intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thái độ của người tiêu dùng đối với hàng nội địa

Chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Hiền | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

93
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi Việt Nam vẫn chưa thể dựng một hàng rào thuế quan hay kỹ thuật để ngăn chặn sự xâm nhập của hàng ngoại, các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước có thể dựng nên một tấm lá chắn khác đó là sự ủng hộ của chính người tiêu dùng. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Thái độ của người tiêu dùng đối với hàng nội địa". Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thái độ của người tiêu dùng đối với hàng nội địa

  1. Người tiêu dùng là hàng rào bảo vệ hàng nội Khi Việt Nam vẫn chưa thể dựng một hàng rào thuế quan hay kỹ  thuật để ngăn chặn sự xâm nhập của hàng ngoại, các chuyên gia cho  rằng doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước có thể dựng nên  một tấm lá chắn khác đó là sự ủng hộ của chính người tiêu dùng. Nhận xét về thị trường phân phối trong nước, bà Kim Hạnh, Chủ  nhiệm chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao cho rằng khẩu  hiệu "người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" không còn phù hợp  nữa. Bối cảnh hiện nay đã khác khi Việt Nam gia nhập WTO, nhất  là khi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã được quyền kinh doanh tại  thị trường nội địa. Hiện có một nghịch lý đang diễn ra. Khi các doanh nghiệp Việt chỉ  tập trung vào việc mang hàng đi các nước khác bán, và phải chịu đủ  mọi loại hàng rào kỹ thuật, hàng rào thuế quan; thì ngay trên chính  sân nhà, hàng ngoại tự do tràn ngập mà không gặp bất cứ một rào  cản đáng kể nào. Thậm chí hàng hóa mang nhãn mác nước ngoài còn  nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của người tiêu dùng. Theo bà Hạnh, tuy Việt Nam chưa đủ thực lực để dựng nên một rào  cản ngăn hàng hóa nước ngoài, nhưng có thể tranh thủ một hàng rào  khác. Đó là hàng rào tình cảm và tâm lý của chính người tiêu dùng.  Thậm chí đó có thể là hàng rào của lòng tự trọng dân tộc. Có nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc nói nhỏ với bà Kim Hạnh rằng họ  ngạc nhiên khi người Việt chuộng mua sản phẩm của họ. Các doanh  nghiệp này cho biết người dân Hàn rất có ý thức bảo vệ hàng hóa  nước mình. Bà Hạnh cho rằng khó có thể nói người Việt sính ngoại, vì chất  lượng, mẫu mã hàng nước ngoài đúng là cao hơn hẳn hàng trong  nước. Người Việt Nam có tấm lòng yêu nước và chia sẻ khó khăn  với đồng bào mình, nhưng họ cũng có quyền lựa chọn sản phẩm tốt.  Người tiêu dùng sẵn sàng dựng nên tấm lá chắn bảo vệ sản phẩm  trong nước. Nhưng trước đó, họ sẽ đặt câu hỏi rằng hàng nội có  xứng đáng được bảo vệ hay không.
  2. Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển: "Doanh  nghiệp phải có sản phấm tốt, dịch vụ tốt thì mới có được sự ủng  hộ của người tiêu dùng". Ảnh: Hoàng Hà. Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển nói chính  doanh nghiệp phải phát triển vững mạnh, tung ra sản phẩm tốt, dịch  vụ tốt thì mới nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng. Ông Trương Đình Tuyển nhận định các doanh nghiệp chưa quan tâm  đúng mức đến việc phát triển sản phẩm, dịch vụ tại thị trường nội  địa. Trong khi nhiều tập đoàn nước ngoài coi Việt Nam là một thị  trường mới nổi tiềm năng, đầu tư vào hệ thống siêu thị bán lẻ, trung  tâm mua sắm... thì lâu nay người Việt lại tập trung vào việc xuất  khẩu. Nguyên Bộ trưởng nhấn mạnh Việt Nam không thể duy trì nhịp độ  xuất khẩu mấy chục % trong một thời gian dài như thực tế đã xảy  ra với Trung Quốc và Brazil. Doanh thu xuất hàng dệt may sang Mỹ,  vốn chiếm 55% tỷ trọng, nay suy giảm con số kỷ lục 20% trong quý  III và IV năm 2008. Những thị trường khác như Nhật Bản, châu Âu,  Trung Đông cũng không mấy mặn mà. Với tình hình đó, các doanh nghiệp đã nhận ra tầm quan trọng của  thị trường nội địa. Bán được hàng Việt trên chính sân nhà đang trở  thành vấn đề cấp bách nếu các doanh nghiệp muốn tồn tại. Nguyên Bộ trưởng nhấn mạnh thị trường phân phối bán lẻ Việt  Nam, nhất là sau ngày 1/1/2009, như một chiến trường tự do. Người  nào muốn chiến thắng phải kéo được dân về phía mình. Mạng lưới  bán lẻ kinh doanh giống như những cứ điểm trên chiến trường ấy.  Kể cả sản phẩm tốt, giá cả hợp lý mà không thông qua mạng lưới 
  3. bán lẻ phủ khắp thì cũng không thể đến được tay người tiêu dùng. Tiềm năng thị trường phân phối tại Việt Nam, theo nguyên Bộ  trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, là rất lớn. Những năm  gần đây tăng trưởng doanh thu bán lẻ đều vượt 20%, trừ yếu tố  trượt giá còn trên 10%, cao hơn GDP hàng năm. Sức mua mạnh là  yếu tố có lợi với các nhà phân phối hàng nội trong nước. Ông Tuyển nói vui rằng nguyên Bộ trưởng Thương mại cũng chưa  một lần bước chân vào Metro. Điều này có thể là một lý do để lạc  quan rằng có một bộ phận người dân vẫn đang tin dùng hàng nội và  hệ thống phân phối trong nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2