
Kỷ yếu Hội thảo Xây dựng và Bảo vệ Thương hiệu
- 68 -
HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM VỚI HÀNG GIẢ,
HÀNG NHÁI VÀ HÀNG KÉM CHẤT LƯỢNG
ThS. Ngô Vũ Quỳnh Thi
Khoa Marketing – Trường ĐH Tài chinh - Marketing
1 Đặt vấn đề
Theo số liệu mới nhất được Cục Quản lý thị trường (QLTT) công bố, tính
riêng trong quý 1-2017, Cục QLTT đã phát hiện gần 5.500 vụ vi phạm về hàng
giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, với số tiền xử phạt gần
16 tỷ đồng. Trong năm 2016, lực lượng QLTT trên cả nước phát hiện, xử lý
khoảng 30.000 vụ vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ, với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 93 tỷ đồng; trị giá
hàng vi phạm hơn 1.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong số các vụ vi phạm nêu trên
có 1.632 vụ giả mạo chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, bao bì; 499 vụ xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ (trị giá hàng vi phạm trên 13 tỷ đồng); 25.060 vụ vi phạm về nhãn
hàng hóa (trị giá hàng trên 989 tỷ đồng) … Tại TPHCM, từ đầu năm 2017 đến
nay, Chi cục QLTT TPHCM đã xử phạt khoảng 1.400 vụ vi phạm (hàng giả, hàng
nhập lậu, hàng nhái…) với tổng số tiền trên 55 tỷ đồng.
Tuy nhiên, qua đánh giá của các cơ quan chức năng thì những con số thật
về số vụ vi phạm có lẽ lớn hơn rất nhiều, do hàng hóa được vận chuyển qua đường
tiểu ngạch nên rất khó kiểm soát. Cũng có nơi thành lập hẳn những xưởng gia
công quy mô gia đình rải khắp cả nước. Đáng cảnh báo hơn là nạn nhập khẩu các
loại thuốc giả mà cụ thể là vụ thuốc H- Capita do công ty VN Pharma nhập về
Việt Nam với mục đích hỗ trợ cho điều trị bệnh ung thư thật ra là thuốc giả (Theo
ông Trần Hùng, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về
chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389)). Vậy thế nào là
thuốc giả? Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì thuốc giả là sản phẩm được gắn
nhãn hiệu sai một cách gian dối và có chủ đích về đặc tính và/hoặc nguồn gốc.
Thuốc giả có thể bao gồm thuốc thật ra đời đầu tiên được công nhận (branded
products) hay thuốc thật ra đời sau gọi là generic. Thuốc giả có thể bao gồm: sản
phẩm chứa đúng các thành phần hoặc chứa sai các thành phần so với thuốc thật,
hoặc không có chứa hoạt chất hoặc không đủ hàm lượng hoạt chất hoặc với bao
bì giả nhằm làm cho có sự nhận lầm là thuốc thật. ("WHO (1992) defines a