intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam

Chia sẻ: Trí Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

33
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được xây dựng nhằm mục đích làm rõ những vấn đề sau: Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; phân tích thực trạng pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐÀO THỊ THU HƢƠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐÀO THỊ THU HƢƠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. DOÃN HỒNG NHUNG Hà Nội – 2016
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC BẢNG .................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................... Error! Bookmark not defined. MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ........................................ 7 1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm .............................................................................7 1.1.1. Khái niệm động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm .................................................7 1.1.2. Tiêu chí xác định động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam ...............13 1.1.3. Phân loại động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam ...........................15 1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ...17 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm..................17 1.2.2. Các biện pháp bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm .............................20 1.2.3. Tầm quan trọng của việc bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đối với bảo tồn đa dạng sinh học .......................................... Error! Bookmark not defined. 1.3. Pháp luật bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếmError! Bookmark not defined. 1.3.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ........... Error! Bookmark not defined. 1.3.2. Sự cần thiết phải bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bằng pháp luật Error! Bookmark not defined. 1.3.3. Các yếu tố tác động đến pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và tiêu chí đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ...Error! Bookmark not defined. 1.3.4. Nội dung của pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam .......................................................................................................Error! Bookmark not defined.
  4. 1.4. Pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.........Error! Bookmark not defined. 1.4.1. Kinh nghiệm của Ấn Độ ..................................Error! Bookmark not defined. 1.4.2. Kinh nghiệm của Namibia ...............................Error! Bookmark not defined. 1.4.3. Bài học kinh nghiệm từ Ấn Độ và Namibia đối với Việt Nam trong việc bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ...........................Error! Bookmark not defined. Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM TẠI VIỆT NAM ........ Error! Bookmark not defined. 2.1. Thực trạng quy định pháp luật về quản lý động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam ..............................................................Error! Bookmark not defined. 2.1.1 Thực trạng quy định pháp luật về quản lý động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam ..............................................................Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Thực trạng quy định pháp luật về gây nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam ...............................................................Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Thực trạng quy định pháp luật về xuất, nhập khẩu động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam ..............................................Error! Bookmark not defined. 2.1.4. Thực trạng quy định pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam ...............Error! Bookmark not defined. 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam ...................................................................Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam ...............................................................Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về gây nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam ......................................................Error! Bookmark not defined. 2.2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về xuất, nhập khẩu động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam .......................................................Error! Bookmark not defined. 2.2.4. Thực trạng thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam ...............Error! Bookmark not defined. 2.3. Đánh giá pháp luật bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam ...................................................................................Error! Bookmark not defined.
  5. 2.3.1. Đánh giá quy định pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam .................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Đánh giá việc thực hiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam ...................................................... Error! Bookmark not defined. 2.3.3. Đánh giá việc thực hiện hợp tác quốc tế trong bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ........................................................... Error! Bookmark not defined. Chƣơng 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM TẠI VIỆT NAM ........ Error! Bookmark not defined. 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam ..................................................... Error! Bookmark not defined. 3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam .............................................................. Error! Bookmark not defined. 3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam ................................................................... Error! Bookmark not defined. 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ................................................................... Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về gây nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ................................................................... Error! Bookmark not defined. 3.3.3. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý vi phạm động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ........................................................... Error! Bookmark not defined. 3.3.4. Giải pháp tăng cường thực hiện pháp luật ..... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ........................................................... Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 21 PHỤ LỤC
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Việt Nam là một trong những quốc gia giàu tài nguyên đa dạng sinh học nhất thế giới. Với diện tích chỉ 331.698 km2[83], chiếm chưa đến 1% diện tích trái đất, Việt Nam sở hữu hơn 10% số loài sinh vật được biết đến [61]. Trong đó, các loài động vật rừng là một mắt xích quan trọng của nguồn tài nguyên đa dạng sinh học này. Mặc dù vậy, trong thời gian qua, những loài động vật rừng như hổ, tê giác, tê tê … đang dần dần biến mất. Việt Nam xếp hạng thứ 16 trong số 152 quốc gia được nghiên cứu về tỷ lệ của các loài ĐVHD có nguy cơ bị đe dọa cao nhất và nằm trong 15 nước có số loài thú bị đe dọa [81]. Nguyên nhân chính là do nạn săn bắn, buôn bán, nuôi nhốt, tàng trữ, tiêu thụ bất hợp pháp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, các bộ phận và dẫn xuất của chúng, và do nhu cầu tiêu dùng rất lớn các sản phẩm từ động vật ở nước ta. Đánh giá được tầm quan trọng của việc bảo vệ các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đối với bảo tồn ĐDSH, Việt Nam đã thể hiện nhiều nỗ lực trong việc ngăn cấm, xử lý các hành vi vi phạm, và tăng cường thực thi pháp luật, trong đó phải kể đến việc xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật khá đầy đủ để điều chỉnh như các quy định trong Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10, sửa đổi, bổ sung năm 2009; Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015; Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng năm 2004; Luật Đa dạng sinh học năm 2008; và hàng loạt các Nghị định, Thông tư quy định vấn đề quản lý và xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ động vật rừng. Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia vào các Công ước quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ, bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm, trong đó phải kể đến Công ước CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) năm 1994, Công ước CBD (Công ước về Đa dạng sinh học) năm 1992… Tuy nhiên, do lợi nhuận thu được từ kinh doanh động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm mang lại mà tội phạm về môi trường ngày càng gia tăng. Trong khi đó, hệ thống pháp luật và việc thực thi pháp luật tại Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều hạn 1
  7. chế, chưa đem lại hiệu quả thực tiễn cao. Do vậy, nhất thiết cần có sự phân tích, đánh giá, so sánh và điều chỉnh các quy phạm pháp luật hiện hành nhằm bảo vệ, bảo tồn các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam. Qua nghiên cứu lý luận đến thực tiễn vấn đề bảo vệ động vật rừng tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, đề tài “Pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam” sẽ cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn, học tập kinh nghiệm của các quốc gia khác, chỉ rõ nguyên nhân, lý giải những tồn tại, vướng mắc nhằm tìm ra những giải pháp giúp hoàn thiện pháp luật bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trên phương diện nghiên cứu nói chung và với phạm vi luận văn thạc sĩ luật học nói riêng, đến nay, đề tài là một lĩnh vực khá mới mẻ và chưa có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu khoa học đề cập tới. Liên quan đến lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu như: Luận văn thạc sĩ Luật học của Bùi Thị Hà, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015: “Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam”; bài nghiên cứu “Những vướng mắc, bất cập từ quy định về định giá tài sản trong tố tụng hình sự” của ThS. Lê Văn Sua đăng trên Tạp chí Cảnh sát nhân dân thứ Hai, 27/04/2015 (GMT+7); bài nghiên cứu “Áp dụng thực thi pháp luật liên quan đến các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm” của tác giả Trần Trọng Anh Tuấn, Tạp chí Môi Trường số 7-2015; bài nghiên cứu “Nghiên cứu một số quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển thực vật, động vật hoang dã ở Việt Nam” của Nguyễn Thanh Huyền, tạp chí Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, tháng 6/2011; “Công tác phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở nước ta và một số khó khăn, vướng mắc và giải pháp khắc phục” của Đặng Thu Hiền, tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 5/2011; “Vướng mắc cần giải quyết trong việc áp dụng Điều 190 Bộ luật Hình sự về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm” của Nguyễn Duy Giảng, Tạp chí Kiểm sát, số 4/2009; bài nghiên cứu “Một số vấn đề về pháp lý trong xử lý các tội phạm liên quan đến động vật hoang dã, 2
  8. quý, hiếm” của Kiểm sát viên Trịnh Ngọc Chính đăng trên Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn, thứ Năm, 15/10/2015 09:14:53 (GMT+7). Trong lĩnh vực bảo vệ Đa dạng sinh học, có thể kể tên một số công trình nghiên cứu như: Luận văn thạc sĩ Luật học của Đặng Thị Thu Hải, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2006: “Pháp luật về bảo vệ Đa dạng sinh học ở Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ Luật học của Lương Thị Huyền Trang, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014: “Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học và thực tiễn áp dụng tại Vườn quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”. Ngoài ra còn có các bài viết như “Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, thực trạng và tồn tại trước khi có Luật Đa dạng sinh học” của TS. Nguyễn Văn Tài đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 133 năm 2008; Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trên đã phân tích về pháp luật bảo vệ động vật hoang dã và đa dạng sinh học, trong đó có một số vấn đề liên quan như định giá tài sản trong tố tụng hình sự liên quan đến động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm; phân tích việc thực thi pháp luật liên quan đến các loài động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm. Các bài viết này chủ yếu tập trung vào pháp luật bảo vệ các loài động vật hoang dã, bảo tồn đa dạng sinh học và phân tích một trong những khía cạnh nằm trong lĩnh vực pháp luật bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Trên cơ sở kế thừa các kết quả từ những công trình nghiên cứu trên, người viết nhận thấy việc nghiên cứu một cách hệ thống các quy định của pháp luật và thực trạng pháp luật bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là hết sức cần thiết và có ý nghĩa trên thực tiễn. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam. Với đối tượng nghiên cứu trên, phạm vi nghiên cứu của đề tài về mặt nội dung bao gồm nghiên cứu những quy định của pháp luật về quản lý động vật rừng nguy cấp quý hiếm; gây nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; xuất, nhập khẩu động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại các văn bản luật và văn bản dưới luật, nghiên cứu thực 3
  9. trạng thực hiện pháp luật hiện hành. Luận văn cũng có đề cập đến kinh nghiệm quốc tế điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực này. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra đánh giá pháp luật và những khuyến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam. Về mặt thời gian, luận văn nghiên cứu các quy định pháp luật và thực trạng pháp luật vào thời điểm thực hiện luận văn. Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống pháp luật Việt Nam và chỉ khái quát kinh nghiệm của một số quốc gia trên quốc tế nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, hướng tới hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. 4. Mục đích nghiên cứu Luận văn được xây dựng nhằm mục đích làm rõ những vấn đề sau:  Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;  Phân tích thực trạng pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm  Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau:  Làm rõ những vấn đề lí luận của pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam  Đánh giá thực trạng quy định của pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm  Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình tiếp cận và giải quyết những vấn đề mà luận văn đặt ra, luận văn đã sử dụng phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác- Lênin, dựa trên đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách kinh tế- xã hội và các nội dung khác có liên quan. Trong những trường hợp cụ thể, luận văn kết hợp sử 4
  10. dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp như thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích…nhằm kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức lý luận và thực tiễn để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu. Trong đó, phương pháp phân tích để làm rõ những hạn chế trong quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; phương pháp so sánh giữa pháp luật của Việt Nam với pháp luật quốc tế về bảo vệ ĐVHD nói chung và các loài nguy cấp, quý, hiếm nói riêng, giữa nội tại các quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam để chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của các quy định pháp luật hiện hành; phương pháp tổng hợp, thống kê các số liệu thực tế về thực trạng bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm của Việt Nam, thực trạng bảo vệ ĐVHD của một số quốc gia trên thế giới, cũng như thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật làm dẫn chứng minh họa cho luận văn. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến pháp luật bảo vệ động vật hoang dã hay bảo vệ đa dạng sinh học nhưng đề tài này không trùng lặp với những đề tài nghiên cứu trước đó vì đề tài tập trung nghiên cứu pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam. Luận văn đã có những đóng góp cụ thể sau: - Về tư liệu: Hệ thống hóa các tư liệu, tài liệu, văn bản pháp lý về hoạt động bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam. - Về nội dung: Thứ nhất, khái quát hóa các quy định pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam; đưa ra bức tranh toàn cảnh về pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này. Thứ hai, thông qua nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật hiện hành, luận văn đối chiếu với thực trạng thực hiện pháp luật để phân tích, đánh giá, tìm ra những bất cập trong các quy định về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam. Luận văn cũng nghiên cứu, đối chiếu kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số quốc gia trên thế giới. 5
  11. Thứ ba, qua việc nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn pháp luật, luận văn đề xuất một số kiến nghị cho việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam hiện nay. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 3 chương như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. - Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam. - Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam. 6
  12. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM 1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm 1.1.1. Khái niệm động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Hiện nay, các văn bản pháp luật Việt Nam đưa ra nhiều khái niệm liên quan đến động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Khoản 14 Điều 3 Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng năm 2004 định nghĩa: “Loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng thuộc Danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định chế độ quản lý, bảo vệ” [25, Điều 3]. Định nghĩa này cũng được nhắc lại tại Điều 2 Nghị định của Chính phủ số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm [5, Điều 2]. Qua định nghĩa trên về động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, có thể thấy bốn vấn đề như sau: Một là sự phân bố môi trường sống của loài động vật rừng. Hai là tính quý, hiếm của loài động vật rừng thể hiện trong những đóng góp quan trọng của loài đó đối với các lĩnh vực của cuộc sống. Ba là tính nguy cấp của loài thể hiện ở số lượng loài còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng. Bốn là loài động vật đó phải được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam, cụ thể là nằm trong Danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Sau đây, chúng tôi sẽ phân tích các thành tố cấu thành nên khái niệm này như sau: Thứ nhất, động vật rừng là các loài động vật có môi trường sống nằm trong hệ sinh thái rừng. Đây là một hệ sinh thái điển hình với tổng diện tích chiếm đến 1/3 7
  13. diện tích đất liền của Trái đất, khoảng 40 triệu km2 [60]. Với diện tích bao phủ lớn như vậy, rừng là môi trường sống lý tưởng cho sự phát triển đa dạng của các loài động vật và thực vật. Khi xem xét khái niệm động vật rừng, cần phân biệt khái niệm này với một số thuật ngữ khác thường gặp như ĐVHD, động vật nuôi, động vật thủy sinh, và các loài chim di cư. Theo Wikipedia Bách khoa toàn thư mở thì ĐVHD là các loài động vật sống trong tự nhiên ở khắp mọi nơi trên trái đất, trong các hệ sinh thái đa dạng như sa mạc, đồng bằng, rừng núi, đại dương… và chưa được thuần hóa [79]. So với khái niệm động vật rừng, khái niệm ĐVHD có nội hàm rộng hơn, theo đó ĐVHD bao hàm cả động vật rừng và nhiều loài động vật khác trong tự nhiên. Trong khi đó, động vật nuôi, khác với hai khái niệm trên, được dùng để chỉ các loài động vật đã được con người thuần hóa vì mục đích hữu dụng hay thương mại. Cũng theo Wikipedia Bách khoa toàn thư mở, động vật thủy sinh bao gồm loài có xương sống và không xương sống sống chủ yếu dưới nước trong quãng đời của chúng [80]. Còn từ điển biology-online định nghĩa, động vật thủy sinh là các loài động vật sống trong các môi trường nước khác nhau như đại dương, biển, sông, hồ, ao… [54] Mặc dù vậy, cần lưu ý rằng các loài thủy sinh sống ở các sông, suối nằm trong rừng vẫn được coi là động vật rừng. Ví dụ: Cá cóc Tam Đảo, có danh pháp khoa học là Paramesotriton deloustali, là một loài động vật lưỡng cư đặc hữu sống tại các khe suối rậm rạp sâu trong rừng Tam Đảo, Việt Nam [22]. Cá cóc Tam Đảo nằm trong Danh mục IIB – Danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Tương tự như vậy, các loài chim như bồ câu, yến, vẹt… có môi trường sống trong rừng vẫn được coi là động vật rừng, khác với các loài chim di cư. Khi nhắc đến các loài chim di cư là nhắc đến tập tính di chuyển đều đặn theo mùa hàng năm của chúng, việc di cư nhằm mục đích đáp ứng sự thay đổi thức ăn, sinh cảnh hoặc thời tiết. Thông thường sự di cư ở chim là sự di chuyển từ phía bắc xuống phía nam dọc theo đường bay giữa vùng sinh sản và vùng trú đông [72]. Chúng không sinh sống tại một khu vực cố định, ngược lại chúng có thể bay liên tục trong rất nhiều ngày để tìm nguồn thức ăn mới, hoặc theo tập quán sinh sản, hoặc tìm một nơi có điều kiện 8
  14. khí hậu thích nghi với chu kỳ sinh trưởng của chúng, do môi trường sống đa dạng và linh hoạt như vậy, chúng cũng không được xếp loại nhóm động vật rừng. Thứ hai, khái niệm “nguy cấp” được dùng để chỉ khả năng tuyệt chủng của một loài trong tương lai. Khái niệm này được đề cập đến trong Sách đỏ của IUCN (International Union for Conservation of Nature and Naturajjl Resources) hay gọi tắt là Sách Đỏ IUCN (IUCN Red List of Threatened Species) – Danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động vật và thực vật trên thế giới. Một loài bị coi là Nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần nhưng kém hơn mức cực kỳ nguy cấp [46]. Các yếu tố như số lượng cá thể còn lại trong tự nhiên, sự suy giảm quần thể theo thời gian, tỷ lệ sinh sản, khu phân bố của loài, các mối đe dọa từ bên ngoài sẽ được xem xét khi đánh giá tính nguy cấp của một loài. Thứ ba, các giá trị đặc biệt mà loài động vật rừng mang lại trong lĩnh vực kinh tế, khoa học, môi trường được giải thích trong Điều 6 Nghị định của Chính phủ số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ. Cụ thể, một loài có giá trị đặc biệt về kinh tế khi loài đó mang lại nguồn lợi kinh tế cao khi được đem ra giao dịch trên thị trường. Giá trị đặc biệt về khoa học được thể hiện ở chỗ loài đó mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn và chọn tạo giống. Còn giá trị đặc biệt về môi trường là khi loài đó giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái; hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên [9, Điều 6]. Có thể thấy, yếu tố tính quý, hiếm và tính nguy cấp của loài có sự tác động qua lại lẫn nhau. Loài động vật rừng mang trong mình những giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học, hay môi trường chắc chắn sẽ là đối tượng bị con người khai thác nhiều hơn trong tự nhiên, dẫn đến khả năng tuyệt chủng cao hơn các loài thông thường khác. Ngược lại, nếu loài đó có số lượng còn ít trong tự nhiên, đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng mà nguyên nhân không phải do sự tác động của con người mà là các thảm họa từ tự nhiên gây ra thì loài đó cũng đương nhiên mang giá trị đặc biệt trong việc bảo 9
  15. tồn nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái, do vậy, nếu đem ra giao dịch trên thị trường, cũng sẽ mang lại giá trị cao về kinh tế. Thứ tư, về danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo pháp luật Việt Nam. Hiện nay ở Việt Nam, Sách đỏ Việt Nam là tài liệu khoa học trong đó công bố danh sách các loài động vật và thực vật ở Việt Nam thuộc loại quý, hiếm, đang bị giảm sút số lượng, có nguy cơ tuyệt chủng hoặc đã tuyệt chủng trong tự nhiên. Mặc dù vậy, đây chỉ là tài liệu dùng để tra cứu, nâng cao nhận thức của người dân về đa dạng sinh học và mang tính tham khảo tạo căn cứ cho Nhà nước xây dựng các văn bản pháp luật liên quan đến tài nguyên sinh vật chứ không hề có hiệu lực pháp lý hay nói cách khác, không phải tất cả các loài động vật có tên trong Sách đỏ sẽ được pháp luật bảo vệ như một loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các loài động vật được coi là động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nếu nằm trong Danh mục Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Từ những phân tích trên, ta có thể hiểu: “Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là những loài động vật có môi trường sống nằm trong hệ sinh thái rừng, số lượng còn ít và đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng rất cao trong tự nhiên trong một tương lai rất gần, mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn và chọn tạo giống; có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa; và có vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã; hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên, được pháp luật Việt Nam công nhận”. Cũng cần làm rõ khái niệm “động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm” với khái niệm “loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ”. Luật đa dạng sinh học năm 2008 định nghĩa về “loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ” như sau: Một là, các loài đó bao gồm: loài hoang dã, giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, Hai là, có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử, Ba là, số lượng loài còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng [26, Điều 3]. Danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được ban hành kèm theo Nghị 10
  16. định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ. Thuật ngữ “được ưu tiên bảo vệ” trong khái niệm trên đã cho thấy đây là nhóm loài có chế độ bảo vệ cao nhất trong pháp luật Việt Nam. So sánh khái niệm Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm: Bảng 1.1: Bảng so sánh Tiêu chí Loài nguy cấp, quý, hiếm đƣợc Động vật rừng nguy cấp, quý, ƣu tiên bảo vệ hiếm Khái niệm Loài nguy cấp, quý, hiếm được Loài động vật rừng nguy cấp, quý, ưu tiên bảo vệ là loài hoang dã, hiếm là loài động vật có giá trị đặc giống cây trồng, giống vật nuôi, biệt về kinh tế, khoa học và môi vi sinh vật và nấm đặc hữu, có trường, số lượng còn ít trong tự giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi chủng thuộc Danh mục các loài trường hoặc văn hóa - lịch sử mà động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm số lượng còn ít hoặc bị đe dọa do Chính phủ quy định chế độ tuyệt chủng. quản lý, bảo vệ. Đa dạng Bao gồm cả động vật, thực vật, Chỉ bao gồm động vật rừng loài vi sinh vật, nấm Địa điểm Phân bố đa dạng ở nhiều môi Chỉ phân bố ở rừng phân bố trường sống khác nhau Tình trạng Mức độ nguy cấp, số lượng cá Mức độ nguy cấp, số lượng còn ít loài thể còn ít, hoặc đang bị đe dọa trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng tuyệt chủng Giá trị đặc Có giá trị đặc biệt về một trong Có giá trị đặc biệt về một trong biệt các lĩnh vực sau: khoa học, y tế, các lĩnh vực kinh tế, khoa học, và kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi môi trường trường hoặc văn hóa - lịch sử 11
  17. Mức độ Được ưu tiên bảo vệ - mức độ Được bảo vệ ở mức độ thấp hơn bảo vệ bảo vệ cao nhất (Nguồn: Tổng hợp từ Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ) Từ bảng 1.1, có thể thấy loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ có sự đa dạng cả về loài lẫn về môi trường phân bố, do vậy giá trị đặc biệt của loài cũng được mở rộng ra nhiều lĩnh vực hơn so với động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Tuy nhiên, yếu tố tình trạng loài chưa được làm rõ giữa hai khái niệm. Mặc dù Điều 5 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ có nêu ra tiêu chí xác định loài có số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng, nhưng các tiêu chí này lại được căn cứ theo tiêu chuẩn của Sách đỏ IUCN về tình trạng “nguy cấp” của loài, do đó, tiêu chí này cũng có thể được áp dụng cho nhóm động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Còn trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm lại không nêu rõ tiêu chí xác định loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm mà chỉ quy định trách nhiệm theo dõi diễn biến động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Theo đó, UBND các cấp sau khi theo dõi, thống kê, đánh giá và tổng hợp tình trạng động vật rừng thuộc địa phương sẽ báo cáo lên BNN-PTNT, BNN-PTNT phối hợp với BTNMT tổng hợp tình trạng của toàn quốc và lập nên Danh mục Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Do không có tiêu chí phân loại cụ thể mà có rất nhiều loài động vật đồng thời nằm trong cả hai danh mục: Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP và Danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, gây khó khăn trong việc thực thi pháp luật. Ngoài ra, theo mức độ nguy cấp, còn có sự phân biệt giữa động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm với động vật rừng thông thường. Tại Thông tư số 90/2008/TT-BNN 12
  18. của BNN-PTNT: Hướng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu, Mục II Giải thích một số từ ngữ có nhắc đến khái niệm “động vật rừng thông thường”. Theo đó, các nhà làm luật đã dùng phương pháp loại trừ để định nghĩa khái niệm động vật rừng thông thường, cụ thể: động vật rừng thông thường là các loài động vật không nằm trong Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các Phụ lục I, II của Công ước về Buôn bán quốc tế các loài ĐVHD nguy cấp (sau đây viết tắt là Công ước CITES [1]. 1.1.2. Tiêu chí xác định động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam Như đã phân tích ở trên, Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không đưa ra tiêu chí xác định thế nào là động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Tuy nhiên, dựa trên khái niệm động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, có thể hiểu một loài động vật để được xếp vào nhóm động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, cần phải thỏa mãn một số tiêu chí như sau: Thứ nhất, môi trường sống của loài động vật thuộc hệ sinh thái rừng. Thứ hai, loài động vật rừng đang nằm trong tình trạng nguy cấp. Dựa theo tiêu chuẩn của sách đỏ IUCN thì: Một taxon được coi là nguy cấp khi chưa phải là rất nguy cấp nhưng đang đứng trước một nguy cơ rất lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai gần, được xác định bởi một tiêu chuẩn bất kỳ nào dưới đây: Một là, suy giảm quần thể dưới bất kỳ dạng nào dưới đây dựa trên (và xác định được) một trong những điểm như sau: quan sát trực tiếp; chỉ số về sự phong phú thích hợp đối với taxon đó; sự suy giảm nơi cư trú, khu phân bố và/hay chất lượng nơi sinh cư; mức độ khai thác hiện tại hoặc khả năng, tác động của các taxon di nhập, lai tạo, dịch bệnh, chất ô nhiễm, vật cạnh tranh hoặc ký sinh. - Suy giảm ít nhất 50%, theo quan sát, ước tính, suy đoán hoặc phỏng đoán trong 10 năm cuối hoặc 3 thế hệ cuối (lấy khoảng thời gian nào dài nhất) - Suy giảm ít nhất 50%, theo dự đoán hoặc phỏng đoán, sẽ xảy ra trong 10 năm tới hoặc 3 thế hệ tới (lấy khoảng thời gian nào dài nhất) 13
  19. Hai là, khu phân bố ước tính dưới 5000 km2, hoặc nơi cư trú ước tính dưới 500km2, ngoài ra còn chỉ ra được ít nhất 2 trong các điểm dưới đây: - Bị chia cắt nghiêm trọng hoặc chỉ tồn tại ở không quá 5 điểm. - Suy giảm liên tục, theo quan sát, suy đoán hoặc dự đoán, của một trong các yếu tố sau: Khu phân bố, nơi cư trú, phạm vi hoặc chất lượng nơi sinh cư, số địa điểm tìm thấy hoặc số tiểu quần thể, số lượng cá thể trưởng thành. - Dao động cực lớn của một yếu tố bất kỳ nào dưới đây: Khu phân bố, nơi cư trú, số địa điểm tìm thấy hoặc số tiểu quần thể, số lượng cá thể trưởng thành. Ba là, quần thể ước tính dưới 2500 cá thể trưởng thành và một trong các điểm dưới đây: - Suy giảm liên tục ước tính ít nhất 20% trong 5 năm cuối hoặc 2 thế hệ cuối (lấy khoảng thời gian nào dài nhất) hoặc: - Suy giảm liên tục, theo quan sát, dự đoán hoặc suy đoán về số lượng cá thể trưởng thành và cấu trúc quần thể dưới một trong các dạng sau: Bị chia cắt nghiêm trọng (nghĩa là không một tiểu quần thể nào ước tính có trên 250 cá thể trưởng thành); tất cả các cá thể chỉ ở trong một tiểu quần thể duy nhất. Bốn là, quần thể ước tính chỉ dưới 250 cá thể trưởng thành. Năm là, phân tích định lượng cho thấy xác suất bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên ít nhất là 20% trong 20 năm tới hoặc 5 thế hệ tới (lấy khoảng thời gian nào dài nhất) [46]. Dựa trên các tiêu chuẩn của Sách đỏ IUCN trên, Nghị định số 160/2013/NĐ- CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về Tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ cũng nêu ra tiêu chí xác định loài có số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng phù hợp với các điều kiện tự nhiên ở Việt Nam. Các tiêu chí đó là [9, Điều 5]: - Có sự suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong mười năm gần nhất hoặc ba thế hệ cuối tính đến thời điểm đánh giá; hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 10 năm hoặc ba thế hệ tiếp theo tính từ thời điểm đánh giá; 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2