intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiến hóa của hệ tiêu hóa

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1.731
lượt xem
98
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hệ tiêu hoá ở động vật phát triển theo chiều hướng từ đơn giản đến phức tạp và thích nghi với các loại thức ăn khác nhau. 1. Tiêu hoá ở động vật chưa có hệ tiêu hoá Động vật nguyên sinh là động vật chưa có hệ tiêu hoá: Cơ thể động vật nguyên sinh cấu tạo từ một tế bào nên lấy thức ăn trực tiếp từ ngoài môi trường thông qua quá trình thực bào.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiến hóa của hệ tiêu hóa

  1. Tiến hóa của hệ tiêu hóa Hệ tiêu hoá ở động vật phát triển theo chiều hướng từ đơn giản đến phức tạp và thích nghi với các loại thức ăn khác nhau. 1. Tiêu hoá ở động vật chưa có hệ tiêu hoá
  2. Động vật nguyên sinh là động vật chưa có hệ tiêu hoá: Cơ thể động vật nguyên sinh cấu tạo từ một tế bào nên lấy thức ăn trực tiếp từ ngoài môi trường thông qua quá trình thực bào. Quá trình tiêu hoá thức ăn ở động vật nguyên sinh mà điển hình là trùng giày diễn ra qua các giai đoạn sau: - Khi tiếp xúc với thức ăn màng sinh chất lõm sâu vào tạo thành túi thực bào. - Miệng túi thực bào khép lại, hình thành không bào tiêu hoá chứa thức ăn bên trong. - Không bào tiêu hoá gắn và dung hợp với các lizôxôm. Các enzim
  3. của lizôxôm thuỷ phân các chất dinh dưỡng phức tạp trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hoá vào tế bào chất, cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các hoạt động sống. Phần thức ăn không được tiêu hoá trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào. Như vậy quá trình tiêu hoá thức ăn ở động vật nguyên sinh là quá trình tiêu hoá hoá học và quá trình này diễn ra bên trong tế bào (tiêu hoá nội bào)
  4. 2. Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá Các loài Ruột khoang và Giun dẹp có túi tiêu hoá. Thành cơ thể của động vật có túi tiêu hoá mà điển hình là thuỷ tức được cấu tạo từ hai lớp tế bào. Lớp tế bào bên trong tạo thành túi tiêu hoá, lớp tế bào này bao gồm 2 loại tế bào : tế bào tuyến tiết enzim vào xoang túi tiêu hoá và tế bào có roi có khả năng thực bào và tiêu hoá nội bào các mảnh vụn thức ăn. Túi tiêu hoá có một lỗ thông duy nhất ra bên ngoài. Lỗ thông vừa làm chức năng của miệng, vừa làm
  5. chức năng của hậu môn, nghĩa là thức ăn đi qua lỗ thông để vào túi, đồng thời các chất thải cũng đi qua lỗ thông đó ra ngoái. Khi thức ăn từ miệng vào túi tiêu hoá, tế bào tuyến trên thành túi tiết enzim vào xoang túi tiêu hoá: Thức ăn được các enzim thuỷ phân thành các mảnh nhỏ. Các mảnh thức ăn này được các tế bào có roi thực bào và tiêu hoá nội bào. Các chất dinh dưỡng đơn giản tạo thành được cơ thể sử dụng. Như vậy trong túi tiêu hoá thức ăn vừa được tiêu hoá ngoại bào (tiêu hoá bên ngoài tế bào nhờ enzim) vừa được tiêu hoá nội bào (tiêu hoá
  6. bên trong tế bào, giống như ở trùng giày). So với động vật nguyên sinh, động vật có túi tiêu hoá có thể ăn được thức ăn có kích thước lớn hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2