Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Xử lý vi phạm hành chính của Chi cục quản lý thị trường Thành phố Hải Phòng
lượt xem 4
download
Mục tiêu của luận văn là hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Chi cục quản lý thị trường. Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động xử lý vi phạm hành chính của Chi cục quản lý thị trường thành phố Hải Phòng. Đề xuất một số giải pháp bảo đảm xử lý vi phạm hành chính của Chi cục QLTT thành phố Hải Phòng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Xử lý vi phạm hành chính của Chi cục quản lý thị trường Thành phố Hải Phòng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ..………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THẾ HƢNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Mã số: 8 38 01 02 HÀ NỘI - NĂM 2018
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LƢƠNG THANH CƢỜNG Phản biện 1: PGS.TS. Trần Thị Diệu Oanh Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: GS.TS. Đào Trí Úc Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp D, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa – TP Hà Nội Thời gian: vào hồi 14 giờ 00 ngày 13 tháng 11 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quản lý thị trường (QLTT) là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước, trong đó lực lượng QLTT là bộ phận cấu thành trong hệ thống tổ chức nhà nước, là công cụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc xây dựng và bảo vệ nền kinh tế thị trường nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Về mặt thực tiễn, trong những năm qua, việc bảo đảm thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) trong lĩnh vực QLTT bên cạnh những ưu điểm đã bộc lộ nhiều bất cập, lực lượng QLTT gặp khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng một số điều, khoản của Luật có nội dung quy định chưa rõ ràng, áp dụng chưa thống nhất trong thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC). Bên cạnh đó, năng lực và trình độ chuyên môn của công chức QLTT ở một số đơn vị chưa đồng đều, không ít công chức chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu; còn có công chức buông lỏng quản lý, chưa chấp hành đúng quy định trong hoạt động công vụ, dẫn đến sai sót trong quy trình kiểm tra, XLVPHC. Về mặt lý luận, hoạt động XLVPHC trong lĩnh vực QLTT đặt ra nhiều vấn đề nhưng chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào. Như vậy, cả về mặt lý luận và thực tiễn, việc nghiên cứu đề tài: “Xử lý vi phạm hành chính của Chi cục quản lý thị trường Thành phố Hải Phòng” là hết sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. 2. Các tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Luận văn thạc sĩ kinh tế - tài chính ngân hàng: “Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giảm sát chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu của Chi cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh” của Phan Nguyễn Minh Mẫn (2006) ; Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: “Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hàng giả nhãn hiệu của Chi cục quản lý thị 1
- trường Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Huỳnh Minh Tâm, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2011; Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế: “Công tác chống hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ” của tác giả Hoàng Đức Phương, Đại học Thái Nguyên, 2013. Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: “Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thị trường tại chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc” của tác giả Hoàng Minh Khánh, Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2016. Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: “Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường tại chi cục quản lý thi trường Thanh Hóa” của tác giả Ngô Quang Tuấn, Đại học kinh tế Huế, 2014. Luận văn thạc sĩ luật hiến pháp và luật hành chính: “Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả - từ thực tiễn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Trường Sơn, Học viện Hành chính Quốc gia, 2016. Sách: “Bình luận 2014 Luật xử lý vi phạm hành chính và trình tự, thủ tục, xem xét quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính”, do tác giả Nguyễn Ngọc Duy biên soạn, Nxb Hồng Đức, 2014. Đặng Thanh Sơn (2010), Cơ chế bảo đảm thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội. Bài viết: “Hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại cơ quan quản lý thị trường Hải Phòng” của tác giả Nguyễn Thị Sắn, Tạp chí Thông tin khoa học công nghệ và môi trường, số 5/2010, tr10-12. Bài viết: “Luật xử lý vi phạm hành chính với nhiệm vụ bảo đảm trật tự, kỷ cương quản lý hành chính, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân” của tác giả PGS.TS. Hoàng Thế Liên, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 8/2013, tr2-9. Bài viết: “Trách nhiệm hành chính và sự cần thiết sửa đổi, bổ sung luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012” của tác giả Nguyễn Cảnh Hợp, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 7/2016, tr 20-23. 2
- Bài viết: “Điều kiện bảo đảm cho công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính” của Ths. Nguyễn Hoàng Việt, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 3/2015, tr27-32. Do vậy, luận văn “Xử lý vi phạm hành chính của Chi cục quản lý thị trường thành phố Hải Phòng”sẽ kế thừa một phần cơ sở lý luận của các nghiên cứu trên, đồng thời sẽ phản ánh thực trạng hoạt động XLVPHC của chi cục QLTT thành phố Hải Phòng. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về XLVPHC của chi cục QLTT, đánh giá thực trạng việc XLVPHC của Chi cục QLTT thành phố Hải Phòng, từ đó đề xuất giải pháp để bảo đảm XLVPHC của chi cục QLTT thành phố Hải Phòng. - Nhiệm vụ: + Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận, pháp luật về XLVPHC của Chi cục QLTT. + Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động XLVPHC của Chi cục QLTT thành phố Hải Phòng. + Đề xuất một số giải pháp bảo đảm XLVPHC của Chi cục QLTT thành phố Hải Phòng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động XLVPHC của Chi cục QLTT thành phố Hải Phòng. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nghiên cứu về không gian: Chi cục QLTT thành phố Hải Phòng. + Phạm vi nghiên cứu về thời gian: từ năm 2015 – 2017. + Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động XLVPHC của Chi cục QLTT thành phố Hải Phòng dưới góc độ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: luận văn sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật 3
- - Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thực chứng, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp. Cụ thể: 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa về mặt lý luận: luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về XLVPHC về lĩnh vực QLTT. - Ý nghĩa về mặt thực tiễn: luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu của cán bộ giảng viên, sinh viên trong trường đại học luật, đại học hành chính hoặc sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những người quan tâm, nghiên cứu về hoạt động XLVPHC của chi cục QLTT thành phố Hải Phòng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý thị trường. Chương 2: Thực trạng xử lý vi phạm hành chính của Chi cục quản lý thị trường thành phố Hải Phòng. Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm xử lý vi phạm hành chính của Chi cục quản lý thị trường thành phố Hải Phòng. 4
- Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG 1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý thị trƣờng 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý thị trường 1.1.1.1 Khái niệm quản lý thị trường QLTT là một trong những nội dung của QLNN, trong đó tổ chức QLTT là bộ phận cấu thành trong hệ thống tổ chức nhà nước, là công cụ thực hiện chức năng QLNN trong việc xây dựng và bảo vệ nền kinh tế thị trường nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 1.1.1.2.Khái niệm vi phạm hành chính. Trong Luật XLVPHC năm 2012 đưa ra khái niệm: “VPHC là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm các quy định của pháp luật về QLNN mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị XPVPHC”[21, tr.3]. 1.1.1.3. Đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý thị trường. Những hành vi vi phạm hành chính thể hiện rất đa dạng, phong phú, ở hầu hết các lĩnh vực của QLNN, song đều có chung một số đặc điểm sau: Một là, VPHC đều là những hành vi xâm hại đến trật tự QLNN, phá vỡ trật tự hành chính đang được duy trì và bảo vệ, làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả QLNN trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hai là, chủ thể của hành vi VPHC là tổ chức hoặc cá nhân. Ba là, VPHC cũng như mọi hành vi vi phạm pháp luật khác đều xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 1.1.2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực QLTT. Theo Luật xử lý vi phạm hành chính (2012), Pháp lệnh QLTT (2016) và các nghị định hướng dẫn thì các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vưc quản lý thị trường gồm: 5
- 1.1.2.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm 1.1.2.2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. 1.1.2.3. Vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1.1.2.4. Vi phạm hành chính trong sở hữu trí tuệ 1.2. Xử lý VPHC trong lĩnh vực quản lý thị trƣờng. 1.2.1. Khái niệm xử lý VPHC trong lĩnh vực quản lý thị trường. XLVPHC trong lĩnh vực QLTT là một bộ phận của XLVPHC, là tổng thể các hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền, áp dụng các biện pháp XLHC (biện pháp xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả) đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi VPHC trong lĩnh vực QLTT theo thủ tục do pháp luật quy định trước. 1.2.1.1. Chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Quản lý thị trường gồm - Kiểm soát viên thị trường. - Đội trưởng Đội quản lý thị trường. - Chi Cục trưởng Chi cục quản lý thị trường. - Cục trưởng Cục quản lý thị trường. 1.2.1.2. Đối tượng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý thị trường, bao gồm: - Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện hành vi VPHC quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP trên lãnh thổ Việt Nam. - Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi VPHC về ATTP; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; và xâm phạm quyền SHTT trên lãnh thổ Việt Nam. 1.2.2. Cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý thị trường Cấu thành vi phạm hành chính là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng, mô tả khái quát về vi phạm hành chính. Cấu thành vi phạm hành chính bao gồm bốn yếu tố: 6
- - Mặt khách quan của vi phạm hành chính - Mặt chủ quan của vi phạm hành chính - Chủ thể vi phạm hành chính - Khách thể của vi phạm hành chính 1.2.3. Biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý thị trường Căn cứ theo hành vi vi phạm, lực lượng Quản lý thị trường được áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính như sau: + Phạt cảnh cáo; + Phạt tiền; + Tịch thu tang vật, phương tiện VPHC; + Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; + Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 28 của Luật XLVPHC. 1.2.4. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực QLTT Thủ tục XLVPHC trong lĩnh vực QLTT được chia thành thủ tục xử lý không lập biên bản và thủ tục xử lý có lập biên bản. 1.2.4.1. Thủ tục xử lý vi phạm không lập biên bản 1.2.4.2. Thủ tục xử lý vi phạm lập biên bản Trình tự, thủ tục bao gồm: - Lập biên bản VPHC: - Xác minh tình tiết của vụ việc VPHC được thể hiện bằng văn bản và xác minh các tình tiết cụ thể . - Ra quyết định XPVPHC: gồm hình thức xử phạt chính và xử phạt bổ sung, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) 1.3. Các yếu tố tác động đến XLVPHC trong lĩnh vực Quản lý thị trƣờng 1.3.1. Tính chất, mức độ biến động của VPHC trong lĩnh vực QLTT Tính chất và mức độ biến động của VPHC trong lĩnh vực QLTT rất cao và ngày càng đa dạng phức tạp, khiến cho việc xác định và xử 7
- phạt các hành vi VPHC trong lĩnh vực này đối với các cán bộ, cơ quan có thẩm quyền ngày càng khó khăn. 1.3.2. Mức độ phù hợp của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực QLTT với thực tiễn Luật Xử lý vi phạm hành chính được áp dụng đã tạo điều kiện thuận lợi hơn hoạt động đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật hành chính. Tuy nhiên, quá trình thực hiện quy định của Luật XLVPHC và các nghị định của Chính phủ về lĩnh vực QLTT đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập. 1.3.3. Năng lực áp dụng pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực QLTT cuả các chủ thể có thẩm quyền - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực áp dụng pháp luật XLVPHC trong lĩnh vực QLTT của cán bộ công chức và cơ quan có thẩm quyền là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện XLVPHC của lĩnh vực này. - Đặc thù của QLTT quản lý rộng, nhiều lĩnh vực. 1.3.4. Mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất phục vụ XLVPHC trong lĩnh vực QLTT Hiện nay, các điều kiện, phương tiện cho việc quản lý công tác XLVPHC, như: Kinh phí, trang thiết bị, phương tiện, hồ sơ, kho lưu trữ là yếu tố quan trọng trong đảm bảo hiệu quả, chất lượng công tác theo dõi thi hành pháp luật XLVPHC trong lĩnh vực QLTT. Nhưng vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Tiểu kết chƣơng 1 Hoạt động XLVPHC trong lĩnh vực QLTT nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật về thương mại, công nghiệp của các tổ chức và cá nhân hoạt động kinh doanh trên thị trường; phát hiện, ngăn chặn, xử ký kịp thời các hành vi VPHC trong hoạt động kinh doanh trên thị trường; góp phần phát triển sản xuất, bình ổn thị trường, mở rộng lưu thông hàng hóa; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng. Vì vậy, pháp luật về XLVPHC là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động XLVPHC. 8
- Chƣơng 2 THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1. Tình hình các yếu tố tác động đến xử lý vi phạm hành chính của Chi cục Quản lý thị trƣờng Hải Phòng 2.1.1. Tính chất, mức độ biến động của vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý thị trường trên địa bàn thành phố Hải Phòng Trong giai đoạn từ 2015 - 2017, Chi cục QLTT Hải Phòng đã triển khai thực hiện các chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; kiểm tra cao điểm các mặt hàng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược phẩm.... Tổng số vụ kiểm tra của Chi cục QLTT thành phố Hải Phòng từ năm 2015 – 2017 là: 5.203 vụ, tổng số vụ vi phạm là 4.816 vụ, trong đó có 3.735 số vụ đã xử lý (850 vụ hàng cấm; 520 vụ hàng buôn lậu; 137 vụ vi phạm về hàng giả, quyền SHTT; 185 vụ vi phạm trong lĩnh vực giá, đầu cơ găm hàng; 360 vụ vi phạm trong kinh doanh và 1.585 vụ vi phạm ATTP). 2.1.1.1. VPHC trong hoạt động buôn lậu, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và gian lận thương mại Chi cục QLTT Hải Phòng trong các năm 2015 - 2017 đã ban hành quyết định kiểm tra 1102 trường hợp, phát hiện 986 trường hợp vận chuyển, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu. 9
- Biểu đồ 2.1: Số vụ xử lý VPHC trong hoạt động buôn lậu, hàng cấm, gian lận thƣơng mại của Chi cục QLTT Hải Phòng 300 250 200 Thuốc tân dược Cơ sở sản xuất đường phèn 150 Số vụ Đường cát 100 Thuốc lá 50 0 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 (Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm [2015], [2016], [2017].) Nhìn vào biểu đồ 2.1, nhận thấy số vụ XLVPHC của Chi cục QLTT Hải Phòng đối với hành vi buôn lậu và kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ tập trung vào các mặt hàng như: thuốc lá, đường phèn, đường cát. Và tại mỗi năm, tỷ lệ số vụ VPHC của các mặt hàng cũng không giống nhau. 2.1.1.2. Vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Các Đội QLTT kiểm tra 473 trường hợp kinh doanh doanh mỹ phẩm, bột ngọt, dụng cụ thể dục thể thao, quần áo, tạp hóa, linh kiện điện thoại; phát hiện 250 trường hợp kinh doanh hàng hóa giả nhãn hiệu. 10
- Biểu đồ 2.2: Số vụ vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lƣợng và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Chi cục quản lý thị trƣờng Hải Phòng. Số vụ vi phạm Số vụ kiểm tra 110 Năm 2017 196 80 Năm 2016 150 60 Năm 2015 127 (Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm [2015], [2016], [2017].) Như vậy, từ năm 2015 – 2017, tình hình buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại trên địa bàn Hải Phòng diễn biến khá phức tạp. Và nếu như so sánh với tình hình XLVPHC trong hoạt động buôn bán hàng giả của Chi cục QLTT thành phố Hải Phòng đối với một số tỉnh, thành phố lân cận như: Quảng Ninh, Nam Định, Bắc Ninh, Hải Dương, nhận thấy có sự chênh lệch khá rõ. Bảng 2.1: So sánh số vụ vi phạm buôn bán hàng giả của một số tỉnh, thành phố từ năm 2015 – 2017 (Đơn vị: số vụ) Tỉnh / Thành phố Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Hải Phòng 60 80 110 Quảng Ninh 70 113 134 Nam Định 58 62 87 Bắc Ninh 30 42 72 Hải Dương 54 62 85 (Nguồn: tác giả tổng hợp số liệu) 11
- 2.1.1.3. Vi phạm hành chính trong hoạt động buôn bán hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm - Thực hiện kế hoạch kiểm tra thường xuyên qua các năm 2015, 2016, 2017: Các Đội QLTT kiểm tra 520 trường hợp kinh doanh sữa, rượu, bia, dầu ăn; phát hiện 310 trường hợp vi phạm, phạt VPHC 287 trường hợp với số tiền 480 triệu đồng. Biểu đồ 2.3: Số vụ xử lý vi phạm hành chính trong vận chuyển, buôn bán hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm của Chi cục quản lý thị trƣờng thành phố Hải Phòng 27 33 38 40 14 11 18 15 4 25 5 18 12 12 12 15 9 6 Sữa Bia, nước giải Rượu Dầu thực vật Bột và tinh bột Tạp hóa khát Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 (Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm [2015], [2016], [2017].) 2.1.1.4. Vi phạm hành chính trong kinh doanh trái phép Như vậy: Có thể khái quát về tính chất, mức độ biến động của vi phạm hành chính trong lĩnh vực QLTT trên địa bàn thành phố Hải Phòng vài năm qua như sau: - Đối tượng vi phạm: rất đa dạng. - Ngành nghề và mặt hàng: nhiều loại ngành nghề, mặt hàng, từ hàng có giá trị thấp đến hàng có giá trị cao, công nghệ hiện đại. - Phương thức thủ đoạn: ngày càng tinh vi, áp dụng nhiều công nghệ hiện đại. - Địa bàn: ngày càng mở rộng về địa bàn vi phạm.. - Về quy mô: Rất đa dạng. 12
- 2.1.2. Mức độ phù hợp của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý thị trường với thực tiễn thành phố Hải Phòng - Có thể nhận thấy, lĩnh vực QLTT là một lĩnh vực rộng khắp, vì vậy đã có rất nhiều nghị định, thông tư được ban hành để hướng dẫn XLVPHC các nhóm hành vi thuộc lĩnh vực này. Tuy nhiên, Chi cục QLTT thành phố Hải Phòng nói riêng và Cục QLTT nói chung đánh giá rằng hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác QLTT đang còn nhiều vướng mắc, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác này. 2.1.3. Năng lực áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý thị trường của Chi cục QLTT Hải Phòng Ngay sau khi Nghị định 10/CP có hiệu lực, UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành các Quyết định số 1391/QĐ-TCCQ ngày 16/8/1995 về việc kiện toàn tổ chức QLTT thành phố Hải Phòng; Quyết định số 1703/QĐ-UB ngày 06/10/1995 về việc kiện toàn tổ chức QLTT thành phố và thành lập các Đội QLTT. Kể từ đây Ban QLTT thành phố được giải thể và Chi cục QLTT Hải Phòng được thành lập với 02 phòng chức năng, 04 Đội QLTT cơ động và các Đội QLTT tại các quận huyện trên địa bàn thành phố. 13
- * Cơ cấu tổ chức Chi cục trưởng Phó chi cục Phó chi cục Phó chi cục trưởng trưởng trưởng Phòng tổ chức – Phòng nghiệp vụ - hành chính tổng hợp 4 Đội quản lý thị trường cơ động và 14 Đội quản lý thị trường tại quận, huyện Quan hệ chỉ huy Quan hệ phối hợp Hình 2.1: Tổ chức bộ máy của Chi cục QLTT thành phố Hải Phòng Cơ cấu tổ chức của Chi cục gồm Chi cục trưởng, 03 Phó Chi cục trưởng, 02 phòng chuyên môn là Tổ chức Hành chính, Nghiệp vụ Tổng hợp; 04 Đội QLTT cơ động và 14 Đội QLTT địa bàn quận, huyện. Hiện tại, Chi cục có 128 Kiểm soát viên, trong đó 08 đồng chí có trình độ Thạc sĩ, 85 đồng chí có trình độ Đại học, cao đẳng; 35 đồng chí có trình độ Trung cấp. Như vậy, trình độ chuyên môn của lực lượng QLTT của thành phố là không đồng đều 14
- Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ trình độ chuyên môn của công chức tại Chi cục quản lý thị trƣờng thành phố Hải Phòng 6.250% 27.350% Thạc sĩ Đại học, Cao đẳng Trung cấp 66.400% (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính, Chi cục QLTT Hải Phòng, [2017].) 2.1.4. Mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất phục vụ xử lý vi phạm hành chính của Chi cục quản lý thị trường thành phố Hải Phòng Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc là yếu tố quan trọng cho hoạt động XLVPHC của Chi cục QLTT thành phố Hải Phòng. Trong nhiều năm qua, Chi cục luôn quan tâm đến công tác trang bị cơ sở vật chất, công cụ, dụng cụ và cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức. Tuy nhiên, điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc phục vụ công tác của công chức QLTT của thành phố vẫn còn nhiều khó khăn cần được bổ sung để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong thời gian tới. 2.2. Tình hình xử lý vi phạm hành chính của Chi cục quản lý thị trƣờng thành phố Hải Phòng 2.2.1. Tình hình áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính của Chi cục quản lý thị trường thành phố Hải Phòng Chi cục QLTT Hải Phòng đã chủ động ban hành gần 200 văn bản chỉ đạo đến các Phòng, Đội và các đơn vị có liên quan để tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả. Công tác kiểm tra hồ sơ xử phạt, việc ghi chép ấn chỉ tại các Đội QLTT được tiến hành định kỳ hàng tháng. Kết quả: 15
- Bảng 2.1: Tình hình xử lý vi phạm hành chính của Chi cục quản lý thị trƣờng Hải Phòng từ năm 2015 – 2017 Nội dung thực hiện Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 - Tổng số vụ kiểm tra 1.159 vụ 1.980 vụ 2.064 vụ - Số vụ vi phạm xử lý 913 vụ 1.900 vụ 2.003 vụ - Số vụ QLTT xử lý 894 vụ 1.280 vụ 1.561 vụ - Tổng giá trị hàng hóa vi 4,51 tỷ đồng 5,05 tỷ đồng 5,24 tỷ phạm dồng + Giá trị hàng cấm, nhập lậu 3,03 tỷ đồng 3,76 tỷ đồng 3,98 tỷ đồng + Giá trị hàng hóa vi phạm 1,46 tỷ đồng 1,29 tỷ đòng 1,26 tỷ khác đồng - Tổng số tiền thu 3,78 tỷ đồng 4,75 tỷ đồng 4,9 tỷ đồng + Phạt VPHC 2,02 tỷ đồng 3,15 tỷ đồng 3,3tỷ đồng + Bán hàng tịch thu 1,76 tỷ đồng 1, 6 tỷ đồng 1,6 tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm [2015], [2016], [2017].) Chi cục QLTT đã xây dựng nhiều kế hoạch tăng cường kiểm tra, kiểm soát cảng biển, các tuyến đường giao thông nhằm phát hiện, xử lý và ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển hàng hóa là hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng trốn thuế từ các tỉnh biên giới vào địa bàn Hải Phòng góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Biểu đồ 2.3: So sánh số vụ vi phạm buôn bán hàng giả của một số tỉnh, thành phố từ năm 2015 – 2017 (Đơn vị: số vụ) 500 Bắc Ninh 400 Hải Dương 300 Nam Định Số vụ 200 Quảng Ninh 100 Hải Phòng 0 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 (Nguồn: tác giả tổng hợp số liệu) 16
- Nhìn vào bảng thống kê số liệu trên, nhận thấy so với các tỉnh, thành phố lân cận, số vụ vi phạm trong lĩnh vực QLTT của thành phố Hải Phòng ở mức trung bình. Cao hơn cả là Quảng Ninh và Hà Nội – những nơi có dân cư đông đúc, hoạt động kinh doanh, buôn bán, sản xuất diễn ra thường xuyên. 2.2.2. Tình hình thực hiện thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính của Chi cục quản lý thị trường thành phố Hải Phòng Và trình tự, thủ tục XLVPHC được quy định tại Luật XLVPHC và Thông tư 09/2013/TT-BCT ngày 2/5/2013 quy định về hoạt động kiểm tra và XPVPHC của QLTT và Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016. Tuy nhiên, qua thực tế thực hiện nhận thấy một số vấn đề khó khăn, vướng mắc như: Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện tương đối đồng bộ, song quá trình ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với thực tế còn chậm; nhiều văn bản sửa đổi, bổ sung nhiều lần gây khó khăn cho việc trích dẫn điều khoản khi áp dụng xử phạt 2.3. Nhận xét về xử lý vi phạm hành chính của Chi cục quản lý thị trƣờng thành phố Hải Phòng 2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân 2.3.1.1. Những kết quả đạt được Lực lượng QLTT thành phố Hải Phòng đã luôn chủ động, tích cực đấu tránh chống lại các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vi phạm ATTP. Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả được duy trì thường xuyên, có triển khai nhiều chuyên đề, các kế hoạch kiểm tra thị trường. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường của chi cục có trọng tâm, xác định và tập trung kiểm tra mặt hàng vi phạm nổi bật trên địa bàn. 2.3.1.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được: Thứ nhất, Chi cục QLTT Hải Phòng đã phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với các cơ quan chức năng trên địa bàn. 17
- Thứ hai, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương, sự phối hợp trong công tác đấu tranh giữa các ngành có sự thường xuyên, liên tục, có sự thống nhất cao. Thứ ba, công tác tuyên truyền, vận động đã làm chuyển biến lớn trong nhận thức của nhân dân trên địa bàn. Thứ tư, thường xuyên tổ chức trao đổi thông tin nóng trong công tác chống buôn lậu, hàng giả giữa QLTT và các đơn vị khác. Thứ năm, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến công tác bảo hộ quyền SHTT…… Thứ sáu, Chi cục QLTT Hải Phòng đã từng bước củng cố và kiện toàn bộ máy tổ chức; từng bước hoàn thiện về nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng với yêu cầu tình hình mới. Thứ bảy, sự ra đời của Pháp lệnh QLTT 2016 là bước để thể chế hóa và luật hóa các quy định đã thể hiện trong các nghị định, thông tư về lĩnh vực QLTT. Đây là cơ sở để lực lượng QLTT thực hiện nhiệm vụ của mình một cách trọn vẹn. 2.3.2. Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế, yếu kém - việc phát hiện các hành vi vi phạm buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và vệ sinh ATTP còn gặp nhiều khó khăn - ý thức đấu tranh của một bộ phận người tiêu dùng còn chưa cao. - thủ tục hành chính còn phiền hà, phức tạp. - chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và tình hình ATVSTP, xâm phạm SHTT còn quá thấp. - văn bản còn chồng chéo, mẫu thuẫn gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý - chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức không đồng đều về trình độ và ít được đào tạo về chuyên môn, áp dụng văn bản pháp luật không đồng nhất, dẫn đến hiệu quả đảm bảo XLVPHC chưa cao. 2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém Hoạt động XLVPHC của chi cục QLTT thành phố Hải Phòng còn gặp phải những hạn chế, vướng mắc là do một số nguyên nhân cụ thể 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 462 | 66
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 345 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 313 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 334 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 204 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn