ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br />
ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÀI THẢO LUẬN<br />
Lạm phát tại Việt Nam: thực trạng, nguyên nhân và biện pháp khắc <br />
phục từ năm 2009 2013<br />
Môn: Tài chính tiền tệ<br />
I. Thực trạng lạm phát tại Việt Nam từ năm 2009 2013<br />
<br />
1. Thực trạng lạm phát năm 2009<br />
Chốt lại năm 2009, lạm phát tháng 12 cao hơn 6,52% so với cùng kỳ; lạm phát <br />
bình quân 12 tháng năm 2009 so với cùng kỳ năm 2008 cao h ơn 6,88%. Như vậy, <br />
Chính phủ đã kiềm chế lạm phát thành công, ở mức dưới 7%.<br />
Nhìn lại diễn biến CPI trong 12 tháng của năm 2009, Tổng cục Thống kê cho <br />
rằng, tính quy luật diễn biến giá tiêu dùng hàng tháng đã diễn ra (quy luật này thường <br />
xác lập trong những năm nền kinh tế phát triển ổn định, nh ư các năm 2006, hay 2007 <br />
trước đó). Cụ thể, giá hàng hóa, dịch vụ thường tăng cao trong hai tháng đầu năm do <br />
ảnh hưởng của Tết Nguyên đán, sau đó giảm trong tháng 3 rồi tăng nhẹ từ tháng 4 <br />
đến tháng 10, hai tháng cuối năm giá tăng khá cao do áp lực tăng chi tiêu dùng và đầu <br />
tư xã hội.<br />
Tuy nhiên, việc CPI tháng 12/2009 tăng mạnh, trước thời điểm Tết Nguyên đán <br />
tới 2 tháng, là diễn biến sớm so với nhiều năm tr ước. Nguyên nhân có thể do kỳ vọng <br />
về một quy mô thị trường tiêu thụ lớn dịp Tết Nguyên đán, đang khiến nhiều nguồn <br />
hàng tiêu dùng thiết yếu bị “găm” lại để chờ thời.<br />
Trở lại với diễn biến giá cả tháng 12/2009, động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy <br />
CPI tăng mạnh đến từ mặt hàng lương thực, với mức tăng tới 6,88%. Được sự tiếp <br />
sức của hàng thực phẩm (tăng 0,89%) và ăn uống ngoài gia đình (tăng 0,69%), nhóm <br />
hàng ăn và dịch vụ ăn uống “cầm cờ” trong các nguyên nhân tác động đến CPI tháng <br />
12/2009, với mức tăng tới 2,06%. Dù quyền số thấp hơn nhưng mức tăng cao hơn, <br />
nhóm giao thông tháng 12 xác lập mức tăng cao nhất, với 2,47%. Nguyên nhân chủ <br />
yếu đến từ đợt tăng giá xăng dầu cuối tháng 11/2009.<br />
Những hàng hóa, dịch vụ có chu kỳ tăng cuối năm cũng đang rục rịch tăng giá. <br />
Chỉ số giá nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng tháng này cũng tăng mạnh tới 1,4% do giá <br />
sắt thép, vật liệu xây dựng tiếp tục xu h ướng tăng và thị trường bước vào mùa hoàn <br />
thiện công trình xây dựng. Tương tự là nhóm đồ uống, thuốc lá tăng tới 0,97%; nhóm <br />
may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,81%; các nhóm còn lại tăng không nhiều trong <br />
tháng 12/2009. Trong 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, duy nhất chỉ số <br />
giá tháng 12/2009 nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,11% so với tháng trước đó. <br />
Trong một tháng, chỉ số giá vàng đã tăng 10,49%; chỉ số giá USD tăng 3,19%. So với <br />
một năm trước, các con số tương ứng là 64,32% và 10,7%. Bình quân cả năm 2009 so <br />
với năm 2008 tương ứng tăng 19,16% và 9,17%.<br />
CPI tháng 12/2009 đã đạt mức tăng cao nhất so với các tháng trong năm nay. <br />
Trước đó, kỷ lục thuộc về tháng 2 với mức tăng 1,17%. Xu thế tăng chỉ số giá xác <br />
lập từ tháng trước, nay đã được khẳng định (tháng 11 chỉ tăng 0,55%; tháng 10/2009 <br />
tăng nhẹ 0,37%...). Một số nhận định cho rằng, CPI dường như đang bước vào giai <br />
đoạn tăng tốc nước rút cuối năm âm lịch. Đồng quan điểm này, Tổ thị trường trong <br />
nước (Bộ Công Thương) trước đó cho rằng, việc giá cả hàng hoá thế giới tiếp tục <br />
tăng ở mức cao cùng với việc điều chỉnh tỉ giá USD/VND đã tác động tới nhiều loại <br />
hàng hoá nhập khẩu, hoặc phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu.<br />
Trong khi đó, tác động của tăng giá xăng dầu cuối tháng 11 cũng làm "đội giá" <br />
cước vận tải, vận chuyển và các hàng hoá khác; lãi suất c ơ bản tăng từ 7 lên 8% áp <br />
dụng từ 1/12 cũng tác động tới lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng <br />
thương mại, ảnh hưởng tới chi phí vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra, giá gạo, đường, <br />
thịt tươi sống, thủy sản, hàng may mặc, vật liệu xây dựng… vẫn trong xu h ướng <br />
tăng, cũng là nguyên nhân đẩy chỉ số giá tăng ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả n ước. <br />
Về nguyên nhân tiền tệ, những con số mới nhất cho biết, tăng trưởng tín dụng năm <br />
2009 đã tăng 37,73%.<br />
Năm 2009 khép lại với mức tăng CPI trong vòng kiểm soát, nhưng gạo và xăng <br />
dầu, hai mặt hàng có quyền số lớn trong rỏ hàng hóa, dịch vụ tính CPI vẫn luôn là <br />
yếu tố bất định trong năm 2009.<br />
2. Thực trạng lạm phát năm 2010<br />
Theo tin từ Tổng cục thống kê, chỉ số tiêu dùng (CPI) tháng 12/2010 của cả <br />
nước tăng 1,98%, qua đó đẩy mức lạm phát năm của cả nước 2010 lên 11,75% so <br />
với năm 2009. Con số này vượt gần 5% so với chỉ tiêu được Quốc hội đề ra hồi đầu <br />
năm 2010 (khoảng 8%). Trong khi đó, nếu tính bình quân theo từng tháng (cách tính <br />
mới của Tổng cục thống kê), chỉ số lạm phát năm 2010 tăng 9,19% so với năm 2009.<br />
Trong tháng 12, CPI nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,31% trong đó <br />
nhóm lương thực tăng 4,67%, thực phẩm tăng 3,28% so với tháng 11. Ngành bưu <br />
chính viễn thông giảm nhẹ 0,02% so với tháng trước.<br />
Tính chung CPI năm 2010, CPI giáo dục tăng mạnh nhất gần 20%. Tiếp đó là <br />
hàng ăn (16,18%), nhà ở vật liệu xây dựng (15,74%). Các ngành Giao thông, hàng <br />
hóa & dịch vụ khác, thực phẩm đều có mức tăng trên 10%. Bưu chính viễn thông là <br />
nhóm duy nhất giảm giá với mức giảm gần 6% trong năm 2010. Trong năm 2010, chỉ <br />
số giá vàng tăng 36,72%, chỉ giá USD tăng 7,63%. Về CPI của các vùng miền, đáng <br />
chú ý là chỉ số CPI khu vực nông thôn tháng 12 tăng 2,04%; cao h ơn 1,87% của khu <br />
vực thành thị.<br />
3. Thực trạng lạm phát năm 2011<br />
Mức tăng CPI từ tháng 1 đến tháng 12/2011 ở Việt Nam được thể hiện trong <br />
bảng sau:<br />
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12<br />
Mức tăng CPI (%)1,74 2,09 2,17 3,32 2,21 1,09 1,17 0,93 0,82 0,36 0,39 0,53<br />
Tháng 1/2011: So với tháng 12/2010, CPI cả nước tháng 1/2011 tăng 1,74%. <br />
So với tháng 1/2010, CPI tháng 1 năm 2011 tăng 12,17%. Những nhóm hàng có CPI <br />
tăng mạnh so với tháng 12/2010 gồm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhóm hàng giáo dục <br />
và nhóm hàng đồ uống, thuốc lá.<br />
Tháng 2/2011: CPI tháng 2/2011 tăng 2,09% so với tháng trước. So với cùng <br />
kỳ 2010, CPI tháng 2 tăng 12,31% và tăng 3,87% so với tháng 12/2010. Hàng ăn và <br />
dịch vụ ăn uống là nhóm hàng có chỉ số giá tăng nhanh nhất là 3,65%.<br />
Tháng 3/2011: CPI tháng 3/2011 tăng 2,17% so với tháng 2, và tăng 6,12% so <br />
đầu năm và tăng 13,89% so với cùng kỳ năm trước. CPI tháng 3 có mức tăng cao nhất <br />
kể từ tháng 6/2008. Mức tăng cao nhất thuộc về nhóm giao thông với mức tăng 6,69% <br />
do chịu tác động mạnh của đợt điều chỉnh giá xăng dầu.<br />
Tháng 4/2011: So với tháng 3/2011, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 4 <br />
tăng 3,32%. Nhóm hàng giao thông có mức tăng lớn nhất 6,04%. Nguyên nhân chính là <br />
giá xăng dầu tăng mạnh gây áp lực tăng giá ở nhóm hàng này.<br />
Tháng 5/2011: So với tháng 4/2011, CPI cả nước tháng 5 tăng 2,21%. Trong số <br />
11 nhóm hàng tính giá chỉ có nhóm Bưu chính viễn thông là giảm so với cùng kỳ với <br />
mức giảm 1,68%. Nhóm hàng có mức tăng giá mạnh nhất là nhà ở và vật liệu xây <br />
dựng (nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng) với mức tăng 3,19%.<br />
Tháng 6/2011: So với tháng 5/2011, CPI cả nước tháng 6 tăng 1,09% – mức <br />
thấp nhất trong 6 tháng đầu năm 2011. Tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ <br />
ăn uống với mức tăng 1,79%.<br />
Tháng 7/2011: so với tháng 6/2011, CPI cả nước tháng 7 tăng 1,17%, tăng <br />
14,61% so với tháng 12/2010 và tăng 22,16% so với tháng 7/2010. Tăng mạnh nhất <br />
vẫn là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức tăng 2,12%.<br />
Tháng 8/2011: So với tháng 7/2011, CPI cả nước tháng 8 tăng 0,93%, tăng <br />
17,64% so với cùng kỳ năm 2010 – đây là tháng có mức tăng thấp nhất trong 12 tháng <br />
qua kể từ tháng 8/2010. Nhóm có mức tăng mạnh nhất vẫn là nhóm hàng ăn và dịch <br />
vụ ăn uống với 1,35%.<br />
Tháng 9/2011: So với tháng 8/2011, CPI cả nước tháng 9 tăng 0,82%, tăng <br />
22,42% so với tháng 9/2010. Nhóm có mức tăng cao nhất là giáo dục.<br />
Tháng 10/2011: So với tháng 9/2011, CPI cả nước tháng 10 tăng 0,36%, tăng <br />
21,59% so với tháng 10/2010. Nhóm tăng mạnh nhất là giáo dục với mức tăng là <br />
3,2%.<br />
Tháng 11/2011: so với tháng 10/2011, CPI cả nước tháng 11 tăng 0,39%, so <br />
với đầu năm 2011 tăng 17,5%. Nếu so với cùng kỳ năm 2010, CPI 11 tháng đầu năm <br />
2011 tăng 18,62%. Nhóm hàng có mức tăng giá mạnh nhất là nhóm hàng may mặc, mũ <br />
nón, giày dép với 0,65%.<br />
Tháng 12/2011: So với tháng 11/2011, CPI cả nước tháng 12 tăng 0,53%, đẩy <br />
CPI cả nước tháng 12/2011 tăng 18,13% so với tháng 12/2010. Nhóm may mặc, mũ <br />
nón, giày dép tăng mạnh nhất với mức tăng 0,86%.<br />
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì tỷ lệ lạm phát cả năm 2011 lên tới <br />
18,58% với 4 nhóm mặt hàng có mức tăng mạnh nhất bao gồm: l ương thực và thực <br />
phẩm (24,8%), giáo dục (20,41%), phương tiện đi lại (19,04%) và nhà ở và vật liệu <br />
xây dựng (17,29%). Trong đó, đáng chú ý nhất là nhóm lương thực và thực phẩm, nếu <br />
loại trừ nhóm này thì CPI chỉ tăng khoảng 7,8% trong năm 2011.<br />
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư do Bộ trưởng Bùi Quang Vinh trình <br />
bày tại Hội nghị Chính phủ mở rộng ngày 22/12/2011 thì tính cả năm 2011, chỉ số giá <br />
tiêu dùng (CPI) bình quân đã tăng 18,12%. Bộ tr ưởng đánh giá, CPI năm 2011 chủ yếu <br />
tăng cao trong những tháng đầu năm và giảm dần trong những tháng cuối năm. Trong <br />
4 tháng cuối năm, CPI có dấu hiệu giảm tốc, chỉ tăng dưới 1% mỗi tháng và tháng sau <br />
thấp hơn tháng trước.Trong kỳ họp cuối năm 2010, Quốc hội đã thông qua chỉ tiêu <br />
CPI năm 2011 không quá 7%. Đến giữa năm 2011, trước tình hình lạm phát tăng cao, <br />
Chính phủ đã đề nghị nới lỏng chỉ tiêu CPI cả năm lên không quá 17%, tuy nhiên cả <br />
năm 2011 thì chỉ số CPI bình quân đã tăng v ượt mục tiêu ban đầu đã được Quốc hội <br />
phê chuẩn.<br />
Tháng 5/2011, Liên Hợp Quốc đã nhận định Việt Nam là một trong 5 quốc gia <br />
có tỉ lệ lạm phát cao nhất thế giới. Nhưng so với cùng kì năm 2008 khi mức lạm phát <br />
lên đến 28,3 % và thời kì siêu lạm phát vào thập kỉ 80 (năm 1886 tỷ lệ lạm phát lên <br />
đến 775%) thì mức lạm phát trong tháng 8/2011 ở Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều.<br />
4. Thực trạng lạm phát năm 2012<br />
Như dự báo trước của nhiều tổ chức, lạm phát của Việt Nam năm 2012 chỉ <br />
tăng 6,81%, thấp hơn nhiều so với ngưỡng dưới 10% mà Chính phủ đặt mục tiêu.<br />
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm <br />
nay tăng 0,27% so với tháng 11 và tăng 6,81% so với tháng 12/2011. CPI bình quân <br />
năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011.<br />
Tháng 12 so với tháng 11, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng mạnh nhất, tới <br />
1,17%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng cao h ơn mức tăng chung nhưng cũng <br />
đều dưới 1% là thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,59%, văn hóa, giải trí và du lịch <br />
tăng 0,34%, đồ uống và thuốc lá tăng 0,32%. Nhóm có tỷ trọng lớn nhất trong “rổ” <br />
hàng hóa tính CPI là hàng ăn và dịch vụ ăn uống chỉ tăng khiêm tốn là 0,28% (Lương <br />
thực tăng 0,13%; thực phẩm tăng 0,28%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,4%). Những <br />
nhóm hàng “nhạy cảm”, vốn tác động mạnh tới CPI trong nhiều tháng tr ước thì ở <br />
tháng này, lại tăng thấp hơn cả mức tăng chung. Đó là nhà ở và vật liệu xây dựng chỉ <br />
tăng 0,15%, nhóm giáo dục tăng 0,09% trong đó, dịch vụ giáo dục tăng 0,05%, nhóm <br />
giao thông giảm 0,43%... Sau 2 tháng liên tiếp tăng kỷ lục tới 1020%, Chính phủ yêu <br />
cầu giãn thời gian tăng giá viện phí thì các thuốc và dịch vụ y tế chỉ còn tăng 0,14%, <br />
trong đó, dịch vụ y tế tăng 0,03%.<br />
Nhìn lại năm 2012, Tổng cục Thống kê đánh giá, lạm phát năm nay chỉ “nhỉnh” <br />
hơn mức tăng 6,52% của năm 2009 – năm suy giảm kinh tế mạnh và thấp hơn nhiều <br />
so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011.<br />
5. Thực trạng lạm phát năm 2013<br />
Theo Tổng cục Thống kê, CPI trong sáu tháng đầu năm 2013 tăng 2,4% và là <br />
mức tăng CPI thấp nhất so với cùng kỳ trong 10 năm qua.<br />
CPI tháng 72013 chỉ tăng 0,27% so với tháng trước và tăng 2,68% so với tháng <br />
122012, chủ yếu do ảnh hưởng bởi giá xăng dầu được điều chỉnh tăng hai đợt vào <br />
ngày 1462013 và ngày 2862013, làm chỉ số giá nhóm này tăng 2,38% so với tháng <br />
trước, đóng góp vào chỉ số giá chung 0,09%.<br />
CPI tháng 82013 tăng 0,83% so với tháng trước; tăng 3,53% so với tháng 12<br />
2012 và tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân tám tháng đầu năm nay <br />
tăng 6,90% so với bình quân cùng kỳ năm 2012.<br />
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng cao hơn mức tăng chung là: <br />
Thuốc và dịch vụ y tế tăng 4,11% (dịch vụ y tế tăng 5,09%); giao thông tăng 1,11%; <br />
giáo dục tăng 0,9% (dịch vụ giáo dục tăng 0,86%); nhà ở và vật liệu xây dựng tăng <br />
0,88%.<br />
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá tăng thấp hơn mức tăng <br />
chung hoặc giảm gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,54% (lương thực tăng <br />
0,7%; thực phẩm tăng 0,62%); may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,44%; hai nhóm đồ <br />
uống và thuốc lá và văn hóa, giải trí và du lịch đều tăng 0,27%; thiết bị và đồ dùng gia <br />
đình tăng 0,22%; bưu chính viễn thông giảm 0,02%.<br />
Chỉ số giá đôla Mỹ tháng 8/2013 tăng 0,06% so với tháng trước; tăng 1,59% so <br />
với tháng 12/2012; tăng 1,63% so với cùng kỳ năm 2012. Chỉ số giá vàng tháng 8/2013 <br />
tăng 0,32% so với tháng trước; giảm 20,17% so với tháng 12/2012; giảm 13,43% so <br />
với cùng kỳ năm trước.<br />
Ngân hàng Nhà nước cho biết, kết quả cuộc điều tra kỳ vọng lạm phát của các <br />
tổ chức tín dụng cho thấy, các tổ chức này kỳ vọng CPI tháng 12/2013 chỉ tăng 0,62% <br />
so với tháng 11/2013, cao hơn mức tăng cùng kỳ 2 năm trước (0,27% tháng 12/2012 và <br />
0,53% tháng 12/2011). Theo nhận định của Ngân hàng Nhà nước, đến nay, có thể nói <br />
mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm 2013 gần như đã thành hiện thực theo chỉ tiêu <br />
đề ra.<br />
Với tốc độ tăng CPI thực tế trong 11 tháng vừa qua cùng với mức kỳ vọng <br />
0,62% trong tháng 12/2013, lạm phát cả năm 2013 có khả năng đạt khoảng 6,15% và <br />
vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ.<br />
II. Nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam<br />
<br />
1. Nguyên nhân bên trong<br />
Thứ nhất, do tốc độ tăng trưởng tín dụng quá cao nhưng chất lượng thấp. <br />
Trong giai đoạn 20072009 tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình đạt mức 25 – 30%, <br />
đặc biệt năm 2009 khi Chính phủ thực hiện gói kích cầu trị giá gần 08 tỷ USD để đối <br />
phó với cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ trên thế giới, trong đó nổi bật là <br />
chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất 4% trị giá 17.000 tỷ VNĐ (01 tỷ USD), thì chỉ <br />
riêng gói HTLS này đã đưa hơn 400.000 tỷ VNĐ vào lưu thông. Đầu tư của toàn xã <br />
hội cũng duy trì mức trên 40% GDP trong giai đoạn 2005 – 2009. Mặc dù có tốc độ <br />
tăng trưởng tín dụng và đầu tư toàn xã hội ở mức khá cao so với nhiều quốc giá khác <br />
tuy nhiên tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn này chỉ trung bình ở mức 6 <br />
– 7%.<br />
Thứ hai, do đầu tư công dàn trải và thiếu hiệu quả. Đây là nguyên nhân sâu xa <br />
gây ra thực trạng lạm phát như hiện nay. Theo thống kê mỗi năm Việt Nam đầu t ư <br />
công khoảng 1720% GDP, trong khi các nước trong khu vực chỉ dưới 5% như Trung <br />
Quốc 3,5%, Indonesia 1,6%. Tuy nhiên hiệu quả đầu tư công của Việt Nam hiện còn <br />
rất kém, điển hình như hoạt động thua lỗ của Vinashin, công ty cho thuê tài chính <br />
VFII…<br />
Thứ ba, do tình trạng thâm hụt ngân sách và thâm hụt th ương mại diễn ra <br />
trong thời gian dài: Trong giai đoạn 2005 – 2010 liên tục gia tăng từ mức 7,1 nghìn tỷ <br />
năm 2005 lên mức 115.900 tỷ đồng năm 2009 và mức 69 nghìn tỷ năm 2010; nhập <br />
siêu cũng gia tăng mạnh từ mức 4,3 ỷ USD lên mức 12,2 tỷ USD năm 2009 và ước <br />
xấp xỉ 12,4 tỷ USD năm 2010. Nhập siêu trong 5 tháng đầu năm 2011 đã lên đến 6,4 <br />
tỷ USD.<br />
Thứ tư, do sản xuất trong nước chưa đủ cho đầu tư và tiêu dùng cuối cùng, <br />
hay đầu tư và tiêu dùng vượt qua sản xuất lên đến trên dưới 10% hàng năm, phải <br />
nhập siêu, phải vay nợ từ nước ngoài để bù đắp. Khi tổng cầu vượt quá tổng cung thì <br />
Việt Nam không chỉ ở vị thế nhập siêu, mà còn rất dễ rơi vào lạm phát cao, nếu có <br />
sự bất ổn ở bên ngoài (khủng hoảng, lạm phát…) và có trục trặc ở bên trong (thiên <br />
tai, dịch bệnh, bất ổn vĩ mô…). Vốn đầu tư/GDP gia tăng từ 34,9% trong thời kỳ <br />
19962000 lên 39,1% trong thời kỳ 20012005 và lên 43,5% trong thời kỳ 20062010. <br />
Tiêu dùng cuối cùng/GDP của Việt Nam đã tăng tương ứng từ 71,1% thời kỳ 2001<br />
2005 lên 72,2% thời kỳ 20062010. Đây là tỷ lệ cao so với một số n ước (năm 2009 <br />
của Việt Nam là 72,8%, trong khi của Brunei là 47%, Trung Quốc 48,7%, Singapore <br />
52,4%, Malaysia 64%, Indonesia 68,2%, Thái Lan 68,3%, Ấn Độ 69,6%, Hàn Quốc <br />
70,3%…). Tiêu dùng cuối cùng/GDP của Việt Nam cao và tăng lên, có một phần do <br />
quy mô GDP bình quân đầu người thấp, có một phần do tiêu dùng có xu h ướng tăng <br />
lên; nhưng có một phần do đã xuất hiện tình trạng “ăn ch ơi sớm” và chuộng hàng <br />
ngoại của một bộ phận dân cư.<br />
Thứ năm, do năng suất lao động xã hội của Việt Nam còn thấp: Năng suất lao <br />
động xã hội của Việt Nam năm 2010 đạt 40,3 triệu đồng/ng ười, chỉ tương đương với <br />
2.067 USD, thấp xa so với các con số tương ứng của một số nước (năm 2008 của <br />
Nhật Bản 73.824 USD, Brunei 72.500 USD, Singapore 62.724 USD, Hàn Quốc 38.235 <br />
USD, Malaysia 17.718 USD, Thái Lan 6.915 USD, Trung Quốc 5.460 USD, Indonesia <br />
4.597 USD, Philippines 4.535 USD, Ấn Độ 2.706 USD…).<br />
Thứ sáu, do tình trạng vàng hóa và Đô la hóa khá cao, đã tác động tiêu cực đối <br />
với lạm phát trên 4 mặt sau: (1) Hút vào đây một lượng vốn lớn của xã hội mà không <br />
được đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm để cân đối với tiền; <br />
(2) Vàng và USD trở thành phương tiện thanh toán, làm cho tổng phương tiện thanh <br />
toán tăng lên; (3) Giá vàng trong nước biến động, nhiều lần cao hơn giá vàng thế giới, <br />
tác động tới nhập lậu, kéo tỷ giá biến động theo. Khi giá vàng và tỷ giá tăng cao lại <br />
tác động đến tâm lý, đến lòng tin vào đồng nội tệ…; (4) Tỷ giá tăng tuy khuyến khích <br />
xuất khẩu, nhưng lại làm khuyếch đại lạm phát ở trong nước và đây là yếu tố lạm <br />
cho lạm phát của Việt Nam cao hơn lạm phát của thế giới; làm tăng nợ quốc gia khi <br />
tính bằng VND.<br />
2. Nguyên nhân bên ngoài<br />
Thứ nhất, do giá cả trên thế giới tăng: do bất ổn chính trị tại Bắc Phi, Trung <br />
Đông và một số nơi khác trên thế giới làm giá cả nhiều mặt hàng nguyên, nhiên, vật <br />
liệu quan trọng cho sản xuất tăng liên tục trong những tháng cuối năm 2010 và 4 <br />
tháng đầu năm 2011, nhất là xăng dầu, sắt thép, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn <br />
nuôi, nguyên liệu sữa… đã tác động đến giá đầu vào sản xuất trong nước.<br />
Ngoài ra, giá lương thực, thực phẩm liên tục gia tăng: xuất phát từ quá trình <br />
biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai dịch bệnh diễn ra liên tiếp, cùng với những năm <br />
tăng trưởng kinh tế mạnh trên thế giới – là những năm quá trình công nghiệp hoá <br />
được đẩy mạnh khiến diện tích đất sử dụng cho trồng trọt, chăn nuôi bị thu hẹp. Tất <br />
cả những điều trên làm sản lượng lương thực – thực phẩm ngày càng giảm mạnh. <br />
Ngoài ra, giá năng lượng tăng cao đã khiến nhiều nước sử dụng một sản lượng lớn <br />
ngũ cốc chuyển sang sản xuất nhiên liệu sinh học càng làm cho nguồn cung lương <br />
thực đã giảm càng giảm sút. Có thể thấy, giá thế giới tăng sẽ làm cho chi phí đẩy ở <br />
trong nước tính bằng VND tăng kép: vừa tăng do đơn giá tính bằng USD tăng, vừa <br />
tăng do tính bằng VND tăng.<br />
Thứ hai, do có một khối lượng tiền lớn được đưa ra nền kinh tế toàn cầu: <br />
Trước việc giá dầu và giá lương thực – thực phẩm liên tục leo thang đã tạo nên cú <br />
sốc cung rất lớn đẩy lạm phát toàn cầu tăng cao, tình hình này đã buộc các ngân hàng <br />
trung ương phải tăng các mức lãi suất chủ chốt để kiềm chế lạm phát, cụ thể: Nhật <br />
Bản tăng 1 lần từ 0,25% 0,5%/năm; khu vực đồng Euro tăng 2 lần từ 3,5%3,75%<br />
4,0%/năm; Anh tăng 3 lần từ 5%5,5%/năm (trong đó có 1 lần giảm); Thụy Điển tăng <br />
4 lần từ 3,0%4,0%/năm; Trung Quốc tăng 6 lần từ 6,127,47%/năm. Việc cứu vãn <br />
nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái bằng biện pháp đưa hàng nghìn tỷ USD ra nền <br />
kinh tế lại càng đẩy lạm phát toàn cầu tiếp tục tăng cao.<br />
III. Những biện pháp khắc phục lạm phát tại Việt Nam<br />
<br />
1. Những biện pháp cơ bản chiến lược<br />
<br />
<br />
Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tếxã hội đúng đắn: ở Việt <br />
Nam, kể từ khi đẩy mạnh phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, chuyển <br />
đổi cơ chế quản lý từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có điều <br />
tiết, đã có tác dụng rất to lớn.<br />
<br />
Điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phát triển ngành mũi nhọn: ổn định cơ cấu kinh tế <br />
nhằm đáp ứng được nhu cầu cơ bản về đời sống và việc làm của người lao động, do <br />
đó tùy hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia mà có những chiến lược điều chỉnh cơ cấu <br />
kinh tế khác nhau. Ở Việt Nam cơ cấu kinh tế được điều chỉnh theo hướng công <br />
nghiệp hóa hiện đại hóa, trước mắt nông – lâm ngư nghiệp vẫn giữ vị trí quan <br />
trọng, phát triển mạnh mẽ các ngành dịch vụ (ngân hàng bưu điện du lịch…)<br />
Cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ tạo cho nền kinh tế phát triển mạnh và chắc chắn. <br />
Ngoài ra, còn phát triển ngành kinh tế mũi nhọn xuất khẩu, bởi vì trong điều kiện mở <br />
rộng giao lưu kinh tế quốc tế thì hoạt động ngoại thương nói chung và xuất khẩu nói <br />
riêng có vị trí quan trọng, nó vừa tạo ra nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia vừa tác động <br />
đến các hoạt động của các ngành kinh tế khác, ổn định lưu thông tiền tệ trong nước.<br />
<br />
Nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước: vai trò của Nhà nước đối <br />
với quản lý kinh tế rất to lớn. Nhà nước là nguời duy nhất đảm bảo tính công bằng <br />
và ổn định kinh tế, đồng thời Nhà nước có thể tác động thúc đẩy hiệu quả và tăng <br />
trưởng kinh tế.<br />
<br />
Bằng các công cụ về pháp luật, tài chính, giá cả, tiền tệ…đã tác động đến mọi <br />
mặt hoạt động của nền kinh tế xã hội, do đó việc nâng cao hiệu lực của bộ máy <br />
quản lý Nhà nước được coi như là biện pháp mang tính chiến lược để ổn định tiền <br />
tệ, tinh giảm biên chế, kiệm toàn bộ máy quản lý hành chính.<br />
<br />
2. Những biện pháp cấp bách trước mắt<br />
<br />
Thứ nhất, thắt chặt tiền tệ: Các biện pháp dành cho chính sách thắt chặt tiền <br />
tệ hiện nay cần phải được áp dụng một cách linh hoạt. Xuất phát từ nhận định lạm <br />
phát thường xuất hiện khi lượng tiền trong lưu thông tăng, chúng ta cần hạn chế <br />
lượng tiền trong lưu thông bằng cách: Tăng lãi suất cho vay vốn và lãi suất tái chiết <br />
khấu và hạn chế mức tăng tín dụng. Quy định dự trữ bắt buộc hợp lí để vừa bảo <br />
đảm an toàn hệ thống đồng thời nâng cao được khả năng thanh khỏan trong hoạt <br />
động ngân hàng. Thêm nữa là việc phát hành tín phiếu và phân hạn mức mua cho các <br />
Ngân hàng Thương mại để rút bỏ bớt tiền khỏi lưu thông<br />
Thứ hai, chính sách tài khóa: Cần phải thực hiện từng b ước kế hoạch giảm <br />
thâm hụt để tiến tới cân bằng ngân sách, vì đây cũng là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô <br />
quan trọng. Thắt chặt chi tiêu của chính phủ; kiểm soát chặt chẽ đầu tư công và đầu <br />
tư của các doanh nghiệp nhà nước; giảm mạnh chi phí hành chính trong các cơ quan <br />
nhà nước nhằm giảm bớt sức ép về cầu nhất là các loại cầu không tạo ra hiệu quả. <br />
Với các dự án, cần loại bỏ những dự án đầu tư kém hiệu quả, thắt chặt những <br />
khoản chi chưa thực sự cần thiết nhưng tạo mọi điều kiện cho đầu tư tư nhân và <br />
đầu tư nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng.<br />
Thứ ba, sử dụng công cụ tỉ giá: Nên điều chỉnh tăng nhẹ VND so với USD. <br />
Điều này cũng phù hợp với việc đồng đô la Mỹ liên tục bị giảm giá so với các đồng <br />
tiền khác. Tăng nhẹ giá trị VND tuy có ảnh hưởng đến xuất khẩu nhưng không quá <br />
lớn. Tăng giá VND sẽ làm giá hàng nhập khẩu giảm, tăng nguồn cung, có tác dụng <br />
giảm mức tăng giá trên thị trường nội địa, nhất là trong điều kiện nhập khẩu hiện <br />
chiếm tỉ lệ cao trong GDP của nước ta. Tăng giá VND cũng góp phần kìm giữ giá <br />
lương thực hiện đang tăng tăng cao và có khả năng còn tiếp tục tăng trước nhu cầu <br />
của thị trường thế giới.<br />
Thứ tư, tập trung phát triển sản xuất công nông nghiệp, khắc phục nhanh <br />
hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm phục <br />
vụ trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó cần đảm bảo cân đối cung cầu về hàng <br />
hóa, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu. Việc cân đối cung cầu về hàng hóa, nhất <br />
là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân là tiền đề đề quyết định <br />
để không gây ra đột biến về giá và ngăn chặn đầu cơ.<br />
Thứ năm, tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành <br />
pháp luật nhà nước về giá. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến <br />
động trên thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất <br />
và tiêu dùng, như: xăng dầu, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh, l ương thực, thực <br />
phẩm…; ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buôn lậu xăng dầu, <br />
khoáng sản.<br />