tế ngoài xã hội. Mong tìm ra được những giải pháp, nh ững bi ện pháp t ạo m ột h ướng giải quyết thích hợp trong điều kiện thực tiễn hiện nay trên địa bàn t ỉnh Qu ảng Ngãi. Chắc chắn trong quá trình đề xuất còn nhiều thiếu xót mong quý th ầy cô giáo thông c ảm giúp đỡ bổ sung thêm để bài tình huống hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn./. --***-- TÀI LIỆU THAM KHẢO - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ thị 1284/CT-BNN-KL ngày 11/4/200 v ề việc tăng cường công tác quản lý các trại nuôi sinh sản, sinh trưởng và c ơ s ở tr ồng c ấy nhân tạo động vật, thực vật hoang dã. - Chính phủ ban hành: Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 Về qu ản lý th ực v ật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; - Chính phủ ban hành Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 Quy định chi ti ết thi hành một số Điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008; - Chính phủ ban hành: Nghị định số 99/ 2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 Quy đ ịnh v ề x ử ph ạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và qu ản lý lâm s ản; - Quốc hội ban hành: Luật Bảo vệ và Phát tri ển rừng năm 2004; - Quốc hội ban hành: Luật Đa dạng sinh học ngày 13/11/2008; - Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Pháp l ệnh xử lý vi phạm hành chính đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và Pháp lệnh sửa đ ổi, b ổ sung một số Điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính của Ủy ban Th ường v ụ Qu ốc hội số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02/4/2008;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0