intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực hư về việc nuốt sống hạt đậu đen chữa bệnh

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

74
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong mấy năm gần đây có rất nhiều tài liệu phát tán trên mạng hoặc chuyền tay phổ biến phương pháp “nuốt sống 49 hạt đậu đen mỗi sáng” chữa được nhiều loại bệnh từ táo bón, ung nhọt, đau lưng, mắt mờ, tai điếc đến tim mạch, tiểu đường. Hư thực ra sao trong việc nầy? The image part with relationship ID rId6 was not found in the file. Đậu đen có tên khoa học Vigna cylindrica, thuộc họ cánh bướm Fabaceae. Trong số các loại đậu làm thực phẩm thông dụng cho con người, đậu đen được các nhà dinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực hư về việc nuốt sống hạt đậu đen chữa bệnh

  1. Thực hư về việc nuốt sống hạt đậu đen chữa bệnh Trong mấy năm gần đây có rất nhiều tài liệu phát tán trên mạng hoặc chuyền tay phổ biến phương pháp “nuốt sống 49 hạt đậu đen mỗi sáng” chữa được nhiều loại bệnh từ táo bón, ung nhọt, đau lưng, mắt mờ, tai điếc đến tim mạch, tiểu đường. Hư thực ra sao trong việc nầy? The image part with relationship ID rId6 was not found in the file. Đậu đen có tên khoa học Vigna cylindrica, thuộc họ cánh bướm Fabaceae. Trong số các loại đậu làm thực phẩm thông dụng cho con người, đậu đen được các nhà dinh dưỡng đặc biệt quan tâm. Tuy hàm lượng đạm thấp hơn đậu nành nhưng đậu đen lại có một tỷ lệ cân đối nhiều loại acid amin thiết yếu. Đậu đen còn dồi dào hơn về một số khoáng chất như calcium, sắt, mangnesium, manganese, đặc biệt là hàm lượng cao chất molypdenum và những sắc tố chống oxy hoá anthocyanins. Theo Đông y, đậu đen có vị hơi ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng lợi thủy, giải độc, dưỡng âm bổ thận, khu phong hoạt huyết. Trên thực tế, đậu đen là nguồn cung cấp chất xơ, chất đạm và nhiều vi chất quan trọng có giá trị bổ dưỡng rất cao có thể giúp phòng chống nhiều loại bệnh tật. Tuy nhiên, không cần và không nên nuốt sống hạt đậu đen. Đậu đen bổ Thận, dưỡng não. Đông y cho rằng sắc đen thuộc hành Thuỷ, liên quan đến tạng Thận, có tác dụng dẫn thuốc về Thận. Một số loại thuốc, nhất là Hà thủ ô, vị thuốc bổ Thận, làm đen râu tóc, thường được sao tẩm nhiều lần với đậu đen. Hơn nữa, về mặt “thiên nhân tương ứng” đậu đen có hình dạng giống như quả thận trong thân người. Do đó, theo Y học cổ truyền, đậu đen có tác dụng bổ Thận. Thực ra, điều nầy không phải là không có căn cứ. Trước hết, chất đạm, nhất là arginine trong đậu đen là nguyên liệu sinh ra tinh. Bảng phân tách thành phầni[i] của đậu đen đã cho thấy đậu đen có đủ các loại đạm thiết yếu, kể cả arginine và 3 loại acid amin khác mà khoa học gọi là BCCAsii[ii], leucin, valin và isoleucin. Mỗi 100g đậu đen cung cấp 0,97g valine; 1,26g leucine v à 1,11g isoleucine. BCAAS là chữ viết tắt của branched chain amino acids là thuật ngữ để chỉ 3 loại acid amin đặc biệt quan trọng trong nhóm 8 loại acid amin thiết yếu. BCAAs đôi khi còn được gọi là những stress amino acids, loại đạm thường dùng để phục hồi hoặc sửa chữa những tổn thương từ những stress thể lực của những vận động viên và một số trường hợp bị thương tích nặng hoặc sau phẫu thuật, đặc biệt là cải thiện khả năng nhận thức ghi nhớ sau những tổn thương ở não do bệnh tật hay do thương tíchiii[iii]. Ngoài ra, khoa học còn cho biết một số trường hợp thiếu chất khoáng molypdenumiv[iv], loại khoáng chất vi lượng có nhiều trong đậu đen, có thể dẫn đến bất lực ở nam giới. Phải chăng một số
  2. nhận định thoạt nghe có vẻ như hàm hồ của nền y học cổ đã dần dần được khoa học chứng minh? Phòng chống bệnh tim mạch, tiểu đường, làm chậm lão hoá. Chế độ ăn nhiều đậu đen là 1 biện pháp tự nhiên giúp phòng chống các loại bệnh thuộc hội chứng chuyển hoá như cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường. Ngoài hợp chất polyphenols như các loại hạt khác, đậu đen còn có những sắc tố anthocyanins. Do đó, lượng chất chống oxy hoá trong đậu đen cao hơn nhiều so với các loại đậu khác và gấp 10 lần so với quả cam. Giống như các loại hạt thô khác, đậu đen có hàm lượng chất xơ cao. Một chén đậu đen đủ cung cấp hơn phân nửa nhu cầu chất xơ của 1 người trong 1 ngày. Chất xơ có khả năng làm chậm và giảm sự hấp thu mỡ qua màng ruột đồng thời kết dính một phần muối mật để đào thải ra ngoài qua đó đã góp phần làm hạ độ cholesterol trong máu. Tác dụng tổng hợp của những hợp chất chống oxy hoá và chất xơ có khả năng làm giảm các loại mỡ xấu LDL và triglycerides. Những chất chống oxy hóa trong đậu đen còn có tác dụng kháng viêm và ngăn chận sự oxy hóa LDL, loại chất béo có tính ổn định thấp dễ bị oxy hóa và bám vào thành mạch để tạo nên các mãng xơ vữa. Đậu đen còn có cả một số khoáng chất khác như Ca., Mg. cùng có tác động ổn định hoạt động tim mạch. Với tỷ lệ 24,2% chất đạm và 53,3% chất bột đường và nhiều chất xơ, đậu đen là loại thực phẩm rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Ăn nhiều đậu đen giúp ngăn chận hiện tượng tăng vọt đường huyết sau bửa ăn và tiến đến ổn định đường huyết. Tác dụng giảm độ mỡ và kháng viêm của những hoạt chất khác trong đậu đen cũng góp phần quan trọng trong điều trị đái tháo đường hoặc làm giảm những hệ quả xấu do căn bệnh nầy gây ra. Như vậy, từ ý nghĩa phòng chống các loại bệnh tim mạch, tiểu đường, đậu đen làm giảm nguy cơ tử vong sớm. Hàm lượng cao chất chống oxy hoá trong loại hạt nầy cũng giúp trung hoà những gốc tự do chống thoái hoá tế bào và hư hại DNA cũng là 1 cơ chế làm chậm lão hoá. Nguồn dinh dưỡng tốt cho phụ nữ. Bên cạnh hàm lượng đạm tốt và dễ tiêu hoá, đậu đen còn có thành phần của sắt và folate, 2 loại vi chất cần thiết cho phụ nữ. Sắt là loại khoáng chất cần cho sự tạo máu. Folate tức sinh tố B6 rất cần thiết cho những phụ nữ đang có thai. Thiếu folate có thể dẫn đến sự phát triển bất bình thường của thai nhi. Tập hợp nhóm sinh tố B và những khoáng chất Ca., Mg. trong hạt đậu thô còn được xem là những vi chất chống stress giúp làm nhẹ những cơn bốc hoả ở những phụ nữ tuổi mãn kinh. Đậu đen và tác dụng giải độc.
  3. Sulfites là loại hoá chất bảo quản thường được dùng trong một số loại thực phẩm công nghiệp. Một số người nhạy cảm với sulfites có thể bị tăng nhịp tim, nhức đầu, giảm sự tập trung. Molypdenum trong đậu đen là thành phần của những enzym oxidase có tác dụng khử độc sulfites. Một chén đậu đen có chứa tới 172% nhu cầu khoáng chất molypdenum cần thiết cho cơ thể trong ngày. Ngoài ra, thành phần chất xơ cao trong đậu đen, nhất là chất xơ hoà tan trong nước, có vai trò rất quan trọng trong việc làm tăng lượng phân, tăng nhu động ruột, chống táo bón, kết dính nhiều loại độc tố để thải ra ngoài giúp giảm nguy cơ một số rối loạn ở ruột già kể cả một số loại ung thư. Nên dùng đậu đen như thế nào? Đậu đen khô là loại hạt cứng nên thưòng được ngâm nước cho mềm trước khi nấu. Nuốt sống nguyên nhiều hạt đậu cùng lúc dễ sinh tâm lý ngán ngại lại có thể nguy hiểm cho một số trường hợp tiêu hoá kém, viêm loét dạ dày, chưa kể đến việc các cháu bé do không quen hoặc do sợ nuốt có thể làm cho hạt đậu lạc vào đường thở gây ngạt. Nói chung những cách sử dụng đậu đen truyền thống như nấu chè, độn cơm, làm tương, làm bánh đều tận dụng được những hoạt chất trong đậu miễn là dùng hạt toàn phần, dùng cả vỏ đen bên ngoài. Ngoài ra, theo những nghiên cứuv[v] tại trường Đại học Minnesota, quá trình nẩy mầm làm gia tăng tỷ lệ dinh dưỡng trong tất cả các loại hạt. Do đó, nếu ngâm đậu vào trong nước thường khoảng 32oC trong khoảng 22 giờ trước khi nấu sẽ tạo ra nhiều chất bổ dưỡng hơn do hạt đậu ở trạng thái đang nẩy mầm. Như vậy, ngâm đậu trước khi nấu không chỉ để rút ngắn thời gian đun nấu, đậu mềm dễ ti êu hoá mà còn có thể sinh ra nhiều dưỡng chất hơn nếu ngâm với thời gian vừa đủ để hạt nhú mầm. Đậu đen toàn phần với tỷ lệ khá cân đối đạm, đường, nhiều chất xơ và vi chất quan trọng khác có thể xem là loại hạt dễ tìm và có nhiều ưu thế so với nhiều loại hạt khác. Do đó, rất dễ nhận thấy chế độ ăn nhiều ngũ cốc và rau qủa bao gồm đậu đen sẽ hổ trợ tốt cho việc chữa trị nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, không nên cho rằng đậu đen chữa được tất cả các loại bệnh hoặc ở tất cả mọi giai đoạn của bệnh. Việc điều trị các loại bệnh mãn tính đều phải dựa vào những biện pháp tổng hợp bao gồm tâm lý thoải mái, vận động đều đặn và việc tiết giảm những loại thực phẩm chế biến, thuốc lá, rượu mà không thể chỉ dựa vào 1 bài thuốc hay vị thuốc đơn thuần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0