intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực hành đo transistor công suất

Chia sẻ: Dam Thuan Quang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

398
lượt xem
99
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thyristor có cấu tạo gồm 4 lớp bán dẫn ghép lại tạo thành hai Transistor mắc nối tiếp, một Transistor thuận và một Transistor ngược ( như sơ đồ tương đương ở trên ) . Thyristor có 3 cực là Anot, Katot và Gate gọi là A-K-G, Thyristor là Diode có điều khiển , bình thường khi được phân cực thuận, Thyristor chưa dẫn điện, khi có một điện áp kích vào chân G = Thyristor dẫn cho đến khi điện áp đảo chiều hoặc cắt điện áp nguồn Thyristor mới ngưng dẫn.....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực hành đo transistor công suất

  1. Thực hành đo transistor công suất Đo kiểm tra các transistor (đèn) công suất (không cắm điện) • Để đo các đèn công suất trên mạch, bạn chỉnh đồng hồ về thang X 1Ω • Xác định đúng vị trí các chân BCE của đèn • Đặt que đỏ của đồng hồ vào chân E, que đen lần lượt vào chân B và chân C • Nếu trở kháng giữa B và E có khoảng 10Ω và trở kháng giữa C và E là vô cực thì suy ra đèn bình thường Phép đo ở trên cho thấy đèn công suất vẫn bình thường Chú ý - Nếu đèn công suất của nguồn cấp trước là BCE thì bạn đo tương tự như trên - Nếu là đèn DSG thì trở kháng từ G sang S là vô cực và từ D sang S cũng là vô cực (trở kháng vô cực là khi đo như trên – không thấy lên kim) Phép đo sau đây cho thấy đèn công suất bị chập BE và chập CE • Khi đo giữa B và E thấy kim lên bằng 0Ω => suy ra đèn bị chập BE • Khi đo giữa C và E thấy kim lên bằng 0Ω => suy ra đèn bị chập CE Phép đo ở trên cho thấy đèn công suất bị chập BE và chập CE Thực hành đo tụ hóa (đo nguội) Đo kiểm tra tụ hoá lọc nguồn (tháo tụ ra ngoài) • Tháo tụ lọc cần kiểm tra ra ngoài • Chuẩn bị một tụ lọc tốt (hoặc tụ mới) có điện dung tương đương • Chỉnh đồng hồ ở thang X 10 Ω • Đo vào hai đầu tụ lọc và đảo chiều que đo, quan sát mức độ phóng nạp của kim đồng hồ • Nếu độ phóng nạp của tụ cũ bằng với tụ mới thì tụ cũ còn tốt • Nếu độ phóng nạp yếu hơn tụ mới thì tụ cũ (cần kiểm tra) bị kém Đo kiểm tra tụ điện bằng cách đo độ phóng nạp rồi so sánh với một tụ tốt • Điện dung của tụ càng cao thì độ phóng nạp càng mạnh • Hai tụ có cùng điện dung mà độ phóng nạp khác nhau thì tụ nào phóng nạp mạnh hơn thì tụ đó tốt hơn. Thực hành Đo diode chỉnh lưu Đo kiểm tra cầu Đi ốt chỉnh lưu (không cắm điện) • Chỉnh đồng hồ ở thang X 1 Ω • Đo vào hai đầu các đi ốt, đảo chiều que đo- Nếu đo thấy một chiều lên kim, đảo chiều que đo thấy không lên kim => là đi ốt tốt - Nếu cả hai chiều đo kim lên hết thang đo (=0Ω ) là đi ốt bị chập - Nếu cả hai chiều đo không lên kim => là đi ốt bị đứt 1
  2. Đo kiểm tra các đi ốt trong cấu đi ốt chỉnh lưu Kết quả đo ở trên cho thấy. - Đi ốt D1 bình thường - Đi ốt D2 bị chập - Đi ốt D3 bị đứt Thyristor 1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Thyristor Cấu tạo Thyristor Ký hiệu của Thyristor Sơ đồ tương tương Thyristor có cấu tạo gồm 4 lớp bán dẫn ghép lại tạo thành hai Transistor mắc nối tiếp, một Transistor thuận và một Transistor ngược ( như sơ đồ tương đương ở trên ) . Thyristor có 3 cực là Anot, Katot và Gate gọi là A-K-G, Thyristor là Diode có điều khiển , bình thường khi được phân cực thuận, Thyristor chưa dẫn điện, khi có một điện áp kích vào chân G => Thyristor dẫn cho đến khi điện áp đảo chiều hoặc cắt điện áp nguồn Thyristor mới ngưng dẫn.. Thí nghiệm sau đây minh hoạ sự hoạt động của Thyristor Thí nghiêm minh hoạ sự hoạt động của Thyristor. 2
  3. • Ban đầu công tắc K2 đóng, Thyristor mặc dù được phân cực thuận nhưng vẫn không có dòng điện chạy qua, đèn không sáng. • Khi công tắc K1 đóng, điện áp U1 cấp vào chân G làm đèn Q2 dẫn => kéo theo đèn Q1 dẫn => dòng điện từ nguồn U2 đi qua Thyristor làm đèn sáng. • Tiếp theo ta thấy công tắc K1 ngắt nhưng đèn vẫn sáng, vì khi Q1 dẫn, điện áp chân B đèn Q2 tăng làm Q2 dẫn, khi Q2 dẫn làm áp chân B đèn Q1 giảm làm đèn Q1 dẫn , như vậy hai đèn định thiên cho nhau và duy trì trang thái dẫn điện. • Đèn sáng duy trì cho đến khi K2 ngắt => Thyristor không được cấp điện và ngưng trang thái hoạt động. • Khi Thyristor đã ngưng dẫn, ta đóng K2 nhưng đèn vẫn không sáng như trường hợp ban đầu. Hình dáng Thyristor Đo kiểm tra Thyristor Đo kiểm tra Thyristor Đặt động hồ thang x1Ω , đặt que đen vào Anot, que đỏ vào Katot ban đầu kim không lên , dùng Tovit chập chân A vào chân G => thấy đồng hồ lên kim , sau đó bỏ Tovit ra => đồng hồ vẫn lên kim => như vậy là Thyristor tốt . Ứng dụng của Thyristor 3
  4. Thyristor thường được sử dụng trong các mạch chỉnh lưu nhân đôi tự động của nguồn xung Ti vi mầu . Thí dụ mạch chỉnh lưu nhân 2 trong nguồn Ti vi mầu JVC 1490 có sơ đồ như sau : Ứng dụng của Thyristor trong mạch chỉnh lưu nhân 2 tự động của nguồn xung Tivi mầu JVC 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2