
LỜI GIỚI THIỆU
Thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững đến năm
2030, tầm nhìn 2045 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), Bộ Nông nghiệp và
PTNT đ ban hành Kế hoạch hành động triển khai Chiến lược, trong đó khẳng định:
Phát triển du lịch nông thôn được xác định là một trong những giải pháp căn cơ,
động lực thúc đẩy xây dựng nông thôn mới bền vững, góp phần phát huy lợi thế, giá
trị khác biệt của nông nghiệp, nông thôn và nông dân; đồng thời nông thôn mới là
nền tảng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng, bền vững của du
lịch nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đ ban hành
Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2021-2025 (Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính
phủ), theo đó, việc phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) nông nghiệp, nông thôn
là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới, trên cơ sở thay đổi tư duy từ sản xuất nông
nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần hỗ trợ các địa phương thực
hiện hiệu quả, bền vững các tiêu chí nông thôn mới. Đây là tiền đề để du lịch
nông nghiệp, nông thôn tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới, trở thành
một yếu tố động lực thúc đẩy xây dựng nông thôn mới bền vững, đồng thời nông
thôn mới là nền tảng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng, bền
vững của du lịch.
Khu vực nông thôn Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên đa dạng và có nhiều
dư địa để phát triển, là cơ sở để xác định các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc của
các địa phương. Trong thời gian vừa qua, du lịch nông nghiệp, nông thôn đ có sự
phát triển mạnh mẽ, nhiều mô hình du lịch nông thôn đ hình thành ở nhiều địa
phương, phát huy hiệu quả, trở thành điểm đến thu hút sự quan tâm của du khách,
dựa trên thế mạnh, đặc sắc của mỗi địa phương (về sản phẩm nông nghiệp, cảnh
quan, văn hoá lịch sử, ẩm thực...). Bên cạnh đó, các thành tựu của Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình Mỗi x một sản phẩm
(OCOP) cũng đóng góp đáng kể vào các sự phát triển của du lịch nông nghiệp,
nông thôn tại các khu vực nông thôn Việt Nam. Các địa phương đ xác định khá rõ
các tiềm năng phát triển du lịch nông thôn, song công tác phát triển du lịch nông
nghiệp, nông thôn còn thiếu trọng tâm, chưa phù hợp với tiềm năng lợi thế, đặc trưng
của nhiều địa phương; nhiều mô hình du lịch nông thôn còn tự phát, manh mún, quy
mô nhỏ và trùng lặp, chưa khai thác được thế mạnh về điều kiện tự nhiên, văn hóa và
tài nguyên nông nghiệp của địa phương; sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa đặc
sắc, chưa gắn với đặc thù và sản phẩm đặc sản của từng địa phương, còn mang tính
tự phát và mùa vụ,...