intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thí nghiệm 5 - Bài 23: Cây có hô hấp không

Chia sẻ: Bui Van Them | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

104
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thí nghiệm nhằm giúp học sinh có thể xác định được cây hô hấp (thở) hấp thu khí ô xy và thải ra khí cacbonic qua hai thí nghiệm xác định sự hô hấp của cây với cây nến và với nước vôi trong. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thí nghiệm 5 - Bài 23: Cây có hô hấp không

  1. Lời mở đầu  Các thí nghiệm và bài thực hành sinh học 6 sẽ mang tới cho các thày giáo, cô giáo,  các em học sinh có thêm những thông tin, những kỹ năng, những phương án phục  vụ bài dạy, bài học, làm các thí nghiệm, thực hành trong toàn bộ chương trình (gồm  7 bài thực hành bắt buộc và 7 thí nghiệm trong các bài học). Nội dung Tài liệu gồm 14 bài thực hành, thí nghiệm  trong chương trình sinh học 7,  mỗi bài có 3 nội dung cơ bản: 1­Mục đích bài.  2­Nội dung bài: chuẩn bị bài thực hành, bổ trợ kiến thức, các đồ dùng thiết bị cần  thiết, các bước tiến hành. Câu hỏi­bài tập (sau mỗi bài có các câu hỏi và bài tập  cho học sinh tự làm), câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, có câu hỏi nâng cao, mở rộng,  vận dụng và liên hệ thực tế. 3­Hỏi ­ trả lời theo chuyên đề giúp học sinh mở rộng, hiểu biết thêm thông tin, tạo  hứng thú môn học và tìm hiểu khoa học.   Tài liệu còn cung cấp cách pha chế những hoá chất cơ bản khi tiến hành thí  nghiệm sinh học, kế họach bài dạy thực hành,  thí nghiệm  những kiến thức mở  rộng giúp GV hiểu sâu, nắm chắc vấn đề khi dạy học hoặc hướng dẫn học sinh  thực hành; những câu hỏi, bài tập giúp học sinh  rèn luyện, khắc sâu, mở rộng và  vận dụng kiến thức vào thực tiễn; những gợi ý, hướng dẫn cầm tay chỉ việc cho  học sinh giúp các em học và làm tốt thí nghiệm thực hành tại lớp và ở nhà. Lần đầu biên soạn không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất mong được  các đồng nghiệp đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Mọi ý kiến xin gửi tới: Bùi Văn  Thêm­Trường THCS Quế Nham­Tân Yên­ Bắc Giang   buivanthembg@yahoo.com.vn ĐT: 0912.716.203.   Danh mục Các bài thực hành   và thí nghiệm cơ bản trong chương trình & sgk sinh học 6 TN, Tiết trong  Bài, phần  TT Nội dung SGK trang TH CT trong bài Th 1  Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng 4 5 17 TH 2 Quan sát tế bào thực vật. 5 6 21 Th 3 Quan sát biến dạng của rễ. 12 12 40 Th 4 Quan sát biến dạng của thân 18 18 57 Bài tập thực hành: Tập làm mẫu ép Lá  Th 5 29 53 173 cây TH 6 Sưu tập các mẫu Nấm, Địa y 65 Th 7 Tham quan thiên nhiên. 68­69­70 53 173­176 tn­1 Sự hút nước và muối khoáng của rễ 10 11  35 tn­2 Sự dài ra của thân 14 14  46 tn ­3 Vận chuyển các chất trong thân 17 17  54 tn­4 Các thí nghiệm quang hợp 23­24 21  68 tn­5 Hô hấp 26 23 77 tn­6 Vận chuyển nước trong cây 27 24 80 tn­7 Điều kiện  cho hạt nảy mầm 42 35 113
  2. TN 5 ­  BÀI 23 : CÂY CÓ HÔ HẤP KHÔNG (SGK Tr 77) ­Mục đích: Qua thí nghiệm chứng minh được cây hô hấp (thở) hấp thu khí ô xy và  thải ra khí cacbonic. Kiến thức bổ trợ: +Thành phần không khí (Khí quyển Trái Đất) là lớp các chất khí bao quanh  hành tinh Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Nó gồm có nitơ  (78,1% theo thể tích) và ôxy (20,9%), với một lượng nhỏ khí trơ ­ agon (0,9%),  điôxít cacbon còn gọi là cacbonic (dao động, khoảng 0,035%), hơi nước và một số  chất khí khác. +Khí cacbonic khi gặp nước vôi trong (Ca(OH)2)  tác dụng với nhau tạo thành chất  kết tủa (váng) theo phương trình hoá học: Ca(OH)2 + CO2 ­> CaCO3  + H2O Thí nghiệm 1:  1­Chuẩn bị thí nghiệm: ­1 Chậu cây lá rộng, phát triển mạnh (đậu, khoai lang, bầu bí…) ­2 Chuông  thuỷ tinh to  (có ghi chữ A, B) để úp lên chậu cây. ­2 Tấm kính phẳng để đặt chậu. ­2 Cốc nước vôi trong. 2­Các bước tiến hành: B1­Đặt  chậu cây lên tấm kính ướt, dùng  chuông thuỷ tinh  úp lên chậu cây, trong  chuông A cho 1 cốc nước vôi trong, chuông  B không có cây chỉ có cốc nước vôi trong. B2­Đặt 2 chuông vào trong tối khoảng 6­ >8 giờ. B3­ Bỏ cả 2 chuông ra quan sát hai cốc  nước vôi trong ở 2 chuông và nhận xét lớp  váng trên bề mặt hai cốc.  Chuông A
  3. Chuông B B4­Thảo luận và trả lời câu hỏi sau: Không khí trong 2 chuông lúc đầu giống nhau, sau thí nghiệm có chất gì  khác nhau? Nguyên nhân của hiện tượng đó do đâu? Trả lời: Sau thí nghiệm cốc nước vôi trong ở chuông cáo đặt cây trở lên vẩn đục, vì cây đã  hô hấp và thải ra khí CO2 làm cho nước vôi trong vẩn đục giống như khi ta thổi hơi   vào bát nước vôi trong B5­Kết luận: Cây hô hấp đã thải ra khí (CO2 cacbonic) 3­Câu hỏi –bài tập 1.Vì sao trên cốc nước vôi trong chuông A có lớp váng trắng đục dày hơn  cốc  nước vôi trong chuông B? Trả lời: 2.Tại sao biết trong chuông A có nhiều khí cacbonic hơn trong chuông B, nguyên  nhân nào tạo ra điều đó? Trả lời: Thí nghiệm 2: 1­Chuẩn bị thí nghiệm: ­Chậu trồng cây loại nhỏ ­Cốc thuỷ tinh loại to (úp thay chuông vào chậu cây) ­Túi giấy đen ­Tấm kính phẳng ­Diêm, đóm 2­ Các bước tiến hành thí nghiệm:
  4. B1­Trồng cây vào chậu và  chăm cho cây xanh tốt B2­Để cây lên tấm lính, đổ ướt tấm kình  và  úp chuông thuỷ tinh lên chậu cây, để cây  trong bóng tối sau 6­>8 giờ B3­Nhấc nhẹ cốc úp lên và giữ  thăng bằng, dùng que diêm đang cháy cho vào trong  cốc thuỷ tinh mới nhấc ra. B4­Quan sát sự cháy của que diêm, nhận xét và kết luận về không khí trong cốc thí  nghiệm. Thảo luận và kết luận:  (Cây hô hấp thải ra khí cacbonic làm tắt que diêm đang cháy) 3­Câu hỏi­bài tập 1.Ô xy trong cốc trồng cây đi đâu mất? Trả lời: 2.Nếu vẫn thí nghiệm đó nhưng để  ra ngoài ánh sáng với thời gian tương tự thì  que diêm có tắt nhanh vậy không, vì sao? Trả lời: 3.Qua 2 thí nghiệm trên có thể  khái quát sự hô hấp  thành sơ đồ như thế nào? Trả lời: Hỏi đáp về hô hấp   Hỏi:  Rễ cây có hô hấp hay không?  Trả lời:  
  5.         Rễ cây cũng như các bộ phận khác  của cây đều hô hấp (thở ­lấy ô xy và  thải cacbonic). Rễ hô hấp cả ngày đêm,  ở các môi trường thiếu ô xy như đầm  lầy, rừng ngập mặn         Các loài thực vật thích nghi với môi  trường này đòi hỏi hơi nhiều có hô hấp  lỗ chân lông, đường đi rất nhiều thông  qua các mô xốp của họ để cho phép  Cây bụt mọc có rễ thở  không khí vào rễ. như những ông bụt         Nhiều loài cây có rễ thở mọc  ngược lên trời để lấy ô xy như cây bụt  mọc, cây bần, cây mắm…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2