intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của VAMC

Chia sẻ: Hgnvh Hgnvh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

151
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của VAMC nhằm trình bày về thực trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của VAMC.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của VAMC

  1. Phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của VAMC Phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của VAMC GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Nhóm 2- Cao Học Ngân Hàng Đêm 2
  2. 1 Phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của VAMC MỤC LỤC DANH SÁCH NHÓM 2- CAO HỌC NH ĐÊM 2 ......................................................... 2 1.Thực trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam ................................................ 3 2. Tổng quan về VAMC ................................................................................................. 8 2.1. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu trên thế giới: .............................................................. 8 2.2 Khung pháp lý và cơ chế giám sát: ..................................................................... 12 2.3 Cơ chế hoạt động của VAMC : ........................................................................... 16 3. Phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của VAMC .......................................................................................................................... 19 3.1 Về phía VAMC ................................................................................................... 19 3.2 Về phía các Ngân hàng: ...................................................................................... 20 3.3 Về phía các doanh nghiệp ................................................................................... 23 4. Kết luận và giải pháp: ............................................................................................... 26 4.1 Giải pháp về phía VAMC: .................................................................................. 26 4.2 Giải pháp về phía các Ngân hàng: ...................................................................... 27 4.3 Giải pháp về phía các doanh nghiệp : ................................................................. 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 30 MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG NHÓM 2- CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 2
  3. 2 Phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của VAMC DANH SÁCH NHÓM 2- CAO HỌC NH ĐÊM 2 1.Võ Tuấn Vũ 2.Võ Duy Minh 3.Lý Thế Lam 4.Ngô Thị Thu Hương 5.Nguyễn Hoàng Hà Ngân 6.Đàm Thị Phương Thảo 7.Chu Thị Kim Hương MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG NHÓM 2- CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 2
  4. 3 Phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của VAMC 1.Thực trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam Tín dụng ngân hàng từ những năm 1990 trở lại đây, luôn đóng vai trò là mạch máu chính của nền kinh tế cả nước. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế nước ta đã chịu tác động tiêu cực và kinh tế vĩ mô có nhiều yếu tố không thuận lợi, các tài sản dài hạn (Bất động sản, chứng khoán) bị giảm giá mạnh, nợ xấu của các ngân hàng được thường xuyên nhắc đến như là “cục máu đông” của nền kinh tế. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng có chiều hướng gia tăng nhanh. Trong thực tế, các ngân hàng và tổ chức tín dụng Việt Nam có xu hướng tận dụng những khe hở của qui định nhằm nới lỏng phạm vi hoạt động, đạt tăng trưởng tín dụng cao, huy động và cho vay vốn cao hơn nhiều lần vốn pháp định, tham gia các hoạt động đầu tư rủi ro để thu lợi nhuận cao. Theo số liệu của Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, từ năm 2008 đến nay, nợ xấu của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam có xu hướng tăng nhanh. Trung bình giai đoạn 2008 -2011, dư nợ xấu bình quân khá cao, khoảng 51%. Đặc biệt, từ năm 2011, tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh, tiêu thụ hàng hoá gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản đóng băng, năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút…Điều này đã làm cho tốc độ tăng dư nợ tín dụng năm 2011 chậm lại đáng kể. Trong 7 tháng đầu năm 2012, dư nợ tín dụng của Việt Nam chỉ tăng 1,02% nhưng nợ xấu lại tăng tới 45,5%. Và đến tháng 12/2012 thì con số này là 8.8%. Tuy nhiên nhiều nguồn số liệu độc lập khác cho thấy con số này thực tế cao hơn rất nhiều lần (20% nếu theo Barclays). MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG NHÓM 2- CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 2
  5. 4 Phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của VAMC Hình1.1-Tỷ lệ nợ xấu trong tổng tín dụng đối với nền kinh tế do NHNN đưa ra 10.00% 8.80% 9.00% 8.00% 7.00% 6% 6.00% 5.00% 4.00% 3.30% 3.00% 2.17% 2.20% 2.14% 2.00% 1.00% 0.00% Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tháng Tháng 12/2012 2/2013 (Nguồn : VCSC) Trong nửa đầu năm có một số NH có tỷ lệ nợ xấu giảm. Cụ thể, có 5 ngân hàng thương mại tỷ lệ nợ xấu tính đến 30/6/2013 đã giảm so với 31/12/2012. Gồm: BIDV giảm từ 2,77% xuống 2,57%; VPBank từ 2,72% còn 2,62%; TienPhong Bank từ 3,47% xuống 2,77%; OCB từ 2,8% xuống 2,5% và Southern Bank từ hơn 3% xuống còn 2,77%. Ngoài 5 trường hợp giảm nói trên, còn lại là những mức độ tăng đáng kể. Điểm chung, tốc độ tăng trưởng nợ xấu đều cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Cụ thể tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 31/12/2012 và đến 30/6/2013: Vietcombank từ 2,26% lên 2,81%; VietinBank từ 1,46% lên 2,1%; Eximbank từ 1,32% lên 1,49%; Sacombank từ 1,89% lên 2,5%; MB từ 1,86% lên 2,45%; ACB từ 2,5% lên gần 3%; SHB từ 8,51%lên 9,04%; Techcombank từ 2,69% lên 5,28%; Navibank từ 5,6% lên 6,1%. MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG NHÓM 2- CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 2
  6. 5 Phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của VAMC Hình 1.2 - Tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 31/12/2012 và đến 30/6/2013 10.00% 9.00% 8.00% 7.00% 6.00% 5.00% 4.00% 31/12/2012 3.00% 30/06/2013 2.00% 1.00% 0.00% (Nguồn: NHNN) Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, ngày 22/4/2005, nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ), và nhóm 5 (có khả năng mất vốn), được xác định theo 2 yếu tố: (i) đã quá hạn trên 90 ngày, và (ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại. Quy định này tương đồng với định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê – Liên Hợp quốc. Theo báo cáo tài chính bán niên năm 2013 của 10 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) của các ngân hàng này đã tăng đến 33% trong sáu tháng đầu năm. Tổng nợ có khả năng mất vốn của 10 ngân hàng này tính đến cuối tháng 6-2013 là 15.315 tỉ đồng, tăng 33% so với mức 11.525 tỉ đồng cuối năm 2012. Mười ngân hàng này là Á Châu (ACB), Nam Việt (NVB), Phương Nam (PNB), BIDV, Eximbank (EIB), Sacombank (STB), Vietcombank (VCB), Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Quân đội (MBB), Techcombank (TCB).Có tốc độ tăng cao nhất trong số các ngân hàng này là Sacombank với mức tăng đến 67%, từ 897 tỉ đồng lên mức 1.500 tỉ đồng. ACB với mức tăng nợ có khả năng mất vốn là 55%. SHB là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cuối tháng 6 cao nhất trong số các ngân hàng là 9%, riêng nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng này trong sáu tháng đầu năm tăng 54%, từ 2.067 tỉ đồng lên 3.186 tỉ đồng, cao nhất về số tuyệt đối trong số 10 ngân hàng. MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG NHÓM 2- CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 2
  7. 6 Phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của VAMC Nam Việt, SHB, và Techcombank có nợ xấu (nhóm 3, 4, 5 tức nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên) cao hơn 3%. Phương Nam (PNB) có nợ nhóm 5 giảm đến 19%, từ mức 797 tỉ đồng xuống còn 649 tỉ đồng vào cuối tháng 6, và Ngân hàng Eximbank có nợ có khả năng mất vốn giảm nhẹ 1% xuống còn 782,5 tỉ đồng. Hình 1.3-Nợ có khà năng mất vốn của 10 ngân hàng ( Triệu đồng) (Nguồn: Tổng hợp BCTC hợp nhất quý 2 của c c ng n h ng Về lợi nhuận trước thuế, chỉ riêng BIDV và Phương Nam có lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm nay tăng so với cùng kỳ năm ngoái, còn tám ngân hàng kia đều sụt giảm lợi nhuận, mức sụt giảm mạnh nhất là Nam Việt với 91% và kế đến là Eximbank với mức giảm lợi nhuận là 60%. MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG NHÓM 2- CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 2
  8. 7 Phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của VAMC Hình 1.4 - Lợi nhuận nửa đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm trước (Nguồn: Tổng hợp BCTC hợp nhất quý 2 của c c ng n h ng Mặc dù các tổ chức tín dụng của Việt Nam có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cấp tín dụng khá cao, có chiều hướng gia tăng cảnh báo về chất lượng tín dụng và an toàn hoạt động tín dụng hiện nay, nhưng nếu so với nhiều nước trong khu vực cũng đã từng đối mặt với vấn đề nợ xấu trong cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn 1998-2000, buộc chính phủ phải xử lý thì tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cấp tín dụng của Việt Nam vẫn thấp hơn: Thái Lan là 47%, Hàn Quốc là 17%, Indonesia là hơn 20%. Theo thống lệ quốc tế, ngưỡng an toàn của tỷ lệ nợ xấu là dưới 3%, một mức khó đạt trong điều kiện nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng không phải do riêng bản thân ngành ngân hàng gây ra nên để xử lý dứt điểm nợ xấu cần phải có những giải pháp tổng thể. Trong thực tế, nợ xấu là sự tồn tại tất yếu trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Với mong muốn xử lý nợ xấu, thúc đẩy tín dụng nền kinh tế phát triển, ngày 18/05/2013, Chính phủ ban hành nghị định 53/2013/NĐ-CP về việc thành lập Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) để giải quyết, tái cơ cấu nợ xấu của tổ chức tín dụng. Câu hỏi đặt ra là VAMC có khả năng giải quyết nợ xấu cho nền kinh tế không? MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG NHÓM 2- CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 2
  9. 8 Phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của VAMC 2. Tổng quan về VAMC 2.1. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu trên thế giới: Các công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng quốc gia đã trở thành một phần của các chiến lược giải quyết vấn đề nợ xấu của hệ thống ngân hàng trên thế giới. Các mô hình xử lý nợ xấu sử dụng công ty quản lý tài sản quốc gia thường chỉ chọn một trong 2 nhiệm vụ hoặc tập trung thanh lý tài sản hoặc tập trung tái cơ cấu nợ để đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu. Và các công ty này chỉ tồn tại trong khoản thời gian nhất định, vừa tạo áp lực khẩn trương để hoàn thành nhiệm vụ, vừa dẹp bỏ tâm lý ỷ lại tiếp tục dựa dẫm các AMC của các tổ chức tín dụng sau khi giải quyết nợ xấu. Một số mô hình AMC điển hình trên thế giới: *Korean Asset Management Corporation - KAMCO (Hàn Quốc) Tính đến năm 1998, nợ xấu của toàn bộ hệ thống tài chính Hàn Quốc lên tới 118 ngàn tỉ won, bằng 18% tổng dư nợ (tương đương khoảng 27% GDP của Hàn Quốc năm 1998), trong đó có 42% là nợ quá hạn từ 3 – 6 tháng, và 58% là nợ quá hạn trên 6 tháng. Để giải quyết lượng nợ xấu khổng lồ, Chính phủ Hàn Quốc đã cải tiến lại chức năng và nhiệm vụ của KAMCO, vốn là một Cty quản lý tài sản nợ thuộc NH phát triển Hàn Quốc - KDB.  Nhiệm vụ: giải quyết nợ xấu của hệ thống tín dụng nhằm giúp nền kinh tế lấy lại đà tăng trưởng. KAMCO có nhiệm vụ điều hành một quỹ quản lý nợ xấu (NPA) có thời hạn hoạt động năm năm để giải quyết nợ xấu của toàn bộ hệ thống.  Phương pháp xử lý: KAMCO phân các tài sản mà nó mua thành 2 loại: tài sản thông thường và tài sản đặc biệt. Tài sản thông thường là những khoản nợ xấu mà khả năng được thanh toán là không chắc chắn. Tài sản đặc biệt là những khoản nợ xấu cho các công ty đang trong quá trình tái tổ chức doanh nghiệp, do đó các khoản nợ được cơ cấu lại với lãi suất thấp hơn và kéo dài thời gian trả nợ. Các loại tài sản này lại tiếp tục đươc phân thành các khoản vay có đảm bảo và không có đảm bảo. Sau khi mua lại, KAMCO sẽ nhóm các khoản nợ xấu này lại và bán cho các nhà đầu tư thông qua đấu giá quốc tế hoặc KAMCO sẽ phát hành các chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản dựa trên các khoản nợ xấu đã mua. KAMCO cũng có thể tịch thu thế chấp của các tài sản MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG NHÓM 2- CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 2
  10. 9 Phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của VAMC có đảm bảo. Đôi khi, KAMCO nắm giữ các khoản nợ xấu và cố gắng tái cơ cấu nợ, tái tài trợ hay chuyển đổi nợ - vốn chủ nếu KAMCO cho rằng công ty đó có khả năng hồi phục.  Kết quả: Bằng việc mua lại và xử lý các khoản nợ xấu, KAMCO đã thành công trong việc xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tài sản của các ngân hàng. Tỉ lệ an toàn vốn theo BIS đã tăng đáng kể từ 7% năm 1997 lên 10,8% vào tháng 3 năm 2002, đồng thời tỉ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của các ngân hàng giảm từ 16,9% vào năm 1998 xuống còn 2,8% vào năm 2001.  Giải pháp hỗ trợ: Để khuyến khích khả năng bán các khoản nợ xấu, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành những luật thuế đặc biệt - một số đã tỏ ra rất có hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định như: (1) Giảm thuế trên thặng dư vốn: Thặng dư vốn thu đươc từ việc chuyển đổi các tài sản sở hữu bởi các tổ chức tài chính như KAMCO đều được giảm 50% thuế. (2) Tính vào chi phí: Khi tổ chức tín dụng có số nợ xấu nhiều hơn mức dự phòng mất vốn, tổ chức tín dụng được phép bù phần nhiều hơn đó với dự phòng định giá lại tài sản. Phần bù đó được tính vào chi phí khi tính thu nhập chịu thuế của tổ chức tín dụng. (3) Miễn giảm thuế giao dịch chứng khoán: Khi KAMCO hay tổ chức tài chính nào mua cổ phiếu của các tổ chức tài chính mất khả năng thanh toán để tổ chức lại tổ chức này và chuyển đổi lượng cổ phiếu đó cho bên thứ ba sẽ được miễn giảm thuế. * Danaharta - Malaysia: Khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997 đã làm đồng Ringgit mất đến 50% giá trị, niềm tin tiêu dùng suy giảm trầm trọng. Nếu như các khoản nợ xấu tại thời kỳ ngay trước khủng hoảng dao động từ 2-3% thì khi bong bóng vỡ ra, tỷ lệ nợ xấu tăng lên hai con số, đỉnh điểm vào tháng 8/1998 khi nợ xấu lên đến 11,4%. Đối mặt với khủng hoảng kinh tế, tháng 6/1998, Chính phủ Malaysia đã thành lập ra Danaharta để xử lý nợ xấu, lành mạnh hệ thống tài chính và khôi phục lại đà tăng trưởng  Nhiệm vụ: Với tỷ lệ nợ xấu lên 11,4% vào tháng 8/1998, nhiệm vụ của Danaharta là đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 10%. Tuy nhiên AMC này đặt ra mục tiêu chỉ mua những khoản nợ xấu trên 5 triệu Ringit, tức là gần 70% tổng nợ xấu trong hệ thống tài chính. Điều này tương đương với khoảng từ 2.000 đến 3.000 khoản nợ xấu, một con số khả thi với năng lực xử lý của Danaharta trong thời gian 5 năm. MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG NHÓM 2- CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 2
  11. 10 Phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của VAMC  Phương pháp xử lý: Danaharta mua lại nợ xấu theo giá trị thị trường và trả bằng 2 cách: tiền mặt hoặc phát hành trái phiếu với lãi suất coupon bằng 0%. Điều này gúp Danaharta tổi thiểu hóa chi phí đi mua và khiến cho danh mục tài sản của nó trở nên đáng tin cậy hơn trong mắt các nhà đầu tư. Cũng nhờ mua nợ theo giá thị trường, Danaharta nắm rõ đặc điểm của từng món nợ và doanh nghiệp mắc nợ, từ đó có nhiều cách để thực hiện tái cấu trúc lại doanh nghiệp và thu lợi nhuận lớn sau khi xử lý xong các khoản nợ xấu này.  Kết quả: Danaharta đã mua 23.1 tỷ Ringgit Malaysia (RM), tương đương 31.8% nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, đưa nợ xấu của Malaysia về khoảng 12.4% vào giữa năm 2009. Việc mua bán nợ được thực hiện trong vòng 6 tháng, nhanh hơn cả mục tiêu đề ra.  Giải pháp hỗ trợ: Một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng giúp cho Danaharta thành công đó là bởi nó được sự hậu thuẫn đặc biệt từ chính quyền Malaysia. Vào tháng 8/1998, Luật Danaharta ra đời đem lại bộ khung pháp lý rất đặc biệt cho tổ chức này. Đạo luật này cho phép Danaharta những đặc quyền mà không một tổ chức tài chính nào có thể có được trong lịch sử ngành tài chính quốc gia, đó là: mua lại tài sản của các tổ chức tài chính; bổ nhiệm lãnh đạo ở các tổ chức đang nợ và có quyền tịch biên những tài sản thế chấp. * Thai Asset Management Corporation – TAMC (Thái Lan): Năm 2001, Thái Lan thành lập một công ty quản lý tài sản tập trung có tên Thai Asset Management Corporation (TAMC)  Nhiệm vụ: xử lý triệt để vấn đề nợ xấu cho tất cả các TCTD.  Phương pháp xử lý: Việc xử lý nợ xấu sẽ dựa trên nguyên tắc chia sẻ lời – lỗ giữa TAMC và các TCTD bán nợ. Nếu nợ xấu có thể sinh lời thì ngân hàng bán nợ sẽ được hưởng 80% phần lợi nhuận, còn nếu nợ xấu tạo lỗ thì ngân hàng đó sẽ phải chịu 20% khoản lỗ ấy. Hầu hết nợ xấu của các ngân hàng chuyển sang TAMC quản lý xuất phát từ các doanh nghiệp bất động sản và sản xuất. Đối với các khoản vay có thế chấp không còn khả năng trả nợ, TAMC thực hiện tịch thu tài sản thế chấp và bán thanh lý để hoàn phần vốn vay dựa trên nguyên tắc chia sẻ lời-lỗ. Đối với các khoản vay mà TAMC nhận thấy còn khả năng trả nợ, TAMC đã chủ động phối hợp với các cơ quan đại diện cho các khu vực kinh tế để đưa ra các giải pháp khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu vực đó, tạo nguồn vốn trả nợ.  Kết quả: tính đến tháng 6/2003, số nợ xấu được TAMC giải quyết là 784,4 tỷ Baht, đạt 73,46% tổng số nợ cần xử lý. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Thái Lan MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG NHÓM 2- CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 2
  12. 11 Phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của VAMC giảm rõ rệt xuống 12,9% năm 2003, 10% năm 2004 và tiếp tục giảm dần ở mức ổn định qua các quý từ năm 2005 đến nay. Để các AMC thành công thì kinh nghiệm quốc tế cho thấy, Quy trình xử lý nợ xấu của các AMC gồm 2 khâu chính quan trọng là khâu thu mua các khoản nợ xấu và khâu xử lý các khoản nợ xấu đã được mua lại. Dù rằng mục đích của các AMC thường được cho là làm trong sạch bảng cân đối của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính thông qua nghiệp vụ mua lại nợ xấu, nhưng trong thực tế nó còn phải tìm cách phục hồi giá trị của các tài sản thanh lý và nợ xấu đã mua ở mức cao nhất có thể. Thứ nhất, để làm được điều này thì một trong những yếu tố quan trọng là phải đưa nền kinh tế ra khỏi tình trạng ảm đạm và suy thoái. Nếu không làm được điều đó thì nợ xấu của các ngân hàng sẽ không thực sự mất đi mà nó chỉ chuyển lòng vòng trong nền kinh tế. Thứ hai, nhà nước cần xây dựng một khuôn khổ pháp lý đủ mạnh để có thể điều tiết toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc xử lý nợ xấu, tạo lập một môi trường hoạt động minh bạch, bình đẳng, thông suốt. Chứ không chỉ hỗ trợ nguồn vốn ban đầu rồi để các AMC tự xử lý nợ xấu. Thứ ba, cơ chế định giá các khoản nợ xấu một cách công khai và minh bạch giảm bất cân xứng thông tin giữa AMC và các ngân hàng, bởi vì các ngân hàng luôn có nhiều thông tin hơn AMC về những khoản nợ xấu để không thất thoát vốn nhà nước mà không đạt được hiệu quả. Và các quyết định mua bán nợ cần phải được độc lập về chính trị để đảm bảo các AMC có thể đạt mục tiêu xử lý nợ. Thứ tư, các AMC phù hợp về qui mô, phải có đầy đủ các nguồn lực về vốn, nhân sự, năng lực đánh giá được rủi ro và xếp loại các tài sản, nợ xấu mà các ngân hàng mang đến bán cho mình. Đồng thời phải ngăn ngừa được rủi ro đạo đức, tâm lý ỷ lại của các ngân hàng khi bán nợ xấu cho AMC. Không để phát sinh nhiều nợ xấu mới trong nền kinh tế trong khi nợ xấu cũ vẫn chưa xử lý xong. MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG NHÓM 2- CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 2
  13. 12 Phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của VAMC 2.2 Khung pháp lý và cơ chế giám sát: VAMC là doanh nghiệp đặc thù do Nhà nước sở hữu 100% vốn, chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước. *Nghị định 53/2013/NĐ-CP, ngày 18/05/13: Chính phủ ban hành về việc thành lập VAMC, có hiệu lực từ ngày 09/07/13, trong đó nêu rõ:  Thẩm quyền của NHNN đối với việc thành lập, tổ chức của VAMC: Thành lập Công ty; Phê duyệt Điều lệ và nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty; Cấp đủ vốn điều lệ; Bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng Thành viên, Trưởng ban kiểm soát và các thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc của công ty; ...  Phạm vi hoạt động của VAMC: Mua nợ, thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm; Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay; Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu; Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản;…  Điều kiện đối với các khoản nợ xấu được VAMC mua: có đủ 5 điều kiện: khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng; khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm; khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ; khách hàng vay còn tồn tại; số dư của khoản nợ xấu hoặc dư nợ xấu của khách hàng vay không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể về điều kiện các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua.  Về phương thức mua nợ xấu: mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ hoặc mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường.  Các quyền của VAMC trong hoạt động xử lý nợ xấu.  Về biện pháp xử lý nợ xấu và cơ cấu lại nợ xấu.  Về xử lý tài sản bảo đảm của VAMC.  Về việc phát hành trái phiếu đặc biệt.  Về tổ chức thực hiện: Ngân hàng Nhà nước, các Bộ ngành có liên quan cần phải ban hành các quy định và văn bản hướng dẫn của cụ thể để Công ty Quản lý tài sản có thể đi vào hoạt động và thực hiện tốt nhiệm vụ. MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG NHÓM 2- CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 2
  14. 13 Phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của VAMC *Thông tư số 19/TT-NHNN và thông tư số 20/TT-NHNN, ngày 06/09/2013 và ngày 09/09/2013: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lần lượt ban hành là những cơ sở pháp lý, hướng dẫn cụ thể việc mua bán, xử lý nợ xấu kể từ khi bắt đầu ký kết hợp đồng mua bán nợ cho đến khi thanh toán chấm dứt hợp đồng mua bán nợ. Cả 2 thông tư này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/09/2013.  Thông tư số 19/TT-NHNN qui định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC):  Mua nợ thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt. Công ty sẽ lên phương án phát hành hành trái phiếu đặc biệt và trình NHNN xem xét phê duyệt. Giá trị trái phiếu đặc biệt tương ứng với một khoản nợ xấu được mua bán. Trong trường hợp khoản nợ xấu được mua bán là khoản cấp tín dụng hợp vốn, thì VAMC phát hành TPĐB cho từng TCTD tham gia cấp tín dụng hợp vốn tương ứng với giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu sau khi khấu trừ số tiền dự phòng. Cụ thể, số tiền này đã trích lập, chưa sử dụng cho khoản nợ xấu đó và đang được theo dõi tại TCTD tham gia cấp tín dụng hợp vốn. TCTD bán nợ phải trích lập dự phòng rủi ro đối với TPĐB vào chi phí hoạt động. Hệ số rủi ro của TPĐB là 20% khi tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của TCTD. Hàng năm TCTD phải trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) cho TPĐB không thấp hơn 20%. Như vậy đảm bảo sau 5 năm khoản nợ xấu sẽ được trích lập đầy đủ. Số tiền trích lập DPRR bằng mệnh giá/thời hạn của TPĐB.  Các khoản nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng gồm cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán và các khoản nợ xấu theo quy định của NHNN; khoản mua trái phiếu DN chưa niêm yết trên thị trường chứng khoản hoặc chưa đăng ký giao dịch; khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo... Trong trường hợp đặc biệt, nếu khoản nợ xấu của TCTD không đáp ứng đủ các điều kiện để VAMC mua, NHNN sẽ xem xét trình Thủ tướng quyết định việc VAMC mua lại các khoản nợ trên nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD và xử lý nhanh nợ xấu. Riêng đối với các TCTD có tỷ lệ nợ xấu từ 3% so với tổng dư nợ trở lên là đối tượng bắt buộc phải bán nợ cho VAMC. Nếu TCTD nào không bán nợ, NHNN sẽ áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP. Trên cơ sở kết quả thanh tra, định giá, MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG NHÓM 2- CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 2
  15. 14 Phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của VAMC kiểm toán độc lập, NHNN yêu cầu các TCTD phải bán nợ cho VAMC. Thậm chí có thể áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định pháp luật để đảm bảo nợ xấu ở mức an toàn.  Cơ chế bán nợ: VAMC bán nợ xấu đã mua theo hình thức đấu giá hoặc chào giá cạnh tranh với sự tham gia của ít nhất 3 bên mua không có liên quan với nhau. Trường hợp không thể đấu giá, chào giá cạnh tranh thì VAMC bán khoản nợ xấu trên cơ sở thỏa thuận trực tiếp với bên mua nợ.  Chuyển nợ thành vốn: VAMC có thể bán nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt hoặc chuyển nợ xấu đã mua bằng trái phiếu thành vốn điều lệ, vốn cổ phần tại các doanh nghiệp mua nợ. Tuy nhiên, tổng mức đầu tư, cung cấp tài chính và bảo lãnh đối với một khách hàng không vượt quá 50% vốn điều lệ củaVAMC (không quá 250 tỉ đồng).  Thông tư số 20/2013/TT-NHNN qui định về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC:  Việc tái cấp vốn chỉ dành cho các TCTD trong nước, không dành cho tổ chức 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh. Để được tái cấp vốn, TCTD phải có trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành chưa được thanh toán và phải trích lập dự phòng rủi ro đối với TPĐB.  Mức tái cấp vốn đối với TCTD trên cơ sở mệnh giá trái phiếu đặc biệt do Thống đốc NHNN quyết định căn cứ vào mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, kết quả trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt và kết quả xử lý nợ xấu nhưng không vượt quá 70% so với mệnh giá TPĐB.  Lãi suất tái cấp vốn đối với TCTD do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ; Lãi suất tái cấp vốn quá hạn bằng 150% lãi suất tái cấp vốn ghi trên hợp đồng tín dụng giữa NHNN và TCTD.  Thời hạn tái cấp vốn dưới 12 tháng nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của trái phiếu đặc biệt. NHNN xem xét, quyết định gia hạn tái cấp vốn đối với TCTD, thời gian gia hạn mỗi lần không vượt quá thời hạn tái cấp vốn lần đầu của khoản tái cấp vốn đó.  Ngoài ra, Thông tư cũng quy định cụ thể về trình tự xem xét tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn; Trả nợ vay tái cấp vốn; Xử lý đối với việc TCTD không trả MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG NHÓM 2- CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 2
  16. 15 Phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của VAMC nợ đúng hạn; Trách nhiệm của TCTD, VAMC và trách nhiệm của các đơn vị thuộc NHNN. * Quyết định số 2134/QĐ-NHNN, ngày 24/9: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký ban hành công bố năm thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC, bao gồm: thông báo việc ban hành/sửa đổi, bổ sung/thay thế các chính sách quản lý, quy định nội bộ về mua, bán, xử lý nợ xấu của VAMC; chấp thuận phương án phát hành trái phiếu đặc biệt của VAMC; chấp thuận phương án mua nợ theo giá trị thị trường của VAMC; chấp thuận phương án hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay của VAMC; chấp thuận phương án góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay là doanh nghiệp của VAMC. MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG NHÓM 2- CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 2
  17. 16 Phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của VAMC 2.3 Cơ chế hoạt động của VAMC : * Cơ cấu nhân sự của VAMC : Cơ cấu tổ chức của VAMC tương đối đơn giản, và do NHNN quyết định. Về cơ cấu tổ chức VAMC có trụ sở chính ở Hà Nội và văn phòng đại diện, chi nhánh ở một số tỉnh, thành phố. Bộ máy quản trị gồm có : Hội đồng thành viên (tối đa 7 người), Ban kiểm soát (tối đa 3 người), Tổng giám đốc và một số Phó tổng giám đốc do NHNN bổ nhiệm, miễn nhiệm. Các Phó tổng giám đốc của VAMC được điều chuyển từ NHNN và các ngân hàng BIDV, Agribank, LienVietPostBank, SHB. Hội đồng thành viên của VAMC gồm 3 nhân vật đến từ NHNN và Agribank, bao gồm Chủ tịch Đặng Thanh Bình, Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng và Thành viên Nguyễn Hữu Thủy. Trong đó, ông Nguyễn Hữu Thủy sẽ kiêm nhiệm thêm chức vụ Tổng Giám đốc VAMC. Cơ cấu nhân sự của VAMC như sau : Họ tên Chức vụ hiện nay Chức vụ tại VAMC Ông Đặng Thanh Bình Phó Thống đốc NHNN Chủ tịch HĐTV Ông Nguyễn Quốc Phó Chủ tịch thường Phó Tổng Giám đốc Agribank Hùng trực HĐTV Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra- Thành Viên HĐTV Ông Nguyễn Hữu Thủy NHNN kiêm Tổng Giám Đốc Giám Đốc Ban Quản lý tín dụng Ông Lê Quang Châu Phó Tổng Giám đốc BIDV Phó Tổng Giám đốc Ông Đoàn Văn Thắng Phó Tổng Giám đốc LienVietPostBank Ông Bùi Tín Nghị Phó Tổng Giám đốc SHB Phó Tổng Giám đốc Trưởng phòng Xây dựng Bà Lê Thị Mai Hương chương trình và thẩm định Trưởng Ban Kiểm soát BCKT-NHNN MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG NHÓM 2- CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 2
  18. 17 Phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của VAMC * Nguyên tắc hoạt động của VAMC ( điều 5):  Lấy thu bù chi và không vì mục tiêu lợi nhuận.  Công khai, minh bạch trong hoạt động mua, xử lý nợ xấu.  Hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu. Hình 2- Sơ đồ cơ chế hoạt động của VAMC : Về cơ chế hoạt động, VAMC là công ty trực thuộc Chính phủ nhưng NHNN sẽ chịu trách nhiệm giám sát và quản lý. Nguồn vốn ban đầu của VAMC do Nhà nước cấp khoảng 500 tỷ đồng nhỏ hơn nhiều so với quy mô nợ xấu (xấp xỉ 260,000~400,000 tỷ đồng). Bên cạnh đó, VAMC sẽ phát hành trái phiếu có bảo lãnh của Chính phủ để thực hiện giao dịch mua-bán nợ xấu với các TCTD. * Phương thức mua nợ của VAMC ( điều 7):  Mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt do công ty quản lý tài sản phát hành.  Mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá thị trường bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt. MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG NHÓM 2- CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 2
  19. 18 Phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của VAMC * Các biện pháp xử lý nợ xấu ( điều 16): Theo Điều 16 nghị định, VAMC thực hiện việc hoán chuyển nợ xấu, có thể mua và bán nhanh các khoản nợ xấu, vừa thực hiện việc tái cơ cấu các khoản nợ xấu. - VAMC mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng và giúp làm sạch bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng có thể đem trái phiếu đến chiết khấu với ngân hàng nhà nước để cải thiện thanh khoản của mình.  Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm.  Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay.  Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được Công ty Quản lý tài sản thu nợ.  Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay.  Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản.  Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần.  Tổ chức bán đấu giá tài sản.  Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng.  Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Công ty Quản lý tài sản sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép.  Công ty Quản lý tài sản được ủy quyền cho tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện các hoạt động được quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 điều này 12 nghị định 53/2013/NĐ-CP . Một vấn đề đáng lưu ý ở đây là không có qui định về thời gian hoạt động của VAMC. Đồng thời, nguyên tắc thu mua nợ không dựa trên tối đa hoá lợi ích cho các ngân hàng mà chỉ tập trung vào lấy thu bù chi và hạn chế rủi ro. MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG NHÓM 2- CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 2
  20. 19 Phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của VAMC 3. Phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của VAMC 3.1 Về phía VAMC Nguyên tắc hoạt động của VAMC không vì mục tiêu lợi nhuận, khi các món nợ xấu được VAMC xử lý thành công thì VAMC sẽ được hưởng một tỷ lệ nhất định (tỷ lệ này hiện vẫn chưa được ban hành, nhưng theo dự thảo là 2%) trên số nợ đòi được, phần còn lại sẽ được ngân hàng hưởng toàn bộ. Khi thành lập VAMC, kỳ vọng của ngân hàng nhà nước là VAMC sẽ xử lý được khoảng từ 80 -100 nghìn tỷ nợ xấu trong 5 năm và tỷ lệ dự kiến thu hồi được từ 20%-40%, nếu tỷ lệ VAMC được nhận là 2% thì số phí VAMC nhận được hàng năm khoảng từ 60-160 tỷ1, số tiền này chỉ duy trì hoạt động bình thường của VAMC. Trường hợp khi trái phiếu đặc biệt đến hạn mà VAMC vẫn không xử lý được khoản nợ xấu này thì VAMC sẽ trả lại cho ngân hàng và ngân hàng phải thanh toán lại cho Ngân hàng nhà nước số tiền đã được tái cấp vốn thông qua trái phiếu đặc biệt. Là một công ty quản lý tài sản, các khoản nợ xấu được chuyển sang VAMC không phải nằm yên đó, mà VAMC sẽ tìm cách để thu hồi được các khoản nợ bằng cách bán các tài sản mà người vay đã không có khả năng trả nợ, đối với doanh nghiệp có khả năng hoạt động sinh lời thì VAMC tái cơ cấu chúng: khoanh nợ, giãn nợ, chuyển nợ thành vốn… để thực hiện điều này VAMC cần phải đánh giá hiệu quả những món nợ nào còn có khả năng tái cơ cấu, những món nào buộc phải bán thanh lý. Nhưng chúng ta không thấy được động cơ khuyến khích của việc phải xử lý nợ xấu một cách quyết liệt của VAMC, bởi hoạt động của VAMC không phải là đơn vị kinh doanh mà như một đơn vị sự nghiệp, khi VAMC hoạt động tốt thì nó sẽ nhận được một khoản tiền trả công, khoản này chỉ dùng để duy trì hoạt động của VAMC, và cũng như vậy khi VAMC hoạt động không hiệu quả, các khoản nợ xấu vẫn không có dấu hiệu biến chuyển thì đấy cũng không phải là vấn đề phải lo lắng, bởi rủi ro sẽ được chuyển lại cho các ngân hàng những người bán nợ cho nó sau một thời gian khi mà trái phiếu đặc biệt hết hạn. 1 http://dantri.com.vn/kinh-doanh/cap-500-ty-dong-von-dieu-le-cho-vamc-765278.htm MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG NHÓM 2- CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2