intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật nuôi cầy vòi hương

Chia sẻ: Nguyen Thi Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

385
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Hiện nay nghề nuôi Cầy vòi hương đang bước đầu phát triển rộng, trên nhiều trang web, diễn đàn thường rao mua bán Cầy hương, Cầy vòi hương nhưng thực ra đa phần là Cầy vòi hương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật nuôi cầy vòi hương

  1. KỸ THUẬT NUÔI CẦY VÒI HƯƠNG I. GIỚI THIỆU: - Hiện nay nghề nuôi Cầy vòi hương đang bước đầu phát triển rộng, trên nhiều trang web, diễn đàn thường rao mua bán Cầy hương, Cầy vòi hương nhưng thực ra đa phần là Cầy vòi hương. Cầy vòi hương và Cầy hương có thân mình khá giống nhau nhưng đặc điểm dễ phân biệt nhất của hai loài này là Cầy hương có đuôi gồm nhiều khoang trắng và đen xen kẽ nhau, thường mỗi thứ 7 khoang, còn Cầy vòi hương đuôi có các đốm đen và đen dần về phía cuối đuôi. Ngoài ra gương mặt cũng khác nhau và đối với Cầy hương có tuyến xạ nằm ngay trước tinh hoàn còn Cầy vòi hương có tuyến xạ nằm sâu phía trong mông phân bố hai bên hậu môn mà không lộ ra ngoài như Cầy hương. Cầy vòi hương có tên khoa học là Paradoxurus hermaphroditus còn Cầy hương có tên khoa học là Viverricula indica, hiện nay nhiều nơi còn nhầm lẫn nuôi Cầy vòi hương nhưng lại đăng
  2. ký và làm giấy phép chăn nuôi với tên khoa học của Cầy hương, bà con chăn nuôi khi mua giống cần chú ý điều này. Một điều quan trọng là Cầy vòi hương đang được xếp vào nhóm động vật hoang dã thông thường, khi mua bán trao đổi chỉ cần đăng ký tại Hạt kiểm lâm huyện còn đối với Cầy hương được xếp vào nhóm IIB nên việc trao đổi, mua bán phải đăng ký thủ tục tại chi cục kiểm lâm tỉnh, thành phố. II. TRIỂN VỌNG NGHỀ CHĂN NUÔI CẦY VÒI HƯƠNG: - Hiện nay số lượng Cầy vòi hương trong tự nhiên suy giảm với mức độ khá nghiêm trọng, trong vài năm gần đây lượng Cầy vòi săn bắt ngoài tự nhiên giảm hẳn và rất hiếm gặp, một phần do môi trường sống bị thu hẹp, một phần do loài này đang có giá trị khá cao trên thị trường nên bị săn bắt khá ráo riết. Theo sự theo dõi giá cả tôi nhận thấy trong vài năm trở lại đây giá Cầy vòi hương tăng khoảng 10% - 20% hàng năm và ngày càng cao hơn. Có lẽ trong vài năm tới lượng Cầy vòi hương nói riêng và các loài động vật hoang dã có giá trị cao trong tự nhiên sẽ bắt đầu cạn kiệt. Hiện nay giá Cầy vòi tại những trung tâm tiêu thụ lớn như: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và một lượng lớn xuất đi Trung Quốc với giá khoảng 1 triệu đồng/kg, cho nên việc nuôi Cầy vòi hương vừa có tác dụng bảo tồn loài này vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. - Thịt Cầy vòi hương thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao, ít mỡ, cùng với điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, một bộ phận người dân có thu nhập khá cao với thị hiếu thưởng thức những món ngon, làm dược liệụ và một thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc rộng lớn nên đầu ra của Cầy vòi hương, rắn, rùa có lẽ không bao giờ cung đủ cầu, không những thế giá ngày càng cao nên người chăn nuôi không phải lo lắng đến đầu ra và đây là một trong những ưu thế lớn đối với việc chăn nuôi những loài động vật hoang d khác như nhím, lợn rừng... vì những loài này chưa xuất khẩu được sang thị trường Trung Quốc. - Cầy vòi hương có đặc tính là loài ăn đêm, ban ngày ngủ cho nên việc chăm sóc khá đơn giản và khẩu phần ăn hàng ngày ít và là loài ăn tạp nên rất dễ kiếm nguồn thức ăn trong chăn nuôi.
  3. - Ngoài ra, hiện nay cà phê chồn một số nơi đã bắt đầu có nguồn tiêu thụ,tuy chưa mạnh, nhưng nếu thời gian tới sản phẩm này có đầu ra ổn định thì ngoài giá trị thịt đây còn là một nguồn thu khá lớn đối với bà con chăn nuôi. - Tuy nhiên, nuôi Cầy vòi hương cũng không hề quá đơn giản như các bài viết trên các diễn đàn và báo chí. Cầy vòi hương mỗi tháng có thể tăng trọng từ 0,3 – 0,5kg tuỳ theo điều kiện chăm sóc, trong điều kiện nuôi nhốt cũng có khá nhiều bệnh như những con vật nuôi khác như: tụ huyết trùng, cầu trùng, thương hàn... nhưng nếu người nuôi nắm vững được kỹ thuật chăm sóc và xử lý đối với dịch bệnh thì nuôi Cầy vòi hương là một trong những nghề phát triển bền vững và mang lại giá trị kinh tế cao hiện tại và trong tương lai. Là một trong số ít những nghề mang lại thu nhập cao từ việc cung cấp thịt thương phẩm ra thị trường mà không cần chú trọng đến việc cung cấp giống. Muốn đạt được kết quả đó trước hết chúng ta phải nắm vững kỹ thuật nuôi Cầy vòi hương trong thực tế chăn nuôi để giảm tỉ lệ hao hụt, tránh thất thoát góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình chăn nuôi. Sau đây là một số kinh nghiệm trong quá trình chăn nuôi nhằm giúp bà con khắc phục một phần những khó khăn gặp phải trong quá trình chăn nuôi, từng bước nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi và đưa việc nuôi Cầy vòi hương phát triển thành một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con chăn nuôi góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Tuy nhiên đây cũng chỉ là những kinh nghiệm thực tế của riêng tôi, việc chăn nuôi còn tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu từng vùng nên không tránh khỏi những điều chưa hợp lý và hạn chế, mong những ai có kinh nghiệm xin cùng đóng góp ý kiến để bà con cùng học tập rút kinh nghiệm phục vụ cho việc chăn nuôi hiệu quả hơn. III. CHUỒNG TRẠI: - Về kỹ thuật làm chuồng trại hiện nay có khá nhiều mô hình như mô hình nuôi nhốt trong cũi, mô hình nuôi bán hoang dã tức là tạo môi trường càng giống tự nhiên càng tốt nhưng phải thuận tiện cho việc chăm sóc, dọn vệ sinh, theo dõi vật nuôi. Mỗi mô hình có ưu, nhược điểm riêng. Nói chung dù mô hình nào thì chuồng trại bắt buộc phải chắc chắn, tránh gió lùa trực tiếp vào chuồng vì Cầy vòi hương có đặc tính chịu nóng khá giỏi nhưng chịu gió lạnh khá kém, tốt nhất chuồng nên tránh quay mặt hướng tây và hướng bắc. Nếu
  4. đóng chuồng cũi thường dùng gỗ và lưới mắt nhỏ nhưng sợi lưới phải lớn nếu sợi lưới nhỏ (đường kính dưới 2mm) Cầy có thể cắn đứt, thường bên dưới nên đóng bằng lưới để phân lọt xuống thuận tiện cho việc dọn vệ sinh, chuồng có thể đóng dài x rộng x cao = 0,5 x 0,6 x 0,5 (m), đối với làm chuồng kiểu bán tự nhiên thì bắt buột phải kín từ dưới lên trên, cửa phải chắc chắn, mái phải lợp kín bằng tôn ximăng hoăc tôn kẽm, nếu lợp ngói buộc phải có trần nếu không có thể sẩy mất vì Cầy vòi leo trèo rất giỏi. Trong chuồng chúng ta bố trí nơi ăn, ngủ, leo trèo riêng với nguyên tắc tự nhiên, thông thoáng, thuận tiện cho việc vệ sinh chuồng trại, dễ quan sát theo dõi. Cầy vòi hương thích ngủ trên cao, thông thường chỗ ngủ chúng ta có thể dùng gạch và ván xếp tạo thành các ô cho chúng chuôi vào ngủ nhưng phải ngay ngắn để dẽ dọn vệ sinh, nên xếp tập trung một khu trong chuồng và xếp chồng lên cao. Nền chuồng cũng là một vấn đề hết sức quan trọng liên quan nhiều đến khả năng gây dịch bệnh, chúng ta có thể phả láng để rửa hằng ngày hoặc có thể cho vào 1 lớp cát dày khoảng 20 cm loại hạt lớn, trước khi đổ cát chúng ta nên rải lớp vôi bột ở dưới, khoảng năm, bảy ngày chúng ta dọn phân 1 lần, một năm thay cát 1 lần, điều này cũng tùy vào lượng phân thải ra, nếu thấy quá ẩm ướt, hôi thì thay sớm hơn, nhưng nếu vẫn khô ráo chúng ta chỉ cần phun sát trùng trên mặt nền là được . Mô hình nuôi trong lồng, cũi có ưu điểm dễ kiểm soát dịch bệnh, dễ theo dõi vật nuôi nhưng tốn công chăm sóc và có phần mất tự nhiên nên dễ phát sinh dịch bệnh và khó khăn trong việc phối giống, động dục... còn mô hình nuôi bán hoang dã thì ngược lại, ít tốn công chăm sóc, ít dịch bệnh nhưng khi đã có dịch bệnh thì khó phát hiện, không kiểm soát được để cách ly nên dễ lây lan thành dịch và thường hay cắn nhau vào ban đêm gây thương tích và có thể gây chết. IV. CON GIỐNG: - Bà con mới bắt đầu nuôi chưa trải qua kinh nghiệm nên mua con giống có trọng lượng 1,5kg trở lên để thuận tiện trong việc chăm sóc và điều trị bệnh dễ dàng khi xảy ra dịch bệnh. Vì nếu mua con nhỏ sức đề kháng yếu, dễ bị bệnh và khi bị bệnh khó điều trị hơn những con lớn. Cầy vòi hương tương đối chậm lớn, nếu ta cho ăn quá nhiều thì chất lượng thịt không ngon, nhiều mỡ và nếu dùng để làm Cầy giống sinh sản thì không tốt và
  5. Cầy không linh hoạt do quá béo. Tuy nhiên nếu nuôi lấy thịt ta kiểm soát được dịch bệnh, hạn chế được hao hụt trong chăn nuôi nó sẽ mang lại giá trị khá cao. - Một điều cần chú ý trong lúc chọn mua con giống, ngoài phải chọn những con khỏe mạnh, lanh lợi còn phải chọn những con hiền, có khả năng gần người, không cắn nhau khi nuôi thả chung nhiều con trong cùng một chuồng. Điều này rất quan trọng sau này, vì nếu con giống quá dữ đến khi động dục chúng ta ghép đực cái khó, chúng có thể cắn nhau đến chết, hoặc lúc đẻ chúng rất dữ tợn gây khó khăn cho việc chăm sóc, làm vệ sinh, điều trị bệnh... đặc biệt nếu chúng ta mua con đực lạ quá lớn so với những con đực khác trong chuồng khi đã thành thục nếu thả chung hoặc cho giao phối cần phải theo dõi cẩn thận nếu có vấn đề phải tách ra ngay, nếu không chúng sẽ cắn nhau đến chết, vì chúng là loài ăn đêm, tối chúng mới thức dậy hoạt động nên chúng ta phải quan sát kỹ vào ban đêm, ban ngày tất cả đều ngủ nên không có vấn đề gì. Đặc tính của Cầy vòi hương là có sự phân chia lãnh thổ, sống đơn lẻ trong tự nhiên, chỉ gặp nhau trong mùa giao phối nên có sự tranh giành, đánh dấu lãnh thổ. Do đó, nếu chúng ta nuôi nhiều con đực trưởng thành trong cùng 1 chuồng mà chưa thuần, những con lớn sẽ cắn chết những con nhỏ. Vào mùa động dục tất cả những con trưởng thành cả đực lẫn cái đều hung dữ hơn bình thường. Tuy có thể sống hòa thuận từ trước nhưng đến mùa động dục có thể cắn lẫn nhau nhưng không đáng kể so với những con lạ. Trong quá trình chăn nuôi chúng ta phải dựa vào một số các đặc tính tự nhiên mà có cách nuôi dưỡng thích hợp. V. THỨC ĂN: - Cầy vòi hương là loài ăn tạp nên chúng có thể ăn được rất nhiều thứ như: trái cây (chuối, mít, quả sung, quả lêkima, xoài...), thịt, cơm, cháo, cua, rắn, chuột, ếch, nhái... - Thông thường chúng ta nên tập cho Cầy vòi ăn cháo nấu với tạng động vật (lòng lợn, lòng gà...), nếu có điều kiện gần đồng ruộng, sông suối có thể kiếm các thức ăn phụ thêm: giun đất, cua đồng, rắn nước, chuột, ếch nhái. Ngoài ra trong khẩu phần cũng đảm bảo một lượng rau, chuối chín, các loại trái cây khác một cách tương đối nhằm cung cấp đủ chất, điều hoà dinh dưỡng. Chuối có tác dụng nhuận trường và phân bớt hôi, đặc biệt giun đất rất giàu đạm, dùng cho những con bị bệnh ăn ít hoặc bỏ ăn sẽ giúp mau khỏi bệnh.
  6. Cầy vòi hương cũng ăn cháo nấu với đường, nhưng hiện nay giá đường khá cao nên không hiệu quả, vả lại nếu nấu bằng đường sẽ cung cấp không đủ chất bằng các thức ăn có nguồn gốc từ thịt. Chúng ta hạn chế cho ăn cá vì khi ăn cá chúng bài tiết ra mùi rất hôi. Nếu nấu cháo bằng tạng động vật chúng ta nên nấu chín để diệt mầm bệnh có thể có trong thịt vì chúng ta mua không rõ nguồn gốc, nấu cháo nên bỏ vào muối độ mặn giống như cháo ta ăn. Chú ý về mùa nóng không nên nấu cháo để lâu trước khi cho ăn vì cháo dễ bị chua, ôi thiu mà chúng ta không thể thử được, ăn vào sẽ bị tiêu chảy ngay. Nên nấu để vừa nguội cho ăn vào bữa tối là được. Nếu chúng bị nhiễm một ít vi khuẩn gây hại đường ruột thì chúng cỏ thể chủ động ăn rơm, cỏ khi còn khỏe để làm sạch ruột tránh bệnh nhưng nếu cháo bị thiu gặp lúc đói chúng ăn nhiều vào thì vi khuẩn tấn công nhanh chúng mau mất sức và không tự trị bệnh được buộc chúng ta phải can thiệp khá rắc rối. - Đối với Cầy vòi trong giai đoạn hậu bị sinh sản không nên cho ăn quá nhiều đặc biệt là các chất giàu tinh bột, nếu chúng ta nuôi quá mập dễ gây ra hiện tượng vô sinh ở con cái và ảnh hưởng đến tính hăng trong mùa động dục của con đực. Điều này còn phụ thuộc vào cơ địa của từng con, có con ăn rất ít nhưng vẫn mập, có con ăn rất nhiều nhưng lại ốm, những trường hợp này phải tách riêng và có chế độ cho ăn hợp lý. Khẩu phần trong giai đoạn này nên tập trung cho ăn nhiều chất đạm, bổ sung thêm nhiều khoáng chất như : vitamin A, nhóm B, C, D, E, K, các thức ăn có nhiều các chất vi lượng như sắt, đồng, kẽm, canxi... các chất này còn có thể cung cấp bằng con đường dùng các chế phẩm chăn nuôi có bán tại các đại lý thuốc thú y trộn với thức ăn, nước uống. - Cầy vòi hương là loài ăn đêm nên bữa chính là vào ban đêm, nếu nuôi Cầy vòi thúc thịt chúng ta có thể cho ăn thêm vào bữa sáng sớm. Nên cho ăn vừa đủ, lượng thức ăn thừa nên bỏ và rửa sạch dụng cụ đựng thức ăn, nước uống. Thường một con Cầy trưởng thành một đêm chúng ta cho ăn lượng khoảng 2-3 chén cháo. - Nếu những con vừa bệnh, bỏ ăn chúng ta có thể ép cho ăn bằng cách nắm đuôi giơ lên chỉ để hai chân trước chạm đất, bỏ thức ăn phía trước miệng thông thường cho ăn chuối bóp nhỏ. Nếu có giun đất chúng ta có thể dùng giun đất rửa sạch cho vào chén để chúng tự ăn, tuy nhiên chúng rất ít ăn giun quế.
  7. - Cầy vòi hương có khả chịu đói, khát rất lâu, chúng có thể không ăn uống trong vòng vài ngày (5-7 ngày) vẫn không sao, không kêu la, cho nên vào mùa lạnh thường ăn ít cũng không nên lo lắng chỉ trừ trường hợp bỏ ăn do bị bệnh. Đây là một thuận lợi trong chăm sóc khi chúng ta bận công việc đột xuất không chuẩn bị được thức ăn hay chúng ta có thể thay thế khẩu phần ăn bằng chuối chín trong những dịp lễ, tết, giảm thời gian chế biến thức ăn, chuối trái chúng ta bỏ vào chuồng không cần bóc vỏ cho ăn như thế cả tuần cũng không vấn đề gì. VI. VỆ SINH PHÒNG BỆNH: - Nuôi Cầy vòi trong điều kiện nuôi nhốt chật hẹp cũng xảy ra dịch bệnh như tất cả các vật nuôi thông thường khác. Các bệnh thường gặp ở Cầy vòi: ỉa chảy, tụ huyết trùng, cầu trùng, phó thương hàn... Chúng ta cần phải nắm rõ những triệu chứng và cách phòng, điều trị cơ bản của những bệnh trên theo các tài liệu hướng dẫn, các sách thú y, cách sử dụng các thuốc kháng sinh cơ bản trong chăn nuôi heo, chó, mèo, dê... - Phòng bệnh: cách phòng bệnh tốt nhất là luôn giữ chuồng trại sạch sẽ khô ráo, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, tránh gió lùa, nhất là gió tây và gió bấc. Do đó chuồng trại chúng ta nên che kín phía tây và phía bắc. Mùa lạnh nên che tất cả các phía giữ ấm chuồng trại, tránh gió. - Định kỳ bổ sung các vitamin, khoáng chất, vi lượng cho Cầy phát triển vì trong quá trình chăn nuôi ta cung cấp không đầy đủ các chất dinh dưỡng, thường khoảng mỗi tháng chúng ta bổ sung các men vi sinh, chất khoáng, vi lượng như: Ca, Mg, Cu, Fe... bằng các chế phẩm thú y, đá liếm nhằm bổ sung các chất thiếu hụt trong quá trình chăn nuôi. - Định kỳ sát trùng chuồng trại mỗi tháng 1 lần, có thể dùng các thuốc pha để phun trong thú y. Trong lúc chuồng trại xảy ra dịch bệnh thì vệ sinh, sát trùng chuồng trại tiến hành thường xuyên và nhiều hơn bình thường, có thể 1 tuần 2 lần phun sát trùng. Thời gian giao mùa dễ phát sinh dịch bệnh chúng ta có thể cho uống thuốc phòng các bệnh thường gặp như: tụ huyết trùng, thương hàn, cầu trùng... với liều lượng ghi trên vỏ bao bì, đặc biệt là lúc trời đang nắng chuyển sang mưa. Trong lúc chuồng trại đang xảy ra dịch bệnh,
  8. đặc biệt là những bệnh có khả năng lây nhiễm cao, truyền bệnh qua đường hô hấp, tiêu hoá lúc chăm sóc và kể cả lúc vệ sinh, sát trùng cũng hết sức cẩn thận, nếu không vô tình chính người chăm sóc lại là tác nhân gây phân tán bệnh trong chuồng trại qua con đường tiếp xúc tay chân và dụng cụ chăm sóc, vệ sinh (găng tay, dụng cụ quét dọn, quần áo, giày dép... Theo kinh nghiệm chúng ta nên chăm sóc những con khoẻ mạnh trước và những con bị bệnh sau cùng, dụng cụ vệ sinh, trang phục cũng phải sát trùng sau khi chăm sóc hay tiếp xúc với khu vực đang xảy ra dịch bệnh, hạn chế qua lại khu vực chuồng trại đang xảy ra dịch bệnh. - Trong chuồng nên bỏ một ít rơm cỏ khô, nên cột thành từng bó treo trong chuồng có tác dụng rất tốt trong việc ngừa các bệnh về đường ruột. Thông thường nếu có sẵn trong chuồng khi đường ruột sắp có vấn đề chúng sẽ tìm nhai nuốt các thứ xơ thô, đôi khi còn nuốt cả giấy, bao nilông, sau đó chúng thải ra cùng với phân quét sạch đường ruột, đây là đặc tính tự nhiên của Cầy vòi. - Một điều bắt buộc phải thực hiện đầu tiên là bà con phải tự tìm hiểu tác dụng của một số loại thuốc, trong đó quan trọng nhất là kháng sinh hay dùng, nguyên tắc cơ bản trong sử dụng kháng sinh, chúng ta có thể xem các sách hướng dụng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và sách hướng dẫn kỹ thuật nuôi heo, chó mèo. Ngoài kháng sinh còn có các thuốc kích thích, hỗ trợ sinh sản, thuốc bổ, thuốc khử trùng, thuốc giải độc, thuốc hỗ trợ tim mạch, thần kinh... Một nguyên tắc cơ bản nhất và cũng quan trọng nhất trong sử dụng kháng sinh là phải sử dụng đúng liều ngay từ lần điều trị đầu tiên sau đó bệnh thuyên giảm có thể giảm số lần chích hằng ngày lại, tuyệt đối không làm ngược lại vì các virus, vi khuẩn sẽ kháng thuốc. Nếu điều trị 3 ngày không có dấu hiệu giảm bệnh ta phải đổi kháng sinh khác phù hợp hơn. Trong quá trình điều trị kháng sinh ta nên bổ sung thêm các loại thuốc trợ sức, vitamin nhằm tăng sức đề kháng mau khỏi bệnh. - Trong quá trình điều trị bệnh, nếu chúng ta dùng kháng sinh liều cao trong một thời gian dài tuy bệnh có khỏi nhưng có thể xảy ra các tác dụng phụ do kháng sinh gây ra. Đa số các kháng sinh nếu dùng trong thời gian dài có thể gây tuột men đường ruột, giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, ảnh hưởng đến bào thai gây sẩy thai trong quá trình mang
  9. thai (Streptomycin)... Do đó, trong quá trình điều trị bệnh bằng kháng sinh chúng ta nên bổ sung thêm men tiêu hoá, canxi, khoáng chất, các loại thuốc không có nguồn gốc kháng sinh trong điều trị rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy. Có thể sử dụng các loại thuốc dùng cho người nhằm giảm tác dụng phụ của kháng sinh, giúp cho Cầy mau chóng phục hồi sức khoẻ. VII. ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CẦY VÒI HƯƠNG: Trước tiên muốn điều trị bệnh, thông thường phải chích thuốc nên chúng ta nên đề cập đến việc bắt và vận chuyển trước. Cách bắt, vận chuyển: - Cầy vòi rất nhúc nhát nhưng khi bị dồn ép chúng thường phản ứng rất dữ dội và cắn gây thương tích. Thông thường bắt Cầy vòi hương ta nắm lấy phần cuối đuôi và giơ hỏng lên cao, một số con có thể cong lên quay ngược lại và khi đó chúng ta hãy hạ xuống cho chân chạm đất chúng sẽ chạy về phía trước hoặc chúng ta nên mang theo cây trước khi bắt Cầy phòng khi chúng quay ngược lại ta dùng cây khống chế hoặc đưa cây vào cho chúng bám, cắn. Vận chuyển chúng ta nên lợi dụng ban ngày Cầy vòi ngủ hãy bắt và vận chuyển, nếu ban ngày chúng ta có thể dùng bao cước có khoét lỗ nhỏ hoặc loại bao lưới cước dày bắt bỏ vào buột miệng. Tuy nhiên đến tối Cầy vòi tỉnh ngủ sẽ phá bao chui ra. Do đó chúng ta nên bắt và vận chuyển Cầy vòi vào ban ngày, nếu buộc phải vận chuyển qua đêm chúng ta phải dùng lồng lưới sắt sợi lớn vì răng chúng rất bén có thể cắn đứt lưới nhỏ. Chích thuốc: tuỳ kích cỡ, chiều dài ống khoảng 0,25 – 0,35m, ngắn quá hay dài quá đều không thuận tiên cho việc chích thuốc, chiều dài hợp lý sa90, 60, - Cầy vòi hương rất hung dữ nếu chúng ta làm chúng đau. Do đó việc chích thuốc rất khó khăn nếu không có kinh nghiệm, chúng không nên chích thuốc cho bằng được với mọi giá vì nếu Cầy đang bị bệnh đuối sức, trong quá trình chích thuốc ta làm cho Cầy kháng cự mạnh vô tình làm cho bệnh càng nặng thêm, dễ gây sốc thuốc và đôi khi tiêm trúng gân gây bại chân. Theo kinh nghiệm, tôi dùng ống nhựa bằng cỡ với thân Cầy, thường dùng ống o
  10. cho sau khi Cầy chui vào còn để phần mông để chích thuốc là được, nếu quá ngắn hai chân sau sẽ giẫy, đạp, nếu ống quá dài khi chích phải kéo ra. Sau khi bắt Cầy ra khỏi chuồng, ta nắm đuôi hướng đầu Cầy gần với đầu ống nhựa Cầy sẽ chui vào, có nhiều con không chịu vào tay còn lại ta cầm ống luồng vào đầu Cầy nó sẽ chui vào, sau đó ta lựa phần thịt mông để chích, không nên để mũi kim trúng gân, xương, sẽ làm bại chân, nếu nặng có thể gây hoại tử chân. Bệnh tiêu chảy: - Thường gặp nhất là bệnh ỉa chảy, bệnh này nguy hiểm vì đường ruột Cầy vòi ngắn nên nếu phát hiện chậm gây tổn hại đường ruột quá nặng rất khó trị, bệnh có nhiều nguyên nhân gây nên như: nhiễm cầu trùng, thức ăn bị ôi thiu, nhiễm khuẩn... nhưng thường do cầu trùng gây nên. Lúc đầu Cầy ăn ít hoặc bỏ ăn, phân màu đỏ bầm hơi đen và ỉa lỏng từng chấm sau đó phân loãng dần có mùi rất hôi thối, một vài ngày sau Cầy mệt, hậu môn trống và chết bệnh có thể tiến triển khá nhanh, có trường hợp chỉ trong vòng 2 ngày. Nếu bệnh do thức ăn ôi thiu nhiễm khuẩn thường bị chảy rất nhanh và nhiều. Nên cho uống men vi sinh ngay cùng với thuốc trị đường ruột ở người không chứa kháng sinh, kết hợp với chích kháng sinh chống viêm, nhiễm khuẩn đường ruột. - Trong lúc mắc bệnh Cầy thường không ăn các thức ăn thông thường, chúng ta nên bổ sung các chất vào nước chống mất nước, có thể sử dụng nước orezon dùng cho người, hạn chế pha nhiều thuốc trị bệnh vào nước vì chúng sẽ rất ít uống. Thức ăn lúc này có thể dùng giun đất, giun quế chúng ít ăn. Nhưng cũng không nên cho ăn nhiều vì đường ruột đang tuột men, khả năng tiêu hoá kém cho ăn nhiều có thể lại tăng gây nhiễm khuẩn đường ruột. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại kháng sinh trị bệnh này nhưng tôi dùng Marbovitril 250 hiệu quả tương đối cao, đối với con 2 kg ta chích 1cc/ lần chích. Các chi tiết khác xem hướng dẫn trên bao bì thuốc. Trong một số trường hợp nếu thuốc này trị không hiệu quả sau 2 ngày điều trị ta có thể thay đổi thuốc khác, có thể tham khảo và mua tại các đại lý thuốc thú y.
  11. - Ngoài ra một nguyên nhân khác khiến cho không riêng cầy vòi hương mà vật nuôi nói chung bị ỉa chảy mà ít người chú ý đến là do thiếu sắt, gây ra chứng thiếu máu cũng có khả năng gây ra ỉa chảy, thông thường ta dùng các thuốc kháng sinh điều trị không hiệu quả. Do đó nếu thức ăn chúng ta cho ăn không đầy đủ thì định kỳ khoảng 2 tháng 1 lần chúng ta nên bổ sung sắt cho cầy vòi, có thể qua đường chích hoặc thuốc viên hòa tan vào nước uống. Liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì thuốc. Bệnh tụ huyết trùng: - Thường xảy ra lúc giao mùa, thời tiết thay đổi, chuồng trại ẩm ướt. Bệnh này rất nguy hiểm vì bệnh có thể lây qua nhiều con đường hô hấp, tiêu hoá, khả năng lây lan cực kỳ nhanh. Các triệu chứng thường thấy trên Cầy vòi: thở dốc, mạnh, thở thóp bụng, miệng, mũi chảy nhiều nước và hai chân sau bị bại, dần dần cả bốn chân đều bại. Bệnh này lây lan nhanh và chết rất nhanh nếu phát hiện chậm, nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng khỏi bệnh cao, phát hiện sớm việc điều trị tương đối dễ dàng. Khi phát hiện bệnh trước tiên phải cách ly và kiểm tra cả chuồng, sát trùng tiêu độc chuồng trại gấp, bệnh tụ huyết trùng có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hoá, có khả năng lây lan cực nhanh, nên khi chuồng trại xảy ra dịch buộc phải cách li xa khu vực chưa bệnh, phải có chế độ cách ly, chăm sóc hợp lý nếu không chính chúng ta, nhân viên thú y vô tình là tác nhân phát tán bệnh rộng hơn trong quá trình chăm sóc, điều trị bệnh, dụng cụ ăn uống, chăm sóc, vệ sinh, bảo hộ lao động... phải dùng riêng, ra vào khu vực có bệnh phải vệ sinh, sát trùng cẩn thận tránh mang mầm bệnh sang khu vực khác, hạn chế ra vào khu vực có bệnh, có thể phun sát trùng chuồng trại, nhất là khu vực có bệnh ngày từ 1 đến 2 lần. Chúng ta nên chăm sóc, vệ sinh, cho ăn những con chưa mắc bệnh trước và những con bị bệnh chăm sóc cuối cùng, sau khi tiếp xúc với Cầy mắc bệnh phải sát trùng tay chân, dụng cụ thật cẩn thận nhằm tránh phát tán mầm bệnh... - Cầy bị tụ huyết trùng thường uống nước rất nhiều vì vậy cần phải cung cấp nước thường xuyên đầy đủ, nên pha nước với đường glucozơ, muối cho uống hoặc nước orezon chống mất nước của người, có thể chích các loại kháng sinh đặc trị tụ huyết trùng như: Ka ampi, streptomycine- penicilin..., nếu chích không thấy hiệu quả rõ rệt sau vài lần chích chúng
  12. ta nên đổi thuốc khác. Thường dùng Streptomycine- Penicilin mỗi lọ pha với 3 – 4 cc nước cất sau đó trộn chung chích với liều 1cc (mỗi thứ một nửa)/lần chích đối với Cầy 1,5 kg trở lên. Nếu bệnh nặng ngày có thể chích 2-3 lần. Ngoài ra có một nguyên nhân gây ỉa chảy dùng các loại thuốc kháng sinh điều trị không hiệu quả, có thể là do thiếu sắt. Chúng ta có thể bổ sung sắt bằng cách chích thuốc sắt bổ sung theo liều lượng ghi trên vỏ thuốc. - Trong quá trình điều trị bệnh, có nhiều trường hợp bệnh lâu khỏi nếu chúng ta dùng kháng sinh liều cao trong một thời gian dài có thể gây tuột men đường ruột ảnh hưởng đến bộ phận tiêu hoá gây bỏ ăn làm cho cơ thể suy nhược dẫn đến chết, cơ thể đào thải canxi ra ngoài gây bại chân. Do đó trong những trường hợp này cần phải bổ sung thêm men đường ruột và chích canxi, các thuốc bổ như: Bio metasal, Vitamin cho Cầy mau chóng hồi phục sức khoẻ. - Trên đây là hai bệnh thường gặp và nguy hiểm nhất đối với Cầy vòi. Việc điều trị chỉ mang lại hiệu quả cao khi được phát hiện và điều trị sớm, nếu muộn tỉ lệ hao hụt cao vì khả năng điều trị hầu như rất khó. Trong kỹ thuật phát hiện bệnh ở Cầy vòi thường dựa vào hai yếu tố: sự giảm ăn đột ngột, bỏ ăn và xem xét màu, mùi phân. Trong đó giảm ăn, bỏ ăn thường xảy ra trước, có nhiều nguyên nhân: thời tiết thay đổi đột ngột, trời quá nóng hoặc quá lạnh, Cầy vòi cái động dục, Cầy bị bệnh. Cầy ỉa phân đốm màu đỏ bầm, đen, phân lẫn máu nếu còn ăn được ta chỉ cho ăn chuối vừa chín còn mủ nếu còn nhẹ có thể khỏi ngay, bên cạnh đó cần phải nhanh chóng dùng kháng sinh. Nếu Cầy chảy nhiều và phân có mùi tanh hôi thì việc điều trị trở nên khó khăn, chúng ta nên dùng kháng sinh liều cao và chích ngày 2-3 lần, đồng thời có thể tìm giun đất cho Cầy ăn, kết hợp với các loại thuốc bổ trợ sức, vitamin cho Cầy mau bình phục. VIII. KỸ THUẬT CHĂM SÓC CẦY VÒI HƯƠNG SINH SẢN - Quá trình mang thai chúng ta phải cho ăn nhiều loại thức ăn nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai phát triển. Tuy nhiên không nên cho ăn quá nhiều nhất là đối với những con cái mới mang thai lần đầu vì thường lứa đầu tiên thường đậu ít con nên cho ăn nhiều quá thai phát triển quá lớn sau này sẽ khó đẻ đôi khi đẻ không ra làm chết cả mẹ lẫn con.
  13. Một điều cũng quan trong không kém là thức ăn phải kiểm tra kỹ không bị ôi thiu, ẩm mốc, nước uống phải sạch tránh để Cầy bị bệnh trong giai đoạn này vì việc điều trị rất khó, nếu điều trị bằng cách chích thuốc dễ gây sẩy thai do Cầy bị đường ruột thường bỏ ăn buột phải chích thuốc, trong quá trình chích thuốc không cẩn thận dễ gây sẩy thai vì Cầy giãy đạp mạnh. Chúng ta cũng không nên cho ăn thức ăn quá giàu đạm trong nhiều ngày vì ruột của Cầy vòi khá ngắn nên hấp thụ nhanh dễ bị thừa đạm gây ỉa chảy, ỉa phân sết, mùi hôi, cũng vì lý do đó mà thức ăn ôi thiu thường có tác dụng ngay. Cho nên nuôi Cầy vòi thức ăn và vệ sinh là hai việc khá quan trọng. - Chú ý: trong quá trình nuôi tỉ lệ tối đa Đực : Cái = 1 : 4, không nên quá nhiều cái mà ít đực dẫn đến kết quả đậu thai không cao. - Việc chọn con đực làm giống cũng khá quan trọng, nên chọn những con to nhưng không quá béo, lanh lợi, có tinh hoàn lớn lộ ra phía sau mông. Những con còn nhỏ, tinh hoàn nhỏ thường phối giống không kết quả. - Nếu trong mùa sinh sản ta nhốt chung nhiều con đực và cái trong một chuồng lớn thường xảy ra cắn nhau, trong mùa động dục Cầy vòi rất hung dữ kể cả đực lẫn cái nhưng nguy hiểm nhất là giữa những con đực với nhau, có thể cắn nhau đến chết, cho nên cần phải theo dõi và tách ra. - Cầy vòi có nhiều con rất hiền nhưng có nhiều con rất hung dữ dù chúng được nuôi từ bé, do đó nếu chúng ta muốn ghép đôi sống chung với nhau cần phải theo dõi kỹ và cho vào từ từ, nếu những con nào quá hung dữ luôn tìm cách cắn những con khác thì chỉ còn cách nhốt riêng đến lúc động dục mới ghép vào sau khi giao phối phải tách ra hoặc có thể thải loại vì nếu là con đực có thể cắn chết những con đực khác hoặc nếu là con cái thì khi đẻ chúng càng hung dữ ảnh hưởng nhiều đến việc chăm sóc con con sau này và rất khó chăm sóc khi bị bệnh. - Trong quá trình Cầy mẹ nuôi con, chúng ta chỉ cho ăn, uống, làm vệ sinh, không được dùng tay tiếp xúc Cầy con, nếu chạm vào sẽ có mùi hôi tay và Cầy mẹ có khả năng sẽ cắn bỏ con, nếu buộc phải can thiệp do những trường hợp như bị kẹt, bò lọt ra ngoài chuồng
  14. hoặc bò đi xa mẹ không trở lại được... chúng ta phải dùng cây, vá, để đẩy, xúc hoặc có thể dùng găng tay cao su, nilông để chạm vào Cầy con nhưng phải hết sức cẩn thận vì lúc đẻ Cầy mẹ rất hung dữ. Nên hạn chế đến nơi Cầy mẹ đang nuôi con. - Trước khi đẻ Cầy mẹ hay cắn phá tìm các thứ làm ổ đẻ vừa tìm nơi kín đáo để đẻ, nên chúng ta phải làm chuồng đẻ thật chắc chắn và trong chuồng nên bỏ vào một ít rơm cỏ khô, quần áo cũ để Cầy mẹ làm ổ đẻ. Nếu chuồng đóng lưới thì phải dùng lưới có mắt lưới nhỏ để Cầy con không lọt xuống dưới và bò lọt ra ngoài xung quanh, Cầy con lúc mới đẻ bằng con mèo con mới đẻ, Cầy con thường nửa tháng mở mắt và rất yếu hay bò đi nên xung quanh cũng phải làm lưới mắt nhỏ. Tốt nhất chúng ta vây thêm lưới mắt nhỏ ngoài lưới lớn vì lưới mắt nhỏ thường dùng sợi nhỏ nên chỉ làm bằng lưới mắt nhỏ Cầy mẹ có thể cắn chuồng bỏ đi. - Theo quan sát của tôi , nếu Cầy mẹ đẻ từ tháng 3 – 6 âm lịch, Cầy mẹ nuôi con rất lâu đến khi Cầy con biết leo trèo, chạy nhảy cứng cáp mới tách con, nhưng nếu đẻ vào tháng 7 – 9 âm lịch thì khi Cầy con vừa mở mắt biết ăn vài ngày, dù còn rất yếu ớt nhưng Cầy mẹ đã muốn tách con, theo dõi thấy thường không muốn cho bú nữa và bắt đầu cắn con thậm chí nếu chúng ta không tách ra kịp thời Cầy mẹ có thể cắn chết con và ăn thịt. - Một số Cầy mẹ đẻ xong không chịu nuôi con, không cho con bú có lẽ vì lý do: có thể do thai quá lớn nhất là đối với Cầy đẻ lứa đầu nên đau quá dẫn đến ảnh hưởng đến tâm lý và bỏ không nuôi con. Trường hợp này phát hiện sớm thì cho Cầy mẹ uống các loại thuốc giảm đau, chích thuốc hỗ trợ thần kinh giảm đau, có thể dùng thuốc cho người, có thể hỏi các đại lý thuốc tây hoặc đại lý thuốc thú y các loại thuốc, nếu không có hiệu quả thì chỉ còn cách tách Cầy con ra ghép với mẹ khác cũng đang nuôi con đẻ gần ngày với nhau, nếu không chỉ còn cách mang Cầy con ra chúng ta tự nuôi cho uống sữa bột, tuy nhiên việc này rất khó khăn, chú ý khi đã mang ra nuôi không nên bỏ thử Cầy con vào lại với Cầy mẹ, Cầy mẹ có thể cắn chết con; Hoặc Cầy mẹ đẻ chưa hết con, có nhiều con đẻ rất lâu, có thể cách nhau cả đêm nên trong lúc đau đẻ không cho con bú. Trường hợp này nên nên nhẹ nhàng che chắn bớt chuồng lại để những con đẻ trước không đi lung tung mà tìm đến Cầy mẹ để bú. Đồng thời, không làm Cầy mẹ sợ hãi. Sau khi đẻ hết Cầy mẹ sẽ tự
  15. cho con bú và chăm sóc con bình thường, chú ý bổ sung nhiều dinh dưỡng cho Cầy mẹ để nhanh chóng phục hồi sức khoẻ; Hoặc thai quá lớn Cầy mẹ khơng đẻ được, trường hợp này khá nguy hiểm có thể gây chết Cầy mẹ. Trường hợp này phải tiêm thuốc kích thích co bóp dạ con (có thể dùng Oxytocin) cho Cầy mẹ với liều vừa phải kèm theo thuốc trợ sức, cẩn thận nếu tim quá nhiều mà cửa tử cung, âm hộ không mở có thể gây vỡ tử cung chết Cầy mẹ, hoặc có thể mổ lấy Cầy con rồi khâu lại nhưng việc này đòi hỏi phải có kỹ thuật, kinh nghiệm. Thực tế, tôi cũng chưa làm bằng cách mổ bao giờ nhưng với heo thì người ta đã làm được; Hoặc Cầy mẹ đẻ nhưng bị sót nhau, chuồng không sạch gây nhiễm trùng trong quá trình đẻ gây viêm tử cung. Trường hợp này theo phương pháp dân gian có thể dùng lá cây mà theo quê tôi gọi là cây bồ ngót, rau ngót (thường dùng để nấu canh) đem giã lấy nước và bắt cho uống kết hợp với chích thuốc kháng sinh trị viêm tử cung, viêm vú, tiết niệu, hiện có rất nhiều loại có thể hỏi mua tại các trạm thú y, đại lý thuốc thú y. Muốn bắt Cầy mẹ đang nuôi con để chích thuốc phải hết sức cẩn thận, nếu không Cầy mẹ sẽ cắn con hoặc dẫm lên con. Chúng ta buộc phải tách Cầy mẹ sang một ngăn khác (chuồng nhiều ngăn), sau đó bắt Cầy mẹ ra nhẹ nhàng, chích thuốc xong chúng ta thả Cầy mẹ vào bên không có Cầy con đợi Cầy mẹ bình tĩnh rồi mới cho Cầy mẹ tiếp xúc với Cầy con vì phải thường xuyên theo dõi xem Cầy mẹ có cho con bú hay không? nếu Cầy mẹ đuối sức chúng ta phải ngăn riêng Cầy mẹ và con, giảm bớt số lần bú của Cầy con để giữ sức khoẻ cho Cầy mẹ sớm bình phục; Hoặc Cầy mẹ bị bệnh khác, trường hợp này Cầy mẹ chăm sóc con bình thường nhưng sức yếu dần và dần dần không cho con bú, nếu không điều trị Cầy mẹ chắc chắn sẽ chết. Trường hợp này cách bắt chích thuốc cũng giống trường hợp trên nhưng đối với các bệnh dễ lây nhiễm nên tách hẳn Cầy con ra nuôi bằng sữa bột (không dùng sữa đặc có đường), trong quá trình nuôi Cầy con bằng sữa mỗi lần cho uống sữa phải cào nhẹ vào hậu môn, đường tiểu để chúng thải phân, nước tiểu ra ngoài. Cũng không nên nhập vào Cầy mẹ khác nuôi vì có thể lây bệnh cho những con khác... Nói chung có nhiều nguyên nhân và tuỳ từng nguyên nhân mà ta có phương pháp xử lý riêng nhưng quan trọng nhất là phải chăm sóc tốt Cầy mẹ an toàn không nên chỉ lo chăm sóc con con mà để Cầy mẹ chết sẽ gây thiệt hại lớn, không những thế Cầy mẹ chết thì Cầy con hầu như rất khó nuôi sống.
  16. - Cầy đang nuôi con đòi hỏi mức dinh dưỡng cao hơn bình thường vì phải cung cấp sữa cho con bú nhưng khẩu phần phải hết sức hợp lý vì Cầy vòi có đường ruột khá ngắn khả năng hấp thụ dinh dưỡng nhanh nên nếu cho ăn quá nhiều đạm cũng ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá dẫn đến thừa đạm và ỉa chảy nên khẩu phần phải đầy đủ chất, để tránh hiện tượng thừa đạm chúng ta nên cho Cầy vòi ăn thêm nhiều chuối có tác dụng rất tốt đến đường ruột và phân ít mùi hôi, nhuận trường. - Cầy vòi bản tính rất dữ nếu chúng ta tiếp cận, bắt chúng. Nếu muốn có những con hiền, có thể tiếp xúc giống như chó mèo trong nhà thì buộc phải tách mẹ lúc chúng còn chưa biết ăn, nhưng nếu tách sớm quá việc chăm sóc khá vất vả và có khả năng chết nhưng nếu khi đã biết ăn mới tách thì chúng đã hình thành bản tính hung dữ rồi và nuôi rất khó hiền, dạng người. Việc này chỉ dùng để nuôi làm cảnh một vài con, nếu với số lượng lớn thì chăm sóc lúc đầu khá vất vả và hao hụt nhiều.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2